1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở việt nam

31 921 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở việt nam

Trang 1

Phần 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế tri thức là một khái niệm mới, về nội hàm, kinh tế tri thức phảnánh một trình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người.Hiện nay xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộngtrên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thứcvừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trongtương lai gần Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho cácnền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước pháttriển nếu biết đón bắt và tận dụng cơ hội Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo rathách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơtụt hậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với cácnước phát triển.Trong bối cảnh đó ở nước ta, sau nhiều tranh luận, đã có sự nhấttrí xây dựng nền kinh tế theo hướng tri thức hóa dần các công đoạn của quátrình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xãhội, và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đã được khẳng định tại các Báo cáoChính trị của Đảng lần thứ IX, X, XI

Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa,hiện đại hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chươngtrình hành động nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Namtrở nên đặc biệt cấp bách, thậm chí là rất gay gắt Hơn nữa, trong Nghị quyếthội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung Ương khoá I VIII đã xác định rõ "Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ",

"khoa học công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa" Đến đại hội IX của Đảng điều này lại được khẳng định lại mộtlần nữa, "phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam,coi sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng vàđộng lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa".,Mặc dù đó còn là tháchthức lớn đối với nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách thức đó Vì thế

tôi đã chọn đề tài: “ VAI TRÒ CỦA NỀN KINH TẾ TRI THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM” để

tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề trên

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu :

Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với phát triển công nghiệp hóa hiệnđại hóa ở Việt Nam có tính thời sự cao, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận vàthực tiễn đặt ra Những đóng góp và nghiên cứu của nhiều tác giả về các vấn đềtrên đã góp phần làm sáng tỏ hay gợi lên vai trò của nền kinh tế tri thức đối vớiphát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa

 Những tác giả đã nghiên cứu đề tài này:

+ Nguyễn Thái Sơn – Tạp chí cộng sản ( Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thời kỳ quá độ ).

+ ThS NCS Bùi Thị Vân - Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao

thông Vận tải (Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với quá trình công

nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam ).

+ Giáo viên : Văn Đình Tấn – Khoa Kinh tế trường chính trị Nghệ An

(Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước ta ).

+ ThS Trần Mai Ước – Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ

Chí Minh ( Nguồn nhân lực chất lượng cao với sự nghiệp công nghiệp hóa

-hiện đại hóa đất nước).

+ ……

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của tiểu luận về lĩnh vực kinh tế chính trị Do đó, việcnghiên cứu để phân tích và giải quyết các vấn đề trong tiểu luận sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau Trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng làphương pháp suy luận, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp

và diễn dịch, ngoài ra còn có phương pháp trừu tượng hóa khoa học,phươngpháp so sánh đối chiếu…

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn bám sát các chủ trương,đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vị trí, vai trò của nền kinh tế tri thức đốivới việc phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa được thể hiện trong các vănkiện của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước

Trang 3

Phần 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1.1 Khái niệm nền kinh tế tri thức:

Trước hết, nói kinh tế tri thức không phải là nói một hình thái kinh tế mớicủa xã hội, mà là nói về lực lượng sản xuất mới của xã hội

Tuy nhiên, một nền kinh tế tri thức cụ thể nào đó đều phải thuộc một hìnhthái kinh tế xã hội nhất định, như nền kinh tế tri thức đang bắt đầu hình thành ởBắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu không thể không phụ thuộc vào cơ

sở hạ tầng của hình thái kinh tế tri thức tư bản chủ nghĩa ở các nước đó Cácnước đang hoàn thành thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cũng không vì xâydựng kinh tế tri thức mà từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa

Căn cứ vào thực tiễn thế giới, đặc biệt là ở những nước nền kinh tế trithức đã bắt đầu hình thành như đã nói trên, các nhà khoa học đưa ra một số địnhnghĩa về Kinh tế tri thức ở Việt Nam, giáo sư Đặng Hữu đã định nghĩa như sau:

“Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó, sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng

tri thức giữu vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Ngoài ra, kinh tế tri thức còn có thể được biểu hiểu là biểu hiện hay xuhướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được pháthuy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cảcác ngành kinh tế: công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp và dchj vụ, phục vu.cho phát triển kinh tế Từ đó, nền kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh tế chủyếu dưa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sang tạo tri thức,phản ánh sự phá triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao.Tổ chức hợp tác và

phát triển kinh tế ( OCED ) đưa ra khái niệm năm 1995: “ Nền kinh tế tri thức

và nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Kinh tế tri thức còn được hiểu là một loại môi trường kinh tế-kỹ thuật,văn hóa-xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việchọc hỏi, đổi mới và sáng tạo Trong môi trường đó, tri thức sẽ tất yếu trở thànhnhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Trang 4

