Tác động của đồng Euro đến quan hệ đầu tư Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 39 - 41)

II. Tác động của đồng Euro đối với một số nền kinh tế

2. Tác động của đồng Euro đến quan hệ đầu tư Việt Nam – EU

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nhanh chóng như hiện nay, Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển các chính sách kinh tế, cơ sở hạ tầng… theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển đất nước không phải chuyện một sớm một chiều mà cần phải có thời gian để đưa ra được các chính sách kịp thời và hợp lý. Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. EU không chỉ là bạn hàng, là đối tác trong môi trường thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam mà còn là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư không nhỏ vào Việt Nam.

Năm 1998, EU đã có 197 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới 4,5 tỷ USD và tăng lên rất nhanh trong những năm tiếp theo. Trong giai đoạn 1990-2001, EU đã có 313 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 4.183,15 triệu USD, chiếm 10% tổng FDI vào Việt Nam. Trong đó, Pháp có 168 dự án được cấp phép với tổng số vốn 2.583,7 triệu USD; Hà Lan có 46 dự án, tổng số vốn 1.159,95 triệu USD; Đức có 45 dự án với tổng vốn 233 triệu USD; Italia có 17 dự án và tổng vốn 74,1 triệu USD… Những nước này có tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất trong số 8 nước EU có vốn đầu tư vào Việt Nam.

Chỉ riêng năm 2001, Việt Nam đã thu hút được 32 dựa án đầu tư từ EU với số vốn đăng ký là 1001 triệu USD.

Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam giai đoạn 1990-2001

(Đơn vị tính: triệu USD)

STT Nước Số dự án Tổng vốn đăng kýVốn pháp định 1 Pháp 2.582,7 1.346,7 2 Hà Lan 1.159,95 3 Đức 4 Italia 5 Áo 6 Bỉ 7 Lúc Xăm Bua

8 Tây Ban Nha

Tổng 4.183,15 2.192,4

% trong tổng FDI vào Việt Nam

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2001)

EU tập trung đầu tư vào Việt Nam ở các lĩnh vực như công nghiệp xây dựng, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Hầu hết các dự án đầu tư vào Việt Nam có hiệu quả, tạo doanh thu lớn và thu hút 23.000 lao động của Việt Nam.

Euro ra đời đã đem lại rất nhiều thuận lợi đối với các nhà đầu tư EU khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam như trong các khía cạnh sau:

Thứ nhất, đồng Euro giúp cho việc tính toán, thẩm định các dự án cụ thể được

tiến hành nhanh hơn, dễ dàng hơn vì các dự án của các nước EU dều dùng chung một đơn vị tiền tệ khá ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư châu Âu như Euro.

Thứ hai, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu duy trì mức lãi suất thấp đã tạo ra

môi trường đầu tư thuận lợi cho việc luân chuyển vốn sang các nước đang phát triển, nơi có lãi suất cao hơn, chi phí lao động thấp hơn, nguồn nguyên liệu sẵn có hơn, nhất là khi đồng Euro đã đi vào hoạt động ổn định và tạo ra sức mạnh tương xứng với đồng USD.

Thứ ba, nếu như trước đây các nhà đầu tư nắm trong tay 12 đồng tiền quốc gia

khác nhau để kinh doanh chênh ệch tỷ giá và phân tán rủi ro thì bây giờ chỉ còn lại duy nhất đồng Euro nên cơ hội thu lợi nhuận khi đầu tư vào chứng khoán EU bị thu hẹp. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang thị trường chứng khoán Châu Á (trong đó có Việt Nam), tuy có nhiều rủi ro hơn nhưng hứa hẹn khả năng sinh lợi lớn hơn vì các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước phát triển. Tuy nhiên hầu hết các dự án đầu tư của EU vào Việt Nam đều được tính toán dựa vào đồng USD, chỉ có một số nước như Anh, Pháp, Đức dùng tiền nội tệ của mình để thanh toán nên khi đồng Euro biến động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tất cả các dự án đang thực hiện và các dự án mới.

Thứ tư, đối với những dự án đang thực hiện, đồng Euro giảm giá làm các nhà

đầu tư dao động, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Lúc này vốn ứ đọng, các hoạt động liên quan như nhân lực, môi trường… sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Vì đồng USD được dùng để tính toán hầu hết các dự án đầu tư của EU vào Việt

Nam và đang gây bất lợi cho quan hệ đầu tư Việt Nam – EU. Khi đồng USD lên giá so với đồng Euro thì các nhà đầu tư EU phải chịu chi phí đầu vào cao hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam. Điều này dẫn đến nguy cơ lớn các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường đầu tư tại Việt Nam và cũng là một trong những nhân tố khiến dòng FDI vào Việt Nam trong vài năm qua suy giảm đáng kể.

Thứ năm, đối với các dự án mới, kể cả các dự án sắp bắt đầu và các dự án

thực hiện sau năm 2003 khi triển khai đều được tính bằng đồng Euro, hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam cần có sự cải tổ nhất định về phương thức quản lý , về dự báo tiền tệ và phải tính toán được những rủi ro do đồng Euro mang lại để các dự án có thể thực hiện đúng tiến độ như dự kiến và tránh được những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Nói tóm lại, chí khi nào đồng Euro hực sự mạnh trên thị trường tiền tệ thế giới, những tác động tích cực đến mơi trường đầu tư của Việt Nam mới rõ ràng và hiệu quả. Hiện nay, sự biến động thất thường của đồng Euro đang đem lại rủi ro cho các nhà đầu tư EU cũng như gây ảnh hưởng nhất định đến khả năng thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam. Để chờ đón một đồng Euro đủ mạnh trong tương lai gần, Việt Nam cần phải có những cải cách thích hợp về môi trường đầu tư, hệ thống tài chính – ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư đến từ khu vực Châu Âu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w