DANH MỤC BẢNGBảng 3.1: Đội ngũ giáo viên tiểu học...27Bảng 3.2: Danh sách học sinh các khối lớp...27Bảng 3.3: Danh sách tài liệu phục vụ cho GDBVMT ở trường tiểu học Quốc tếOlympia...30
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ OLYMPIA – KHU ĐÔ THỊ
TRUNG VĂN - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ OLYMPIA – KHU ĐÔ THỊ
TRUNG VĂN - HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Đỗ Hữu Tuấn PGS.TS Vũ Văn Mạnh
Hà Nội - 2015
Trang 3Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học K20 củatrường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, độngviên và chia sẻ khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Vìvậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người có chuyênmôn trong lĩnh vực giáo dục môi trường để luận văn của tôi có thể hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2015
Học viên
Đặng Thị Hồng Nhung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ
ĐẦU………
.1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Những vấn đề chung về giáo dục môi trường 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường 3
1.1.2 Các định nghĩa về giáo dục môi trường 4
1.2 Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân 5
1.2.1 Vai trò, vị trí của giáo dục đối với việc bảo vệ môi trường 5
1.2.2 Nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận trong GDBVMT 6
1.3 Cơ sở tâm lí học và giáo dục học của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở cấp độ tiểu học 8
1.4.Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học 10
1.4.1 Vai trò, vị trí của giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 10
1.4.2 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học 11
1.4.3 Một số nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam 11
1.4.4 Một số quan điểm về việc xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 14 1.5 Giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh ở cấp độ tiểu
Trang 51.6 Tổng quan về các dự án, nghiên cứu triển khai đưa nội dung bảo vệ môi
trường vào các bậc đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc dân 17
1.7 Tổng quan về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp độ tiểu học tại khu vực nghiên cứu 18
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 20
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20
2.3 Nội dung nghiên cứu 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu 21
2.4.2 Phương pháp điều tra xã hội học 21
2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp 22
2.4.4 Phương pháp thực nghiệm 22
2.5 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1 Hiện trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Quốc tế Olympia 25
3.1.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng cho việc giáo dục bảo vệ môi trường 25
3.1.2 Phương pháp giảng dạy và học tập áp dụng tại trường tiểu học Quốc tế Olympia 26
3.1.3 Các nội dung và tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường của trường tiểu học Quốc tế Olympia 30
3.2 Kết quả xây dựng một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường tại trường tiểu học Quốc tế Olympia 32
Trang 63.2.1 Nhận thức của các em đối với môi trường 32
3.2.2 Một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường đề tài áp dụng tại trường tiểu học Quốc tế Olympia 35
3.2.3 Đánh giá chung kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp của đề tài đưa ra 51
3.3 Đề xuất các giải pháp 57
3.3.1 Giải pháp cho nhà trường 57
3.3.2 Giải pháp đối với giáo viên 59
3.3.3 Giải pháp đối với gia đình 60
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT: Bảo vệ môi trường
GDBVMT: Giáo dục bảo vệ môi trường
GDTH: Giáo dục tiểu học
GDMT: Giáo dục môi trường
IEEP: Institute for European Environmental Policy (Viện chính
sách môi trường Châu Âu)IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)
PTBV: Phát triển bền vững
PTGT: Phương tiện giao thông
UNEP: The United Nations Environment Program (Chương trình
Môi trường Liên Hợp Quốc)UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đội ngũ giáo viên tiểu học 27Bảng 3.2: Danh sách học sinh các khối lớp 27Bảng 3.3: Danh sách tài liệu phục vụ cho GDBVMT ở trường tiểu học Quốc tếOlympia 30Bảng 3.4: Kết quả điều tra phỏng vấn dành cho giáo viên về việc giáo dục ý thứcBVMT cho học sinh hiện nay tại trường 33Bảng 3.5: Kết quả điều tra dành cho phụ huynh học sinh về ý thức BVMT của họcsinh hiện nay 35Bảng 3.6: Tóm tắt nội dung chủ đề được áp dụng thông qua hoạt động ngoài giờ lênlớp tại khu vực nghiên cứu 40Bảng 3.7: Tóm tắt nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tại khu vực nghiêncứu 46Bảng 3.8: Kết quả điều tra phỏng vấn dành cho giáo viên về ý thức BVMT của họcsinh sau khi thực hiện chương trình 50Bảng 3.9: Biểu đồ so sánh kết quả điều tra phỏng vấn giáo viên về ý thức BVMTcủa học sinh trước và sau khi thực hiện chương trình 53Bảng 3.10: Kết quả điều tra dành cho phụ huynh học sinh về ý thức BVMT của họcsinh sau khi thực hiện chương trình 54Bảng 3.11: Biểu đồ so sánh kết quả dành cho phụ huynh về ý thức BVMT của họcsinh lớp 4, 5 trước và sau khi thực hiện chương trình 56Bảng 3.12: Biểu đồ so sánh kết quả dành cho phụ huynh về ý thức BVMT của học sinh lớp 1, 2, 3 trước và sau khi thực hiện chương trình 56
Trang 9MỞ ĐẦU
Môi trường là cụm từ hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành vấn
đề cấp bách trong những năm gần đây Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọng đặcbiệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của một đấtnước, của cả nhân loại Đất nước càng phát triển, tham vọng của loài người ngàycàng tăng lên Vì mục đích kinh tế, con người bất chấp mọi hành vi kể cả việc làmtổn hại đến môi trường chỉ để nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, kiếm lợinhuận trước mắt Họ không nhận thức được rằng chính những hành động đó đã đẩymôi trường rơi vào tình trạng như ngày nay hoặc có thể họ biết nhưng không thực
sự quan tâm Để sửa sai, hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngànhàng triệu người có cùng mối quan tâm đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện cácgiải pháp nhằm hạn chế không để môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại thêm Liệunhững việc làm hiện nay có phải là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận,đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tainhư động đất, sóng thần, lũ lụt ?
Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì
lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập
trung vào con người Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi, cách xử sựsai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng là thời gian.Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ cóảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành Vì vậy, giáo dục có tầm quantrọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiểu học Đặc biệt là trẻ 6 –
11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, vềtình cảm Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khámphá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ Giáo dục Tiểu học là ngành học chiếm vị trí quan trọng, mở đầu trong hệthống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách
Trang 10con người, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, tiếp thu cácgiá trị truyền thống dân tộc
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục môi trường đối với học
sinh Tiểu học, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và lồng ghép nội
dung giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo cho học sinh tại trường tiểu học quốc tế Olympia – Khu đô thị Trung Văn – Hà Nội”
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những vấn đề chung về giáo dục môi trường
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục môi trường
Hai từ “giáo dục” và “môi trường” được chính thức kết hợp với nhau lần đầutiên vào khoảng giữa những năm 1960 Khái niệm giáo dục môi trường (GDMT)được hình thành ở nước Anh là nhờ ở Sir Patrick Geddes, một giáo sư thực vật họcngười Scotland Ông đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trườngvới chất lượng giáo dục vào khoảng năm 1982
Năm 1972, Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường nhân văn được tổchức ở Stockholm (Thuỵ Điển) và khái niệm GDMT chính thức ra đời, góp phầngiúp con người nhận thức rõ được tác động của mình đối với môi trường Đến tháng10/1975, IEEP tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại Belgrade đưa ra nghị địnhkhung và tuyên bố về mục tiêu và nguyên tắc hướng dẫn GDMT
Năm 1977, Hội nghị Liên chính phủ về GDMT được tổ chức ở Tbilisi (Liên
Xô cũ) chính thức tán thành định nghĩa và các nguyên tắc của GDMT
Năm 1980, Chiến lược Bảo tồn Thế giới kêu gọi một “đạo đức” mới trong xãhội loài người, nghĩa là con người hãy chung sống hài hoà với thế giới tự nhiên Xétcho cùng, chỉ có thể đạt được các mục tiêu bảo tồn nếu toàn thể xã hội loài ngườithay đổi cách ứng xử với môi trường Nhiệm vụ lâu dài của GDMT là nuôi dưỡng,củng cố những thái độ và hành vi phù hợp với đạo đức mới
Năm 1987, Hội nghị thế giới lần thứ hai về GDMT do UNESCO và UNEPphối hợp tổ chức ở trong số những sáng kiến đầu tiên đã bị thất bại Sau Hội nghịnày, các hoạt động hiện trường bùng nổ Các hiệp hội được thành lập ở rất nhiềunước khác nhau và mọi nỗ lực đều đi theo định hướng “suy nghĩ ở cấp toàn cầu vàhành động ở cấp địa phương”
Trang 12Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất được tổ chức ở Rio de Janeiro,Brazil Tại Hội nghị này, vấn đề GDMT được nhấn mạnh và đưa vào chương trìnhNghị sự 21: đưa khái niệm về môi trường và phát triển vào tất cả các chương trìnhgiáo dục, xây dựng các chương trình đào tạo cho học sinh và sinh viên.