Theo cách hiểu này, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế tri thứckhông phải chỉ đơn thuần là việc phát triển khoa học - công nghệ cao mà là việcphát triển một nền văn hóa đổi mới, sáng tạo để đem lại những thuận lợi choviệc sản xuất, khai thác, và sử dụng mọi loại tri thức, mọi loại hiểu biết củanhân loại.

1.2 Đặc điểm của nền kinh tế tri thức:

Gần hai thập kỷ qua, năng lượng trí tuệ của con người ngày càng có vaitrò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất lao động trong sản xuất, dịch vụ

và kinh doanh, trở thành một lực lượng sản xuất quan trọng trong nền kinh tế trithức Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia, dân tộc đang có những bước đầutiên trong việc xây dựng và phát triển kinh tế tri thức Mỹ đang hoàn tất việcxây dựng những cơ sở ban đầu để phát triển triển kinh tế tri thức Tiếp đến làcác nước Anh, Pháp, Đức, Singapo

Cho tới nay, nhiều nhà chiến lược kinh tế hàng đầu trên thế giới đềuthống nhất triển kinh tế tri thức có 10 đặc điểm chính sau đây:

1 Ý tưởng đổi mới và phát triển công nghệ mới trở thành chìa khóa choviệc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống Nền triển kinh tế trithức có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu dịch chuyển nhanh

2 Tìm các công nghệ mới trở thành loại hình hoạt động quan trọng nhất.Doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra công nghệ mới; không còn sự phân biệtgiữa phòng thí nghiệm với công xưởng, đồng thời xuất hiện nhiều doanh nghiệpchuyên về sản xuất công nghệ

3 Công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mạngthông tin phủ khắp nước và trên thế giới, liên kết các tổ chức, gia đình và cácquốc gia Thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng Mọi lĩnh vực hoạtđộng của con người đều có sự tác động của thông tin

4 Dân chủ hóa được thúc đẩy vì mọi người đều dễ dàng truy cập thôngtin mà mình cần Mọi người dân đều có thể biết được các chủ trương, chínhsách một cách chính xác, kịp thời Các cơ quan chức năng không thể hoạt độngtrái luật Mối liên kết giữa chính quyền và người dân bền vững

5 Về giáo dục và đào tạo (đầu tư cho con người): được đầu tư cao hơnhẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất (nhà máy, công xưởng, khai thácnguyên nhiên liệu ) Mọi người học tập thường xuyên bằng các loại hình đàotạo đa dạng: học ở trường, học từ xa, học trên mạng thông tin

6 Tri thức trở thành vốn quý nhất và là nguồn lực hàng đầu để tăngtrưởng Vốn tri thức không giống như các loại vốn vật chất khác (máy móc,

Trang 5

tiền, vàng ) dễ hư hao hoặc mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin dễ chuyểngiao và chia sẻ.

7 Chu kỳ đổi mới của xã hội ngày càng ngắn, càng nhanh, năng lực sángtạo của con người mở ra vô tận Công nghệ đổi mới rất nhanh, có khi chỉ tínhtừng ngày, từng tháng Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn đi tìmcông nghệ mới và phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm

8 Các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh, vừa phải hợp tác để phát triển ở

cả trong nước và quốc tế Triết lý "cả hai cùng có lợi" thấm rộng trong mọi hoạtđộng của con người

9 Các sản phẩm và thị trường ngày càng có tính toàn cầu Nhiều nướccùng tham gia vào sản xuất một sản phẩm Một sản phẩm được tiêu thụ ở nhiềuthị trường nhiều nước

10 Dù xu hướng thông tin, tri thức mang tính toàn cầu hóa nhưng bản sắcvăn hóa dân tộc phải được chú ý giữ gìn để tránh bị hòa tan, để tạo thêm sứcmạnh nội sinh

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức với những tháchthức to lớn trước mắt Chúng ta cần thấy được thời cơ và từng bước tiến vào nềnkinh tế tri thức, san bằng khoảng cách phát triển với thế giới, đưa đất nước tiếnnhanh, mạnh trong những thập kỷ tới

