1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA SINGAPORE, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, HONG KONG – BỐN CON RỒNG CHÂU Á

43 720 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 262,91 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA SINGAPORE, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, HONG KONG – BỐN CON RỒNG CHÂU Á Lớp: K50CLCD2 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Mỹ Duyên Nhóm 8 1. Bùi Thị Cẩm Nhung 1101017743 2. Trần Thị Phương Quỳnh 1101017778 3. Phạm Hồng Sơn 1101017782 4.Trần Thu Thảo 1101017816 5.Phạm Thị Thuỷ Tiên 1101017925 6.Nguyễn Lê Tiến 1101017839 7. Trương Nguyễn Minh Vy 1101017918 8. Đinh Thị Tường Vy 1101017906 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 2 năm 2014 1 1 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới để trở thành một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay, nước ta gặp cũng không ít trở ngại và thách thức để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Chính vì thế Việt Nam không ngừng học hỏi những bài học kinh nghiệm phát triển quí giá của các nước đi trước, đặc biệt là những con rồng Châu Á.Từ đó giúp ta rút ngắn được thời gian của quá trình phát triển nhưng mặt khác cũng chứa đựng nhiều rủi ro và nguy cơ của sự phát triển nóng vội nên việc áp dụng cần phải qua một quá trình nghiên cứu chọn lọc phù hợp. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ các nước trên thế giới rất đa dạng và phong phú nhưng điều quan trọng nhất là ta cần phải lựa chọn những con đường phù hợp, tương đồng với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Do đó con đường phát triển kinh tế của những nước công nghiệp mới châu Á (những con rồng châu Á) chính là sự lựa chọn tốt nhất có thể giúp các nhà hoạch định chính sách nhiều bài học quý báu vì các nước Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đều có xuất phát điểm giống Việt Nam. Nhưng bằng những chủ trương, chính sách thích hợp của chính phủ mà các nước này đã đạt được những bước tiến vượt bậc về kinh tế-xã hội với thời gian công nghiệp hóa đất nước rất ngắn và tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ được cả thể giới công nhận và được coi là bốn con rồng châu Á. 2 2 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm và phân tích khả năng áp dụng của những chính sách kinh tế đã thành công của bốn con rồng châu Á vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam nhằm góp phần xác định con đường phát triển kinh tế bền vững lâu dài. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: những kinh nghiệm phát triển kinh tế của bốn “con rồng Châu Á”- Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Do hạn chế về mặt thời gian nên bài tiểu luận chỉ chọn lọc những kinh nghiệm nổi bật chứ không đi vào tất cả các kinh nghiệm của các nước ở các lĩnh vực khác nhau. - Về thời gian: nghiên cứu quá trình và kinh nghiệm phát triển từ năm 1960 đến nay 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những dẫn chứng thực tế và số liệu cụ thể để đúc kết những bài học cùng với kinh nghiệm phát triển của bốn “con rồng Châu Á”- Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông để áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam. 3 3 STT Kí hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 CHDCND N/A Cộng hòa dân chủ nhân dân 2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 3 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia 4 CPF Central Provident Fund Quỹ Tiết kiệm trung ương 5 R&D Research & Development Hoạt động nghiên cứu và phát triển 6 HDB Housing of Development Board Ban phát triển nhà ở 7 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 CNH-HĐH N/A Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 10 CN N/A Công nghiệp 11 CNN N/A Công nghiệp nặng 12 GT Gross tonnage Tổng dung tích 13 NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới 14 MOEA Ministry of Economic Affairs Bộ Kinh tế Đài Loan 15 HSP N/A Các ngành công nghệ cao dựa vào đầu tư nội địa là chính 16 TAITRA Taiwan Trade Center Trung tâm thương mại Đài Loan 17 NIE Newly industrialized Economics Nền kinh tế công nghiệp mới 18 CNTT N/A Công nghệ thông tin 19 