1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á

44 3,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 352,7 KB

Nội dung

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA SINGAPORE, HÀN QUỐC,

ĐÀI LOAN, HONG KONG – BỐN CON RỒNG CHÂU Á

Lớp: K50CLCD2 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Mỹ Duyên Nhóm 8

7 Trương Nguyễn Minh Vy 1101017918

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 2 năm 2014

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới để trở thành một trongnhững thị trường đầu tư hấp dẫn Tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay, nước ta gặpcũng không ít trở ngại và thách thức để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững Chính

vì thế Việt Nam không ngừng học hỏi những bài học kinh nghiệm phát triển quí giá củacác nước đi trước, đặc biệt là những con rồng Châu Á.Từ đó giúp ta rút ngắn được thờigian của quá trình phát triển nhưng mặt khác cũng chứa đựng nhiều rủi ro và nguy cơ của

sự phát triển nóng vội nên việc áp dụng cần phải qua một quá trình nghiên cứu chọn lọcphù hợp

Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ các nước trên thế giới rất đa dạng và phong phú nhưngđiều quan trọng nhất là ta cần phải lựa chọn những con đường phù hợp, tương đồng vớibối cảnh nền kinh tế Việt Nam Do đó con đường phát triển kinh tế của những nước côngnghiệp mới châu Á (những con rồng châu Á) chính là sự lựa chọn tốt nhất có thể giúp cácnhà hoạch định chính sách nhiều bài học quý báu vì các nước Singapore, Hàn Quốc, ĐàiLoan và Hồng Kông đều có xuất phát điểm giống Việt Nam Nhưng bằng những chủtrương, chính sách thích hợp của chính phủ mà các nước này đã đạt được những bướctiến vượt bậc về kinh tế-xã hội với thời gian công nghiệp hóa đất nước rất ngắn và tốc độtăng trưởng kinh tế thần kỳ được cả thể giới công nhận và được coi là bốn con rồng châu

Á

Trang 3

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm và phân tích khả năng áp

dụng của những chính sách kinh tế đã thành công của bốn con rồng châu Á vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam nhằm góp phần xác định con đường phát triển kinh tế bền vững lâu dài

- Về thời gian: nghiên cứu quá trình và kinh nghiệm phát triển từ năm 1960 đến nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên những dẫn chứng thực tế và số liệu cụ thể để đúc kết những bài học cùng với kinh nghiệm phát triển của bốn “con rồng Châu Á”- Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông để áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam.

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

3 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

4 CPF Central Provident Fund Quỹ Tiết kiệm trung ương

5 R&D Research & Development Hoạt động nghiên cứu và

phát triển

6 HDB Housing of DevelopmentBoard Ban phát triển nhà ở

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

hóa

13 NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới

14 MOEA Ministry of Economic Affairs Bộ Kinh tế Đài Loan

15 HSP N/A Các ngành công nghệ caodựa vào đầu tư nội địa là

chính

16 TAITRA Taiwan Trade Center Trung tâm thương mại Đài

Loan

17 NIE Newly industrializedEconomics Nền kinh tế công nghiệp mới

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á

Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong – những con rồng châu Á 1

Hong Kong, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc được World Bank đặt cho cái tên là cácnền kinh tế công nghiệp mới châu Á (Newly Industrialized Asian Economics) – do pháttriển công nghệ mạnh vào những năm 1960 – 1990, nó còn có cái tên là “Bốn con rồngchâu Á” (4 Asian Dragons) Nguyên nhân có “bốn con rồng Châu Á” là bởi vì những đấtnước này có những tiến bộ nhanh chóng và có thể gọi là thần kỳ trong việc pháttriển kinh tế Các chỉ tiêu để đánh giá và xét các nước trở thành “con rồng châu Á” gồm:+ Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng cao (trung bình 7%/ năm)

+ GDP bình quân trên đầu người cao

+ Có nền kinh tế mở

+ Là trung tâm tài chính lớn của thế giới

+ Sản xuất công nghệ lớn nhất thế giới…

Cụ thể như:

- Đối với Singapore, sau ba thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế Singapore đã bước vàohàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NIC) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trộinhất trong 4 “con Rồng” Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tănggấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người

là 18.025 USD; chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế

1

http://vfpress.vn/threads/nam-rong-tong-ket-ve-4-con-rong-chau-a-hong-kong-singapore-han-quoc-dai-loan.10037/