Mốc quan trọng cuối cùng trên quy mô toàn cầu là Hội nghị Thượng đỉnh Thếgiới về Phát triển Bền vững tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002 Hội nghịthống nhất: Mục đích của GDMT giờ đây đã trở thành việc theo đuổi của tất cả các
hoạt động giáo dục (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011; Phan Nguyên Hồng, Vũ Thục
Hiền, 2005)
1.1.2 Các khái niệm về giáo dục môi trường
Một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển định nghĩa GDMT là Hộinghị quốc tế về GDMT trong Chương trình học đường do IUCN/UNESCO tổ chứctại Nevada, Mỹ năm 1970 Hội nghị này đã thông qua định nghĩa sau về GDMT:
“Là quá trình thừa nhận giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường lý sinh xung quanh mình GDMT cũng tạo
cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường”.
Năm 1975, Martin bắt đầu cố gắng thay đổi một số hiểu biết về môi trường.Trong định nghĩa của ông, chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị trongGDMT, cũng như đến đạo lý và giá trị Trên bình diện quốc tế, thuật ngữ “giáo dụcmôi trường” đã được sử dụng ở Stockholm năm 1972 tại Hội nghị toàn cầu lần thứnhất về Môi trường nhân văn Nhưng chỉ đến Hội nghị ở Belgrade nó mới đượcđịnh nghĩa trên quy mô toàn cầu Kể từ đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa
về GDMT là “quá trình nhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ
ràng và quan tâm đến toàn bộ môi trường cùng những vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và cam kết để có thể làm việc độc lập hoặc hợp tác với người khác nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện có và phòng chống
Trang 13Những khuynh hướng mới trong GDMT thừa nhận rằng các hành vi môitrường không chỉ bị ảnh hưởng bởi kiến thức, mà còn bị chi phối bởi cách nhìn nhận
về giá trị môi trường, phương án lựa chọn, kỹ năng, và những nhân tố thúc đẩykhác, như trong định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục môi trường Bắc Mỹ, năm 1993.Sau đây là một định nghĩa tương đối mới về GDMT có khả năng giải quyếtđược những thách thức đối với phát triển bền vững (PTBV):
“GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hữu ích giúp
người dạy và người học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến họ và tìm ra những câu trả lời dẫn đến một lối sống có trách nhiệm, được thông tin đầy đủ”.
Điều quan trọng là cần nhận thấy, rằng trong tất cả những định nghĩa khácnhau này, có một số điểm cơ bản chung có tính cố hữu
Thứ nhất, GDMT là một một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian
ngắn, ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng
những phương thức khác nhau; Thứ hai, rằng GDMT nhằm thay đổi hành vi; Thứ
ba, rằng khung cảnh học tập là bản thân môi trường và những vấn đề có trong thực
tế; Thứ tư, rằng GDMT bao gồm giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống.
Nói một cách gián tiếp, nhờ tập trung vào phát triển kỹ năng, những định nghĩa này
muốn nói rằng việc học phải tập trung người học và lấy hành động làm cơ sở.
(Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011)
1.2 Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.1 Vai trò, vị trí của giáo dục đối với việc bảo vệ môi trường
Con người là một thành phần của môi trường (MT) và là chủ thể của BVMT
Ý thức, thái độ, hành vi ứng xử đối với MT là một trong các yếu tố nhân cách củangười lao động Chức năng tổng quát nhất và cao quý nhất của giáo dục là “trồngngười”, rèn luyện và phát triển nhân cách người lao động Thật vậy, quá trình giáodục, đặc biệt là giáo dục có hệ thống trong nhà trường đóng vai trò quyết định đốivới việc hình thành tư cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối với MT của
Trang 14mỗi cá nhân Một khi con người có những hiểu biết về mối quan hệ nhân quả giữa
MT và phát triển kinh tế - xã hội, giữa MT và sự tồn tại của xã hội, giữa MT vàchính cuộc sống của mình thì trong mọi hành động họ sẽ nâng niu và ứng xử thânthiện với MT vì mục tiêu PTBV Mọi thành viên trong cộng đồng xã hội đều cóquan hệ với nhau và quan hệ trực tiếp với MT Tất cả đều có trách nhiệm trước MT.Chính vì vậy, giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và PTBV đất nước
Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) không chỉ làm
cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen,hành vi ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự với MT Điều này phải được hìnhthành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ, từ gia đình tớinhà trường, từ trường tiểu học đến những năm học ở trường phổ thông (Lê Văn Khoa
và các cộng sự, 2009)
1.2.2 Nhiệm vụ và phương pháp tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường
a, Nhiệm vụ trong giáo dục bảo vệ môi trường
Theo tuyên ngôn của Tổ chức UNESCO - UNEP năm 1998 “GDBVMTkhông phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ phận riêng biệthay một chủ đề nghiên cứu, mà nó là một đường hướng hội nhập vào chương trình
đó GDBVMT là kết quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ mônkhác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội, văn học nghệ thuật,…), nó cung cấp một nhận thức toàn diện về môitrường”
GDBVMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi ngườihiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ camkết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có tráchnhiệm trong môi trường GDBVMT với không chỉ kiến thức mà còn cả tình cảm,thái độ, kỹ năng và hành động xã hội Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến
Trang 15làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉđạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội.
