1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp cơ bản lồng ghép các câu chuyện kể về tấm gương bác hồ thông qua các tiết học để học sinh biết và học tập theo

17 561 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

Trong nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu, sưu tầm các câu chuyện kể về Bác để tuyên truyền và học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác.Việc làm này r

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Bối cảnh của đề tài:

Ngày 7/ 11/ 2006 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 06/CT- CV về tổ chức cuộc vận động « Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh » trong toàn Đảng và hệ thống chính trị Đây là cuộc vận động lớn nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, chặn đứng, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội ; hình thành, phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các các quan hệ xã hội lành mạnh

Hiện nay cả nước từ trung ương đến địa phương, người người, nhà nhà đều tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ Trong nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu, sưu tầm các câu chuyện kể về Bác để tuyên truyền và học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác.Việc làm này rất thiết thực, có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức học sinh

II Lý do chọn đề tài:

Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam khuyên mọi người sống

có tình có nghĩa, có đức, có nhân, có thủy có chung, có trước có sau, biết

Trang 2

trung, biết hiếu Nhưng thực tế cho thấy hiện nay trong học sinh chúng ta

có một bộ phận học sinh sống không có đạo đức, sống buông thả không quan tâm đến học tập, đua đòi ăn chơi, gây gổ đánh nhau, không vâng lời thầy cô, cha mẹ, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường Chính vì thế ngoài dạy những kiến thức theo quy định của Bộ Giáo Dục, tôi muốn lồng ghép vào những câu chuyện có tính giáo dục sâu sắc qua đó sẽ giúp các em dần thây đổi mình để sẽ sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng :

1 Về phía học sinh

- Một bộ phận học sinh còn ham chơi, chưa biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, còn gây gỗ đánh nhau, còn tiêu sài lãng phí, mua sắm vật dụng đắt tiền chưa cần thiết, chưa trung thực trong học tập, sống không có ước mơ hoài bão…

2 Về phía giáo viên:

- Còn đặt nặng việc truyền thụ kiến thức môn học

- Cách giáo dục chưa kiên quyết, đôi khi chưa phù hợp

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Môn giáo dục công dân lớp 6,7,8,9

- Học sinh trường THCS Thị Trấn 1

IV Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và biện pháp giải quyết vấn đề

- Giúp học sinh nắm vững và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống

- Dẫn dắt từ câu chuyện kể đến các tình huống từ thực tế

V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

- Học sinh có chuyển biến tốt trong việc chấp hành nội quy trường lớp

- Biết quan tâm đến bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập

- Tích cực rèn luyện bản thân, đồng thời biết phê phán hành vi, biểu hiện sai trái của bạn bè và người xung quanh

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận :

Là môn khoa học xã hội, môn giáo dục công dân góp phần hình thành

và phát triển dần nhân cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh, góp phần đạo tạo học sinh thành những con người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, sống làm theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân, gia đình và đối với chính bản thân

Chính vì thế đã thúc đẩy tôi là làm sao hình thành ở học sinh thói quen, kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào học tập, lao động và sinh hoạt Giúp học sinh định hướng đúng đắn trong cuộc sống hiện tại và sau này

II Thực trạng của vấn đề:

1 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của chi Bộ, Ban giám hiệu nhà trường

- Sự giúp đỡ của đồng nghiệp

- Lứa tuổi các em rất thích đọc truyện hơn thế nữa rất thích được nghe thầy cô kể chuyện, được xem hình ảnh minh họa sinh động để khám phá vấn đề

Trang 5

2 Khó khăn:

- Một số học sinh chưa tích cực học tập, chưa ngoan, chưa biết vâng lời

- Chưa có thái độ, cách cư xử phù hợp

- Có một số biểu hiện của lối sống tiêu cực, ỷ lại, dựa dẫm

* Kết quả khảo sát trước khi nghiên cứu đề tài:

