1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động đến GDP của 25 nước đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 2013 2017

44 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động chủ yếu đến tổng sảnphẩm quốc nội của các nước đang phát triển trên thế giới; từ đó kiến nghị đề ra cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu và tóm tắt kết quả nghiên cứu

5 Nội dung và cấu trúc bài tiểu luận gồm 4 phần chính :

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

1 Mô hình ước lượng

2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình

3 Kết quả ước lượng sau khi đã khắc phục các khuyết tật

4 Kiểm định giả thuyết

CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

1 Đối với biến fdi và pop

Trang 3

2 Đối với biến unem

3 Đối với biến gov

4 Đối với biến inf

DANH MỤC THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự pháttriển của một khu vực hay một quốc gia Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế liên quanđến nhiều khía cạnh của đất nước như giảm bớt tình trạng đói nghèo, khắc phục sự lạchậu, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nângcao chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội tạo tiền đề vật chất củng cố an ninh quốcphòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Tuy nhiên không phải sự tăngtrưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội Đôi khi, nó vẫn có những mặt xấunếu như tăng trưởng không hợp lý, ví dụ như tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫnđến tình trạng nền kinh tế quá nóng dẫn đến lạm phát đồng thời cũng có thể làm sựphân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên Vì vậy mỗi khu vực mỗi quốc gia trongtừng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý vàbền vững Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao

ổn định trong thời gian tương đối dài và giải quyết vấn đề tiến bộ xã hội gắn liền vớibảo vệ môi trường sinh thái

Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội(GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh

sự tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người,

cơ cấu kinh tế và sự thay đổi giá cả của một quốc gia Do đó GDP là một công cụ quantrọng được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trongnền kinh tế quốc dân Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăngtrưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho cư dân mà GDP là mộttrong những tín hiệu cụ thể cho những nỗ lực của chính phủ Vì thế việc nghiên cứukhuynh hướng của sự tăng trưởng GDP và các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chínhphủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩytăng trưởng kinh tế

Trang 6

Đã có rất nhiều bài báo, bài luận, nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề nàytheo nhiều hướng tiếp cận và cái nhìn khác nhau, tuy nhiên đều nêu lên tính cấp thiết

và đưa ra những giải pháp khác nhau cho đề tài này Một lần nữa, nhóm chúng emmuốn thử sức cùng đề tài này để đưa ra những quan điểm nhận định của chính mìnhthông qua bài tiểu luận kinh tế lượng “Phân tích các nhân tố tác động đến GDP của 25nước đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 2013-2017” từ đó đưa ra các giảipháp đề xuất đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động chủ yếu đến tổng sảnphẩm quốc nội của các nước đang phát triển trên thế giới; từ đó kiến nghị đề ra cácgiải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóahiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 25 quốcgia đang phát triển trên thế giới trong 5 năm từ 2013 đến 2017 với các yếu tố:

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu và tóm tắt kết quả nghiên cứu

Thu thập thông tin và số liệu trên các phương tin như các bài báo, tạp chí về kinh

tế, các trang mạng

Nghiên cứu định lượng thông qua các bước thu thập số liệu từ nguồndata.worldbank.org; từ đó xử lý và phân tích nhằm đưa ra những kết luận cụ thể sự tácđộng của các yếu tố đến tổng sản phẩm quốc nội

5 Nội dung và cấu trúc bài tiểu luận gồm 4 phần chính :

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kiến nghị giải pháp

Trong quá trình nghiên cứu do những thiếu sót trong kinh nghiệm và kiến thứcnên bài tiểu luận chưa thể khai thác sâu hết các khía cạnh phân tích Vì vậy, chúng emrất mong nhận được những góp ý của cô để hoàn thiện bài nghiên cứu cũng như pháttriển những nghiên cứu trong tương lai về vấn đề này

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

• Phương pháp chi tiêu:

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia sẽ bao gồm toàn

bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, các hãng kinhdoanh, Chính phủ và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm)

GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X - M).

Y = C + I + G + (X - M)

Chú giải:

1 TS Hoàng Xuân Bình, Giáo trình kinh tế vĩ mô cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Trang 9

 TIÊU DÙNG - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cánhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ (xây nhà và mua nhà không đượctính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).

