II. Tác động của đồng Euro đối với một số nền kinh tế
3. Tác động đến hệ thống tài chính – tiền tệ của Việt Nam
a) Tác động đến quan hệ vay nợ Việt Nam – EU:
Vừa là đối tác thương mại, vừa là nơi cung cấp vốn đầu tư cho Việt Nam, EU còn là nhà tài trợ lớn thứ hai của Việt Nam. EU cam kết viện trợ 2,4 tỷ USD cho Việt Na, chiếm 20% tổng vốn ODA từ các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Vốn vay ODA của EU tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phúc lợi xã hội: xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế…để giúp Việt Nam hội nhập từng bước vào nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, việc các thành viên EU phải tuân thủ 5 tiêu chuẩn gia nhập khối đồng tiền chung nhằm đảm bảo cho đồng Euro là đồng tiền mạnh và ổn định đã buộc các quốc gia EU phải thực hiện chính sách tiết kiệm ngân sách ngặt nghèo, xúc tiến mạnh mẽ phát triển kinh tế trong nước. Nhưng theo ông Christoph Wiesner, Phó Đại Sứ - Đại Biện lâm thời phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng “bất cứ lần mở rộng mới nào của EU cũng đều có lời đồn đại EU tập trung “vực dậy” các thành viên mới trong nội khối mà ít quan tam đến việc hướng ra nước ngoài. Nhưng điều ngược lại xảy ra mà Việt Nam là ví dụ điển hình. Khi EU mở rộng, đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào 1 nước EU thì có thể xuất khẩu sang các thành viên còn lại. Người Việt Nam đang ở các nước thành viên mới có thể tự do đi lại đến các thành viên cũ để tạo nên cầu nối thương mại, đầu tư quan trọng giữa Việt Nam và EU”.
Đối với các khoản vay nợ của Việt Nam đối với EU được ký kết trước ngày 1/9/1999, nếu được tính bằng đồng Ecu thì đến thời điểm ngày 1/9/1999 sẽ được tự động chuyển sang đồng Euro theo tỷ lệ 1 Ecu = 1 Euro với mức lãi suất và phương thức trả nợ giữ nguyên như hiệp định đã ký kết. Đối với các đồng tiền mạnh của EU – 12 như Francs Pháp, DM Đức…, Việt Nam chuyển thẳng sang tính bằng đồng Euro theo tỷ giá cố định giữa đồng tiền quốc gia đó với đồng Euro mà Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã công bố ngày 31/12/1998. các khoản nợ tính bằng các đồng tiền khác như Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Việt Nam chuyển dần sang đồng Euro năm 1999. Các khoản vay nợ từ các nước chưa tham gia Euro như Anh, Đan Mạch, Thụy Điển thì Việt Nam không phải tính lại.
Khi đồng Euro ra đời, các quốc gia đều phải quyết định về vấn đề nợ nước ngoài công cộng, đa dạng hóa thành phần và cơ cấu nợ ngoại tệ. thành phần nợ ngoại tệ có liên quan đến vấn đề thu nhập ngoại tệ từ hoạt động ngoại thương. Nợ bằng đồng Euro của Việt Nam sẽ có chiều hướng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ nước ngoài vì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đang trên đà phát triển.
Việt Nam phải chuyển đổi nợ sang đồng Euro vì dự trữ ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam là đồng USD nên nếu USD tăng giá so với Euro thì Việt Nam phải tốn nhiều chi phí khi trả nợ cho EU.
Phần lớn các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với bên ngoài đều tính bằng USD (chiếm 80% tổng phương tiện thanh toán đối ngoại). nếu đồng Euro mạnh so với đồng USD thì sẽ là tăng chi phí dự trữ và sử dụng đồng USD khi phải thanh toán với khu vực EMU bằng Euro.
Về viện trợ, EU dùng đồng Euro để viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ này có nguy cơ giảm sút do ECB đảm bảo tính ổn định của Euro trong giai đoạn đầu chính thức lưu thông, các nước thành viên EMU phải duy trì những điều kiện gia nhập liên minh này do Hiệp ước Maastricht đã đặt ra.
Sự ra đời của Euro đang làm thay đổi tỷ trọng dự trữ ngoại tệ thế giới. các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tìm cách đa dạng hóa danh mục vồn đầu tư và đồng Euro là phương án thay thế bên cạnh đồng USD và Yên Nhật.
Thành phần dự trữ quốc tế chủ yếu dựa vào các hoạt động kinh tế của một quốc gia như định tỷ giá, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và cơ cấu nợ. Nếu các hoạt động kinh tế phụ thuộc một đồng tiền nhất định, đồng tiền đó sẽ chiếm phần đa số trong dự trữ chính thức của Ngân Hàng Trung Ương quốc gia.
Về dự trữ ngoại tệ, theo dự kiến của Ủy ban Châu Âu, đồng Euro sẽ trở thành một đồng tiền dự trữ chính cạnh tranh với USD. Trong ngắn hạn, điều này rất khó thực hiện vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU chậm chạp và cơ cấu lao động còn kém linh hoạt. Euro ra đời là thay đổi đáng kể trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của các nước đang phát triển, thay vì dự
trữ các đồng tiền của các quốc gia thành viên EMU thì bây giờ Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam chỉ cần dự trữ đồng Euro để phục vụ các hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước EMU.
Đồng Euro ra đời và có tính ổn định cao đang dần phá thế độc tôn của đồng USD từ đó giúp các nước đang phát triển có thể phân tán rủi ro hối đoái mà đồng USD gây ra cũng như tránh được sự phụ thuộc quá mức vào nền kinh tế Mỹ ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Như vậy các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng sẽ không phải lệ thuộc vào Mỹ khi có các biến động kinh tế và sẽ không phải thực hiện những chính sách không có lợi cho người dân do Mỹ áp đặt.
Như vậy, đồng Euro ra đời với tính bền vững và ổn định đã phần nào làm giảm thiểu những rủi ro, những ảnh hưởng tiêu cực mà đồng USD mang lại. Nó góp phần tạo sự ổn định cho hệ thống tiền tệ thế giới nhằm tạo điều kiện cho các nước đang phát triển duy trì và đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế của mình.
b) Tác động đến tỷ giá hối đoái
Từ trước đến nay, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam đã lệ thuộc một cách chặt chẽ và tất yếu vào đồng USD với tuyệt đại đa số dự trữ của Việt Nam đều tính bằng USD (khoảng 80%). Trong khi đó Việt Nam lại có quan hệ với nhiều nước Châu Âu kể cả Đông và Tây Âu nên sự gắn chặt giá VND vào USD đã tăng thêm áp lực lên việc xác định giá trị đồng tiền Việt Nam.
Euro ra đời sẽ cạnh tranh quyết liệt với đồng USD trong lưu thông tiền tệ thế giới. Do đó, một đồng tiền yếu như VND sẽ khai thác được những lợi thế này để xây dựng chế độ tỷ giá thích hợp.
Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ về thương mại và dầu tư giữa Việt Nam và EU càng thúc đẩy phương án sử dụng đồng Euro bên cạnh USD và Yên Nhật trong rổ tiền tệ thay vì tỷ giá đồng Việt Nam luôn gắn với một đồng tiền duy nhất là đồng USD.