b, Phương pháp tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường:
Tích hợp và lồng ghép: GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những
kiến thức về môi trường cho học sinh – sinh viên, những kiến thức về môi trườngthông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp với từng đối tượng Việcgiáo dục này chủ yếu dựa theo phương thức lồng ghép và liên hệ trong các nội dunggiảng dạy của các môn học
Tính phù hợp ở từng bậc học: Nội dung GDBVMT là việc cung cấp những
thông tin về MT cùng những biện pháp BVMT cần được cung cấp theo những cách thứcphù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng; nội dungGDBVMT cần là giáo dục trong môi trường và vì môi trường; GDBVMT là nhìn thấy rõtrách nhiệm và rèn luyện kỹ năng để BVMT
Tính tổng hợp và đa dạng: Trong đời sống xã hội, những nhân tố tự nhiên và
nhân tố xã hội luôn luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống sinh hoạt của mỗi cá nhân và của cộng đồng dân cư; do đó, nội dung GDBVMTkhông chỉ bao hàm các nội dung về môi trường tự nhiên mà còn phải bao hàm cả môitrường xã hội hay còn gọi là môi trường nhân văn
Tính hành động thực tiễn: GDBVMT không chỉ giúp học sinh - sinh viên có
thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để BVMT, mà còn phải biết vận dụng cácnguyên lý, nguyên tắc vào ngay các vấn đề cụ thể, phải biết làm điều gì đó cho môitrường xung quanh, nghĩa là GDBVMT phải được tiến hành bằng cả phương thứclẫn hành động thực tiễn
Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: “GDBVMT là dạy người
học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường Vì vậy, cần tận dụng các phươngthức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội trong quátrình giáo dục Đồng thời hướng người học vận dụng ngay hiểu biết để tham gia vào
Trang 161.3 Cơ sở tâm lí học và giáo dục học của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở cấp độ tiểu học
Tuổi vào tiểu học là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của học sinh.Chính trong giai đoạn này các bạn phát triển rất nhanh cả về thể chất, tình cảm và trítuệ, hình thành và phát triển mạnh mẽ những năng lực khác nhau, đặt cơ sở nềnmóng cho phát triển nhân cách của chúng
Nhà giáo dục Nga vĩ đại K.D Usinxki đã nhấn mạnh sự cần thiết cho học sinhlàm quen với môi trường thiên nhiên, phát triển các kĩ năng quan sát các hiện tượngthiên nhiên ngay từ khi còn rất nhỏ Sự tiếp xúc sớm nhất của học sinh với thiênnhiên giúp cho việc giáo dục quan niệm đúng đắn đối với môi trường, khả năngđánh giá hiện trạng của môi trường Giáo dục học sinh thái độ trân trọng, bảo vệ vàgiữ gìn đối với rừng, con vật, thực vật, mong muốn phát triển tài nguyên thiên nhiên
là đòi hỏi tất yếu của GDMT
Nhiều nhà giáo dục học tiểu học đã nêu lên: một trong những mục tiêu giáodục học sinh ở lứa tuổi tiểu học là hình thành ở các em những cơ sở văn hoá củamôi trường Bởi vì trong giai đoạn này học sinh tích luỹ các ấn tượng cảm xúc, cáchình ảnh và biểu tượng rực rỡ đầu tiên về thiên nhiên, đặt nền tảng cho quan hệ vàthái độ đúng đắn với môi trường xung quanh và định hướng đúng trong môi trườngđó
Các nghiên cứu tâm lí - giáo dục đã chứng minh khả năng hiểu các mối quan
hệ qua lại và sự phụ thuộc trong thiên nhiên của học sinh tiểu học Sự hiểu biết cácmối quan hệ khác nhau trong thiên nhiên góp phần phát triển trí tuệ, phát triển nănglực phân tích trong hoàn cảnh sinh thái của học sinh Các yếu tố của sự tác động qualại giữa con người và thiên nhiên có ý nghĩa to lớn trong GDBVMT cho học sinh.Trước hết đó là việc cho các em làm quen với các hoạt động thực tiễn khác nhaucủa con người trong thiên nhiên, hoạt động BVMT (trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệcác động vật quý hiếm; bảo vệ giữ gìn cây, con, hoa quả; giữ gìn và bảo vệ các
Trang 17lịch sử, viện bảo tàng, đồng thời hướng sự chú ý của học sinh đến các tác động tốtcũng như không tốt của con người đối với thiên nhiên, những khó khăn về môitrường nơi mà các bạn đang sống (bụi, tiếng ồn, nước bị ô nhiễm )
Trong các hoạt động nhận thức, hoạt động lao động, hoạt động mĩ thuật, nộidung GDBVMT bao gồm cả việc giáo dục các chuẩn mực đánh giá, giúp học sinhnhận thức được giá trị đặc biệt quý báu của thiên nhiên Một trong những biểu hiệnquan trọng của thái độ quan tâm đến thiên nhiên là mong muốn tham gia vào việcchăm sóc vật nuôi, cây trồng Trong khi chăm sóc chúng, học sinh hiểu được cácnhu cầu của động - thực vật (thức ăn, nước, ánh sáng, không khí, độ ẩm ) Chúnghiểu được rằng để mọi cơ thể sống được, lớn lên và phát triển, các điều kiện sốngcủa chúng phải được thoả mãn Chính trong quá trình đó, học sinh hiểu một cáchtrực quan sự phụ thuộc của vật nuôi, cây trồng vào lao động của con người
Trong lao động, các em vui sướng vì được giúp cho vật nuôi, cây trồng lớn lên
và phát triển Lao động trong MT là một phương tiện giáo dục quan trọng để hìnhthành và phát triển ở học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên trong điều kiện tự lực vàtích cực Lao động cải tạo MT xung quanh cùng với người lớn (trồng cây, làm vệsinh) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Học sinh tiểu học cần được tham gia vào cáchoạt động BVMT như: trồng cây, thu dọn rác, chăm sóc và bảo vệ động, thực vật
Sự tham gia vào các hoạt động chung giữa các cơ sở như trường tiểu học, công tycây xanh và MT tạo cho các bạn cơ hội hợp tác với những bạn cùng tuổi, khác tuổi
và người lớn trong hoạt động BVMT
Những cảm xúc thẩm mĩ (tốt - xấu; thiện - ác; đẹp - xấu) phù hợp với lứa tuổitiểu học Do đó, trong GDMT cho học sinh cần phải chú ý đến các khía cạnh thẩm
mĩ và đạo đức Cái đẹp và tình cảm, đạo đức cao đẹp trong quan hệ với MT là cácmặt không tách rời nhau Phát triển cảm xúc thẩm mĩ trong quan hệ với thiên nhiênliên quan chặt chẽ với phát triển trí tuệ Các nhà tâm lí - giáo dục đã chỉ ra rằngkhông có cảm xúc thẩm mĩ trong khi tri giác thiên nhiên thì không thể có nhận thức
Trang 18bản chất của các hiện tượng thiên nhiên và không thể tiếp nhận chúng một cách trọnvẹn
Học sinh tiểu học có thể hiểu được các quy tắc, chuẩn mực cũng như các hạnchế, cấm đoán có tính chất GDBVMT Nhận thức của các bạn về các chuẩn mựctrong quan hệ với MT thể hiện ở các nhận xét, các lựa chọn hành vi đạo đức trongcác tình huống xảy ra trong cuộc sống Do đó cần phải cho học sinh làm quen vớicác quy tắc giữ gìn, BVMT, giáo dục các bạn biết sử dụng và tận dụng các tàinguyên thiên nhiên, không gây đau đớn cho con vật, cây cối, không phá hỏng sựtrọn vẹn của thiên nhiên và các điều kiện sống của động, thực vật Trên cơ sở đó,học sinh sẽ dần dần nắm được hệ thống các kĩ năng hành động và các quy tắc hành
vi trong môi trường
Học sinh tiểu học là nhà nghiên cứu theo bản năng tự nhiên Chúng ta cần phảikhuyến khích tính tò mò, khám phá của các em trong MT thiên nhiên Vai trò củangười lớn là tạo điều kiện thuận lợi và chỉ dẫn các em thực hiện các khám phá hơn
là cho chúng những câu trả lời hoặc kiểm soát chúng Hãy bắt đầu tìm hiểu các em
đã biết gì, tò mò cái gì, làm gì để duy trì hứng thú của chúng Bằng cách đó chúng
ta giúp học sinh thử nghiệm với khả năng của mình và tham gia tích cực vào quátrình đó Các nhà khoa học đã chứng minh rằng lứa tuổi tiểu học thường học thôngqua hoạt động, qua chia sẻ với người lớn và bạn bè Cảm xúc và tình cảm là mộtphần quan trọng của việc học tập của chúng (Sở giáo dục và đào tạo tỉnh HảiDương, 2010)
1.4 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học
1.4.1 Vai trò, vị trí của giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào
tạo các em trở thành công dân tốt cho đất nước Mục đích quan trọng của giáo dụcbảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môitrường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân
Trang 19thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, cóthói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được Vì vậy,nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyếtđịnh đối với việc hình thành những phẩm chất đó Thêm vào đó, số lượng học sinhtiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số Con số này sẽ nhân lên nhiều lầnnếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tớitương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường.(Bùi Cách Tuyến, 2012)
1.4.2 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học
Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học nhằm:
- Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: Các thành phần môi trường gồmđất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng; mối quan
hệ giữa con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện phápbảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phốphường, )
- Học sinh bước đầu có khả năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trườngphù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp),sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh,chia sẻ, hợp tác Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, đất nước Thân thiện vớimôi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh (Nguyễn Thị Bình, 2010)
1.4.3 Một số nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học được lồng ghép, tích
hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpvới lượng kiến thức phù hợp Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực cảithiện môi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thiên nhiên với môitrường
* Tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường qua các môn học có 3 mức độ:
Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ Giáo dục bảo vệ môi
Trang 20phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này Để chuyển tải được nội dung giáo dụcbảo vệ môi trường tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn các phương phápgiáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường Đó
là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường
- Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của bộmôn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tác động của con người tới môitrường, những phương pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và xử lý
sự cố môi trường
- Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạonhư một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập Nói cách khác là cầnphải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng
- Giáo dục vì môi trường: Nhằm giáo dục được ý thức, thái độ, các chuẩnmực, hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường Hình thành và phát triển, rèn luyệncác kỹ năng cơ bản, cần thiết cho những quyết định đúng đắn trong hành động bảo
vệ môi trường
* Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Trong chương trình Tiểu học hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định mỗituần ít nhất 1 tiết Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được lồng ghép vàonhững buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội Căn cứ vào những chủ đề chung cho toàn
bộ bậc học, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường được quy định cho các khốilớp theo hai mức độ: Các lớp 1,2,3 và các lớp 4,5 Đối với học sinh Tiểu học nóichung, yêu cầu cơ bản cần đạt ở độ tuổi này là:
- Nhận biết, biết mộ số đặc điểm cơ bản về vai trò của cây cối, con vật, cáchiện tượng thiên nhiên, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng quan sát, nhật xét, nên thắcmắc, đặt câu hỏi
- Biết cách biểu đạt hiểu biết của mình về những sự vật, hiện tượng đơn giảntrong tự nhiên
Trang 21- Biết làm những việc đơn giản thiết thực để bảo vệ môi trường tại trường, lớp,gia đình, cộng đồng.
- Hình thành và phát triển ý thức, hành vi bảo vệ cây cối, con vật có ích, yêuthiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng Có ý thức thực hiện quy tắc giữ vệ sinhcho bản thân, gia đình, cộng đồng, không nghịch phá các công trình công cộng.Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu họcgồm có các chủ đề sau:
+ Ngôi nhà của em: Nhà trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp có ảnh hưởng tốtđến sức khỏe con người Vì vậy, các em phải biết thường xuyên tự giác giữ gìn nhàcửa sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng gia đình, trồng vàchăm sóc cây, con vật nuôi trong gia đình
+ Mái trường thân yêu của em: Các em cần biết những điều nên làm và khôngnên làm trong bảo vệ giữ gìn môi trường, yêu quý giữ gìn bảo vệ môi trường nhàtrường, thực hiện quy định bảo vệ cảnh quan môi trường, tích cực tham gia các hoạtđộng giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp
+ Em yêu quê hương: Cảm nhận được vẻ đẹp nơi mình sinh sống, biết một sốnguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng, yêu quý và có ý thức giữ gìn,bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường tại cộngđồng
+ Môi trường sống của em: Củng có kiến thức qua các môn học về các thànhphần cơ bản của môi trường xung quanh như đất, nước, không khí, ánh sáng, độngvật, thực vật Một số biểu hiện về ô nhiễm môi trường, nhận biết cảnh quan môitrường xung quanh, có những việc làm đơn giản thiết thực để giữ gìn và bảo vệ môitrường xung quanh
+ Em yêu thiên nhiên: Con người sinh sống trong thiên nhiên và là một bộ phậncủa thiên nhiên, phá hoại thiên nhiên, môi trường tự nhiên xung quanh sẽ gây táchại đối với cuộc sống con người Vì vậy, các em cần biết cảm nhận, yêu quý vẻ đẹpcủa thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tham gia trồng và chăm sóc cây xanh, chăm sócyêu quý những con vật nuôi
Trang 22+ Vì sao môi trường bị ô nhiễm: Nhận biết và chỉ ra một số nguyên nhân gây ônhiễm môi trường đến con người và các sinh vật khác, thực hiện những hành động
cụ thể để tránh làm ô nhiễm môi trường
+ Tiết kiệm trong tiêu dùng: Biết tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường, quýtrọng các đồ dùng, tài sản thiên nhiên, sản phẩm lao động, tiết kiệm sử dụng hợp lýcác đồ dùng trong sinh hoạt, học tập, biết phân loại tận dụng phế thải
Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục trong trường Tiểu học
Do đó, đặc thù giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phương pháp dạyhọc đa dạng như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai, đồngthời giáo dục bảo vệ môi trường còn sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù củacác môn học
1.4.4 Một số quan điểm về việc xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
Quá trình xây dựng nội dung GDBVMT cho học sinh tiểu học được dựa trêncác quan điểm sau:
a) Nội dung GDBVMT cho học sinh tiểu học nhằm hình thành và giáo dục cho trẻ đồng bộ cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với MT
Khi biên soạn nội dung GDBVMT cần phải xuất phát từ nhu cầu, kinh nghiệmcủa các em, trên cơ sở những gì các em đã biết, những gì các em muốn biết vànhững gì các em cần biết Nội dung GDBVMT không chỉ cung cấp những hiểu biết
về MT xung quanh mà điều quan trọng là phải hình thành được những kĩ năngBVMT, giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ tôn trọng, quý mến trong việc BVMT
b) Nội dung GDBVMT được xây dựng theo quan điểm tích hợp.
