Tác động đến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 34)

II. Tác động của đồng Euro đối với một số nền kinh tế

2 Tác động đến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản

Đồng Euro xuất hiện dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ cấu các hệ thống thanh toán quốc tế vốn chủ yếu bằng đồng USD: Nhiều dịch vụ ngoại hối, hợp đồng, thoả thuận liên quan tới sự dụng Euro và Yên làm phương tiện thanh toán

Là nước dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, sau khi đồng Euro xuất hiện cơ cấu dự trức ngoại hối của Nhật phải thay đổi. Nhật Bản buộc phải dành 1 phần dự trữ USD cho đồng Euro, dự tính khoảng 1/3.

Tác động đến thị trường đầu tư Nhật Bản

Đồng Euro giành được tín nhiệm từ các nhà đầu tư dẫn tới đầu tư bằng USD từ Nhật chuyển dần sang Euro khiến cho Mỹ phải lo ngại.

Nhật hiện đang nắm giữ 264,5 tỷ USD trái phiếu kho bạc của Mỹ, trái phiếu bán ồ ạt gây giảm giá và tăng lãi suất ở Mỹ. Ngoài ra, 2000 tỷ USD ở Nhật Bản cũng có thể chuyển được sang đồng Euro.

3. Tác động của đồng Euro đối với các nền kinh tế châu Á 3.1 Tích cực

- Xuất khẩu châu Á sang châu Âu dễ dàng hơn do chỉ còn một đồng tiền chung thống nhất, cơ hội xuất khẩu cũng ổn định hơn vì châu Âu muốn duy trì tỉ lệ lạm phát thấp. Các nước Châu Á giảm được các chi phí thương mại với khu vực EU, từ đó thúc đẩy tăng trưởng sang khu vực châu Á.

- Đồng Euro sử dụng nhiều có thể làm cho đồng USD yếu đi, tạo điều kiện cho các đồng tiền Châu Á gia tăng giá trị, tránh được sự lệ thuộc vào đồng USD sau khủng hoảng. Tuy vậy nhiều nước lại có xu hướng giữ nguyên giá trị đồng tiền nhằm tăng cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Sử dụng đồng Euro giúp nhiều nước châu Á cần bằng được nguồn dự trữ ngoại tệ thay thế cho đồng USD, phá bỏ thói quen lệ thuộc vào việc sử dụng đồng USD trong dân chúng châu Á.

3.2 Tiêu cực

- Đồng Euro ra đời có nghĩa là làm tăng khả năng bảo hộ hàng hoá của khu vực EU thông qua các điều kiện tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu. Đây là một thách thức lớn đối với các nước Đông Nam Á, nơi có trình độ kỹ thuật thấp.Ngoài ta giá cả thấp trong EU cũng khiến hàng Châu Á khó cạnh tranh với hàng hoá cùng chủng loại.

- Viện trợ ra nước ngoài của EU ngày càng giảm sau khi xuất hiện đồng Euro do phải thực hiện nhiều chính sách để đảm bảo yêu cầu lạm phát thấp và nợ nhà nước thấp như trong hiệp ước Maasstricht. Trong khi đó EU thường giúp các nước nghèo phát triển về mặt kỹ thuật, buộc các nước này phải cẩn thận trong chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật.

- Nợ của các nước châu Á gặp khó khăn hơn do phải thương lượng lãi suất hợp lý đối với nhiều nước khi trả các khoản nợ,do lãi suất giữa các nước chắc chắn có sự khác nhau. Việc kiểm soát số nợ phải thật cẩn thận, nếu không dễ dấn tới không có khả năng thanh toán và khủng hoảng kinh tế như ở Thái Lan và một số nước ASEAN.

CHƯƠNG III

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH.

I. Tác động của đồng Euro đến nền kinh tế Việt Nam:

Quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU chính thức được thiết lập từ năm 1990, và cũng kể từ đó, mối quan hệ này dần được phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện. Do vậy sự ra đời của đồng Euro đã có những tác động theo từng mức độ khác nhau trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - thương mại, tài chính… của Việt Nam.

1. Tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – EU:

Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4.500 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà-phê, thủ công mỹ nghệ... Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, hóa chất, tân dược, thực phẩm chế biến... Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Trị giá xuất khẩu của Việt Nam

Triệu USD1995 1997 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

ASEAN 996.9 1913.5 2516.3 2619.0 2553.6 2434.9 2953.3 4056.1 5743.5 6632.6 8110.3 APEC 3998.2 6322.6 7486.2 10097.6 10084.0 11966.9 14832.0 19502.3 24169.7 29337.9 35048.8

EU 664.2 1607.8 2515.3 2845.1 3002.9 3162.5 3852.6 4968.4 5517.0 7094.0 9096.4

OPEC 131.7 199.3 713.4 643.2 757.7 861.5 759.3 813.5 877.5 1415.9 1687.3

Trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ EU

Triệu

USD1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 EU 710.4 1153.2 1335.2 1246.3 1094.9 1317.4 1506.3 1840.6 2477.7 2681.8 2581.2 3129.2 5142.4

