kinh nghiệm phát triển kinh tế hồng kông

24 3K 14
kinh nghiệm phát triển kinh tế hồng kông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kinh nghiệm phát triển kinh tế hồng kông

Mục lục Kinh tế Hong Kong - nền kinh tế thị trường và sức mạnh của “bàn tay vô hình” I. Giới thiệu chung về Hong Kong 1. Vị trí địa lý - Hong Kong là 1 đặc khu hành chính thuộc Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa.Hồng Kông nằm ở phía đông nam Trung Quốc, cách Macao 60km và nằm ở đối diện với đồng bằng sông Châu Giang. Hồng Kông được bao quanh bởi biển nam Trung Hoa ở phía đông, phía nam và phía tây; phía bắc giáp với đặc khu kinh tế Thẩm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. - Lãnh thổ Hồng Kông có diện tích là 1,104 km 2 , bao gồm các phần chính là: đảo Hồng Kông (81 km 2 ), bán đảo Cửu Long (47 km 2 ), Tân Giới (748 km 2 ) cùng với đảo Lantau và 262 hòn đảo lớn nhỏ khác (228 km 2 ). Đảo Lantau là hòn đảo lớn nhất Hồng Kông với sân bay và khu giải trí Disneyland trong khi Hồng Kông là đảo lớn thứ hai, đông dân cư nhất và là trung tâm tài chính, kinh tế của Hồng Kông. - Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, HK có cảng biển sâu nhất thế giới. - Vị trí địa lý của Hong Kong như một cửa ngõ giữa phương Đông và phương Tây khiến Hong Kong là một trung tâm thương mại quốc tế sôi động. Cảng Victoria, trung tâm của thành phố, đẹp và nhộn nhịp phản ánh rõ nhất điều này. 2. Tổng quan về kinh tế Hong Kong - Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều trụ sở chính của các công ty lớn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu tính về GDP bình quân đầu người, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi tiếp tục duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh trước đây, chính quyền Hồng Kông nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực lượng thị trường và khu vực tư nhân. Kể từ năm 1980, chính quyền đã đóng một vai trò thụ động theo chính sách không can thiệp tích cực. Hồng Kông được nhà kinh tế Milton Friedman xem là một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh về mặt thực tiễn. Hồng Kông được xếp hạng nhất thế giới về tự do kinh tế trong 21 năm liên tục, từ năm 1995. - Đơn vị tiền tệ của Hong Kong là đô la Hong Kong. Tuy nhiên, thị trường Hong Kong không sử dụng nhiều đồng đô la Hong Kong mà phần lớn mọi giao dịch ở đây được thực hiện bằng đô la Mỹ hay đồng EURO. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn thứ 6 thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. - Kinh tế Hong Kong chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP của Hong Kong lên đến 90%. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 8,9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980. Năm 2006, GDP của Hồng Kông xếp thứ 40 thế giới với giá trị 253,1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người xếp hạng 14 với mức 36.500 USD.Ngành dịch vụ của Hồng Kông được đánh giá là một trong những ngành dịch vụ phát triển nhất khu vực Đông Á. Trong giai đoạn 1990-2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị tăng thêm từ khu vực dịch vụ đạt 7,3%, cao hơn tăng trưởng GDP bình quân 6%/năm của nền kinh tế này. - Chính quyền Hong Kong cương quyết thực hiện theo phương châm “Ủng hộ tối đa, can thiệp tối thiểu”, đồng thời thực thi những điều kiện kinh doanh thân thiện nhất từ những quy định pháp lý, sự quản lý hiệu quả, trong sạch và một môi trường bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp đến những điều kiện thuận lợi về đất đai và cơ sở hạ tầng nhằm giúp cho nền kinh tế Hong Kong tăng trưởng. Do đó, những chính sách phát triển kinh tế của Hong Kong tập trung khuyến khích các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Các chính sách linh hoạt cũng như những nỗ lực nhằm tự do hóa nền kinh tế đã cho thấy hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện vị thế của Hồng Kông trên trường quốc tế. II. Các giai đoạn phát triển của kinh tế Hong Kong 1. Thời kỳ thực dân Anh xâm lược lần 1 Trong nửa đầu thế kỷ 20, Hồng Kông là một cảng tự do, có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt) của Đế quốc Anh. Trong thời gian này, Đế quốc Anh để cho nền kinh tế Hồng Kong phát triển tự do, đánh thuế thấp trung bình chỉ 3-5%, gần như không có sự can thiệp của chính quyền Anh, người dân không phân biệt chủng tộc, tôn giáo đều bình đẳng như nhau trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại Tuy nhiên lúc bấy giờ chính quyền Anh có áp đặt một số luật lệ hạn chế quyền sở hữa bất động sản ở Hồng Kong lúc bấy giờ lên những người không mang quốc tịch châu Âu. 2. Thời kì Nhật Bản xâm