II. Quá trình hình thành đồng EURO
3. Tác động của đồng Euro đến thị trường đầu tư thế giới
Đồng Euro ra đời đã đem lại những lợi ích trong việc thu hút đầu tư, mớ rộng sản xuất cho các nước EU như sau:
- Đồng Euro đem lại lòng tin cao độ các cho nhà đầu tư bởi nó được kiểm soát bởi một ngân hàng Châu Âu độc lập với mục tiêu bình ổn giá cả và ổn định tỷ giá hối đoái. Do đó, tổng nhu cầu trong nội bộ khối EU cũng sẽ tăng lên, kích thích sản xuất và đầu tư, lưu thống vốn và hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Mặt bằng luân chuyển các yếu tố được san lấp nhờ mức lạm phát và lãi suất thấp của các nước thuộc khu vực đồng Euro làm tăng tính cạnh tranh của các công ty và khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất.
- Việc giảm thiểu chi phí giao dịch ngoại tệ làm tăng sức hấp dẫn của thị trường EU, thu hút việc chuyển đổi đầu tư vào khu vực này. Các công ty xuyên quốc gia của Mĩ và Nhật Bản cũng đã tăng cường đầu tư vào EU trong các ngành nghệ công nghệ cao và thâm dụng vốn lớn.
Đối với các nước và khu vực khác, hiện tại đồng USD vẫn là đồng tiền chính trong lựa chọn của các quốc gia ngoài khối EU phần lớn là do tâm lý và thói quen sử dụng đồng USD trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với sự trướt dốc đều đặn của đồng USD cùng với việc Châu Âu không ngừng mở rộng các quan hệ thương mại ngoại khối, đặc biệt là nhóm nước đang phát triển, đồng Euro ngày càng khẳng định được vị thế của mình và thực tế đã đem lại cho các doanh nghiệp EU sự chủ động trong kinh doanh và tránh được sự phụ thuộc vào đồng USD.
Sự ra đời của đồng Euro còn giúp phục hồi đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2002, cùng với sự lưu hành đồng Euro, việc mua bán và hợp nhất các công ty đa quốc gia trở nên sôi động trở lại, thị trường cổ phiếu cũng có dấu hiệu hồi phục. Điều này đã giúp vực dậy FDI toàn cầu thoát khỏi tình trạng suy thoái, đặc biệt ở nhóm các nước đang phát triển.