 ĐẦU TƯ - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân Nó bao gồmcác khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự xây dựng,mua nhà mới của hộ gia đình (lưu ý hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưađem đi bán thì vẫn được tính vào GDP)

 CHI TIÊU CHÍNH PHỦ - government purchases (G) bao gồm các khoản chitiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốcphòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế, Chi tiêu chính phủ không baogồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các khoản trợ cấp cho người tàn tật,người nghèo,

 XUẤT KHẨU RÒNG - net exports (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhậpkhẩu(M)

• Phương pháp thu nhập hay chi phí

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằngtổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) vàtiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xãhội

 Ti là thuế gián thu ròng

 De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

Trang 10

• Phương pháp sản xuất hay còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng

Theo phương pháp này tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị giá trị gia tăng của tất cảcác khâu trong quá trình sản xuất của xã hội

1.2 Chỉ số FDI

1.2.1 Khái niệm:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dàihạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sảnxuất kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sảnxuất kinh doanh này

1.2.2 Ý nghĩa:

 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế,nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nócần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cảvốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI

 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăngtrưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộcbụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chínhsách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thucông nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triểnqua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các côngnghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vàonăng lực tiếp thu của đất nước

Trang 11

 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốcgia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xínghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quátrình phân công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội thamgia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:Vì một trong những mục đích củaFDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phísản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộphận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tếcủa địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, màtrong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽđược xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nướcthu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địaphương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài

 Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối vớinhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thungân sách quan trọng Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô

tôFord chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006

1.3 Chỉ số lạm phát

1.3.1 Khái niệm:

Lạm phát (inflation) là sự tăng lên của mức giá chung trong nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định Ngược lại khi mức giá chung trong nền kinh tế giảmxuống trong một khoảng thời gian nhất định gọi là giảm phát (deflation).2

1.3.2 Tác động:

2 TS Hoàng Xuân Bình, Giáo trình kinh tế vĩ mô cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Trang 12

Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khácnhau Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tíchtrữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cảnquyết định đầu tư và tiết kiệm Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm củahàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thờigian tới Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựatrên giá cả cứng nhắc.

Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứngtiền quá mức Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình còn đadạng hơn Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu thực

tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có, ví dụ nhưtrong khan hiếm Tuy nhiên, quan điểm được số đông nhất trí là sự duy trì liên tục củalạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền nhanh hơn tốc độ pháttriển kinh tế

3 TS Hoàng Xuân Bình, Giáo trình kinh tế vĩ mô cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

Trang 13

• Tác động xã hội: Những kết quả điều tra xã hội học cho thấy rằng thất nghiệpcao luôn gắn với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, tựtử Tiến sĩ M.Harvey Brenner chuyên gia hàng đầu về đề tài này ước tính, nếu tỷ lệthất nghiệp cứ tăng lên 1% kéo dài trong 6 năm sẽ dẫn đến 37000 trường hợp chết sớm

1.5.2 Tác động:

Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng Vì vậy quy mô cơ cấu và

sự gia tăng dân số liên quan trực tiếp đến nền kinh tế và tới toàn bộ sự phát triển củaquốc gia Quy mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam vừa có khảnăng phát triển toàn diện các ngành kinh tế vừa có thể chuyên môn hóa lao động sâusắc tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động thúc đẩy xã hội phát triển Lực lượnglao động nước ta vào loại trẻ giữa chuyển dịch và tạo ra tính năng động cho nền kinh

tế Hàng chục triệu dân số là hàng chục triệu người tiêu dùng Đây là một thị trườngthu hút đầu tư, kích thích sản xuất và phát triển kinh tế

Trang 14

chính phủ mà còn phụ thuộc vào bản chất của các hoạt động chi tiêu chính phủ.Nghiên cứu cơ cấu chi tiêu chính phủ theo phân loại kinh tế cho thấy, trong khi chithường xuyên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thì chi cho đầu tư phát triển

có tác động tiêu cực Điều này phản ánh chi thường xuyên của chính phủ có hiệu quảthúc đẩy tăng trường kinh tế trong khi đầu tư công là không có hiệu quả, và do vậy làmkìm hãm tốc độ tăng trường kinh tế Do vậy, cắt giảm hay tái đầu tư công để nâng caohiệu quả của đầu tư công đến tăng trường kinh tế là cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Mối quan hệ giữa FDI và GDP

Tác giả Phương pháp và mẫu số

liệu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Jyun-Yi, Wu and Hsu

FDI có ảnh hưởng tích cực tới

sự nền kinh tế của các quốc gia

có sẵn mức tăng trưởng vànguồn lao động dồi dào

Laura Alfaro at el

(2003)