Trang 6

- Đối với Đài Loan, Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành

tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao,phụ thuộc vào Mỹ; những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xãhội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu” Kết quả: Trongvòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á Tăngtrưởng kinh tế đạt 8,5% năm

- Đối với Hàn Quốc, năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách đểphát triển đất nước Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX : Tỉ lệtăng trưởng hàng năm 8%; từ năm 1962 đến năm 1991, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên); cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trongtổng sản phẩm quốc dân giảm từ 36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên50%)

- Đối với Hong Kong, Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinhdoanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thốngmạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giaothông, dịch vụ hoàn chỉnh “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hộinghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhấtthứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; tăng trưởng GDP: Mứctăng GDP năm 2005 là 7,3%, đạt 172,6 tỷ USD Thu nhập bình quân đầu người năm

2005 ước tính 32.900 USD, đứng thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản

Trang 7

II NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA

SINGAPORE, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, HONG KONG

1 Singapore

1.1 Khái quát

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài.Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp,chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, nông nghiệp không phát triển, hàng nămphải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á

và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chếbiến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớnnhất là Khu công nghiệp Jurong Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tínhđiện tử và hàng bán dẫn

Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Nền kinh

tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân).Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phốhàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á

và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.2

1.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Singapore

2http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns070731160923#XCTxV8IkRXba

Trang 8

1.2.1 Tạo lợi thế hội nhập và phát triển trên trường quốc tế thông qua quyết định

chọn Tiếng Anh là quốc ngữ 3

Chọn tiếng Anh là quốc ngữ, cùng với tiếng Hoa là chiến lược của quốc gia Cựu thủtướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa đểgiành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây” Song song với tình thần “Thoát Ánhập Âu” là thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng vềhình thức bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nềnvăn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài Mặc dù người Anh từng đô hộSingapore nhưng các nhà lãnh đạo thời ấy và điển hình là Lý Quang Diệu vẫn luôn đứng

ở khía cạnh khách quan để nhìn nhận đâu là điều kiện tốt mà “quân thù” Chính vì vậy,thay vì xóa bỏ tất cả khi giành độc lập, ông giữ lại bộ máy hành chính mà người Anh xâydựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nềnhành chính tiên tiến đó Tất cả những suy nghĩ khách quan và đúng đắn ấy đã kiến tạomột Singapore thật sự thành công

1.2.2 Thực hành tiết kiệm

Tỉ lệ tiết kiệm rất cao là một đặc trưng riêng biệt nữa trong chiến lược phát triển củaSingapore Quỹ Tiết kiệm trung ương (CPF), một chương trình tiết kiệm bắt buộc đượcquản lí công khai, lần đầu tiên được thành lập vào năm 1955 - một thể chế tích cực dướithời kì thuộc địa Hơn thế nữa, quỹ CPF hoạt động dựa trên cơ sở được tài trợ toàn phần.Sau khi nghỉ hưu, người dân Singapore được hưởng lợi miễn thuế dựa trên những đónggóp trong quá khứ cộng với lãi suất

Tỉ lệ lãi suất được tính theo tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cố định của các ngân hàng lớn, được bảo đảm sẽ trả ít nhất 2.5% mỗi năm Những khoản đóng góp trước thuế bắt buộc cho CPF do cả các công ty và người làm thuê cùng thực hiện Tỉ lệ ban đầu được

3 http://eduvietglobal.vn/su-phat-trien-khong-ngung-cua-quoc-dao-singapore.html

Trang 9

đặt ra là 5% cho mỗi bên, đến năm 1985 tỉ lệ đóng góp kết hợp đã tăng lên 50%, được thểhiện trong bảng 3.1 Tỉ lệ hiện tại được cố định ở mức 33%, vì mức đóng góp của các công ty được giảm xuống chỉ còn 13% vào năm 2003 để thúc đẩy nền kinh tế.

Hầu như toàn bộ lực lượng lao động của Singapore là thành viên của quỹ này Cho dùmục tiêu ban đầu là phục vụ các kế hoạch hưu trí, quỹ này đã phát triển thành công sangcác chương trình cho vay khác Người Singapore có thể sử dụng tài khoản tiết kiệm của

họ để mua các căn hộ thuộc Ban Phát Triển Nhà Ở (HDB)

Sau năm 1981, Kế Hoạch Sở Hữu Nhà Ở đã cho phép đầu tư vào lĩnh vực sở hữu nhà ở.Giáo dục đại học cũng là một lí do hợp pháp khi đi vay Cuối cùng, quỹ này còn cấp vốncho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm Trong khi đầu tư vào tài khoản hưu trícủa quỹ này là cần thiết, công nhân cũng có thể gửi thêm tiền cho giáo dục, sức khoẻ vànhà ở 35% số tiền gửi có thể dùng để đầu tư cổ phiếu trên Thị trường chứng khoánSingapore - khoản thu từ nguồn này không bị kiểm soát

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng người Singapore thực ra tiết kiệm nhiều hơn yêu cầu.

Điều này đồng nghĩa với việc, tổng tiết kiệm trong nước trong các năm 1990 đã vượt quá50% và vẫn duy trì mức 45% trong năm 2004 Với mức tiết kiệm cao như vậy, Lý QuangDiệu đã bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Singapore Thêm vào đó, vụ đầu tư trị giá

23 tỉ đôla Mỹ này sẽ mở ra cơ hội phát triển vô hạn cho ngành hoá dầu và chế tạo Qua 3thập kỷ, nhà nước đã chi tiêu hào phóng cho việc giải phóng đường biển và xây dựng cácđường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thế giới Changi, bệnh viện, trường đại học,những đường hàng không cũng như cơ sở hạ tầng cho ngành viễn thông cáp quang hiệnđại Ngày nay, thành phố từng là một làng ô nhiễm đã trở thành một trong những thànhphố sạch và hiện đại nhất thế giới

Trang 10

1.2.3 Bí quyết thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp

chủ đạo 4

Việc tiết kiệm thành công và đầu tư vào nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng nhằm mụcđích thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong khi nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tàinguyên và con người… nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thìSingapore lại có những bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tựchủ năm 1959, nước này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số

0 Năm 2012, Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước nàyđạt 65.048 đô la Singapore Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốnFDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gần đây kinh tế thếgiới rơi vào khủng hoảng

Mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng nguồn vốnFDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên 63.997,2 triệuUSD năm 2011) Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với năm 2011,song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN Điều gì đã giúpSingapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựachọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận Nhìn lại nhữngchính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:

+ Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu Bên cạnh đó, tùy

từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngànhthích hợp Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sửdụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bịđiện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệpđiện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung

4 nghiem-cho-Viet-Nam/30768.tctc

Trang 11

http://www.tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Bi-quyet-thu-hut-FDI-tai-Singapore-va-kinh-vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọcdầu và kỹ thuật khai thác mỏ…Như vậy, tùy theo giai đoạn và mức độ phù hợp, đất nước

Sư Tử đã nắm bắt tốt xu hướng và phát triển mạnh đều ở các ngành công nghiệp, đặc biệtgần đây là công nghiệp hóa dầu và năng lượng

+ Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc

hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xâydựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất Thủ tục cấp giấy phép đơn giản,thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng,

có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất Hiện tượng này đượcgọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore

Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh,

công bằng và hiệu quả Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh

nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làmviệc, tuân thủ theo pháp luật Bên cạnh đó, Nhà nước trả lương rất cao cho viên chức.Hàng tháng họ phải trích lại một phần lương coi như là một khoản tiền tiết kiệm khi vềhưu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này vàcách chức Họ không những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịuhình phạt tù Nhiều người gọi đây là quỹ dưỡng liêm cho quan chức

+ Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc

biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợinhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhậpquốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singaporetrở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore

Trang 12

1.2.4 Kinh nghiệm cụ thể về phát triển ngành hóa dầu và năng lượng 5

+ Hạn chế về tài nguyên, cũng không có một giọt dầu nào, nền tảng năng lượng củaSingapore được coi là cực kỳ phụ thuộc và “dễ bị tổn thương”, nhưng bằng những chínhsách đột phá, có tầm nhìn, ngày nay đất nước nhỏ bé này đã trở thành trung tâm lọc hóadầu hàng đầu của châu Á, một quốc gia có thị trường điện lực cạnh tranh nhất, các nguồnnăng lượng đa dạng nhất, hình mẫu về sự bền vững và an ninh năng lượng