Hợp tác thương mại giữa EU và Việt Nam có nhiều bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng. Nếu như khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao - năm 1990 - kim ngạch thương mại đạt khoảng vài triệu USD, thì đ ến n ăm 2007 đạt hơn 9 tỷ USD, đưa EU trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam với việc tiếp nhận h ơn 18.7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2008 thương mại hai chiều Việt Nam – châu Âu đạt hơn 21,08 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 12,4 tỷ USD, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; nhập khẩu gần 8,68 tỷ USD, chiếm 10,75% kim ngạch nhập khẩu của cả nước. So với năm 2007, xuất khẩu tăng 78,81% trong khi nhập khẩu tăng 97,49%.

Đồng Euro ra đời đã đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, việc hình thành một thị trường thống nhất về giá cả và đồng tiền thanh toán sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU, bởi vì các doanh nghiệp này sẽ không phải tập trung quá mức vào các đồng tiền khác nhau của các quốc gia khác nhau trong khối EU. Việc ký kết các hợp đồng dễ dàng hơn, giảm được rủi ro về tỷ giá. Toàn bộ ngoại tệ thu về từ xuất khẩu sang EU được hoạch toán và theo giõi trong một tài khoản duy nhất, từ đó giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng có thể so sánh mức giá chênh lệch của cùng một mặt hàng ở thị trường các quốc gia thành viên để lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bên cạnh đó, đồng Euro cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong một môi trường minh bạch,rõ ràng vì các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét, so sánh tình hình tài chính, kinh doanh của các đối tác ở các quốc gia trong khu vực đồng Euro. Mặt khác việc sử dụng một đồng tiền chung trong khu vực EU cũng làm giảm chi phí giao dịch trong nội bộ khối này, làm cho hàng nhập khẩu từ EU trở nên rẻ hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam có thể so sánh các mức giá hàng nhập khẩu để lựa chọn đối tác cung cấp hàng nhập khẩu, đăc biệt khi mặt hàng mà Việt nam nhập khẩu từ EU chủ yếu lại là thiết bị máy móc phụ vụ đầu vào cho tiến trình công nghiệp hoá đất nước.

Thứ hai, đồng Euro ra đời đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với những nước khác trong khối EU hiện đang có ít quan hệ thương mại như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lucxambua... Khi cả châu Âu chỉ sử dụng một đồng tiền chung, thì hàng hoá Việt Nam một khi đã xâm nhập được vào một nước bạn hàng quen thuộc nào đó (như Pháp, Anh, Hà Lan…) chắc chắn sẽ được các nước khác biết đến mà không phải tốn chi phí tiếp thị, quảng cáo. Hơn nữa, các nước này có trình độ phát triển thấp hơn, khách hàng ít khó tính hơn, do vậy hàng hoá Việt nam dễ dàng thâm nhập hơn. Điều này là một thuận lợi lớn để Việt Nam mở rộng kim ngạch xuất khẩu sang EU.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, đồng Euro ra đời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU. Đó là:

Thứ nhất, giá bán hàng hoá của Việt Nam sang EU sẽ phải tuân thủ quy luật giảm dần do giá cả của hàng hoá của EU có xu hướng giảm khi đồng tiền chung ra đời. Sự giảm giá này là tất yếu và dễ so sánh giữa các thành viên với nhau, do vậy, nếu giá cả hàng hoá Việt Nam nhập sang EU cao, điều này sẽ rất dễ nhận ra và có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường EU.

Thứ hai, đồng Euro ra đời đã tạo điều kiện cho sự liên kết chặt chẽ hơn, mở rộng các quan hệ nội bộ khối hơn, đặc biệt là bảo hộ khu vực có chiều hướng gia tăng bằng các hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác sản phẩm… Điều này đòi hỏi hàng xuất khẩu của Việt nam sang EU phải có sưk cải tiến công nghệ và chất lượng bảo quản hơn để có thể đáp ứng các nhu cầu đó.

Thứ ba, đồng Euro ra đời không chỉ mở ra triển vọng thương mại Việt Nam – EU mà còn mở ra cơ hội phát triển mối quan hệ thương mại giữa EU với các khu vực và quốc gia khác như Đông Âu, Trung Đông, Địa Trung Hải, châu Phi, Đông Á… Do vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng hoá của các nước và các khu vực khác. Trong tình trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn chủ yếu tập trung ở kỹ thuật trung bình, hàng hoá gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng lớn, mẫu mã chưa phong phú, chất lượng chế biến chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà EU đặt ra… thì đây là khó khăn lớn đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang EU phải tiếp tục nâng cấp công nghệ và trình độ quản lý, tạo ra sức cạnh tranh mới cho hàng hoá xuất khẩu sang EU.