Nghiên cứu dữ liệu bảngtại các quốc gia khácnhau trong giai đoạn1975-1995

FDI có ảnh hưởng tích cực tới

sự tăng trưởng của GDP tại cácquốc gia có hệ thống tài chínhphát triển

Qaiser Abbas, Salman

Akbar, Ali Shan

Nasir ,Hafiz Aman

Ullah,Muhammad

Akram Naseem (2011)

Nghiên cứu thông qua

mô hình hồi quy bội với

dữ liệu từ các quốc giaSARRC trong giai đoạn2001-2010

Tăng đầu tư FDI sẽ làm tăngGDP

Bảng 1: Tóm tắt nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và GDP

2.2 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP

Trang 15

Tác giả Phương pháp và mẫu

số liệu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Khi lạm phát dưới ngưỡng 12%, tác động của lạm phát đến tăngtrưởng kinh tế là không rõ ràng, vàkhi lạm phát trên ngưỡng này thì lạmphát tác động tiêu cực đến tăngtrưởng kinh tế

11%-Khan và Senhadji

(2001)

Sử dụng dữ liệu baogồm 140 quốc gia từgiai đoạn 1960-1998

Có sự tồn tại của một ngưỡng màtrên mức này, lạm phát gây ra tácđộng tiêu cực đến tăng trưởng.Ngược lại, dưới ngưỡng lạm phátkhông có tác động hoặc tác động tíchcực đến tăng trưởng kinh tế Kết quảcũng chỉ ra rằng ngưỡng này thì nhỏcho các nước phát triển (1%-3%)

Bảng 2: Tóm tắt nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và GDP

2.3 Mối quan hệ giữa thất nghiệp và GDP

Tác giả Phương pháp và mẫu số liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứuAntom

Muscatelli và

Tirelli (2001)

Nguồn dữ liệu từ các nước OECD trong giaiđoạn 1955-1990 thông qua sử dụng mô hìnhcấu trúc VAR

Tồn tại mối quan hệnghịch đảo giữa tỷ

lệ thất nghiệp vàtăng trưởng

Bảng 3: Tóm tắt nghiên cứu về mối quan hệ giữa thất nghiệp và GDP

Trang 16

2.4 Mối quan hệ giữa dân số và GDP

Tác giả Mẫu số liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứuMinh Quang Dao (2012) Các quốc gia đang phát

triển

Tỉ lệ tăng trưởng GDP bìnhquân đầu người phụ thuộctuyến tính vào tăng trưởngdân số

Nurhikmah Ola Lairi Nghiên cứu sử dụng dữ

liệu bảng với nguồn số liệu

từ 6 quốc gia ASEAN

GDP và dân số có mốiquan hệ cùng chiều

Bảng 4: Tóm tắt nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân số và GDP

2.5 Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và GDP

Tác giả Phương pháp và mẫu

số liệu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Bose và Osbom (2007) nhóm 30 nước đang

phát triển thời kỳ 1980

1972-Chi cho đầu tư phát triển cỏ tácđộng tích cực trong khi chithường xuyên không có tácđộng đáng kể đến tăng trưởngkinh tế

mối quan hệ ngược chiều

Bảng 5: Tóm tắt nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và GDP

Trang 17

(2017) hưởng đến

Malaysia

nữ giới có tác động tích cựcđến tăng trưởng GDP, trongkhi lạm phát có tác động tiêucực đến tăng trưởng GDP

yếu tố đến duy nhất

1 quốc gia

Filip (2015) Các yếu tố ảnh

hưởng đếnGDP trong giaiđoạn 2000-

2013 tại Trung

và Đông Âu

Nhập khẩu và nợ trong nước

có ảnh hưởng tích cực trongkhi thất nghiệp và sự kémphát triển của hệ thống ngânhàng có tác động ngượcchiều với sự tăng trưởngGDP

Các yếu tố có tácđộng chưa đủphong phú

Tác động của cácyếu tố đến duy nhất

1 quốc gia

Barro (1991) 96 nước trong

giai đoạn1960-1985

GDP bình quân thực tế tỉ lệthuận với vốn nhân lực banđầu

Kết quả từ nghiêncứu chưa giải quyếtđược các yếu tố tácđộng khác

Gallup et al

(1998)

Mối quan hệ giữa: chính sáchcủa chính phủ, tiết kiệm vàchi tiêu chính phủ và mứctăng trưởng thu nhập bìnhquân

Chưa làm rõ đượccác mối quan hệ tácđộng đến tăngtrưởng GDP

Bảng 6: Tóm tắt nghiên cứu về GDP

3 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 18

Nhận thấy các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thất nghiệp, dân số, chi tiêuchính phủ và lạm phát đối với tăng trưởng GDP của một quốc gia hay nhiều quốc giatrong một năm hay một giai đoạn, nhóm quyết định nghiên cứu tác động của 5 yếu tốtrên tới 25 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2013-2017.

