Kinh nghiệm từ công nghiệp điện ảnh HongKong

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á (Trang 34 - 36)

1995 2000 2007 2009 variation in annual

4.1.2. Kinh nghiệm từ công nghiệp điện ảnh HongKong

Hạn chế phim nước ngoài: Công nghiệp điện ảnh Hong Kong không được chính phủ hỗ trợ trực tiếp về tài chính hoặc chính sách => nền điện ảnh Hong Kong mang tính thương mại hóa rất cao.

14http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_%E1%BA%A3nh_H%E1%BB

%93ng_K%C3%B4ng

15http://tailieu.vn/doc/lich-su-dien-anh-hong-kong-293248.html

http://www.hihongkong.com.vn/danhmuc/chitiet/764/Dien-anh-Hong-Kong-Lich- su.html

Tập trung vào công chúng: Các bộ phim được làm ra thường với tiêu chí đầu tiên là phải thu hút được công chúng, việc này giải thích cho các thể loại phim thế mạnh của điện ảnh nước này là phim võ thuật (trong đó có phim cổ trang), phim hành động hoặc phim hài. Tạo dựng ngôi sao: Cách tạo dựng các ngôi sao điện ảnh của Hong Kong giúp cho nền điện ảnh Hong Kong là trung tâm của các bộ phim và mang tính thương mại cao. Ở thời kì đầu, các bộ phim thường tìm cách thu hút khán giả bằng việc mời các diễn viên được công chúng yêu thích tham gia diễn xuất. Sau đó, trong khoảng 30 năm trở lại đây, các ngôi sao điện ảnh thường tạo dựng vị trí của mình từ các bộ phim truyền hình, một lĩnh vực giải trí cũng rất phát triển ở Hồng Kông. Phần lớn các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất của Hong Kong - thành tố quan trọng nhất tạo nên thành công của một bộ phim, hiện nay đều đã từng là các ngôi sao truyền hình hoặc là những ngôi sao ca nhạc trong các bộ phim truyền hình dài tập của hai hãng truyền hình lớn là TVB và ATV.

Tận dụng những đại cảnh đặc sắc: Tuy ngân sách thường không lớn nhưng do chi phí sản xuất thấp, các bộ phim Hong Kong vẫn thường có những đại cảnh đặc sắc, đặc biệt là trong các bộ phim hành động hoặc phim lịch sử vốn là sở trường của nền điện ảnh này. Có sự học hỏi từ các nước phương Tây nhưng có chọn lọc: điện ảnh Hong Kong có nhiều điểm tương tự với điện ảnh Hollywoood về mặt tổ chức sản xuất và cấu tạo kịch bản, cảnh quay. Tuy vậy các thế mạnh của văn hóa Trung Quốc cũng thường được áp dụng vào phim ảnh như nghệ thuật Hí khúc, võ thuật hoặc các triết lý Nho giáo.

Cách giải quyết sự thất bại trong ngành điện ảnh của chính phủ Hong Kong:

Giai đoạn phát triển bùng nổ cả về số lượng và chất lượng nghệ thuật của điện ảnh Hồng Kông là thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, Từ giữa thập niên 90 Điện ảnh Hong Kong lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi lượng khán giả đến rạp giảm làm doanh thu giảm sút nghiêm trọng do các hãng và đạo diễn đã quá xem thường khán giả, đánh mất chính mình khi liên tục sản xuất ra hàng chục phim mì ăn liền. Đến cuối thập niên này, số lượng phim đã giảm tới hơn một nửa, từ khoảng 200 phim vào đầu

có thể kể tới cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 đã giáng mạnh vào nền kinh tế chung của Hồng Kông, thêm vào đó là việc sản xuất phim ồ ạt làm giảm sút chất lượng nghệ thuật và lòng tin của khán giả, cuối cùng là sự cạnh tranh của các bộ phim bom tấn đến từ Hollywood. Đây có thể coi là năm đen tối nhất trong lịch sử điện ảnh Hong Kong.

Để cứu ngành công nghiệp từng là niềm tự hào của Hồng Kông, chính quyền hòn đảo này

đã thành lập một quỹ hỗ trợ để lần đầu tiên trực tiếp tham gia đầu tư vào điện ảnh.

Hợp tác với Trung Quốc để hình thành một nền điện ảnh Hoa ngữ mới duy nhất: Các tác phẩm hợp tác giữa các hãng sản xuất phim Hong Kong với diễn viên Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến và xu hướng chung là sự hình thành một nền điện ảnh Hoa ngữ mới duy nhất.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của singapore. hàn quốc, đài loan, hong kong-bốn con rồng châu á (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w