1.3 Vai trò của nền kinh tế tri thức:

- Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự pháttriển chưa từng thấy của nhân loại

Đối với các nước phát triển, việc thực hiện nền kinh tế tri thức là cơ hộilớn để tiến kịp thời đại Hiện nay đã có 38 nước với GDP/người đạt mức 20.000USD chủ yếu là vận dụng kinh tế tri thức Nhưng bên cạnh đó còn những nướcchưa phát triển thì phát triển kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao độnggiá rẻ, chưa biết thực hiện nền kinh tế tri thức nên sẽ trở thành một thách thứclớn cho các nước này

- Kinh tế tri thức có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội ngàynay Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu

Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệthống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra Quá trình đó sẽ giúpphát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới,năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử

Trang 6

dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việckhai thác các ngường tài nguyên hiện hữu.

- Kinh tế tri thức là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sảnxuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu

Thực tiễn của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước quá độ từ nền kinh

tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, điều này được thể hiện rõ ở các quốcgia phát triển Cùng với nó các quốc gia đang phát triển cũng đã kết hợp bướcchuyển nông nghiệp lên công nghiệp kết hợp những bước nháy tắt để rút ngắnquá trình xây dựng những cơ sở của nền kinh tế tri thức

- Kinh tế tri thức được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sảnxuất sử dụng công nghệ cao ví dụ: Trong nông nghiệp nuôi gà ở Cây Gáo huyệnTrảng Bom tự động…, Từ đó mà tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển củatoàn bộ nền kinh tế

Sự phát triển của kinh tế tri thức dự trên các công nghệ có hàm lượngkhoa hoc kỹ thuật cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuận lợicho sự đẩy nhanh xu thế toàn cầu hoá, ví dụ như: các công nghệ mới làm tăngtốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian.Công nghệ thông tin đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo điềukiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mở của, giao lưu hội nhập

- Nó thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cáchmạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học…

- Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng ra tăng hàm lượng khoa học-kỹthuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sửdụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp

- Nó thúc đẩy trí nghiệp phát triển ở các ngành dịch vụ, thông tin, thươngmại, tiền tệ,…với nhiều hình thức phong phú

1.4 Tính tất yếu phải thực hiện nền kinh tế tri thức ở Việt Nam:

Hiện nay kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất tiêu biểu cho nền văn minh trí tuệ

- văn minh xã hội XHCN Vì thế phát triển kinh tế tri thức là con đường tất yếu

để phát triển nước ta

Theo báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định “phát triển

kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” Đây là một trong

những chủ trương có vai trò định hướng rất quan trọng trong chiến lược mớiđến năm 2020

Trang 7

Ngay từ Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã xác định: " Kinh tế tri thức có vaitrò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất" và xác định

"từng bước phát triển kinh tế tri thức " Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng tiếptục nhấn mạnh "Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hện đại hóa gắn với từng bướcphát triển kinh tế tri thức "

Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI này, Đảng lại có sự phát triển mới về nhậnthức lý luận và thực tiễn thể hiện ở định hướng “phát triển kinh tế tri thức, vươnlên trình độ tiên tiến của thế giới” Sự đánh giá đúng đắn vị trí vai trò của kinh

tế tri thức còn thể hiện trong việc coi phát triển kinh tế tri thức kinh tế tri thức làphương hướng số 1 trong 8 phương hướng cơ bản xây dựng nước ta trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là một trong những định hướng lớn về khoa họccông nghệ; và là nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong sự nghiệp đổi mới trongnhiệm kỳ 5 năm tới của Đảng Có thể coi đây là một trong những chủ trương cótính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta và

là nhân tố bảo đảm sự phát triển cân bằng, nhanh và bền vững của nền kinh tếnước nhà trong tương lai

Mặt khác, đây cũng là một chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo có cơ sở lýluận và thực tiễn cao, chắc chắn sẽ sớm phát huy vai trò tích cực, là động lựctrong phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng-an ninh bảo vệ Tổquốc

Trang 8

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NỀN KINH TẾ TRI THÚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA.