+ Ngành công nghiệp dầu đã là một phần không thể thiếu của nền kinh tế của Singapore,

kể từ khi hoạt động kinh doanh xăng dầu bắt đầu vào năm 1891 Trong những năm qua,dầu đã là chất xúc tác mà các nhà máy lọc cung cấp , do đó duy trì khả năng cạnh tranhcủa ngành công nghiệp hóa chất Ngày nay, Singapore là trung tâm dầu không thể tranhcãi ở châu Á và là một trong ba trung tâm lọc dầu xuất khẩu hàng đầu thế giới Tiếp đến,Singapore đang tích cực tìm kiếm cơ hội trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững chongành công nghiệp năng lượng Tập trung đã được khởi động sản xuất dầu diesel sinhhọc và phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo trong việc khai thác năng lượng tái tạo Tậndụng thế mạnh của mình trong ngành hóa dầu, Singapore cũng tận dụng vị trí nền tảng ởchâu Á để khám phá những xu hướng năng lượng mới nổi Lợi thế địa lý của nó, cùngvới lợi thế cạnh tranh khác bao gồm một cơ sở hạ tầng lưu trữ cao và sự hiện diện của các

tổ chức tài chính hạng nhất, là những phẩm chất quan trọng để củng cố vị trí dẫn đầu củaSingapore ngành lọc dầu, kinh doanh và dịch vụ hậu cần Trong tháng 11 năm 2007,Chính phủ Singapore đưa ra các chính sách năng lượng quốc gia báo cáo Có tiêu đề

"Năng lượng cho tăng trưởng", báo cáo đưa ra một khuôn khổ chính sách năng lượngquốc gia toàn diện, cân bằng giữa các mục tiêu chính sách bốn cạnh tranh kinh tế, an ninhnăng lượng, môi trường bền vững, và phát triển ngành công nghiệp

5luong/239043.vnp

Trang 13

http://www.vietnamplus.vn/singapore-duy-tri-vi-tri-hang-dau-ve-hoa-dau-va-nang-+ Thông qua việc nhận thức đầy đủ về năng lực của mình cũng như phân tích thấu đáo

các điều kiện khách quan, xu thế của bức tranh năng lượng toàn cầu trong tương lai, các

chiến lược gia Singapore đã đề ra 6 chiến lược năng lượng của mình gồm: Một là, thúc đẩy cạnh tranh bằng chính sách tự do hóa thị trường năng lượng Hai là, đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng với các chính sách khuyến khích đầu tư linh hoạt Ba là, cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng Bốn là, xây dựng nền công nghiệp năng lượng và đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu phát triển Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về năng lượng và cuối cùng là chiến lược về việc đổi mới phương pháp tiếp cận toàn bộ các vấn đề năng lượng của cơ quan hoạch định chính sách – Chính phủ Singapore.

+ Sự phức tạp và tầm quan trọng của chiến lược phát triển năng lượng đòi hỏi mộtphương pháp tiếp cận mới và toàn diện cả về định hướng, chính sách, quy hoạch, điềuphối năng lượng Singapore coi việc cạnh tranh về giá và nguồn cung cấp năng lượngđáng tin cậy là 2 điểm quan trọng nhất với nền kinh tế của mình Ngoại trừ điện hạt nhân,Singapore không đặt ra ưu tiên phát triển với khuôn dạng nào về nguồn cung Thủy điện,địa nhiệt, phong điện, nhiệt điện, điện khí hay điện mặt trời, khi công nghệ được cảithiện, nguồn năng lượng là không khả thi cho Singapore

ngày hôm nay có thể trở thành lựa chọn khả thi trong tương lai Như vậy, công nghiệpnăng lượng của Singapore 6

+ Có thể nhìn thấy sự rõ ràng cặn kẽ trong chính sách phát triển và sự ưu tiên đặc biệt chongành công nghiệp năng lượng ở Singapore vì họ nhận thấy năng lượng là mạch máukhông thể thiếu của sự phát triển công nghiệp Trong khi thiếu hụt tài nguyên và cụ thể làdầu mỏ, đất nước nhỏ bé này vẫn khắc phục được điểm yếu để phát triển công nghiệpbằng cách chọn con đường chế biến dầu thô và tìm kiếm những nguồn năng lượng mớicung cấp cho sản xuất công nghiệp

6 http://petrotimes.vn/news/vn/nang-luong-xanh/tam-nhin-nang-luong.html

Trang 14

1.2.5 Chính sách chiêu mộ nhân tài rõ ràng và bài bản

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bảnnhất thế giới Trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài

đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore

Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc phát triểnkinh tế của đất nước Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singaporethành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore Trong 5 năm qua, Singapore đãthu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới

Có một điểm cần nói khi bàn về Singapore là chính sách nhân tài nước ngoài của nướcnày có nhiều điểm khá giống Mỹ Cả hai nước đều đặt ra mục tiêu thu hút nhân tài trước,sau đó tiến hành phân công công việc cụ thể

