Theo Quỹ tiền tệ quốc tế: Đôla hoá nền kinh tế là tình trạng phổ biến của các nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, khi mà tình trạng buôn lậu chưa kiểm soát được thường xuyên thâm hụt cán cân vãng lai, sức mua đối ngoại cuả đồng nội tệ còn
hạn chế và chưa ổn định, hệ thống ngân hàng chưa phát triển, nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng còn nhiều tồn tại, nền kinh tế còn ở trình độ thấp, người dân có thói quen nắm giữ USD và vàng, khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ chưa có, các quy định pháp luật chưa được thực hiện nghiêm chỉnh…
Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng đôla hoá như trên. Vấn đề là phải tạm thời chấp nhận, khai thác mắt tích cực của nó, hạn chế tác động bất lợi, thu hút nguồn kiều hối và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đưa về nước; thu hút nguồn ngoại tệ trong xã hội vào hệ thống ngân hàng, tạm thời chấp nhận tình trạng đôla hoá tài sản có trong ngân hàng, hơn là đôla hoá trong xã hội. Các giải pháp dự kiến trong thời gian tới cần thực hiện như sau:
• Kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, thu hẹp phạm vi và đối tượng bán hàng và dịch vụ ở trong nước được phép thu bằng ngoại tệ, mà chỉ thu bằng nội tệ.
• Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cũng như linh hoạt hơn khi Bộ Tài chính mở rộng việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu chiến lược của nền kinh tế.
• NHNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm sự can thiệp sâu vào hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại; rà soát các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá, bãi bỏ những quy định không phù hợp hay chồng chéo.