lược Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật Bản đã xâm lược Hồng Kông.lực lượng bảo hộ Anh và Canada giao nộp quyền kiểm soát thuộc địa này cho Nhật Bản ngày 25 tháng 12. Trong thời kì Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn thiếu lương thực do sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm phát do áp đặt tỉ giá của quân đội Nhật. Một dollar hồng Kong bằng 4 yên nhật lúc bấy giờ. 3. Hồng Kong thời kì thực dân Anh xâm lược lần 2 Sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù có đảm bảo của Hoa Kỳ rằng Hồng Kông sẽ được trả về cho Trung Quốc, người Anh đã nhanh chóng giành lại sự kiểm soát đối với Hồng Kông. Tuy nhiên, Anh không còn có thế mạnh như trước và không thể dùng những biện pháp cai trị như trước đây, và tất cả những hạn chế đối với những người không phải dân Châu Âu sở hữu tài sản trên đất động sản hàng đầu đã được dỡ bỏ. Việc phục hồi của Hồng Kông hậu chiến đáng kinh ngạc nhanh chóng, và trong vòng 2-3 tháng, tất cả các hạn chế kinh tế sau chiến tranh đã được dỡ bỏ và Hồng Kông đã trở thành một thị trường tự do một lần nữa. Sau khi những người cộng sản nắm quyền kiểm soát của Trung Quốc đại lục trong năm 1949, nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nhân, chạy trốn sang Hồng Kông do đàn áp của chính quyền cộng sản. Chính phủ Anh không can thiệp sâu ở Hồng Kông, theo đề nghị của cựu Bộ trưởng tài chính John James Cowperthwaite, dẫn đến một mức độ cao của tự do kinh tế. Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khởi xướngcông cuộc cải cách kinh tế năm 1978, Hồng Kông đã trở thành một nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu cho đại lục. Một Đặc khu Kinh tế đã được thành lập năm sau ở Thâm Quyến, một thành phố nằm ở ngay phía Bắc của biên giới giữa đại lục và Hồng Kông. Nền kinh tế của Hồng Kông đã dần thay thế từ ngành dệt may và chế tạo bằng dịch vụ, khi các lĩnh vực tài chính và ngân hàng đã trở nên chiếm ưu thế ngày càng tăng. Trong điều kiện như vậy, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Hồng Kông và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, thu nhập cho Hongkong trở thành một nơi là một trong những con hổ Đông Á. Năm 1990, GDP của Hồng Kông bình quân đầu người đã vượt qua của Anh, lần đầu tiên GDP của một thuộc địa bình quân đầu người vượt qua mà thực dân của nó. 4. Giai đoạn Hong Kong trở về Trung Quốc (từ 1997 đến nay) 4.1. Thứ nhất, giai đoạn 1997 - 2003 Cuối 1997, khủng hoảng tài chính châu Á, tỷ giá hối đoái của HKD và USD duy trì ở mức 7,8 HKD/ USD từ năm 1983. Tác động tích luỹ đối với HKD diễn ra vào tháng 8/1998 đã buộc chính quyền Hồng Kông phải can thiệp với việc tung 15 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Hồng Kông, đồng thời tăng lãi suất qua đêm từ 8% lên 19%. Những năm 80 và đầu những năm 90 của Thế kỉ 20, HK trải qua một sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể, tập trung hàng đầu vào phát triển dịch vụ (công nghiệp chiếm tỉ trọng ít). Sự kiện 11/9 năm 2001 và đại dịch SARS năm 2003, du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. 4.2. Thứ hai, giai đoạn 2003-2007 Hồng Kông phát triển ổn định,.Trung Quốc và Hồng Kông hội nhập toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong khi Hồng Kông vẫn có quyền tự chủ kinh tế cao. Từ ngày 1/1/2004, Thoả thuận về tự do cho buôn bán nhỏ giữa Đại lục và Hồng Kông có hiệu lực. Thỏa thuận “Đối tác kinh tế gần gũi hơn” (CEPA) đã cho phép các công ty Hồng Kông được ưu tiên thâm nhập thị trường Đại lục ở 48 lĩnh vực dịch vụ, tăng cường hợp tác trong 10 lĩnh vực, bãi bỏ thuế nhập khẩu của 1400 loại sản phẩm Hồng Kông, chiếm khoảng 90% xuất khẩu của Hồng Kông vào Trung Quốc. Có thể nói, các chính sách và thoả thuận mới (IVS và CEPA) đã đem lại tác động rất mạnh đối với Hồng Kông. 4.3. Giai đoạn 2007 đến nay Khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007 đến 2012, HK lâm vào suy thoái chung. Tháng 6 năm 2012, quỹ BUD trị giá 1 tỷ đô đã được chính phủ giới thiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp HK trong việc phát triển thương hiệu, nâng cấp và tái cơ cấu các hoạt động, thúc đẩy doanh số bán hàng, nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Đại lục. TQ duy trì tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, Hồng Kông trở thành thị trường quan trọng trong nhiều lĩnh vực để TQ khai thác.  