Đặc biệt, sự chào đón này không loại trừ các vị trí trong bộ máy Nhà Nước.Chính sách vàđường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống

kê nhân khẩu học Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nướcngoài Giống như Trung Quốc và Mỹ, Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trênnăng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệtquốc tịch, chủng tộc của người nhập cư

Những ai đã chọn Singapore sẽ rất mực hài lòng với mức lương mà đất nước này ưu đãicho họ, thực sự công bằng và tương xứng với công sức họ bỏ ra Thực chất, trả lương cao

là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ,Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này Các Bộ trưởng Singapore

có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh Tạo

ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sức chocông việc quản lý hoạch định chính sách Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000USD Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng

Trang 15

trong khoảng 196.000-268.000 USD Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý HiểnLong là 2,05 triệu USD/năm Hiện tại, mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn

có khả năng tăng cao hơn con số 1,26 triệu USD

Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới Sở dĩ nói như vậy vì nhữngngười này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độlàm việc tích cực Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việcđào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục Singapore cũng xác định giáo dục

là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài Chính vì vậy, ngoài cải tiến

hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư, tiến

sĩ Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trongnhững trung tâm đào tạo uy tín của thế giới Có thể kể đến các trường đại học danh tiếngnhư Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại họcQuốc gia Singapore (NUS) Không phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếpSingapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới Với một chính sách bài bản vàđúng đắn như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thếgiới

2 Hàn Quốc

2.1 Quá trình phát triển công nghiệp của Hàn Quốc

Từ năm 1945-1960, đất nước vừa giải phóng và đang trong giai đoạn tích lũy tiềm năngcho công nghiệp hóa Chính sách công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu dựa vào viện trợnước ngoài để phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Thời kỳ 1961-1979, Hàn Quốc bước vào công nghiệp hóa ở giai đoạn đầu, chủ trươngphát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, chi phí thấp, dần dần thay thế cho nhữngsản phẩm công nghiệp thô và sơ cấp, tiến tới phát triển công nghiệp nặng và hóa chất, sửdụng nhiều vốn, lao động tay nghề cao và công nghệ cao

Từ năm 1980 đến nay là thời kỳ công nghiệp hóa ở Hàn Quốc đã đạt đến độ chín muồi

Trang 16

Với những chính sách đó của mình, đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc chính thức trởthành một quốc gia công nghiệp mới ở châu Á với 94,8% xuất khẩu thuộc về hàng chếtạo Kể từ đầu những năm 1990, chính phủ đã dành nhiều nỗ lực cho việc phát triển khoahọc công nghệ, đặc biệt coi trọng vai trò của khoa học kỹ thuật trong phát triển khoa họccông nghệ, ứng dụng vào các ngành công nghiệp,

Nhu vậy, từ một nước nghèo đói với thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vàonăm 1948, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba châu Á

và thứ 13 trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người hơn 20.000 USD/năm Vớichính sách công nghiệp toàn diện của mình, chỉ sau vài ba thập kỷ, Hàn Quốc đã trởthành một quốc gia có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất khu vực Cụ thể kinh

tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giớitheo GDP năm 2006 Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanhchóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nướcgiàu nhất Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh

tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại GDP (PPP) bình quân đầu người của đấtnước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995

và 25.000 USD vào năm 2007; Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởngkinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm; theo một phântích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nướcgiàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD vàtiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàuthứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD

2.2 Kinh nghiệm phát triển Công nghiệp của Hàn Quốc

2.2.1 Hình thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) áp dụng ở Hàn Quốc

Xét từ quá trình phát triển công nghiệp của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được rằngtrong từng thời điểm, thì chính sách để CNH-HĐH áp dụng cho Hàn Quốc là khác nhau,

cụ thể:

Trang 17

+ Từ năm 1945-1960, để hỗ trợ cho công nghiệp phát triển, thời kỳ này Hàn Quốc ápdụng các chính sách: Tư bản hóa nền kinh tế, phát triển thương mại, thực hiện chínhsách lãi suất cao, mở cửa nền kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế thị trường, ổnđịnh giá cả và nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài.

+ Thời kỳ 1961-1979, đặc điểm chủ yếu của chính sách công nghiệp của Chính phủHàn Quốc trong giai đoạn này là phát triển công nghiệp chủ yếu dùa vào vốn vaynước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu; có sự tham gia điều tiết rất mạnh của chính phủ, vàdùa vào lạm phát để phát triển công nghiệp Nói riêng về vấn đề lạm phát, Hàn Quốc

đã rất thành công trong việc sử dụng lạm phát như một công cụ để kích thích pháttriển công nghiệp, đồng thời đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.+ Từ năm 1980 đến nay, chính sách phát triển công nghiệp lúc này là dựa vào nhữngsản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao và có tri thức để thay thế những sảnphẩm cần nhiều vốn Để thích ứng với sự thay đổi môi trường kinh tế trong và ngoàinước và đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra về phát triển công nghiệp có hàmlượng cao, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc tập trung giải quyết một số vấn đề

cơ bản như: kích thích tăng năng suất lao động, đẩy mạnh tích lũy công nghệ và nângcao chất lượng (các ngành công nghiệp tiên tiến như sản xuất hàng bán dẫn và động cơđược chú trọng phát triển, nâng cao năng suất lao động, công nghệ đầu tư R&D);

mở rộng thị trường đối với các thành phần kinh tế và doanh nghiệp (Chính phủ đã lậpmột ban điều hành tự do hóa nhập khẩu, giảm độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh trongtất cả các ngành công nghiệp, khuyến khích sự phát triển của các Chaebol thông quacác chính sách tín dụng), khuyến khích đầu tư nước ngoài để thu hút vốn và côngnghệ trong nhiều ngành công nghiệp

2.2.2 Kinh nghiệm trong chiến lược CNH của Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990

Hạn chế nhập khẩu: Hàn Quốc chỉ cho phép nhập khẩu những sản phẩm nếu sản xuấttrong nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao do không đủ sức cạch tranh trên thịtrường thế giới hoặc là những sản phẩm thật sự cần thiết cho yêu cầu phát triển kinh tế

Trang 18

đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân của nhân dân mà trong nước chưa sản xuấtđược, hoặc sản xuất được nhưng với chi phí cao hơn từ bên ngoài

Khắc phục tình trạng xuất khẩu một cách thuần tuý: Trường hợp đối với mặt hàng mà cáchãng trong nước có đủ khả năng đáp ứng với chi phi thấp hơn so với nhập về bên ngoàithì Chính phủ cương quyết đóng cửa biên giới để bảo vệ thị trường nội địa nhằm khắcphục được những nhược điểm của quá trình CNH trong việc xuất khẩu nguyên nhiên vậtliệu không có nhu cầu cao cũng như giá thấp và tỉ lệ tăng giá ít hơn so với các mặt hàngchế tạo và hơn nữa, sự phát triển của các ngành công nghiệp xuất khẩu lại phụ thuộc quálớn vào vốn và công nghệ nước ngoài và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường quốctế

Qua phân tích trên, chúng ta có thể gọi là chiến lược trên của Hàn Quốc là chiến lược hỗnhợp trong đó kết hợp một cách khéo léo CNH hướng nội và hướng ngoại

2.2.3 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp bằng hình thức Cheabol 7

Hàn Quốc đã cải tạo tình trạng nghèo nàn của đất nước sau cuộc binh biến năm 1961bằng một công cuộc công nghiệp hóa thần tốc thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ cácdoanh nghiệp lớn có sẵn – các Chaebol- là một mô hình khác của tập đoàn thuộc sở hữu

và điều hành bởi một gia đình tại Hàn Quốc Các Chaebol của Hàn Quốc thường manghình thức của một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật

tư và dịch vụ của công ty mẹ

Thành tựu: Chính nhờ những chính sách ưu đãi này, các Chaebol nhanh chóng phát triểnthành các tập đoàn tầm cỡ thế giới Cuối thập niên 1980, chaebol đã chế ngự lĩnh vựccông nghiệp và đặc biệt nổi tiếng về sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệpnặng: sản xuất thép, đóng tàu ô tô Cụ thể:

+ Chỉ tính riêng năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 chaebol Daewoo,Hyundai, LG và SK đã lên đến 111,7 tỷ USD, tương đương 58% tổng giá trị xuấtkhẩu của Hàn Quốc, chiếm 1/3 tổng giá trị tư bản của thị trường

7 http://vi.wikipedia.org/wiki/Chaebol

Trang 19

+ Đến năm 2008, nhóm 30 chaebol lớn nhất đang kiểm soát gần 40% nền kinh tế đấtnước Riêng Samsung chiếm tới 1/5 xuất khẩu của nước này Ba chaebol lớn nhất(năm 2008) là Samsung, Hyundai và Daewoo, LG Daewoo chiếm tới 84%GDP và60% giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc.