Trong khoảng thời gian hình thành, đồng Euro đã tạo được khá nhiều những thiện cảm của các nhà đầu tư trong khu vực và nước ngoài cũng như được chờ đón đến tay người tiêu dùng vào 01/01/2002. Có thể nói, ngay từ lúc bắt đầu lưu hành trên thị trường ngày 01/01/1999, đồng Euro chưa thực sự mang lại một dấu ấn về một đồng tiền mạnh. Tuy nhiên, sau nhiều biến động kinh tế ở Mỹ những năm vừa qua (chiến tranh, lập quân sự ở Afghanistan, Irag…) và mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa nền kinh tế Mỹ xuống dốc nghiêm trọng. Vì lẽ đó đồng USD của Mỹ cũng có sự biến động về tỷ giá gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, đồng Euro vẫn không bị chao đảo, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính hầu như đã nhấn chìm toàn bộ thị trường châu Âu. Các chuyên gia kinh tế đã nhận định đồng Euro như “nơi trú ẩn an toàn” cho nguồn vốn của giới đầu tư vì nó đã tạo ra sức hấp dẫn các nhà đầu tư ở chỗ tạo được một cảm giác tin tưởng gần như tuyệt đối. Rõ ràng, đây là bước ngoặt mới cho đồng Euro trên con đường khẳng định vị thế thống lĩnh thị trường tiền tệ thế giới mà đồng USD của Mỹ đang nắm giữ.

2. Tác động của đồng Euro đến quan hệ đầu tư Việt Nam – EU:

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nhanh chóng như hiện nay, Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển các chính sách kinh tế, cơ sở hạ tầng… theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển đất nước không phải chuyện một sớm một chiều mà cần phải có thời gian để đưa ra được các chính sách kịp thời và hợp lý. Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. EU không chỉ là bạn hàng, là đối tác trong môi trường thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam mà còn là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư không nhỏ vào Việt Nam.

Năm 1998, EU đã có 197 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới 4,5 tỷ USD và tăng lên rất nhanh trong những năm tiếp theo. Trong giai đoạn 1990-2001, EU đã có 313 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 4.183,15 triệu USD, chiếm 10% tổng FDI vào Việt Nam. Trong đó, Pháp có 168 dự án được cấp phép với tổng số vốn 2.583,7 triệu USD; Hà Lan có 46 dự án, tổng số vốn 1.159,95 triệu USD; Đức có 45 dự án với tổng vốn 233 triệu USD; Italia có 17 dự án và tổng vốn 74,1 triệu USD… Những nước này có tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trong số 8 nước EU có vốn đầu tư vào Việt Nam.

Chỉ riêng năm 2001, Việt Nam đã thu hút được 32 dựa án đầu tư từ EU với số vốn đăng ký là 1001 triệu USD.

Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam giai đoạn 1990-2001

(Đơn vị tính: triệu USD)

STT Nước Số dự án Tổng vốn đăng kýVốn pháp định 1 Pháp 2.582,7 1.346,7 2 Hà Lan 1.159,95 3 Đức 4 Italia 5 Áo 6 Bỉ 7 Lúc Xăm Bua

8 Tây Ban Nha

Tổng 4.183,15 2.192,4

% trong tổng FDI vào Việt Nam

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2001)

EU tập trung đầu tư vào Việt Nam ở các lĩnh vực như công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Hầu hết các dự án đầu tư vào Việt Nam có hiệu quả, tạo doanh thu lớn và thu hút 23.000 lao động của Việt Nam.

Euro ra đời đã đem lại rất nhiều thuận lợi đối với các nhà đầu tư EU khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam như trong các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đồng Euro giúp cho việc tính toán, thẩm định các dự án cụ thể được

tiến hành nhanh hơn, dễ dàng hơn vì các dự án của các nước EU dều dùng chung một đơn vị tiền tệ khá ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư châu Âu như Euro.

Thứ hai, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu duy trì mức lãi suất thấp đã tạo ra

môi trường đầu tư thuận lợi cho việc luân chuyển vốn sang các nước đang phát triển, nơi có lãi suất cao hơn, chi phí lao động thấp hơn, nguồn nguyên liệu sẵn có hơn, nhất là khi đồng Euro đã đi vào hoạt động ổn định và tạo ra sức mạnh tương xứng với đồng USD.

Thứ ba, nếu như trước đây các nhà đầu tư nắm trong tay 12 đồng tiền quốc gia

khác nhau để kinh doanh chênh ệch tỷ giá và phân tán rủi ro thì bây giờ chỉ còn lại duy nhất đồng Euro nên cơ hội thu lợi nhuận khi đầu tư vào chứng khoán EU bị thu hẹp. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang thị trường chứng khoán Châu Á (trong đó có Việt Nam), tuy có nhiều rủi ro hơn nhưng hứa hẹn khả năng sinh lợi lớn hơn vì các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước phát triển. Tuy nhiên hầu hết các dự án đầu tư của EU vào Việt Nam đều được tính toán dựa vào đồng USD, chỉ có một số nước như Anh, Pháp, Đức dùng tiền nội tệ của mình để thanh toán nên khi đồng Euro biến động sẽ có ảnh

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w