Hong Kong ngày càng gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, chịu sự chi phối của cả chính quyền Đại lục và các quyết định của bộ máy lãnh đạo Hong Kong. III.Sự vận dụng thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smithvà Nền kinh tế thị trường tự do. 1. Thuyết “bàn tay vô hình” - Giới thiệu về khái niệm “bàn tay vô hình” của A. Smith: Theo Adam Smith thì "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: "Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô tình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng." Theo quan điểm của Adam Smith, chính phủ chỉ nên giữ chức năng quản lý. Bởi, "Chính bàn tay vô hình với tư cách là cơ chế tự cân bằng của thị trường cạnh tranh làm cho phúc lợi cá nhân và hiệu quả kinh tế đạt tối đa. Trong khi chạy theo lợi ích riêng của mình, con người phụng sự xã hội nhiều hơn anh ta chủ trương làm điều đó”. - Từ khái niệm “bàn tay vô hình”, ta mở rộng ra là sự tự do của nền kinh tế, là sự cạnh tranh công bằng trên thị trường mà không chịu quá nhiều tác động trực tiếp hay phụ thuộc vào chính phủ. Chính sự tự do ấy sẽ đem lại thành công cho thị trường, tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế. 2. Tiêu chí đánh giá sự tự do của nền kinh tế - Chỉ số tự do kinh tế  Giới thiệu về “nền kinh tế thị trường” và “tự do của kinh tế”: “Khi nói đến kinh tế thị trường là nói đến nguyên tắc “tự do kinh tế”, bao gồm các quyền tự do của người sản xuất kinh doanh, quyền lựa chọn của người tiêu dùng, sự tu do của người lao động trong lựa chọn công việc và người thuê cũng có quyền lựa chọn và tuyển dụng những người phù hợp”.  Một số tiêu chí đánh giá sự tự do của nền kinh tế: Năm tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của EC 1. Mức độ ảnh hưởng của Chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp 2. Không có hiện tượng Nhà nước can thiệp bóp méo hoạt động của các doanh nghiệp liên quan đến khu vực tư nhân hoá. 3. Ban hành và thực thi luật doanh nghiệp minh bạch và không phân biệt đối xử, đảm bảo quản lý doanh nghiệp một cách thích 4. Ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và minh bạch đảm bảo tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự vận hành của quy chế phá sản doanh nghiệp. 5. Tồn tại một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà nước (Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại) Sáu tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của Bộ Thương mại Hoa Kỳ: 1. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền 2. Tự do thoả thuận mức lương 3. Đầu tư nước ngoài 4. Sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước đối với các ngành sản xuất 5. Quản lý của Nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực 6. Các yếu tố thích hợp khác (Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_nmefactsheet.html)  Chỉ số tự do kinh tế Trên thực tế, nếu theo các tiêu chí trên của EC và Hoa Kỳ thì sẽ rất khó khăn khi đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế thị trường. Do vậy, để xem xét đầy đủ hơn các khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế thị trường, chúng ta cần xem xét mức độ tự do kinh tế thông qua chỉ số tự do kinh tế được công bố hàng năm do hai tổ chức quốc tế uy tín là The Wall Street Journal và The Heritage Foundation hợp tác nghiên cứu. Định nghĩa chỉ số tự do kinh tế như sau: "Môi trường tự do kinh tế cao nhất cho người ta quyền tư hữu tuyệt đối, hoàn toàn tự do hoạt động về lao động, tiền bạc, hàng hóa, và hoàn toàn không có chèn ép hay giới hạn tự do kinh tế ngoại trừ những giới hạn tối thiểu cần thiết để bảo đảm người dân được tự do". Chỉ số cho điểm dựa trên 10 yếu tố tổng quát sau đây về tự do kinh tế từ thống kê của các tổ chức như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Đơn vị Tình báo Economist (The Economist Intelligence Unit): 1 Tự do buôn bán (Business Freedom) 2 Tự do thương mại (Trade Freedom) 3 Tự do tiền tệ (Monetary Freedom) 4 Chi tiêu của nhà nước (Government Spending) 5 Tự do công khố (Fiscal Freedom) 6 Quyền tư hữu (Property Rights) 7 Tự do đầu tư (Investment Freedom) 8 Tự do tài chính (Financial Freedom) 9 Tự do không bị tham nhũng (Freedom from Corruption) 10 Tự do lao động (Labor Freedom) Mỗi tự do trên được cho điểm từ 0 đến 100, mà 100 là tượng trưng cho mức độ tự do nhất Tổng số điểm được tính trung bình bằng cách cộng 10 số điểm của mỗi tự do và chia cho 10. Bản đồ Chỉ số tự do kinh tế năm 2014 được công bố bởi Quỹ Di Sản. Mỗi quốc gia được biểu thị bởi một màu tương ứng với mức độ tự do kinh tế khác nhau: Xanh lam - hoàn toàn tự do kinh tế Xanh lá cây - tự do kinh tế ở phần lớn các lĩnh vực Vàng - tự do kinh tế có sự giám sát của nhà nước Cam - phần lớn các lĩnh vực không có tự do kinh tế Đỏ - không có tự do kinh tế Xám - tự do kinh tế không được thừa nhận [...]