Các nội dung GDBVMT được biên soạn lồng ghép với các nội dung củachương trình chăm sóc - giáo dục học sinh theo quan điểm đổi mới, tránh khônglàm nặng thêm chương trình đã có Không xây dựng thành một chương trìnhGDBVMT riêng
Trang 23Khi biên soạn phải lấy bản thân học sinh làm xuất phát điểm để xem xét nótrong các mối quan hệ: học sinh với thế giới động - thực vật, học sinh với tàinguyên, học sinh với các hiện tượng thiên nhiên; với văn hóa ứng xử và học sinhvới các quan hệ xã hội khác
c) Quá trình thực hiện các nội dung GDBVMT cho học sinh tiểu học được thực hiện thông qua các hoạt động khác nhau:
Hoạt động vui chơi (chơi trò chơi đóng vai người làm vườn, hay công nhâncông ty môi trường đô thị ); qua các hoạt động lao động đơn giản (chăm sóc câycối, con vật, dọn vệ sinh lớp học ) và thông qua các chương trình học tập, đặc biệt
là qua việc sử dụng một cách hợp lý góc thiên nhiên và những điều kiện vốn có ởđịa phương vào việc GDMT
d) Nội dung GDBVMT cho học sinh tiểu học phải thể hiện được tính đặc thù về nhận thức, tình cảm và hành động của các em với việc BVMT (Sở giáo
dục và đào tạo tỉnh Hải Dương, 2010)
1.5 Giáo dục bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh ở cấp độ tiểu học của các nước trên thế giới
Nghiên cứu chương trình chăm sóc - giáo dục học sinh cấp độ tiểu học củamột số nước (Úc, Hàn Quốc, Nga, Singapore) cho thấy các nước này đều quan tâmđến việc GDBVMT cho học sinh ngay từ lứa tuổi nhỏ Với mục đích hình thành ởcác em những giá trị và phẩm chất môi trường như: hiểu về môi trường, yêu quýmôi trường, tôn trọng, chăm sóc, giữ gìn và BVMT, có thái độ hài hoà đối với thếgiới tự nhiên, chương trình của các nước đều có nội dung giáo dục về môi trường vàBVMT như:
a) Chương trình GDTH của Hàn Quốc
Nội dung GDBVMT được trải đều trong các lĩnh vực khác nhau của
chương trình Chương trình có các nội dung giáo GDBVMT sau đây:
- Hiểu được giá trị của môi trường trong lành;
Trang 24- Sống tiết kiệm: dùng điện nước một cách tiết kiệm, bảo vệ các thiết bị;
- Phân loại rác, biết làm thế nào để giảm rác thải;
- Quan tâm và tái tạo lại những thứ có thể sử dụng;
- Chuẩn bị đối phó với sự ô nhiễm MT và thảm hoạ thiên nhiên: có sự hiểubiết để sống trong MT ô nhiễm Dự đoán thảm hoạ thiên nhiên và sẵn sàng đối phó.Chương trình của Hàn quốc được xây dựng theo cách tiếp cận phát triển, nênrất chú trọng hình thành cho học sinh những hành vi và các kỹ năng cơ bản trongcuộc sống hàng ngày Đây cũng là một xu hướng trong việc đổi mới chương trìnhchăm sóc - giáo dục học sinh ở Việt Nam hiện nay
b) Chương trình GDTH của Úc
Chương trình của Úc không đưa ra nội dung GDBVMT rõ ràng như ở chương
trình của Hàn Quốc Nội dung GDBVMT được tích hợp một cách tự nhiên vào
chương trình chăm sóc - giáo dục học sinh Chương trình quan tâm đến việc xây
dựng các môi trường cho các em được hoạt động, trong đó có môi trường sinh thái
và các nguyên - vật liệu để học sinh hoạt động sáng tạo
* Môi trường sinh thái: gồm một số nội dung sau:
- Có nhiều loại cây khác nhau: thảm cỏ, cây ăn quả, cây đặc sản của địaphương, cây có vỏ cứng, cây có hoa
- Có khu đất để gieo hạt, trồng củ, tưới nước, nhổ cỏ, làm đất màu mỡ
- Có các khu nuôi con vật để trẻ chăm sóc và cho ăn, các khu để các em quansát các côn trùng
- Có các dụng cụ từ nguyên vật liệu tự nhiên (các khúc gỗ, tảng đá ) và cácvật đã qua sử dụng (lốp xe, ống tròn ) để các em hoạt động
* Các nguyên - vật liệu để các em hoạt động sáng tạo: Sử dụng các vật liệu
loại đã qua sử dụng để các em làm đồ dùng, đồ chơi và trong hoạt động tạo hình
c) Chương trình GDTH của Nga
Trang 25- Mối quan hệ của động vật và thực vật với môi trường sống của chúng;
- Sự đa dạng sinh học: Mối quan hệ tương hỗ giữa các cơ thể sống trong môitrường sinh thái của chúng;
- Con người là sinh vật sống: môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộcsống của con người;
- Con người sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong các hoạt động sản xuất kinh
tế Vấn đề ô nhiễm môi trường Bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh học
Với quan điểm các em học thông qua các hoạt động trải nghiệm và tìm tòikhám phá, chương trình đưa ra các dạng hoạt động sau đây của học sinh trong giáodục sinh thái: chơi đóng vai; hoạt động thực tiễn; hoạt động sáng tạo; tiếp xúc vớimôi trường, với các đối tượng của thế giới động, thực vật; thí nghiệm; hoạt động lờinói; quan sát; xem sách, tranh và chương trình truyền hình
d) Chương trình GDTH của Singapore
Chương trình gồm 6 chủ đề chính:
- Nhận thức về môi trường trong những năm tháng tuổi thơ;
- Khám phá môi trường xung quanh, khám phá cơ chế hoạt động của các sinhvật, hiện tượng;
- Tìm hiểu sự trưởng thành của sự thay đổi;
- Hình thành thái độ đúng đắn với môi trường;
Với phương pháp giáo dục tiên tiến, chương trình khuyến khích các hoạt động giúp
đỡ học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống như: khách đến thăm quan lớp học, tổ chức cácchuyến đi thăm quan và giới thiệu hàng loạt các ý tưởng cho các hoạt động nhận thức vềmôi trường (Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương, 2010)
1.6 Tổng quan về các dự án, nghiên cứu triển khai đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các bậc đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc dân
Bộ GD&ĐT hướng dẫn các Sở GD&ĐT, trường học các cấp, các viện và trung tâm
nghiên cứu trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015
Trang 26Trong đó nêu rõ, các hoạt động triển khai nhiệm vụ đưa các nội dung bảo vệ môitrường vào hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm việc xây dựng chương trình, tài liệu, bàigiảng, băng hình về bảo vệ môi trường cho các cấp học và các trình độ đào tạo;
Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (phương pháp tích hợp/lồng ghép các nộidung bảo vệ môi trường vào các môn học) cho giáo viên, giảng viên
Hội thảo và các hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các cuộc thi,
tổ chức sáng tác tranh cổ động về chủ đề bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường; tổchức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, Giờ trái đất; Tuần lễ biển vàhải đảo Việt Nam, ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinhmôi trường, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các đợn vị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệmôi trường năm 2013 và ước thực hiện năm 2014; phân tích, đánh giá các mặt được,chưa được, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện cũng như kiến nghị và đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môitrường
1.7 Tổng quan về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp độ tiểu học tại khu vực nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/6/1998của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17/10/2001của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môitrường vào hệ thống giáo dục quốc dân", Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lựơc Bảo vệ môi trường quốc giađến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đặc biệt Nghị quyết số 41- NQ/TWngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
Trang 27nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường và thực hiệntốt các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường Nhiều nội dung bảo
vệ môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu đạt được những kếtquả nhất định Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như: tuyên truyền thôngtin về môi trường, xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp; tổ chức thànhcông một số cuộc thi viết, vẽ, thi văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường…
Đối với điểm nghiên cứu của luận văn là trường tiểu học Quốc tế Olympia nằmtại khu đô thị Trung Văn – Hà Nội Hiện nay, nội dung GDBVMT đã được triểnkhai thực hiện rộng rãi ở trong trường Và nội dung này chủ yếu được lồng ghép,tích hợp vào tất cả các chủ đề học trong khung chương trình mà Bộ giáo dục và đàotạo đưa ra, thông qua các hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời vàhoạt động mọi lúc mọi nơi Học sinh được nhắc nhở, răn dạy thường xuyên về việc
bỏ rác vào thùng, sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí Những hoạt động củanhà trường và lời khuyên răn của các cô đã phần nào giúp các em có nhận thức đầutiên về BVMT, bằng những hành động nhỏ của mình thường ngày
Song để các em có những nhận thức sâu về BVMT, tự giác thực hiện thì vẫncòn nhiều bạn chưa làm được