2.1 Tình hình thực hiện kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay:

Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WorldIntellectual Property Organization - WIPO thuộc Liên Hợp Quốc) công bốtưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam hay còn gọi là nềnkinh tế tri thức của Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xuhướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng

Nếu nhìn vào tình hình xuất khẩu hàng hóa kỹ thuật cao - một chỉ số quantrọng của nền kinh tế tri thức - thì thấy năm 2008, Việt Nam xuất khẩu đạt 48,6

tỉ USD Con số này có vẻ ấn tượng nhưng vẫn chưa bằng 1/3 của Thái Lan(153,6 tỉ USD) và chỉ bằng 16% của Singapore (399,3 tỉ USD) Và thật ra, xuấtkhẩu hàng hóa kĩ thuật cao của Việt Nam thấp nhất so với các nước trong khuvực Hơn 1/5 tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam là khoáng sản và có tới 41%

là hàng công nghiệp mà chủ yếu là gia công, dệt may Trong khi đó, ngành xuấtkhẩu chủ đạo của Thái Lan là máy móc và thiết bị (chiếm 45% tổng giá trị xuấtkhẩu) và hàng công nghiệp (24%) Singapore cũng tương tự Thái Lan

Đến năm 2011 chúng ta vui mừng trên bảng chỉ số đổi mới/sáng tạo toàncầu Việt Nam vươn lên được trên trung bình đứng thứ 51 trong 125 nước Niềmvui chưa được bao lâu thì đến năm 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thếgiới, thứ 76 trên 141 nước Nhìn lại quá trình từ 2007 khi bắt đầu có sự đánh giáthì tình hình vẫn không khả quan hơn, chẳng những kém cỏi mà xu hướng làsuy giảm liên tục Sự vươn lên năm 2011 có thể là ngẫu nhiên, không phải làthực chất như sẽ phân tích về điểm số ở phần dưới Thứ bậc đơn lẻ chưa nói lênđiều gì nhiều, cần phải có sự so sánh với bạn bè xung quanh thì mới biết ta đang

ở đâu.Chúng ta có thể nhìn thấy qua bảng sau:

Năm Số

nước

Điểm caonhất

Việt Nam Malaysia Singapore Thailand

Điểm Bậ

c

Điể m

Bậc Điể

m

Bậ c

Trang 9

Bảng 1: Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới /Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh

Năm Số nước xếp

hạng

Tổ chức nhànước

Vốn về conngười

Đầu ra sángtạo

sẽ gặp những thách thức nào” Để trả lời câu hỏi này hãy xem kinh tế ta đang ởđâu và cách nào để có thể tiến lên Lấy một ví dụ để so sánh hai nền kinh tế ViệtNam và Nhật Bản, một là nền kinh tế thị trường phát triển nhưng đang hướngđến và đã mang nhiều tính chất của kinh tế tri thức, và một là nền kinh tế hỗnhợp còn mang ít tính chất của kinh tế tri thức Sự nhiều ít này được nhìn nhậntheo mức độ ảnh hưởng và chi phối của tri thức trong các hoạt động kinh tế

Ta có thể thấy qua bảng sau:

Ngành kinh tế

Đónggópcho GDP

Ngành kinh tế

Đónggópcho GDPNông, lâm nghiệp, thủy

Trang 10

Bảng 3 tóm tắt các số liệu tổng hợp về đóng góp cho tổng thu nhập quốcdân năm 2007 theo ba ngành kinh tế của Việt Nam và Nhật Bản Các số liệutổng hợp này cho thấy ngành nông lâm ngư nghiệp của Việt Nam góp một phầnlớn của GDP (20,34%) trong khi ngành này của Nhật chỉ góp chưa đầy 1%.Ngành công nghiệp của Việt Nam đóng góp 41,48% của GDP, trong đó khai mỏ(dầu khí, than chưa có phần bô-xít) và công nghiệp chế biến (may mặc quần

áo, giày dép xuất khẩu ) góp đến 31,03%, tức gần một phần ba của GDP.Ngành công nghiệp của Nhật Bản chỉ góp gần một phần ba của GDP (28,9%),trong đó phần của công nghiệp chế tạo là 21% Điều này có thể làm nhiều ngườingạc nhiên khi vẫn thường nghĩ rằng GDP của Nhật phần lớn do làm ra và bánđược nhiều ô tô Toyota, xe máy Honda, máy ảnh Canon, máy tính Fujitsu Ngành thương mại, dịch vụ, du lịch của Việt Nam đóng góp 38,18% củaGDP, trong khi ngành này của Nhật Bản góp 70,8%, tức khoảng hai phần baGDP Đáng chú ý là ngành tài chính và tín dụng của ta chỉ khiêm tốn góp 1,8%,còn các ngành dịch vụ của Nhật góp 30,9% của GDP, tức gần một phần ba