... qua trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã đạt những tiến bộ đáng kể thông qua việc cải thiện mức độ tự do kinh tế Tuy nhiên chỉ số tự do kinh tế của VN vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới, vì vậy VN cần phải xem xét, học hỏi, vận dụng từ những kinh nghiệm phát triển của nền kinh tế Hong Kong để cải thiện các chỉ số tự do, từ đó có thể phát triển nền kinh tế Việt Nam... Việt Nam từ nền kinh tế HK Mặc dù không thể phủ nhận vai trò của chính phủ trong điều tiết nền kinh tế, tuy nhiên nền kinh tế VN còn quá nhiều hạn chế và gò bó dưới sự quản lý quá chặt của chính phủ nên VN cần nới lỏng và phát triển kinh tế tự do hơn nữa và giảm sự can thiệp của chính phủ vào nền - kinh tế VN cần nghiên cứu mô hình tự do hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt là Hong Kong, tập trung...3 Kinh tế Hong Kong – Nền kinh tế thị trường tự do nhất thế giới Hong Kong tiếp tục giữ danh hiệu “Nền kinh tế tự do nhất thế giới” lần thứ 21 liên tiếp trong bảng xếp hạng của Quỹ Heritage, được công bố vào tháng 1/2015 Chúng ta sẽ phân tích nền kinh tế HK dựa theo 4 lĩnh vực liên quan đến sự tự do kinh tế 3.1 Các quy định của luật pháp (Quyền tư hữu,... thông lệ quốc tế Hoàn thiện hệ thống thể chế và pháp luật Nâng cao hiệu quả quản lý và từng bước cổ phần hóa hệ thống DNNN, tạo mội trường cạnh - tranh công bằng, lành mạnh Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hội nhập chủ động, tích cực và sâu rộng Kết luận Có thể nói, nền kinh tế VN đã hình thành nên những nền tảng để tiến tới một nền kinh tế thị trường... tiết nền kinh tế trong các trường khủng hoảng Sửa chữa thất bại thị trường do tồn lực thị trường, bất cân xứng thông tin Đảm bảo phân phối thu nhập, hạn chế khoảng cách giàu nghèo Đảm bảo cho chi tiêu các hàng hóa công, quốc phòng, an ninh Ưu điểm: Tăng thêm động lực của từng cá nhân tham gia tăng lợi ích của cả nhân, tư đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Bài học rút ra cho Việt Nam từ nền kinh tế HK Mặc... dịch thương mại và tài chính là ưu điểm lớn nhất của Hong Kong, tạo môi trường tự do cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển - Hong Kong có mức rào cản thuế quan là 0%, và là nền kinh tế mở cửa nhất cho các nguồn vốn đầu tư và thương mại với nước ngoài - Hệ thống tài chính phát triển và được điều tiết một cách thận trọng bởi các ủy ban riêng biệt như HKMA (Hong Kong Monetary Authority), SFC (the... hệ thống luật phát triển với các chính sách và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh gọn, thuế doanh nghiệp thấp, chính sách thương mại, đầu tư của nhà nước, nguồn vốn dồi dào và dễ tiếp cận đối với các doanh nghiệp - Tự do lao động: Thị trường lao động linh hoạt với giờ làm và mức lương được quyết định bởi chính cung cầu của thị trường - Tự do tiền tệ: HK có một thị trường ngoại tệ phát triển và linh... quyền tương đối thấp (xếp thứ 15 trên toàn thế giới) Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, vấn nạn tham nhũng đã trở nên rất phổ biến và tràn lan tại Hồng Kông ở cả khu vực tư nhân và dịch vụ công Năm 1974, Ủy ban độc lập phòng, chống tham nhũng tại Hồng Kông (ICAC) đã được thành lập, tập trung vào 3 yếu tố trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng là điều tra, phòng ngừa và giáo dục.Với đội ngũ nhân... động ngân hàng” của Basel Committee IV Bài học rút ra cho Việt Nam 1 Đánh giá sự tự do kinh tế của Việt Nam Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Heritage, năm 2015 , Việt Nam xếp thứ 148 trên tổng số 178 nước trên toàn thế giới, và xếp thứ 32 trên 42 nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Theo đó, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam đạt 51 7 điểm theo thang điểm 100 ( 100 điểm là tự do nhất) , thấp hơn... thể mà phải thông qua các văn bản hướng dẫn, giải thích Nhiều văn bản luật còn nhiều bất cập, chồng chéo nhau, hay liên tục phải sửa đổi, bổ sung nên gây nhiều tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan hệ kinh tế Chỉ số Cảm nhận tham nhũng năm 2014 của Tổ chức Minh bạch quốc tế (IT) đã công bố Việt Nam xếp thứ 119/175, thứ 18/28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá . trưởng của nền kinh tế. 2. Tiêu chí đánh giá sự tự do của nền kinh tế - Chỉ số tự do kinh tế  Giới thiệu về “nền kinh tế thị trường” và “tự do của kinh tế : “Khi nói đến kinh tế thị trường là. doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Hồng Kông và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, thu nhập cho Hongkong trở thành một nơi là một trong những con hổ Đông Á. Năm 1990, GDP của Hồng Kông bình quân. quốc tế sôi động. Cảng Victoria, trung tâm của thành phố, đẹp và nhộn nhịp phản ánh rõ nhất điều này. 2. Tổng quan về kinh tế Hong Kong - Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát

Ngày đăng: 01/09/2015, 18:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Giới thiệu chung về Hong Kong

    • 1. Vị trí địa lý

    • 2. Tổng quan về kinh tế Hong Kong

    • II. Các giai đoạn phát triển của kinh tế Hong Kong

      • 1. Thời kỳ thực dân Anh xâm lược lần 1

      • 2. Thời kì Nhật Bản xâm lược

      • 3. Hồng Kong thời kì thực dân Anh xâm lược lần 2

      • 4. Giai đoạn Hong Kong trở về Trung Quốc (từ 1997 đến nay)

        • 4.1. Thứ nhất, giai đoạn 1997 - 2003

        • 4.2. Thứ hai, giai đoạn 2003-2007

        • 4.3. Giai đoạn 2007 đến nay

        • III. Sự vận dụng thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smithvà Nền kinh tế thị trường tự do.

          • 1. Thuyết “bàn tay vô hình”

          • 2. Tiêu chí đánh giá sự tự do của nền kinh tế - Chỉ số tự do kinh tế

          • 3. Kinh tế Hong Kong – Nền kinh tế thị trường tự do nhất thế giới

            • 3.1. Các quy định của luật pháp (Quyền tư hữu, Tự do không bị tham nhũng)

            • 3.2. Quy mô của chính phủ (Tự do công khố, Chi tiêu của chính phủ)

            • 3.3. Hiệu quả điều tiết (Tự do buôn bán, Tự do lao động, Tự do tiền tệ)

            • 3.4. Thị trường mở (Tự do thương mại, Tự do đầu tư, Tự do tài chính)

            • IV. Bài học rút ra cho Việt Nam

              • 1 Đánh giá sự tự do kinh tế của Việt Nam

              • Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Heritage, năm 2015 , Việt Nam xếp thứ 148 trên tổng số 178 nước trên toàn thế giới, và xếp thứ 32 trên 42 nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam đạt 51. 7 điểm theo thang điểm 100 ( 100 điểm là tự do nhất) , thấp hơn so với chỉ số trung bình của thế giới là 60.4 , của khu vực là 58.8 và thua xa mức điểm 84.6 của một nền kinh tế được cho là tự do.

              • 2 Ưu và nhược điểm về sự can thiệp của bàn tay vô hình và bài học rút ra cho Việt Nam

              • Nhược điểm

              • Điều tiết nền kinh tế trong các trường khủng hoảng

              • Sửa chữa thất bại thị trường do tồn lực thị trường, bất cân xứng thông tin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan