1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Singapore - sự bức phá bất ngờ của 1 con rồng châu á

75 224 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TIỂU LUẬN SINGAPORE – SỰ BỨT PHÁ BẤT NGỜ CỦA MỘT CON RỒNG CHÂU Á Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Quỳnh Môn: Kinh tế vĩ mô Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp: K59MF2, K59NF2. Tiểu luận LỜI MỞ ĐẦU 1 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA SINGAPORE: 1 2. DÂN SỐ: 4 3. TỔNG QUAN NGÀNH 5 4. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ 6 CHƯƠNG I: SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 7 CHƯƠNG 2: CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU 12 CHƯƠNG 3: THUẾ VÀ LẠM PHÁT 18 CHƯƠNG 4: THẤT NGHIỆP VÀ CUNG ỨNG LAO ĐỘNG 28 CHƯƠNG 5: LÃI SUẤT – THU NHẬP 35 CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG 41 CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH – THỊ TRƯỜNG 53 CHƯƠNG 8: TỶ GIÁ ĐỐI HOÁI 65 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Khi tách khỏi Liên bang Malaysia năm 1965, Singapore bắt đầu với ngân quỹ ở mức âm, rồi nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai. Họ còn không có tài nguyên thiên nhiên hay khoáng sản. Dù ở cạnh biển nhưng lại không có nước ngọt và đất canh tác với diện tích vô cùng eo hẹp. Thu nhập GDP bình quân đầu người của Singapore lúc đó chỉ khoảng 400USD và được thế giới biết đến như một quốc đảo “làng chài”. Lựa chọn với họ lúc đó là phải tự đứng vững trên đôi chân của mình hoặc là chết! Tiếp đến, khi Singapore đã giành được độc lập thì nước này hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Dù Singapore có xuất phát điểm cực thấp như thế này nhưng hiện nay, Singapore lại là một thành phố quốc tế náo nhiệt với môi trường đẳng cấp hàng đầu thế giới và là mảnh đất được phủ kín bởi những tòa nhà cao thần xen lẫn cây xanh rợp bóng. Một khía cạnh thú vị khác mà ta sẽ tìm thấy ở Singapore chính là sự tổng hòa của nhiều nền văn hóa đa dạng, nơi con người của những sắc tộc và tín ngưỡng khác nhau cùng chung sống. Chính vì sự phát triển của “con rồng Châu Á” Singapore trong vài thập niên gần đây cho thấy được những chính sách của Chính phủ Singapore là đúng đắn. Và đây là một bài học quý báu của các nước đang phát triển hiện nay, trong đó có Việt Nam. Từ những lý do trên, nhóm em đã chọn đề tài “Singapore - Sự bức phá bất ngờ của 1 con rồng châu Á” làm đề tài cho tiểu luận này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tiểu luận sử dụng phương pháp mô tả, khái quát đối tượng nghiên cứu là các khía cạnh giúp Singapore trở thành con rồng Châu Á. Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau qua đó nghiên cứu, phân tích và tổng hợp. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu: dựa trên cơ sở lý luận,lý thuyết và thực tiễn để phân tích các chính sách vĩ mô mà Singapore đã áp dụng. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu sâu hơn về quá trình phát triển của Singapore, cách mà họ làm để cải thiện điểm yếu và phát triển điểm mạnh cũng như so sánh các năm để rút ra kết luận và trả lời cho câu hỏi vì sao Singapore bất ngờ bức phá trở thành 1 con rồng Châu Á. 4. ĐỐI TƯỢNG CHỦ THỂ NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là nền kinh tế của Singapore được mệnh danh “ Con Rồng Châu Á” trong phạm vi các chỉ số báo cáo kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 đến nay. Chủ thể nghiên cứu là các điểm nhấn trong tổng quan về nền kinh tế, chính trị, các chính sách tại Singapore 5. ĐÓNG GÓP VỀ ĐỀ TÀI Làm rõ hơn về các chính sách vĩ mô mà quốc đảo Singapore đã và đang áp dụng để có thể thịnh vượng và giàu có bậc nhất châu Á Tìm hiểu sâu về câu chuyện và phân tích số liệu, các chiến lược kinh tế để làm nên một quốc gia mệnh danh “con rồng châu Á” Câu chuyện Singapore sẽ có thể truyền cảm hứng cho các nền kinh tế mới nổi khác. Và đó cũng là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam để có thể đưa ra những chiến lược và tập trung vào các lĩnh vực đúng đắn để giúp đất nước có hướng đi chính xác để phát triển mạnh

Ngày đăng: 15/11/2021, 22:43

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1.1 Thế kỷ XIX: Làng chài bị quên lãng:

    1.2 Đứa con nhỏ của Raffles

    1.3 1820-1840: Hải cảng nhộn nhịp

    1.4 1850: Thành phố tội lỗi

    1.5 1860-1890: Thuộc địa quan trọng của Anh

    1.6 1960: Singapore tách khỏi vương quốc Anh

    1.7 1965: Quốc gia bị độc lập

    1.8 1980: Thành phố sư tử - Con hổ châu Á

    1.9 1990: Quốc gia hoà hợp

    1.10 2000: Cường quốc kinh tế

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w