Từ đây có thể thấy rõ hơn là GDP của ta phần lớn thu được từ các ngành sảnxuất đơn giản ít đòi hỏi hàm lượng tri thức cao, như công nghiệp chế biến haykhai thác tài nguyên thiên nhiên Ngược lại, GDP của Nhật Bản phần lớn cóđược do các hoạt động kinh tế không liên quan đến việc làm ra hàng hóa, họ gọi

là “công nghiệp tri thức”, hoặc các ngành chế tạo dựa trên công nghệ cao

Ngoài ra, Công nghệ thông tin và truyền thông là hạ tầng cơ sở để thựchiện hầu hết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu hiệu hỗ trợcho ba trụ cột về giáo dục và đào tạo, hệ thống cách tân, môi trường kinh tế vàthể chế xã hội thuận lợi cho việc sáng tạo và sử dụng tri thức Nhưng việc xâydựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin – truyền thông của nước ta hiện nay lại

là một thách thức lớn khi Nhà nước đang đặt mục tiêu tăng tốc để trở thành mộtnước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông

Những kết quả phân tích trên cho thấy vị trí của Việt Nam trên bản đồkinh tế tri thức thế giới còn rất thấp Những số liệu một lần nữa cho thấy lĩnhvực nghiên cứu chủ đạo của Việt Nam là y sinh học và vật lý chứ không phảitoán Và cho thấy ngay “nội lực” khoa học cũng kém vì có tới 62% công trìnhnghiên cứu phải hợp tác với nước ngoài và vì xuất khẩu hàng hóa kĩ thuật cao ởmức thấp nhất trong vùng

Năm 2020 được xem là thời điểm đến đích của sự nghiệp công nghiệphóa đất nước của Việt Nam, tức chỉ còn bảy năm (tính từ năm 2013) Đại hộiĐảng XI mới đây cũng nhấn mạnh đến “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 11

hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”.Vậy thì vói vị trí hiện nay như vây, mục tiêu cao cả đó có thể hoàn thành đượckhông nếu không có một cuộc cách mạng trong khoa học và công nghệ?

2.2 Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam:

Kinh tế tri thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiến hànhhiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước Nước ta hiện nay cần phải xây dựngmột nền kinh tế vững chắc song song với quá tŕnh hiện đại hoá - công nghiệphoá đất nước Từ những năm 80 đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cáchmạng khoa học công nghệ và hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng… nền kinh tế thế giớiđang biến đổi một cách sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phươngthức hoạt động Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bướcngoặc lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệpsang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệpsang văn minh trí tuệ Những năm gần đây nhiều công tŕnh nghiên cứu, nhiềuhội nghị, nhiều hội thảo quốc tế và trong nhièu văn bản chiến lược của nhiều têngọi khác nhau nhưng nền kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất, tên gọinày nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới Chính vì vậy nước ta cầnphải đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của nền kinh tế tri thức trong quá tŕnhtiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế nước nhà bắtkịp và phát triển cùng thế giới

Cụ thể hơn về vai trò của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển côngnghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam:

Thứ nhất : Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa vào trí tuệ con người nhiều

hơn dựa vào tài nguyên thiên nhiên Phát triển kinh tế tri thức sẽ tiết kiệm đượctài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt nặng nhọctrong lao động Việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thứctrên thế giới hiện nay là một chuyển biến vô cùng to lớn, nó vừa đặt ra nhữngthách thức, nhưng đồng thời cũng mang lại không ít cơ hội cho tất cả các nước.Trước tình hình đó mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều rất quan tâm và đưa ranhững chính sách hết sức khác nhau hoặc là để thích ứng, hoặc là để tiến thẳngvào nền kinh tế tri thức hoặc là chuẩn bị những điều kiện cần thiết tối thiểu cho

sự ra đời của nền kinh tế tri thức Tùy theo hoàn cảnh của mình, các nước đều

Trang 12

tìm cách tận dụng cơ hội và cố gắng đối phó với những thách thức này nhằm đểchiếm lĩnh vị trí dẫn đầu hoặc khỏi bị tụt hậu quá xa so với thời đại.