Kinh nghiệm:

- Ưu đãi các Chaebol: Chaebol cũng thường thuộc sở hữu và do đó đặt dưới quyền

quản lý của một gia đình là Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển công nghiệp, chaebol thực hiện các kế hoạch này Để các chaebol yên tâm thực thi nhiệm vụ, chính phủ chủ động cho các chaebol vay với lãi suất rất thấp thông qua các ngân

hàng nhà nước và các chương trình tín dụng ưu đãi như:

+ Các ngân hàng quốc doanh còn được lệnh phải bảo lãnh nợ nước ngoài cho cácchaebol, để họ có thể vừa thoải mái tiếp cận nguồn tín dụng trong nước

+ “Vô tư” đi vay nợ nước ngoài

+ Giảm thuế đánh vào các chaebol, đặc biệt là các công ty xây dựng, khi chính phủbắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc

- Kiểm soát mạnh mẽ hơn: Mặc dù đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nướcHàn nhưng sức ảnh hưởng và bành trướng của các chaebol ngày càng lớn do đượcnhận nhiều ưu đãi về nguồn vốn, không sợ thất bại, cũng như có Chính phủ chốnglưng đã gây ra nhiều tác động xấu đến nền kinh tế và chính trị của nước này, điểnhình như cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 => Chính phủ có những sách lượcmới bớt các đặc ân của các chaebol như: kiểm soát mạnh xóa bỏ việc bảo lãnh chocác khoản nợ chéo; nâng cao tính minh bạch quản trị; buộc lãnh đạo phải chịutrách nhiệm

2.2.4 Kinh nghiệm vệ phát triền mạnh mẽ về công nghiệp sản xuất ô tô, đóng tàu

và thép

Như phân tích ở trên, cùng với mô hình chaebol, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ về sảnxuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng về đóng tàu, ô tô và thép

Kinh nghiệm:

Trang 20

- Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh: 8Để thời gianCNH được rút ngắn một cách kỷ lục so với các quốc gia công nghiệp phát triển khác,Hàn Quốc đã nỗ lực không ngừng để nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triểncác ngành có điều kiện cạnh tranh trên thị trường:

+ Vào thập kỷ 60, phát triển các ngành CN nhẹ sử dụng nhiều lao động

+ Vào thập kỷ 70, phát triển mạnh các ngành sản xuất sản phẩm trung gian để phục

vụ cho nhu cầu các ngành CN nhẹ, giảm bớt nhập khẩu loại hàng này Cùng với sảnxuất các sản phẩm trung gian , HQ phát triển các ngành chế tạo, trước hết nhằm sảnxuất linh kiện phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị CN nhẹ, sau đó tiến dần tới sảnxuất các thiết bị tổng hợp hơn Trong giai đoạn này, tiêu biểu là chương trình pháttriển các ngành CN nặng và hoá chất

+ Đặc biệt trong giai đoạn 1980-1990, Hàn Quốc tiếp tục nâng cấp cơ cấu côngnghiệp lên trình độ cao hơn bằng cách phát triển mạnh các ngành có hàm lượng khoahọc cao, các ngành chế tạo máy phức tạp và chính xác Từ nửa sau thập niên 80, để

có những kỹ thuật hiện đại nhất như các nước tư bản phát triển, Hàn Quốc lại cốgắng tự nâng mình lên cao nữa bằng cách đi vào lĩnh vực sản xuất công nghệ riêng

Giai

đoạn

Tăngtrưởngkinh tế

Tăngtrưởng

CN chếtạo bìnhquân

Tỷ lệ

CN chếtạotrongCN

Tỷ lệCNN vàhoá chấttrong

CN chếtạo

Tỷ lệ CNchế tạođóng gópvào tăngtrưởngkinh tế

Sản phẩmchủ yếu

Điện, phânbón,lọcdầu, sợitổng hợp,PVC

Sợi tổnghợp, hoádầu, thiết

bị điện

8

http://vietbao.vn/Van-hoa/Chuong-2-Lan-song-cong-nghiep-Dong-A-dau-the-ky-XX/40166338/184/

Trang 21

thiết bịvận tải,điện tử giadụng, tàubiển, hoádầu

Gang thép,máy móc ,thiết bị

CN, điện

tử, tàubiển

Máy chínhxác, điện

tử, tàubiển,thông tinBảng 1: Chỉ tiêu phát triển CN qua từng thời kỳ

(Nguồn: Korea Economic Report 1990)

