Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 31 - 34)

II. Tác động của đồng Euro đối với một số nền kinh tế

1.2Tác động tiêu cực

Sự ra đời của đồng Euro đem đến những tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mĩ như sau: - Đồng Euro ra đời và nổi lên như một thế lực mới trong hệ thống tiền tệ thế giới,

thách thức vị trí đồng tôn của đồng USD cũng như làm mất đặc quyền của Mĩ trong việc áp đặt tỷ giá hối đoái của đồng USD tùy tiện theo lợi ích vị kỉ của Mĩ. Trong một thời gian dài, Mĩ đã hưởng lợi từ việc đồng USD là đồng tiền dự trữ chủ yếu của thế giới. Đứng ở địa vị phát hành đồng USD, Mĩ có thể gia tăng lạm phát để giảm dần các khoản nợ Nhà nước bằng đồng USD. Mĩ cũng có thể trả lãi thấp hơn đối với các khoản nợ này. Mĩ còn có lợi thế tài trợ các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai bằng chính đồng tiên bản tệ của mình do đồng USD là đồng tiền chủ đạo trong thanh toán quốc tế. Với sự ra đời của đồng USD, Mĩ sẽ phải cân nhắc thật kĩ trước khi sửa đổi một cách độc đoán tỷ giá của đồng USD bởi lẽ giờ đây, Euro đã trở thành địch thủ đối trọng của đồng USD trong thị trường vốn quốc tế.

- Đồng Euro ngày càng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi quốc tế và trong dự trữ ngoại hối. Sự phát triển lớn mạnh của đồng Euro chắc chắn sẽ làm suy yếu vị trí độc tôn của đồng USD. Nếu xu hướng này tiếp tục tiếp diễn, đồng Euro mạnh lên ngang hàng với đồng USD thì thế giới sẽ quy sang cất trữ đồng Euro, bán tháo đồng USD và gây ra những tổn thất to lớn cho kinh tế Mĩ.

- Đồng Euro ra đời cũng giúp EU tăng cường sức cạnh tranh quốc tế và chia sẻ quyền lực thống trị thế giới của nền kinh tế Mĩ. Hàng năm, Mĩ vẫn thu lợi từ số lượng đồng USD lưu hành bên ngoài nước Mĩ. Do vậy, khi đồng Euro ra đời, tổng giá trị sản xuất trong nước Mĩ có thể bị tổn thất một phần.

- Đồng Euro cũng sẽ làm ảnh hưởng đến buôn bán của Mĩ. Việc san phẳng mặt bằng luân chuyển các yếu tố sản xuất nhờ nền kinh tế vận hành dưới một đồng tiền chung duy nhất đã giúp hàng hóa khu vực EU có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường

quốc tế nhờ hạ thấp giá cả và nâng cao chất lượng. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mĩ đối với EU, thậm chí với cả những nước khác, làm cho thâm hụt của Mĩ với EU và các nước khác có chiều hướng tăng lên.

- Mĩ cũng sẽ qua rồi cái thời mặc nhiên can thiệp vào tỉ giá hối đoái. Nếu tỷ giá quá cao với đồng USD sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mĩ còn nếu quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng bán tháo đồng USD để quay sang dự trữ và buôn bán bằng đồng Euro. Với ảnh hưởng ngày càng lớn của đồng Euro, Mĩ sẽ phải trở lại đàm phán với Châu Âu trên lĩnh vực kinh tế và tiền tệ bị gián đoạn từ năm 1971.

- Khi đồng Euro ra đời, vấn đề quyền đại diện của khu vực đồng Euro tại các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, WTO ngày càng được củng cố. Tổng số vốn đóng góp của các nước khu vực đồng Euro tại các tổ chức tài chính này cũng xấp xỉ Mĩ và có thể vượt cả Mĩ, do vậy, EU có thể hạn chế sự áp đảo của Mĩ trong việc bỏ phiếu quyết định các vấn đề tài chính tại các tổ chức này.

2. Tác động đối với kinh tế Nhật Bản: 2.1. Tác động đối với đồng Yên

- Trước khi đồng Euro xuất hiện, Nhật Bản không đặt nặng vị trí của đồng Yên trên thị trường tiền tệ thế giới vì sợ gây khó khăn cho xuất khẩu. Trong tình thế đó, đồng Yên chịu sự khống chế khá mạnh của đồng USD.

- Sau khi đồng Euro ra đời năm 1999, sức ép từ đồng tiền mới tạo ra khiến Nhật phải thực hiện nhiều chính sách nhằm gây dựng sức mạnh cho đồng Yên, bắt đầu từ việc Thủ Tướng Nhật Obuchi đi Châu Âu và đưa ra đề nghị chia sẻ quyền lực trong một hệ thống tiền tệ thế giời mới ba cực gồm đồng USD, Euro và Yên.

- Đồng Euro xuất hiện khiến cho môi trường quốc tế khó khăn hơn rất nhiều cho Nhật Bản, tuy vậy nó cũng khiến cho danh tiếng của đồng Yên được khẳng định trên thị trường tiền tệ thế giới.

- Trong tình hình đó, các nhà kinh tế Nhật Bản cho rằng vai trò cực thứ 3 trong hệ thống tiền tệ của đồng Yên hoàn toàn thực hiện được nhờ sức mạnh kinh tế khổng lồ của Nhật Bản và bản thân đồng Yên chiếm 12-15% trong thanh toán quốc tế.

=> Hiện nay, đồng Yên Nhật đóng vai trò đồng tiền quan trọng thứ 2 sau USD ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 31 - 34)