KHCN N/A Khoa học công nghệ DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 4 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong – những con rồng châu Á 1 Hong Kong, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc được World Bank đặt cho cái tên là các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á (Newly Industrialized Asian Economics) – do phát triển công nghệ mạnh vào những năm 1960 – 1990, nó còn có cái tên là “Bốn con rồng châu Á” (4 Asian Dragons). Nguyên nhân có “bốn con rồng Châu Á” là bởi vì những đất 1 http://vfpress.vn/threads/nam-rong-tong-ket-ve-4-con-rong-chau-a-hong-kong- singapore-han-quoc-dai-loan.10037/ 5 5 nước này có những tiến bộ nhanh chóng và có thể gọi là thần kỳ trong việc phát triển kinh tế. Các chỉ tiêu để đánh giá và xét các nước trở thành “con rồng châu Á” gồm: + Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng cao (trung bình 7%/ năm) + GDP bình quân trên đầu người cao. + Có nền kinh tế mở + Là trung tâm tài chính lớn của thế giới + Sản xuất công nghệ lớn nhất thế giới… Cụ thể như: - Đối với Singapore, sau ba thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế Singapore đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NIC) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD; chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế. - Đối với Đài Loan, Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mỹ; những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”. Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm. - Đối với Hàn Quốc, năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX: Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%; từ năm 1962 đến năm 1991, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên); cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm từ 36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%). 6 6 - Đối với Hong Kong, Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh. “Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; tăng trưởng GDP: Mức tăng GDP năm 2005 là 7,3%, đạt 172,6 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 ước tính 32.900 USD, đứng thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản. II. NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA SINGAPORE, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, HONG KONG 1. Singapore 1.1. Khái quát Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế 7 7 biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh. 2 1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Singapore 1.2.1. Tạo lợi thế hội nhập và phát triển trên trường quốc tế thông qua quyết định chọn Tiếng Anh là quốc ngữ 3 Chọn tiếng Anh là quốc ngữ, cùng với tiếng Hoa là chiến lược của quốc gia. Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”. Song song với tình thần “Thoát Á nhập Âu” là thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức bên ngoài của các nước châu Á mà Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế giới bên ngoài. Mặc dù người Anh từng đô hộ Singapore nhưng các nhà lãnh đạo thời ấy và điển hình là Lý Quang Diệu vẫn luôn đứng ở khía cạnh khách quan để nhìn nhận đâu là điều kiện tốt mà “quân thù”. Chính vì vậy, thay vì xóa bỏ tất cả khi giành độc lập, ông giữ lại bộ máy hành chính mà người Anh xây dựng lên ở Singapore trong hơn 100 năm. Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nền 2http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns070731160923#XCTxV8IkRX ba 3 http://eduvietglobal.vn/su-phat-trien-khong-ngung-cua-quoc-dao-singapore.html 8 8 hành chính tiên tiến đó. Tất cả những suy nghĩ khách quan và đúng đắn ấy đã kiến tạo một Singapore thật sự thành công. 1.2.2. Thực hành tiết kiệm Tỉ lệ tiết kiệm rất cao là một đặc trưng riêng biệt nữa trong chiến lược phát triển của Singapore. Quỹ Tiết kiệm trung ương (CPF), một chương trình tiết kiệm bắt buộc được quản lí công khai, lần đầu tiên được thành lập vào năm 1955 - một thể chế tích cực dưới thời kì thuộc địa. Hơn thế nữa, quỹ CPF hoạt động dựa trên cơ sở được tài trợ toàn phần. Sau khi nghỉ hưu, người dân Singapore được hưởng lợi miễn thuế dựa trên những đóng góp trong quá khứ cộng với lãi suất Tỉ lệ lãi suất được tính theo tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cố định của các ngân hàng lớn, được bảo đảm sẽ trả ít nhất 2.5% mỗi năm. Những khoản đóng góp trước thuế bắt buộc cho CPF do cả các công ty và người làm thuê cùng thực hiện. Tỉ lệ ban đầu được đặt ra là 5% cho mỗi bên, đến năm 1985 tỉ lệ đóng góp kết hợp đã tăng lên 50%, được thể hiện trong bảng 3.1. Tỉ lệ hiện tại được cố định ở mức 33%, vì mức đóng góp của các công ty được giảm xuống chỉ còn 13% vào năm 2003 để thúc đẩy nền kinh tế. Hầu như toàn bộ lực lượng lao động của Singapore là thành viên của quỹ này. Cho dù mục tiêu ban đầu là phục vụ các kế hoạch hưu trí, quỹ này đã phát triển thành công sang các chương trình cho vay khác. Người Singapore có thể sử dụng tài khoản tiết kiệm của họ để mua các căn hộ thuộc Ban Phát Triển Nhà Ở (HDB). Sau năm 1981, Kế Hoạch Sở Hữu Nhà Ở đã cho phép đầu tư vào lĩnh vực sở hữu nhà ở. Giáo dục đại học cũng là một lí do hợp pháp khi đi vay. Cuối cùng, quỹ này còn cấp vốn cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm. Trong khi đầu tư vào tài khoản hưu trí của quỹ này là cần thiết, công nhân cũng có thể gửi thêm tiền cho giáo dục, sức khoẻ và nhà ở. 35% số tiền gửi có thể dùng để đầu tư cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán Singapore - khoản thu từ nguồn này không bị kiểm soát. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng người Singapore thực ra tiết kiệm nhiều hơn yêu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc, tổng tiết kiệm trong nước trong các năm 1990 đã vượt quá 50% và vẫn duy trì mức 45% trong năm 2004. Với mức tiết kiệm cao như vậy, Lý Quang 9 9 Diệu đã bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Singapore. Thêm vào đó, vụ đầu tư trị giá 23 tỉ đôla Mỹ này sẽ mở ra cơ hội phát triển vô hạn cho ngành hoá dầu và chế tạo. Qua 3 thập kỷ, nhà nước đã chi tiêu hào phóng cho việc giải phóng đường biển và xây dựng các đường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thế giới Changi, bệnh viện, trường đại học, những đường hàng không cũng như cơ sở hạ tầng cho ngành viễn thông cáp quang hiện đại. Ngày nay, thành phố từng là một làng ô nhiễm đã trở thành một trong những thành phố sạch và hiện đại nhất thế giới. 1.2.3. Bí quyết thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo 4 Việc tiết kiệm thành công và đầu tư vào nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cũng nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con người… nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959, nước này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0. Năm 2012, Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước này đạt 65.048 đô la Singapore. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gần đây kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Mặc dù khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008, nhưng nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24.006,1 triệu USD năm 2009 lên 63.997,2 triệu USD năm 2011). Mặc dù, năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sụt giảm so với năm 2011, song con số 56.700 triệu USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN. Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận. Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau: + Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy 4 http://www.tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Bi-quyet-thu-hut-FDI-tai-Singapore-va-kinh- nghiem-cho-Viet-Nam/30768.tctc 10 10 [...]... công nghiệp hiện nay chỉ còn tỷ trọng 7,6% GDP, nhỏ hơn rất nhiều so với sự phát triển của dịch vụ Chính vì sự hạn chế của tài nguyên thiên nhiên nên việc định hướng các mũi nhọn công nghiệp của Hong Kong khác biệt hẳn so với các nền kinh tế khác của NIEs là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore 4.