Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
209,01 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ Tiểu luận môn Kinh tế phát triển KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Họ và tên Mã SV Nhóm 8 Nguyễn Thị Lệ Chinh 0951010377 Lớp KT406(1-1112).1_LT Nguyễn Thúy Hạnh 0951010066 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hải Yến Vũ Hồng Hạnh 0951010068 Nguyễn Văn Hiếu (Nhóm trưởng) 0951010075 Nguyễn Thị Thùy Linh 0951010138 Nguyễn Ngọc Trà My 0951010507 Ngô Trọng Quân 0951010547 Lưu Thị San 0951010552 Bùi Minh Tú 0951010252 Phạm Thị Hải Yến 0951010620 Hà Nội, 10/2011 Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011 MỤC LỤC 2 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Distribution of FDI by Industry (Stock as at Year – End) Bảng 2: Tăng trưởng GDP của Hồng Kông những năm gần đây Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%) Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân qua các thời kì Bảng 5:Các chỉ số về quy định pháp lý của Singapore trong sự so sánh với Việt Nam Bảng 6: Đánh giá tính hiệu quả của các chỉ tiêu về khung pháp lý FDI của Việt Nam và Singapore năm 2004. Bảng 7 : So sánh thuế quan giữa Việt Nam và Singapore DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc giai đoạn 1977 - 1999 Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc giai đoạn 2000 – 2010 Biểu đồ 3: GDP Hồng Kông phân bổ theo ngành 3 Nhóm 8KTE406.1 Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011 LỜI MỞ ĐẦU Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế thế giới có những chuyển biến mạnh mẽ.Một số cường quốc kinh tế mới xuất hiện, làm biến đổi diện mạo của bản đồ kinh tế thế giới. Những nghiên cứu về sự phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai đều đi tới kết luận: đã xuất hiện một sự thành công đặc biệt của những "con rồng châu á" là Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan. Đương nhiên đây không phải là những nước duy nhất thành công trong phát triển. Nhưng những con rồng ở tốp dẫn đầu, đồng thời mặc dù có nhiều những khác biệt, song chúng là những nền kinh tế cùng chung khu vực và có những nét tương đồng. Sự thành công của những nền kinh tế này đã làm nên cái mà cả thế giới ngưỡng mộ gọi tên là “Sự thần kỳ Đông Á” Trong bối cảnh giao thời của sự phát triển, sự tăng trưởng thần kỳ của những "con rồng châu Á" trước hết và cơ bản chính là việc tìm ra mô hình hay con đường phát triển hợp quy luật. Các phép thuật mà các nhà phù thuỷ Đông á phù phép để trong một khoảng khắc lịch sử đã biến một nền kinh tế tiểu nông, một đống đổ nát hoang tàn và sau ba thập kỷ thành một nền kinh tế phát triển hiện đại, là xuất phát từ chỗ, các nền kinh tế này đã bắt đúng mạch của tiến trình phát triển hiện đại và sớm hội nhập sâu trong tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, có thể nói việc nghiên cứu bài học phát triển của các “con rồng châu Á” có một ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra một con đường phát triển đúng đắn cho các nước thế giới thứ ba. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ mới đề cập tới được những yếu tố cơ bản nhất trong quá trình tăng trưởng kinh tế thần kỳ của những “con rồng châu Á”. Tất nhiên với sự phức tạp của vấn đề nghiên cứu, cùng với sự thiếu kinh nghiệm trong việc phân tích những vấn đề kinh tế như trên, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót thường thấy. Tuy vậy chúng tôi vẫn mong sẽ đem tới cho người đọc một số kiến giải căn bản hợp lý như là kết quả của một quá trình làm việc tập trung và nghiêm túc. Những người thực hiện xin gửi lời cảm ơn chân thành vì những bài giảng và sự hướng dẫn nhiêt tình của cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến. 4 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 C hương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG HỢP NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” I. Cơ sở lý luận: Mô hình chiến lược “Tăng trưởng nhanh” 1. Khái niệm chiến lược Chiến lược thường được hiểu là đường hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cụ, tổng thể và trong thời gian dài. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội được hiểu là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định mục tiêu và đường hướng phát triển cơ bản của đất nước trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển. Chiến lược xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn, thể hiện sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. 2. Mô hình chiến lược “Tăng trưởng nhanh” Mỗi quốc gia có hoàn cảnh lịch sử, xã hội và xuất phát điểm về kinh tế khác nhau nên không có mô hình chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nào chung áp dụng cho mọi quốc gia. Tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước trong quá trình công nghiệp hoá, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra mô hình chiến lược “Tăng trưởng nhanh”. Một chiến lược dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ tập trung vào việc phân bổ các nguồn đầu tư và nhân lực vào các ngành mà đặc biệt là các ngành công nghiệp, các hoạt động kinh tế và các dự án có mức hoàn vốn cao nhất. Muốn đạt được điều này cần phải hướng mạnh vào xuất khẩu là chủ yếu.Chiến lược này đòi hỏi: • Thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp và công nghệ nước ngoài, đặc biệt với các nước đang phát triển. • Thực hiện chiến lược ngoại thương “Sản xuất hướng về xuất khẩu”. • Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. 5 Nhóm 8KTE406.1 Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011 • Nhanh chóng tạo ra kết cấu hạ tầng hiện đại (bao gồm cả kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội) để hỗ trợ. • Hiệu quả cao – yêu cầu này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng về chi phí và lợi ích thương mại cho các ngành, các lĩnh vực; áp dụng các phương pháp quản lý mới nhất; nhanh chóng nâng cấp, thay đổi thiết bị một cách cơ bản; hoàn toàn hội nhập, cạnh tranh trong nước với nước ngoài. • Phải tạo ra một thị trường trong và ngoài nước một cách chủ động. • Phải nhập khẩu khá nhiều các linh kiện, thiết bị và các sản phẩm trung gian (nhằm mục tiêu xuất khẩu). • Phải nhận được bí quyết công nghệ của nước ngoài. Như vậy mô hình tăng trưởng nhanh cần rất nhiều yếu tố đòi hỏi. Do hạn chế về quy mô, bài tiểu luận này xin đề cập đến yếu tố của chiến lược tăng trưởng nhanh, đó là: (1) Thực hiện chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu. (2) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. (3) Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đây cũng là 3 đặc điểm nổi bật nhất trong quá trình tăng trình của các nền kinh tế Hàn Quốc, Sing-ga-po và Hồng Kông - đối tượng của bài tiểu luận này. Nôi dung cụ thể của các chiến lược này sẽ được trình bày cụ thể trong từng phần tương ứng ở chương 2 của bài tiểu luận. II. Tình hình nghiên cứu về Mô hình chiến lược “Tăng trưởng nhanh” Những tài liệu trích dẫn dưới đây là những tài liệu nghiên cứu tương đối đầy đủ và chuyên sâu về đề tài mà nhóm lựa chọn từ những tài liệu tham khảo 1. Bài học hóa rồng của Ireland – TS Hồ Thiệu Hùng [Viện nghiên cứu giáo dục – Bài đăng trên tạp chí trên trang Tuổi trẻ, 3 – 9 – 2005] Nghiên cứu đã chỉ ra lí do vì sao một nước Ireland là thuộc địa của nước Anh, bị coi là “người bà con nghèo khổ” của châu Âu giàu có và nổi tiếng về nạn đói và nội chiến lại có những biến đổi thần kì, ngoạn mục khi vào đầu thế kỉ 21, quốc gia này đã là một trong ba nước giàu nhất thế giới, chỉ đứng sau Luxembourg và vượt xa nước đã từng đô hộ mình là Anh. 6 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 TS Hồ Thiệu Hùng cho rằng sự thay đổi có tính chất bước ngoặt ở Ireland được chỉ ra là có vận dụng một khía cạnh của mô hình tăng trưởng nhanh, đó là rất tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Những ngành có tỉ suất lợi nhuận cực cao mà nhiều nước trên