- Học sinh vi phạm nội quy nhiều (3- 4 trường hợp/ tuần)

- Học sinh chưa có ý thức bảo vệ vệ sinh trường lớp, tài sản nhà trường

- Chưa biết lễ phép, chưa biết vâng lời

- Có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, lười suy nghĩ, dựa dẫm

- Chỉ quan tâm đến học văn hóa, chưa thấy tầm quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển con người trong xã hội hiện tại và tương lai

III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Phương pháp cơ bản lồng ghép các câu chuyện kể về tấm gương Bác

hồ thông qua các tiết học để học sinh biết và học tập theo , từ đó biết đánh giá bản thân xem cần điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng

Trình tự tiến hành

1 Chọn câu chuyện kể về Bác Hồ

2 Chọn hình ảnh minh họa phù hợp

Trang 6

3 Lồng ghép vào bài học

4 Cho liên hệ bản thân xem đã, sẽ thực hiện như thế nào

5 Tự đánh giá kết quả thực hiện

1 Chọn câu chuyện kể :

Tùy vào nội dung bài học, nhận thức, tư duy của học sinh, lượng kiến thức của bài mà giáo viên chọn câu chuyện, hình ảnh thích hợp

2 Lồng ghép vào bài

a / Khi dạy bài Tiết kiệm - GDCD lớp 6

Tôi chọn câu chuyện kể “ Hủ gạo cứu đói”

Cho học sinh thấy được sự sáng tạo của Bác đồng thời cũng là việc làm “ tích tiểu thành đại” tiết kiệm để giúp đỡ đồng bào phần nào vượt qua khó khăn trước mắt

b / Khi dạy bài Sống giản dị GDCD lớp 7

Tôi chọn câu chuyện kể « Bữa ăn của vị chủ tịch nước »

Nhấn mạnh cho học sinh thấy là người đứng đầu một nước có thể chọn bất kì món ngon vật quý trên đời nhưng bữa ăn hàng ngày của Bác rất bình dị chỉ có cơm với cá kho, rau muống luộc, cà pháo dầm tương

+ Câu chuyện : Đôi dép Bác Hồ Bác có thể yêu cầu bất cứ điều gì nhưng trái lại Bác từ chối tất cả thể hiện Bác sống phù hơp hoàn cảnh đất

Trang 7

nước còn nghèo, đồng bào còn đói, còn mù chữ… còn nhiều việc quan trọng khác phải lo trước

+ Dãn chứng câu thơ của Tố Hữu và hình ảnh minh họa

Nhà Bác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Trang 8

Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn

(Trích Theo chân Bác – Tố Hữu)

Qua các câu chuyện giáo dục nhắc nhở học sinh sống tiết kiệm, không nên đua đòi , lãng phí, sống phải biết tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội Đặc biêt học sinh còn nhỏ tuổi không nên lãng phí vào buổi tiệc sinh nhật cầu kì, đắt tiền, mua sắm vật dụng cá nhân đắt giá mà nên rèn luyện cho mình một lối sống tích cực, phù hợp, « sành điệu » đúng

ý nghĩa của nó Không những thế thái độ, cử chỉ đối với mọi người phải chân thành, gần gũi, quan tâm giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, sống chan hòa không kiểu cách, khách sáo

c / Khi dạy bài : Yêu thương con người

Tôi chọn câu chuyện “ Bác Hồ đến với các cháu trại mồ côi Kim Đồng ” và câu chuyện “ Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai ” Cho học sinh thấy được dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian thăm nhũng đứa trẻ kém may mắn mồ côi cha mẹ

Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác không dừng lại ở thiếu niên nhi đồng

mà còn dành cho những gia đình nghèo, túng thiếu…

Trang 9

Qua câu chuyện giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, giúp dỡ bạn bè, biết cảm thông chia sẻ với mọi người khi thấy họ gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống bằng việc làm rất nhỏ như động viên, an ủi

d/ Khi dạy bài “ Liêm khiết” GDCD lớp 8 và bài “ Chí công vô tư” GDCD lớp 9 tôi chọn câu chuyện về ngôi nhà sàn của Bác