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG

MÔ HÌNH

1 Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm định mô hình mối quan hệ giữa GDP với các yếu tố : đầu tư trực tiếpnước ngoài FDI, lạm phát, thất nghiệp, dân số, chi tiêu chính phủ, nhóm nghiên cứu sử

dụng phương pháp ước lượng là Phương pháp bình phương tối thiểu OLS và mô

hình hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.

2 Xây dựng mô hình lý thuyết

2.1 Xác định dạng mô hình

Dựa trên những cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm nêu trên, ta có thể thấycác nhân tố có ảnh hưởng lớn đến GDP bao gồm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI(fdi), lạm phát (ifl), thất nghiệp (unem), dân số (pop) , chi tiêu chính phủ (gov)

Từ đó ta xây dựng mô hình lý thuyết:

GDP = f (đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát, thất nghiệp, dân số, chi tiêu chính phủ)

Trong đó:

Trang 20

2.2 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình

Tên biến Ký

hiệu

Đơn vịtính

Phương pháp đo lường Loại

biếnTổng sản

tiếp nước

ngoài

fdi % Tỉ trọng tổng vốn đầu tư dài hạn của cá nhân

hay công ty một nước vào công ty của một nước khác so với tổng sản phẩm quốc nội

Biếnđộc lập

Lạm phát inf % Sự thay đổi của lạm phát qua các năm Biến

độc lậpThất nghiệp unep % Tỉ trọng người thất nghiệp so với lực lượng lao

động

Biếnđộc lập

độc lậpChi tiêu

chính phủ

gov % Tỉ trọng của chi tiêu chính phủ so với tổng sản

phẩm quốc nội

Biếnđộc lập

Bảng 7: Giải thích các biến sử dụng trong mô hình

2.3 Kì vọng về dấu của các hệ số trong mô hình

Hệ số của các biến Ký hiệu Kỳ

vọng

Giải thích

Đầu tư trực tiếp

nước ngoài

fdi + Thu hút được càng nhiều đầu tư trực tiếp nước

ngoài, tăng trưởng kinh tế càng nhanh

Tỉ lệ thất nghiệp unep - Tỉ lệ thất nghiệp càng thấp, tăng trưởng kinh tế

Trang 21

càng nhanhDân số pop + Dân số càng đông, tăng trưởng kinh tế càng nhanhChi tiêu chính phủ gov - Chi tiêu chính phủ càng nhỏ, tăng trưởng kinh tế

1 Indonesia 6 Argentina 11 Peru 16 Armenia 21.El Salvador

2 Malaysia 7 Brazil 12 Chile 17.Bangladesh 22 Guetamala

3 Thailand 8 Colombia 13 Costa Rica 18 Bhutan 23 Honduras

4 Vietnam 9 India 14 Moldova 19 Bolivia 24 Lao PDR

5 Philippines 10 Mexico 15 Iran 20 Cambodia 25 Domonican

Republic

3.2 Nguồn số liệu sử dụng

Các biến trong mô hình Nguồn số liệu

gdp World Bank’s Development Indicators

fdi World Bank’s Development Indicators

inf World Bank’s Development Indicators

Trang 22

unem World Bank’s Development Indicators

pop World Bank’s Development Indicators

gov World Bank’s Development Indicators

Bảng 9: Nguồn số liệu sử dụng

3.3 Mô tả thống kê

Sử dụng lệnh sum để mô tả các biến

Câu lệnh: “sum gdp fdi unem pop gov inf”

Lệnh sum cho biết số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cũng như giá trịlớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các biến

Bảng 10: mô tả thống kê các biến

Biến gdp có giá trị trung bình là 4.31428; độ lệch chuẩn là 2.628145; giá trị nhỏ nhất

là -3.546 ;giá trị lớn nhất là 13.396

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w