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Hong Kong 4.2.1 Công nghiệp điện ảnh Hong Kong 4.2.1.1 Sơ lược về công. .. cho công nghiệp phát triển, thời kỳ này Hàn Quốc áp dụng các chính sách: Tư bản hóa nền kinh tế, phát triển thương mại, thực hiện chính sách lãi suất cao, mở cửa nền kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế thị trường, ổn định giá cả và nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài + Thời kỳ 1961-1979, đặc điểm chủ yếu của chính sách công nghiệp của Chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn này là phát triển công nghiệp. .. triển quốc gia Ví dụ ở Hàn Quốc, Tổng thống Park Chung Hee (1963 - 1979) người có vai trò rất lớn trong việc đưa Hàn Quốc cất cánh kinh tế lần thứ nhất Ngoài ra, phát triển giáo dục cũng góp phần thúc đẩy nền công nghiệp trong nước phát triển thông các công nghệ, các phát minh, sáng chế 3 Đài Loan 3.1 Lịch sử phát triển công nghiệp Đài Loan 9 Trong 5 thập niên qua, Đài Loan chuyển mình từ một nền kinh. .. các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD 2.2 Kinh nghiệm phát triển Công nghiệp của Hàn Quốc 2.2.1 Hình thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) áp dụng ở Hàn Quốc Xét từ quá trình phát triển công nghiệp của Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được rằng trong từng thời điểm, thì chính sách để CNH-HĐH áp dụng cho Hàn Quốc là khác... tiết rất mạnh của chính phủ, và dùa vào lạm phát để phát triển công nghiệp Nói riêng về vấn đề lạm phát, Hàn Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng lạm phát như một công cụ để kích thích phát triển công nghiệp, đồng thời đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững + Từ năm 1980 đến nay, chính sách phát triển công nghiệp lúc này là dựa vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao... hình chaebol, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ về sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng về đóng tàu, ô tô và thép Kinh nghiệm: - Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh: 8Để thời gian CNH được rút ngắn một cách kỷ lục so với các quốc gia công nghiệp phát triển khác, Hàn Quốc đã nỗ lực không ngừng để nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển các ngành có... phẩm của họ Như vậy, việc đặt nền móng cho những lĩnh vực trên là hoàn toàn hợp lý, không chỉ giúp cho hãng có thêm nguồn nhân lực dồi dào, mà còn khiến cho các ngành công nghiệp của Đài Loan ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng sức khỏe và công tác giáo dục được nâng cao 4 Hong Kong 4.1 Tóm tắt quá trình phát triển thần kỳ của Hong Kong1 3 Giai đoạn 1960-1980, đánh dấu sự phát triển thần kỳ của Hong. .. tiềm năng cho công nghiệp hóa Chính sách công nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Thời kỳ 1961-1979, Hàn Quốc bước vào công nghiệp hóa ở giai đoạn đầu, chủ trương phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, chi phí thấp, dần dần thay thế cho những sản phẩm công nghiệp thô và sơ cấp, tiến tới phát triển công nghiệp nặng... nàn của đất nước sau cuộc binh biến năm 1961 bằng một công cuộc công nghiệp hóa thần tốc thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn có sẵn – các Chaebol- là một mô hình khác của tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình tại Hàn Quốc Các Chaebol của Hàn Quốc thường mang hình thức của một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tư và dịch vụ của công. .. nhà nước và tư nhân để các tập đoàn này trở thành đầu tàu, nòng cốt cho phát triển kinh tế: Nhà nước hỗ trợ đặc biệt để đầu tư phát triển các Cheabol với quan điểm sẵn sàng thua lỗ ở giai đoạn đầu để chiếm lĩnh thị trường quốc tế, thu hút lợi nhuận cao về sau 2.2.6 Kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển Thành tựu trong lĩnh vực giáo dục ở Hàn Quốc: + “1992, có 1989 . USD. 2.2. Kinh nghiệm phát triển Công nghiệp của Hàn Quốc 2.2.1. Hình thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) áp dụng ở Hàn Quốc Xét từ quá trình phát triển công nghiệp của Hàn Quốc, chúng. Á Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong – những con rồng châu Á 1 Hong Kong, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc được World Bank đặt cho cái tên là các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á (Newly Industrialized. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA SINGAPORE, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, HONG KONG – BỐN CON

Ngày đăng: 24/07/2015, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w