Do vậy, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra chương trình về GDBVMT chohọc sinh tiểu học, nhằm truyền đạt thêm cho các em những kiến thức về môi trường,cùng các em định hướng những cách góp phần BVMT thiết thực nhất, vừa với sứccủa mình
Trang 28CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Góp phần xây dựng nhận thức và ý thức về vấn đề bảo vệ
môi trường cho học sinh ở cấp độ Tiểu học
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng chương trình về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu
học Quốc tế Olympia
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
+ Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học quốc tế Olympia – Khu đô thị TrungVăn – Hà Nội
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, Luận văn tiến hành những nội dung sau:
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động GDBVMT tại trường tiểu học Quốc tế Olympia;+ Phương pháp giảng dạy và học tâp;
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng cho việc GDBVMT;
+ Các tài liệu về GDBVMT mà nhà trường đã có để phục vụ cho dạy và học;+ Nhận thức của học sinh đối với môi trường
- Nghiên cứu, xây dựng và lồng ghép chương trình GDBVMT tại trường tiểuhọc Quốc tế Olympia, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
+ Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua cácmôn học
Trang 29- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình GDBVMTcho học sinh ở tiểu học.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu
- Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá và tổnghợp các dữ liệu có liên quan đến trường tiểu học Quốc tế Olympia thông qua cácthông tin, số liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau
- Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các giáo trình có nộidung về GDBVMT cho học ở lứa tuổi tiểu học, các nghiên cứu về vấn đề tương tựtrước đây Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những thông tin trên các trang Website vềviệc đánh giá tâm lý của học sinh, về nhận thức của các em ngay từ lứa tuổi tiểu học cóảnh hưởng đến khi trưởng thành; và các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên về giáo
án giảng dạy các nội dung có liên quan đến chủ đề BVMT
2.4.2 Phương pháp điều tra xã hội học
- Quan sát, đánh giá một cách trực quan về môi trường xung quanh, môitrường học tập ở tiểu học Đồng thời quan sát các hành vi của các em về BVMTtrong mọi hoạt động học tập, vui chơi diễn ra trong trường
- Sử dụng phiếu anket với nội dung đề cập đến khả năng nhận thức và ý thứccủa học sinh trước và sau khi được học về cách BVMT trong các hoạt động diễn rathường ngày Phiếu điều tra được phát cho 2 nhóm đối tượng: cán bộ, giáo viêntrong trường và phụ huynh của học sinh vào hai thời điểm trước và sau khi thựchiện chương trình GDBVMT, nhằm đánh giá sự khác nhau về khả năng nhận thức
và hình thành ý thức của các em về BVMT
+ Trước khi thực hiện chương trình: tiến hành phát chủ đích 20 phiếu cho cán
bộ, giáo viên và thu về 20 phiếu; phát 30 phiếu cho phụ huynh học sinh lớp 4 và lớp
5 (thu về 30 phiếu); 30 phiếu cho phụ huynh học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 (thu về
30 phiếu)
Trang 30+ Sau khi thực hiện chương trình: tiến hành phát phiếu điều tra cho các đốitượng đã được phỏng vấn trước đó để tiện đánh giá nhận thức của các em, phát 10phiếu cho cán bộ, giáo viên và thu về 10 phiếu; phát 20 phiếu cho phụ huynh họcsinh lớp 4 và lớp 5 (thu về 20 phiếu); 20 phiếu cho phụ huynh học sinh lớp 1, lớp 2
và lớp 3 (thu về 20 phiếu)
2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Khảo sát, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường xung quanh, chất lượng các đồ dùngdành cho việc giảng dạy - học tập về BVMT tại khu vực nghiên cứu
- Điều tra các nguồn tài liệu sẵn có phục vụ cho quá trình GDBVMT trong trườngtiểu học Quốc tế Olympia
* Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu xây dựng và lồng ghép chươngtrình GDBVMT cho học sinh tại khu vực nghiên cứu:
a) Quan sát : Học sinh quan sát và khám phá bằng các giác quan: sử dụng cácgiác quan như xúc giác, thị giác, vị giác và thính giác để khám phá các mối quan hệtrong sự thay đổi, sự trưởng thành và quan hệ nhân quả Tạo điều kiện cho học sinhtiểu học hình thành được tri giác một cách chủ động và có hệ thống các hiện tượng
Trang 31xảy ra trong môi trường, qua đó học sinh sẽ tìm ra những đặc điểm, đặc trưng và ýnghĩa của những sự vật và hiện tượng nằm trong nội dung GDBVMT.
b) Thực hành - trải nghiệm :
+ Phương pháp thực hành: Học sinh sử dụng và phối hợp các giác quan, làm
theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với đồ dùng học tập (cầm, nắm, sờ,đóng, mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau ) để phát triển giác quan và rènluyện thao tác tư duy
+ Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi
phù hợp để kích thích các em tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyếtnhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra
+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: đưa ra các tình huống cụ thể nhằm
kích thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đềđặt ra
+ Phương pháp luyện tập: Học sinh thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời
nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng
đã được thu nhận
c) Trực quan – minh họa (làm mẫu), ví dụ như trình chiếu powerpoint : Xemnhững tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi trường và BVMT cho học sinh quansát nhằm thu nhận những ấn tượng mới và chính xác hóa những ấn tượng đã có vềthiên nhiên, môi trường Sử dụng phương pháp trực quan là nhằm tạo điều kiện chohọc sinh có thể thu nhận được một cách rõ ràng, chính xác những sự vật, hiện tượngxảy ra trong môi trường xung quanh của các em
d) Trò chuyện – đàm thoại : Đàm thoại, thảo luận trò chuyện chia sẻ thông tin,cảm xúc và làm chính xác hóa những hình ảnh của các em về môi trường và quan
hệ của con người với môi trường Bằng phương pháp đàm thoại, trò chuyện có thểgiúp trẻ thu nhận thông tin về môi trường qua sự giao tiếp bằng ngôn ngữ phongphú
Trang 32e) Nêu gương – đánh giá :
+ Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ,
biểu dương các em là chính, nhưng không lạm dụng
+ Đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của
bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của hóc sinh Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhậnxét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình thức phạtlàm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lý của học sinh
2.5 Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Phương pháp này được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ tư liệu, thôngtin cần thiết từ các phương pháp được thực hiện, tổng kết số liệu từ các bảng phỏngvấn Mục đích để xử lý thông tin, hoàn thiện báo cáo
Trang 33CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Quốc tế Olympia
Trường tiểu học Quốc tế Olympia nằm ở Khu đô thị Trung Văn – Hà Nội, cóđường giao thông thuận tiện cho việc đi lại và đưa đón học sinh Qua khảo sát sơ bộchất lượng môi trường xung quanh điểm nghiên cứu nhận thấy: trường học khônggần trục đường giao thông chính nên ít nhiều tránh được ảnh hưởng bởi bụi và tiếngồn; hàng ngày, trong trường có người dọn dẹp vệ sinh chung đảm bảo môi trườngsạch sẽ, bên ngoài cổng trường cũng được dọn dẹp, cây xanh được trồng theo hànglối và chăm sóc cẩn thận, khu vui chơi của các em cũng rất gần gũi với thiên nhiên,đảm bảo cho học sinh một môi trường học tập tốt
3.1.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng cho việc giáo dục bảo vệ môi trường
Trường tiểu học Quốc tế Olympia được xây dựng trong khuôn viên với tổngdiện tích 10.000m2 Trường được thiết kế bởi hai nhà tư vấn thiết kế trường họchàng đầu là Perkins Eastman (Mỹ) và Archipel (Pháp) sẽ đảm bảo cho các em họcsinh một khuôn viên học tập hàng đầu
Khu lớp học hiện đại, được thiết kế chuyên biệt cho môi trường giáo dục vớidiện tích 50m2/phòng Mỗi phòng học được bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý, cácphương tiện học tập hiên đại, hệ thống tủ để đồ cá nhân của học sinh cũng là hệthống cách âm cho lớp học sẽ đem lại môi trường học tập lý tưởng cho các học viêntrên lớp
Hệ thống nhà ăn trong trường được xây dựng hai tầng, hiện đại Đồ ăn của họcsinh được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do nhà hàng Le Tonkin tại
Hà Nội trực tiếp nấu ăn
Trang 34Khu vui chơi ngoài trời rộng hơn 3000m2 được thiết kế đẹp với các vườn hoa,cây xanh, bãi cỏ đem lại cho các em cảm giác hòa mình vào thiên nhiên sau mỗi giờhọc trên lớp.