Qua câu chuyện giáo dục học sinh tính không ham danh, lợi, rất chí công

vô tư, không đòi hỏi mọi người phải đền đáp công lao mà xem đó là trách hiệm của người dân yêu nước Bác chọn sống và làm việc trong ngôi nhà cấp

4 của người thợ điện Bác nói: “ những ngôi ngà đẹp chẳng khác gì các công trình kiến trúc ở thủ đô Pa ri hãy dành nó làm nơi cho các cháu thiếu nhi vui chơi…”, “ xây nhà cho Bác không làm quá to, không dùng gỗ tốt, xây nhà sàn như ở Viêt Bắc.”

đ / Khi dạy bài “ Lý tưởng sống của thanh niên” GDCD lớp 9

Tôi chọn kể câu chuyện “ Hai bàn tay” và những mẫu chuyện nhỏ về cuộc sống bôn ba nơi đất khách của Bác nhưng với ý chí, nghị lực và lòng quyết

Trang 10

tâm cao Bác đã vượt qua tất cả nào bệnh tật, tù đày…để thực hiện lý tưởng cao đẹp của đời mình là độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam

Qua câu chuyện giúp cho học sinh thấy được thanh niên sống cần phải có

lý tưởng cao đẹp, cống hiến cho xã hội sống phải có trách nhiệm với giai đoạn mình đang sống Tránh xa các thói hư tật xấu, lý tưởng tầm thường, bệnh hoạn, ích kỉ

3 Cho liên hệ bản thân

- Mỗi câu chuyện giáo viên cho học sinh liên hệ bản thân vận dung

lý luận để phân tích đánh giá

Ví dụ : Em thấy mình đã sống giản dị chưa ? có điểm nào cần khắc phục ? Hoặc : Bạn của em bị bệnh phải nghỉ học nhiều ngày , em sẽ làm gì để chia

sẻ với bạn ?

- Đồng bào Miền Trung đang phải hứng chịu những cơn bão, lũ lụt liên tiếp, khủng khiếp như vậy, em sẽ làm gì thể hiện tinh thần « Lá lành đùm lá rách » ?

- Em đã biết sống tiết kiệm chưa ? Sống tiết kiệm mang lại cho em những điều gì?

- Cho biết lý tưởng sống của bản thân em là gì? Em cần phải làm gì để thực hiện được lý tưởng sống cao đẹp của mình?

Trang 11

Qua đó dần hình thành ở học sinh biết sống đúng đắn, biết sống vì mọi người, có trách nhiệm với bản thân, sống phải có ước mơ, hoài bão cao đẹp,

tự tin, bản lĩnh

4 Đánh giá kết quả thực hiện

Cho học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc sau khi làm việc tốt

Ví dụ : Sống giản dị

- Em nêu những điều có lợi hoặc có hại của bản thân khi sống giản

dị ?( có lợi không hại)

Ví dụ : Yêu thương con người

- Tại sao em tích cực ủng hộ nạn nhân da cam ? ( đồng bào Miền Trung) Em cảm thấy như thế nào khi làm được việc có ý nghĩa này ?

Ví dụ: Tiết kiệm

- Có bạn rủ em xem phim trong giò tự học em sẽ làm gì?

IV Hiệu quả của SKKN

- Qua thời gian một năm học áp dụng với học sinh trường THCS Thị Trấn 1, tôi đã quan sát được kết quả như sau :

+ Học sinh vi phạm nội quy giảm ( số lần trong tuần chỉ còn 1- 2 trường hợp)

Trang 12

+ Học sinh có ý thức bảo vệ, vệ sinh trường lớp, tài sản nhà trường (không xảy ra hư hỏng, cảnh quang sạch đẹp dần lên.)

+ Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo do trường, địa phương phát động

+ Trong cách ăn mặc khi đến trường không cầu kì, thái độ gần giũ, thân thiện

+ Trong học tập, các hoạt động tập thể học sinh tự tin tham gia, tích cực trao đổi và hợp tác với nhau

- Vậy để tạo được sự chuyển biến trên hay nói cách khác để học sinh vận dụng lý thuyết đã thu nhận đươc để giải quyết những vấn đề thực tế đang diễn ra trong gia đình, nhà trường và xã hội thì trước tiên giáo viên phải là người nắm vững những vấn đề thực tế luôn diễn ra trong học sinh, trong nhà trường và ngoài xã hội ; tìm ra vấn đề thực tế phù hợp với khả năng học sinh để lồng ghép câu chuyện có hiệu quả, thu hút Góp phần cùng tập thể sư phạm nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra

PHẦN KẾT LUẬN

I Những bài học kinh nghiệm:

Hưởng ứng cuộc vận động « Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh » thì việc giáo dục đạo đức học sinh qua câu chuyện kể Bác

Trang 13

Hồ là vô cùng cần thiết Học sinh là những người chủ tương lai của đất nước cần được trang bị đầy đủ tri thức cũng như đạo đức để phục vụ đất nước Theo tôi biết , ngay từ bé các em đã được bà, được mẹ, cô giáo kể cho nghe các câu chuyện cổ tích, với những nàng tiên xinh đẹp, với ông bụt hiền hậu hay giúp đỡ người nghèo, tặng quà cho trẻ em ngoan …thì những câu chuyện kể Bác Hồ không có gì xa lạ với học sinh, chính vì thế mà các em luôn háo hức muốn được nghe kể chuyện, rất chăm chú lắng nghe và phương pháp kể chuyên học sinh sẽ nhớ lâu qua đó giúp các em học tập rất nhiều qua mỗi câu chuyện kể.Từ đó giáo viên cũng tìm thấy lòng tin, sự hứng thú giảng dạy, tích cực tìm tòi, nghiên cứu càng ngày càng hiệu quả hơn.Thông qua môn học này các em có thể bày tỏ cả thái độ tình cảm bên cạnh kiến thức, và kỹ năng, hành vi ứng xử sẽ là việc tiếp theo dứt khoát không là lý thuyết suông

II Ý nghĩa của SKKN

Thúc đẩy sự đam mê giảng dạy của bản thân cũng như sự năng động,

sáng tạo thấy được sự cần thiết của phẩm chất đạo đức đối với con người mới trong thời kì Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.Luôn lấy đạo dức là nền tảng cho các hoạt động.Vì sống có đạo đức là thể hiện nếp sống văn hóa của con người trong xã hội văn minh

III Khả năng ứng dụng, triển khai:

Trang 14

- SKKN có thể áp dụng trong các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ hàng tuần

- SKKN không chỉ áp dụng đối môn Công dân mà còn áp dụng với

cả môn Ngữ Văn hay Lịch sử

IV Những kiến nghị, đề xuất:

Cần có tập truyện kể về Bác Hồ phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, với chương trình môn giáo dục công dân của từng khối lớp có hình ảnh minh họa đẹp, hấp dẫn qua mối câu chuyện

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1 PGS.TS Võ Duy Dần - Giáo dục công dân ở trường phổ thông

2.Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Hà Nội 2007

Trang 16

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1-2

Trang 17

I Bối cảnh của đề tài.

II Lý do chọn đề tài

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

IV Mục đích nghiên cứu

V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

Trang 2-5

I Cơ sở lý luận

II Thực trạng của vấn đề

III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

IV Hiệu quả của SKKN

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 5-6

I Những bài học kinh nghiệm

II Ý nghĩa của SKKN

III Khả năng ứng dụng, triển khai

IV Những kiến nghị, đề xuất

Ngày đăng: 25/03/2016, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w