Ví dụ : Chẳng hạn việc khai thác và bán một số tài nguyên thiên nhiên ởdạng thô là những hoạt động kinh tế không chứa hàm lượng tri thức cao Mộtnền kinh tế tri thức sẽ hướng đến việc làm sao để biết cách chế biến các tàinguyên thô thành các sản phẩm có giá trị cao hơn trước khi bán ra, đến việc cócác thông tin toàn cầu về những quốc gia nào cần bán và mua các tài nguyênnày để có quyết sách hợp lý nhất Nếu có hiểu biết và không chỉ nhằm thịtrường trước mắt, rất có thể việc hoãn vài chục năm không khai thác và bánngay một số tài nguyên sẽ có lợi hơn trong toàn cục Đây là việc “sử dụng hiệuquả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội”

Thứ hai : Ngay từ năm 2001, Đảng ta đã nhận định: kinh tế tri thức có

vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Báo cáochính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ: Con đườngcông nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so vớicác nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huynhững lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, đặcbiệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngàycàng nhiều hơn ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoahọc và công nghệ từng bước phát triển kinh tế tri thức”

Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2012, chỉ số sản xuất côngnghiệp tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng3,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất, phân phối điện, khíđốt tăng 12,3%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%.Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so với năm 2011 là: Đóngtàu và cấu kiện nổi tăng 136,7%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 48,3%; sảnxuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ tăng 39,6%; sản xuất linh kiện điện tử tăng23,7%; sản xuất đường tăng 17,7%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng12,3%; khai thác dầu thô tăng 9,8%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ tăng9,7%; sản xuất bia tăng 9,7% Một số ngành có mức tăng khá là: Khai thác, xử

lý và cung cấp nước tăng 8,8%; sản xuất sợi tăng 8,1%; sản xuất thức ăn giasúc, gia cầm tăng 7,9%; chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 7,9%

Những con số trên đã cho thấy được những thành công bước đầu trong việc sửdụng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong các ngành công nghiệp

Trang 13

Thứ ba : Qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ngành khoa

học và công nghệ nước ta đã có những bước phát triển mới, góp phần quantrọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Khẳng định vai tròkhông thế thiếu của khoa học công nghệ, Đại hội X đã chỉ rõ: Phát triển mạnh,kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục đào tạo đểthực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Đại hội XI với sựphát triển mới về nhận thức lý luận và thực tiễn, Đảng ta đã xác định rõ: thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.Đây là một trong những chủ trương có vai trò định hướng rất quan trọng trongthời kỳ phát triển của Việt Nam đến năm 2020

Ví dụ : Nói về những thành công trong lĩnh vực khoa học – công nghệtrong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ Hoàng Văn Huâycho biết: Có những công nghệ Việt Nam đã đạt trình độ hiện đại của thế giớinhư công nghệ đóng tàu Việt Nam đã xuất khẩu được những tàu biển cỡ lớnsang nhiều nước có ngành công nghiệp đóng tàu nổi tiếng như Anh, Pháp, ThụySĩ Chỉ với đầu tư khoảng 50 tỉ đồng từ Bộ Khoa học – Công nghệ , các đề tài

dự án đã giúp ngành đóng tàu nắm vững các công nghệ hàn và lắp ráp tàu tiêntiến, tạo ra một số sản phẩm và thiết bị hiện đại, tương đương với trình độ quốc

tế Sức mạnh công nghệ đã góp phần giúp Tổng công ty Công nghiệp tàu thủyđóng thành công tàu hàng 6.500 tấn và 12.500 tấn, tàu hút bùn công suất 1.500m3/h Ông Phạm Thanh Bình - Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Việt Nam cho biết: Mới đây phía Anh đã ký hợp đồng đóng 15 tàu trọngtải 53.000 tấn, trị giá trên 300 triệu USD.Đó chính là tin vui cho nền kinh tế trithức ở Việt Nam hiện nay

Thứ tư : Kinh tế tri thức là cách thức nhanh chóng để thoát khỏi tình trạng

lạc hậu Quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế tri thức mới có thể đẩy nhanh tốc độcông nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội đến năm 2020 Ngược lại, việc thực hiện mục tiêu và các bước đi của quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kể cả

hạ tầng xã hội cho phát triển kinh tế tri thức, mới có điều kiện để đầu tư vàophát triển kinh tế tri thức Với lợi thế của các nước đi sau tranh thủ ứng dụngnhững thành tựu khoa học công nghệ mới nhất vào phát triển kinh tế, rút ngắnquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa ở nước ta phải thực

Trang 14

từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Ở các nước đi trước hai quá trìnhnày kế tiếp nhau, còn ở Việt Nam hai quá trình này lồng ghép vào nhau và hỗtrợ lẫn nhau.