Hơn nữa, ở ngoài sân trường gần với đường giao thông, Nhà trường trồng hàngloạt cây xanh có khả năng chắn bụi và giảm tiếng ồn
Các lớp học được trang bị đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập có tíchhợp nội dung GDBVMT như: loto động vật – thực vật; loto các phương tiện giaothông; dụng cụ chăm sóc cây (gồm bình tưới, xẻng, cuốc bằng nhựa); bộ tranh lậttheo chủ đề; sản phẩm tái chế từ các đồ dùng hàng ngày đã sử dụng hết (chai, lọ,vải, len, hộp sữa, giấy báo cũ ) làm thành các cây cỏ, bông hoa, con gà, con chim,con lợn, chuông gió Và mỗi tháng hoặc mỗi kỳ học, các cô sẽ trang trí lớp, chialớp thành các góc hoạt động phù hợp với nội dung chủ điểm theo kế hoạch tuần, kếhoạch tháng như: Tháng bảo vệ môi trường, chúc mừng sinh nhật; bản sắc dân tộc(trưng bày những bộ quần áo của nhiều dân tộc) hay góc thiên nhiên (trư ng bày cácsản phẩm tự làm hết sức đa dạng và phong phú) và nhiều ý tưởng sáng tạo khác củagiáo viên mỗi lớp Không phải tất cả các góc hoạt động trên đều được đưa vào lớphọc, mà được hoán đổi linh hoạt theo chủ điểm từng tuần, từng tháng
3.1.2 Phương pháp giảng dạy và nội dung học tập đã được áp dụng tại trường tiểu học Quốc tế Olympia
Trường tiểu học Quốc tế Olympia trong năm học 2014 – 2015 bao gồm độingũ cán bộ giáo viên và học sinh được thống kê dưới bảng 3.1 và 3.2:
Trang 35Bảng 3.1: Đội ngũ giáo viên tiểu học
Khoa toán và Tự nhiên 11
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử của trường http://www.theolympiaschools.edu.vn/)
3.1.2.1 Giáo dục bảo vệ môi trường đã được áp dụng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phương pháp giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học được giáo viên áp dụng theo 4 hoạt động: hoạtđộng chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động mọi lúc mọi nơi
Giáo dục bảo vệ môi trường qua các hoạt động tập thể: thông qua các tiết
sinh hoạt đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hội thi hiểu biết về giáo dục môitrường được tổ chức với các nội dung và hình thức phong phú và phù hợp với lứatuổi tiểu học
Cũng tổ chức cho học sinh biểu diễn thời trang có nội dung bảo vệ môitrường Thời trang được làm từ các sản phẩm tái chế, qua đó giáo dục học sinh thấyđược trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường
Việc đưa giáo dục dục bảo vệ môi trường lồng ghép các tiết sinh hoạt đầu tuầncũng có một số hiệu quả nhất định Đây là một cách giúp các em nắm kiến thức vềmôi trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan
Dọn vệ sinh chung toàn trường: phòng truyền thông của trường đã yêu cầu
Tổng phụ trách phân công chi tiết cho các lớp đảm nhận các khu vực vệ sinh khác
Trang 36nhau trong trường và lên kế hoạch quy định ngày, giờ các lớp phải làm vệ sinhtrường, lớp 1 lần/tuần vào các ngày thứ 6 trong thời lượng 20 phút.
Trong quá trình học sinh tổng vệ sinh, giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp theodõi, hướng dẫn để giúp cho lớp học vừa sạch, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh vàđảm bảo cơ sở vật chất cho nhà trường
Giáo viên Tổng phụ trách và nhân viên y tế lần lượt đến các lớp để quan sát,chấm điểm, đánh giá công việc và kịp thời nhắc nhở những hiện tượng học sinh cònđùa nghịch trong khi lao đông (nếu có)
Phát động phong trào “Tết trồng cây – đời đời nhớ ơn Bác”: Nhà trường
phát động mỗi học sinh trồng một loại cây tại gia đình Đồng thời hưởng ứng nhiệttình Tết trồng cây tại nhà trường
Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác” không chỉ giúp nhà trường có được mộtkhung cảnh đẹp, tăng thêm số lượng cây xanh mà còn tạo cho học sinh có được mộtmôi trường “xanh – sạch – đẹp” và an toàn
Tóm lại, trong bất kỳ một hoạt động nào, giáo viên đều đã khéo léo lồng ghépnội dung BVMT vào, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở học sinh nhưnhắc các em biết bỏ rác vào thùng rác, biết thu dọn đồ dùng học tập hoặc sách vởsau khi học xong, tiết kiệm nước khi uống và rửa tay, rửa mặt, trồng cây xanh để cómột bầu không khí trong lành… Được giáo viên nhắc nhở thường xuyên như thếnên hầu hết các em đều đã nhận thức được và có ý thức hơn Tuy nhiên, nội dunggiáo dục bảo vệ môi trường chưa có tính chuyên sâu, lý giải mọi vấn đề liên quanđến ô nhiễm và bảo vệ môi trường và đặc biệt còn thiếu tính thực tiễn cũng như nộidung truyền tải cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa đa dạng,phong phú để tạo hứng thú học tập và tiếp thu một cách tự nhiên cho học sinh tiểuhọc
3.1.2.2 Lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học
Trang 37Qua điều tra cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu sử dụngphương pháp quan sát, trò chuyện, thảo luận, trải nghiệm để giáo dục thọc sinh biếtyêu quý, BVMT Chẳng hạn như, trong tiết Văn học (kể chuyện cho học sinh nghe)
“Sự tích bánh chưng, bánh dày”, các em được nghe cô kể bằng lời kết hợp với tranhảnh minh họa, cô nói các em biết bánh chưng, bánh dày chúng ta thường được ănvào dịp lễ Tết do ai nghĩ ra đầu tiên và được làm như thế nào, bằng nguyên – vậtliệu gì? Từ đó, cô khéo léo hỏi và nhắc nhở các em, khi ăn xong vỏ bánh chúng tanên để vào đâu? Có được vứt bừa bãi trên đường, ngoài cổng trường học không? Vìnhư thế sẽ làm môi trường trở nên như thế nào? Cứ như thế cô dẫn dắt học sinh đưa
ra câu trả lời đúng, hợp lý, các em được nhắc nhở thường xuyên dần hình thành nên
ý thức BVMT
Hơn nữa, do đặc thù của trường tiểu học Quốc tế Olympia là phát triển cáctrương trình ngoại khóa với nhiều chủ đề, nội dung khác nhau cho học sinh tiểu họclựa chọn cho nên nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chỉ mới được phát triểnthông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp mà chưa lồng ghép vào các môn học mộtcách bài bản như xây dựng một giáo án riêng cho nội dung bảo vệ môi trường, lồngghép và tích hợp trong các môn học, nếu có mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ.Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này để bổ sung cho nhà trường những nội dunghay chương trình còn đang bị bỏ ngỏ cũng như gián tiếp đưa nhận thức bảo vệ môitrường của các em lên một tầm cao mới
Bên cạnh đó, qua quá trình điều tra, phỏng vấn các cán bộ giáo viên tham giagiảng dạy trong trường (gồm 20 giáo viên) và các bậc phụ huynh học sinh có họcsinh đang học tại trường, thu được những kết quả như sau: 100% giáo viên và cácbậc phụ huynh đều có kiến thức và hiểu biết ở mức độ nào đó về môi trường trongnước và trên thế giới trong những năm hiện nay như hiện tượng nóng lên toàn cầu,hiệu ứng nhà kính, băng đang tan ở Bắc cực, kèm theo đó là biết được các nguyênnhân dẫn đến môi trường sống bị hủy hoại, cạn kiệt trữ lượng tài nguyên, suy giảm
đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái là do đâu Không phải tự nhiên mà ngàynay mùa hè nóng và khắc nghiệt hơn, còn cái lạnh, buốt giá của mùa đông thì kéo
Trang 38dài hơn trước Với sự phát triển của thông tin đại chúng như hiện nay, mọi ngườikhông khó nếu muốn biết các thông tin có liên quan tới các vấn đề môi trường này.Ngay cả các bậc phụ huynh, dù làm nghề gì, hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũngđều dễ dàng nghe và biết được các thông tin xoay quanh vấn đề ô nhiễm môi trườngnhư ngày nay Mỗi người đều có cách tiếp cận thông tin riêng, có thể qua internet,sách, báo, tạp chí, tivi, hay qua tuyên truyền, phát tờ rơi mục đích chung của tất cảnhững nguồn thông tin ấy là nhằm thức tỉnh con người, hướng mọi người chung tayvào bảo vệ môi trường bằng chính những hành động nhỏ hàng ngày của chính mình.Mục đích của việc tìm hiểu, đánh giá kiến thức và sự hiểu biết về môi trườngcủa giáo viên, phụ huynh nhằm bước đầu đánh giá khách quan xem với những hiểubiết ấy, các em được người lớn quan tâm, chỉ dạy, nhắc nhở các hành vi, cách cư xửsao cho không làm tổn hại đến môi trường xung quanh bằng những việc làm nhỏtrong cuộc sống hàng ngày ở mức độ nào.
3.1.3 Các nội dung và tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường của trường tiểu học Quốc tế Olympia
Hiện nay, nhà trường trang bị chưa đầy đủ các tài liệu, sách, báo, có nội dungGDBVMT mà mới chỉ sử dụng những tài liệu tập huấn hay bồi dưỡng hè hàng năm
có một số nội dung đề cập tới mảng BVMT như bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Danh sách tài liệu phục vụ cho GDBVMT ở trường
tiểu học Quốc tế Olympia
thường xuyên cho
giáo viên tiểu học
chu kỳ II (2010 –
2012), quyển 1,
NXB giáo dục
Tổ chức môi trường cho các em hoạt động:
- Xây dựng môi trường cho học sinh hoạt động tronglớp bằng các góc hoạt động gồm: góc sách, góc tạohình, góc nhập vai, góc âm nhạc, góc thiênnhiên Tùy vào diện tích lớp học mà chia thành 3 – 4góc hoặc 5 – 7 góc
- Tổ chức cho học sinh những hoạt động ngoài trời:
Trang 39(tham gia trồng cây, chăm sóc cây con ); giúp các emphát triển tình cảm và quan hệ xã hội (cảm nhận vẻđẹp của thiên nhiên, tham quan danh lam thắngcảnh )
- Tái sử dụng những nguyên liệu sẵn có:
+ Biến hóa đồ dùng sinh hoạt thường ngày: gươngsoi, chai, lọ, sợi dây, khăn, bàn ghế
+ Khám phá thế giới thiên nhiên: cát, sỏi, đá, nước,
lá cây, ống tre, vỏ ngao, sò, ốc, hến
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu MT xung quanh:+ Các con vật, các loại cây, hoa quả;
+ Một số hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng, gió + Phương tiện và luật lệ giao thông;
+ Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội
- Giáo dục vệ sinh môi trường;
- Chăm sóc - giáo dục vệ sinh và an toàn thực phẩm;
- Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng(điện, nước, xăng ) tiết kiệm, hiệu quả vào các chủ đề(bản thân, trường tiểu học, các PTGT )
Quy định bộ chuẩn phát triển học sinh cấp tiểu học
để đánh giá các lĩnh vực phát triển thể chất; phát triểntình cảm và quan hệ xã hội; phát triển ngôn ngữ vàgiao tiếp; phát triển nhận thức của các em qua các chủ
đề học trong suốt năm học, trong đó có:
- Học sinh có hiểu biết và thực hành vệ sinh cá nhân
và dinh dưỡng, như rửa tay bằng xà phòng trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (học sinh lớp 1,2)
- Học sinh có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân,như phân biệt được nơi bẩn/sạch
Trang 40- Học sinh tin tưởng vào khả năng của mình, đó là tựgiác thực hiện một số công việc đơn giản hàng ngàynhư tự cất dọn đồ, vứt rác đúng nơi quy định.
- Học sinh có các hành vi thích hợp trong ứng xử xãhội, như nhận ra hành vi đúng/sai của mọi người trongứng xử với môi trường xung quanh; các hành viBVMT trong cuộc sống hàng ngày (giữ vệ sinh chung,
sử dụng tiết kiệm điện, nước; chăm sóc, bảo vệ câytrồng, vật nuôi)
-
(Nguồn: Tổng hợp từ thư viện trường, Đề tài thực hiện, 2015)
Với các nội dung trong mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng hè, giáo viên tiểu học đãđược tập huấn, trang bị những kiến thức về GDMT Các nội dung trên được tíchhợp vào hầu hết các tiết giảng dạy, vào bất cứ thời gian nào, hoạt động ngoài trờinhằm hình thành cho các em thói quen, ý thức tự giác BVMT Tuy nhiên, nội dungtài liệu phục vụ cho GDMT chưa thực sự phong phú, đặc biệt chưa có những bướcđột phá mới cho nên những năm gần đây chương trình GDMT vẫn đang trên conđường phát triển và tìm hướng đi mới
3.2 Kết quả xây dựng một số chương trình giáo dục bảo vệ môi trường tại trường tiểu học Quốc tế Olympia
3.2.1 Nhận thức của các em đối với môi trường
Học sinh có nhận thức về BVMT thông qua sự giáo dục của nhà trường và cácthầy cô giáo trong những hoạt động thường ngày trên lớp Nhưng để đánh giá đượcmột cách tổng thể hơn, luận văn đã tiến hành phát phiếu phỏng vấn tới các giáoviên, nhằm mục đích điều tra xem những kiến thức mà các cô đã truyền đạt hiện nay
về BVMT cho các em, được các em nhận thức và vận dụng có kết quả như thế nào;kết hợp với quan sát các hành vi thường ngày của học sinh và đã thu được kết quảnhư trình bày ở bảng 3.4