Từ bảng 1 cho thấy số liệu sản phẩm chủ yếu của ngành Công nghiệp Hàn Quốc thay đổitheo từng thời kỳ, độ tinh vi và hàm lượng công nghệ ngày càng được nâng cao đặc biệttrong những năm 80-90

- Ngành thép:

Bảng 2: Sản phầm Công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc

(Nguồn: Cục thống kê kinh tế Hàn Quốc)

variation in annual average

‘95~’00 ‘00~’09

worldwide 744,59

9

847,662

1,344,08

Trang 22

1995 2000 2007 2009

variation in annual average

‘95~’00 ‘00~’09

Korea 36,772

(4.9)

43,107(5.1)

51,517(3.8)

48,572

Bảng 3: Ngành công nghiệp sản xuất thép Hàn quốc

(Nguồn: Hội liên hiệp sắt thép Hàn Quốc)

Từ bảng 2 và bảng 3 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành Công nghiệp nặngđặc biệt là công nghiệp thép trong giai đoạn những năm 1980- 1990 Ngành sản xuất ô tô

từ 123 nghìn cái từ năm 1980 lên 13321 nghìn cái năm 1990 Sau 1 thập kỉ ngành đóngtàu từ 1690 lên 4382 nghìn dung tích, sản xuất thép tăng mạnh mẽ với 9341 lên 24868tức phát triển nhanh tăng gần 166% so với giá trị năm 1980 Thị phần ngành thép củaHàn Quốc chiếm 4.9% trên tổng toàn thế giới năm 1995 , 5,1 % năm 2000 và 4,0% năm

2009 Có thể kể đến tập đoàn sản xuất thép lớn trên thế giới là POSCO Sản lượng củacông ty này đạt 39,1 triệu tấn thép thô trong năm 2011, khiến nó trở thành nhà sản xuấtthép lớn thứ tư thế giới Ngoài ra, trong năm 2012, công ty này trở thành tập đoàn lớn thứ

146 trên thế giới do tạp chí Fortune liệt kê 500 tập đoàn, công ty lớn nhất thế giới

Ngày đăng: 17/11/2014, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Lee Kuan Yew, Đối thoại với Lý Diệu Quang, Nhà Xuất Bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại với Lý Diệu Quang
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Trẻ
2.Báo Cáo Của Ủy Ban Cải Cách Giáo Dục Trực Thuộc Tổng Thống Hàn Quốc: Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI -Bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa, Biên dịch Nguyễn Quang Kính, Hiệu đính Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nxb Giáo dục, HÀ NỘI, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảicách giáo dục cho thế kỷ XXI -Bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàncầu hóa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3.Ngô Xuân Bình (chủ biên), Tìm hiểu cải cách giáo dục ở Hàn Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu cải cách giáo dục ở Hàn Quốc
Nhà XB: Nxb Khoa học Xãhội
4.Huỳnh Văn Giáp: Địa lý Đông Bắc Á – Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (Môi trường tự nhiên và các đặc điểm nhân văn, kinh tế - xã hội), Nxb ĐHQG TP.HCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý Đông Bắc Á – Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (Môitrường tự nhiên và các đặc điểm nhân văn, kinh tế - xã hội)
Nhà XB: Nxb ĐHQG TP.HCM
5.Hoàng Văn Hiển: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961 - 1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961 - 1993) vàkinh nghiệm đối với Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6.Hoàng Văn Hiển: Tiếp cận lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam – một cách nhìn, NXB Chính trị quốc gia, HÀ NỘI, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam – một cách nhìn
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
7. Ngô Xuân Bình (Chủ biên), Tìm hiểu cải cách giáo dục ở Hàn Quốc, Sđd, tr.118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu cải cách giáo dục ở Hàn Quốc

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Sản phầm Công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á
Bảng 2 Sản phầm Công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc (Trang 21)
Bảng 3: Ngành công nghiệp sản xuất thép Hàn quốc - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á
Bảng 3 Ngành công nghiệp sản xuất thép Hàn quốc (Trang 22)
Bảng 4: Những nhà xuất khẩu lớn ngành đóng tàu trên thế giới năm 2009- 2010 - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á
Bảng 4 Những nhà xuất khẩu lớn ngành đóng tàu trên thế giới năm 2009- 2010 (Trang 23)
Bảng 5: GDP Hong Kong năm 2010 phân bổ theo ngành. - Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á
Bảng 5 GDP Hong Kong năm 2010 phân bổ theo ngành (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w