Ví dụ: Tri thức sẽ thực sự trở thành nguồn gốc động lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội, đưa các nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu như phát triển cácphần mềm hệ điều hành máy, có thể đem ứng dụng với sự điều chỉnh hợp lý,vào các máy trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Thực tế cho thấy khi chúng taphát triển công nghệ thông tin và truyền thông, internet, mạng viễn thông kỹthuật số, điện thoại di động , tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế trithức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực củacông nghiệp và xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ

Thứ năm : Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế tri thức tạo ra sự

ảnh hưởng nhanh chóng và sâu rộng đối với sản xuất và đời sống Kinh tế trithức và các sản phẩm của nó nhanh chóng thâm nhập đời sống thông qua việcđầu tư cho học tập, cho các phương tiện thông tin (điện thoại di động, Internet,mạng viễn thông kỹ thuật số, truyền hình số…) Điều đó còn được thể hiện cảtrong tiêu dùng bởi giá trị của kiến thức được coi trọng, những người được đàotạo có hệ thống, có kỹ năng làm việc, có kinh nghiệm thường được hưởng thùlao cao hơn và cuộc sống tốt hơn

Ví dụ : Khả năng thực hiện những bước nhảy vọt cơ cấu mạnh mẽ (nhảyvọt công nghệ, nhảy vọt cấp độ sản phẩm) Thực tiễn phát triển hiện đại ở nhiềunước đã chứng tỏ khả năng nhảy vọt này Việc Ấn Độ trở thành một thế lực lớncủa nền kinh tế thông tin, Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất hàng điện

tử hay Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, với 1,3 triệu dân, trởthành trung tâm phát triển công nghệ điện thoại miễn phí toàn cầu Skype và nhờ

bệ phóng đó, đã nhanh chóng gia nhập vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ởkhâu có giá trị gia tăng cao nhất để nhanh chóng đuổi kịp các nước Tây Âu(trước hết là ở những lĩnh vực “nhảy vọt”)

Từ những vai trò đó, khi đứng trước xu thế có tính thời đại, Việt Namkhông còn sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận, quan tâm, đầu tư xây dựngnền kinh tế tri thức, xác định hướng đi, tốc độ sao cho phù hợp với khả năng,điều kiện hiện tại Chính vì vậy chúng ta cần khẩn trương xây dựng và triểnkhai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020 Đây không chỉ là chủtrương có tính đột phá nhằm rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởnước ta mà còn là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững củanền kinh tế nước nhà

Trang 15

2.3 Đánh giá chung về vai trò của nền kinh tế tri thức đối với phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam:

2.3.1 Ưu điểm của nền kinh tế tri thức trong nền kinh tế Việt Nam:

Đánh giá theo vai trò của nền kinh tế tri thức, thì trong hơn 20 năm đổimới, nền kinh tế tri thức đã giúp Việt Nam đã đạt được những kết quả, thể hiệnchủ yếu như sau:

Thứ nhất: giúp tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Liên lục trong nhiều năm, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao và ổn định Trong 6 tháng đàu năm 2012, GDP của nước ta tăng 4,38%,

Cụ thể, GDP trong quý 1 tăng 4% và lên 4,66% trong quý 2

"Từ quý 2 nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khuvực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý 1/2012 chỉtăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý 2 đã tăng lên 4,52%, trong đócông nghiệp tăng từ 4,03% lên 5,40%", báo cáo của Tổng cục Thống kê chobiết

Ngoài ra, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế 6tháng đầu năm 2012, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đónggóp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đónggóp 1,55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35 điểmphần trăm

Một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, cáclĩnh vực dịch vụ dựa vào xử lý thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo,nghiên cứu phát triển công nghệ đã dần hình thành và có bước phát triển.Những thành tựu này được chờ đợi sẽ hình thành và thúc đẩy phát triển, đổi mớitoàn bộ nền kinh tế

Thứ hai : giúp nước ta xây dựng được thể chế thị trường, tạo điều kiện

thuận lợi cho phát triển kinh tế trong khu vực

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc xây dung hệthống pháp luật kinh tế thị trường, cải cách tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước,tăng cường năng lực, tính năng dộng và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán

bộ, công chức, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp mới và tạo cuộc sống tốt đẹphơn cho người dân, cơ cấu lao động thay đổi với sự từng bước gia tăng của lựclượng lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm, làm văn

Ngày đăng: 28/08/2015, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w