1995 2000 2007 2009 variation in annual
3.2.2. Kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp điện tử-viễn thông Đài Loan: người khổng lồ thầm lặng
khổng lồ thầm lặng11
Những biểu hiện chứng tỏ, Đài Loan là “người khổng lồ thầm lặng” trong ngành điện tử viễn thông:
- Các công ty Đài Loan đã trở thành những nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm điện thoại di động (cellphone), điện thoại thông minh (smartphone), modem tốc độ cao, bộ chuyển mạch không dây (wireless router), thiết bị định vị toàn cầu (global positioning devices), thiết bị mạng và nhiều phụ kiện tinh vi khác. Cũng như mọi doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới, họ đã thâm nhập sâu vào Trung Quốc, nơi họ đã xây dựng nhiều nhà máy.
- Các công ty Đài Loan đang giữ vai trò to lớn trong việc sản xuất không chỉ thiết bị mới nhất của hãng Apple mà còn hàng loạt thiết bị viễn thông khác (ý tưởng 11 http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.php?id=14697&ln_id=66
của Apple, nhưng việc chế tạo ra sản phẩm là ở Đài Loan cụ thể ông Dominic Grant, chuyên viên phân tích về viễn thông của công ty tư vấn Macquarie ở Đài Bắc, đã phát biểu: “Đừng ngạc nhiên rằng điện thoại iPhone được sản xuất ở Đài Loan bởi vì dây chuyền nuôi sống các máy tính xách tay và iPod của Apple đã có sẵn ở đây. Sản xuất iPhone chỉ là sự tiếp tục đương nhiên”) kể cả vô số modem băng thông rộng dùng trong mọi gia đình ở Mỹ, cũng như các loại thiết bị truyền dẫn không dây tốc độ cao thế hệ kế tiếp.
Kinh nghiệm :
- Lấy gia công làm lợi thế rồi chế tạo và xây dựng thương hiệu riêng : Đài Loan phát triển công nghiệp viễn thông nhanh và chất lượng vì lúc đầu chỉ nhận gia công cho các thương hiệu lớn của Mỹ và nhiều nước khác, đó cũng là 1 cách để thử xem sản phẩm mình tạo ra được người tiêu dùng ủng hộ thế nào? Sức phát triển ra sao? Là cách thầm lặng để tham nhập thị trường nước ngoài . Sau đó khi đã nắm bắt về công nghệ, kinh nghiệm, tình trạng thị trường, thị hiếu... Đài Loan xây dựng thương hiệu riêng, chính thức tấn công vào các nước khác.
Vừa gia công có tiền có kinh nghiệm, vừa nắm bắt thị hiếu, công nghệ, tránh thất bại khi tung ra sản phẩm của chính mình. Nhưng vì thương hiệu ra sau và đất nước không “đình đám” nhưng các nước như Mỹ, Nhật, Hàn.. nên có rất nhiều chứơng ngại trong quá trình thâm nhập thị trường vì thế Đài Loan vẫn chú trọng gia công
- Ngành điện tử Đài Loan quả là một trường hợp đáng chú ý cho các quốc gia đang có tham vọng “đi tắt đón đầu” (phát triển thực sự, công nghệ được hiểu và ứng dụng thực sự) về công nghệ. Không hẳn sản xuất ra sản phẩm mang thương hiệu riêng mới là điều tốt.
3.2.3. “Không đặt nhà máy ở Trung Quốc để đảm bảo chất lượng”- Eric Huang,Chủ tịch của công ty TAITRA (Taiwan Trade Center – Trung tâm thương Chủ tịch của công ty TAITRA (Taiwan Trade Center – Trung tâm thương mại Đài Loan)
Để đảm bảo được hình ảnh của mình mở rộng trên toàn thế giới, các công ty nội địa không chỉ liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải liên tục có những nỗ lực
trong việc sáng tạo ra các xu hướng mới trên thị trường. Ông Eric Huang, Chủ tịch của công ty TAITRA (Taiwan Trade Center – Trung tâm thương mại Đài Loan), cho biết lý do tại sao hãng không đặt nhà máy tại Trung Quốc để giảm bớt chi phí: “Chúng tôi không đặt nhà máy ở Trung Quốc là vì chất lượng gia công ở đây không cao. Nhà máy sản xuất linh kiện cho các sản phẩm của chúng tôi được đặt tại ngay thành phố Đài Bắc này để đảm bảo được rằng chất lượng sản phẩm luôn là cao nhất”.
Như vậy, chúng ta có thể rằng, việc đặt nhà máy ở Trung Quốc không đem lại chất lượng sản phảm tốt, dẫn đến không thể xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia “khó tính” như Nhật, Đức, Mỹ… ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm, và khả năng mở rộng thị trường.