thế giới muốn thu hút vào mình nhưng thất bại như dược, phần mềm, thiết bị y tế đã đều được Ireland thu hút đầu tư một cách thành công. Hiện nay, 10 Tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới, 16 trong 20 tập đoàn sản xuất thiết bị y tế lớn nhất thế giới, 7 trong 10 công ty phầm mềm lớn nhất thế giới đang hoạt động tại đây. Một trong những thành công của Ireland là đã đáp ứng được những đòi hỏi khá khắt khe về chất lượng nguồn nhân lực nhờ những chính sách giáo dục táo bạo là miễn phí cả trung học và cao đẳng – đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đủ sức làm việc trong và phục vụ những ngành kinh tế mũi nhọn. 2. Mô hình phát triển Đông Á và mô hình phát triển Đông Nam Á – GS David Dapice và các cộng sự ở ĐH Havard (Báo cáo tư vấn cho chính phủ Việt Nam năm 2008) Nghiên cứu chỉ ra những kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Á khác trong quá trình nhanh chóng trở thành các xã hội công nghiệp (NICs/NIEs) và những kinh nghiệm thất bại của các nước Đông Nam Á. Trong báo cáo của mình, David Dapice và các chuyên gia Harvard nhận định rằng, ở khu vực Đông Nam Á, trước đây, một số nước đã có một thời tăng trưởng khá nhanh (trung bình 6- 8%/năm). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các nước này hiện đã giảm, chỉ còn ở mức 4-6%. Mức thu nhập trung bình của người dân còn tương đối thấp, chỉ khoảng dưới 3.000 USD. Ngược lại, thu nhập trên đầu người của các nước Đông Á hiện nay đều vượt mức 15.000 USD. So với Đông Nam Á thì các nền kinh tế Đông Á đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong một thời gian dài hơn mặc dù họ cùng một điểm xuất phát sau Thế Chiến thứ 2. Nghiên cứu cũng chỉ ra điểm khác biệt lớn nhất giữa các nước Đông Á và các nước Đông Nam Á cũng như các nước đang phát triển nói chung: ngay cả trong những lúc tăng trưởng nhanh nhất, các nước Đông Nam Á cũng chưa thể thực hiện được sự chuyển hóa về chính trị, kinh tế, và xã hội như Đông Á. Nền kinh tế của Đông Nam Á dựa vào việc khai thác tài nguyên tự nhiên, qua những giai đoạn thăng trầm chính trị và biến động xã hội, chính phủ suy yếu vì 7 Nhóm 8KTE406.1 Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011 tham nhũng và chính trị,… Còn ngược lại, “Các nước Đông Á đã thành công hơn các nước Đông Nam Á gần như trên mọi phương diện…”. “Con đường của các nước Đông Á là con đường thẳng để đạt tới sự thịnh vượng, ổn định và kính trọng của cộng đồng quốc tế. Còn con đường của các nước Đông Nam Á thì vòng vèo và gồ ghề hơn.Bài nghiên cứu nhận định “Đáng tiếc là dường như Việt Nam lại đang đi lại con đường của các nước Đông Nam Á”. Bài nghiên cứu tổng kết lại“Đặc trưng cơ bản của mô hình phát triển Đông Á¸” gồm:đầu tư hết sức mạnh mẽ cho giáo dục ở tất cả các cấp, có tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển nguồn lực con người : Xây dựng Cơ sở hạ tầng và đô thị hóa; tập trung phát triển thành phố trung tâm là động lực cho tăng trưởng và đổi mới kinh tế; phát triển doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế; hệ thống tài chính năng động, hiệu quả, minh bạch; nhà nước chính phủ hiệu quả, có quyền năng; công bằng xã hội. 3. Phát triển nhanh và bền vững – Mô hình mới thiết yếu cho Việt nam giai đoạn 2011-2020 và xa hơn – PGS,TS Đỗ Đức Định ( Viện trưởng viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông) Bài nghiên cứu khẳng định Tăng trưởng nhanh là mục tiêu hàng đầu của một nước kinh tế kém phát triển như Việt Nam. PGS,TS Đỗ Đức Định đã khẳng định công cuộc đổi mới đều cơ bản đã thành công, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao do vận dụng có sáng tạo mô hình tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên ông cho rằng việc áp dụng mô hình tăng trưởng nhanh ở Việt Nam mới chỉ phát huy tính hiệu quả cao về mặt lượng, còn thấp về mặt chất. Để góp phần đảm bảo không những tăng trưởng nhanh mà còn phát triển cân đối về cả chất và lượng trong giai đoạn tiếp theo của công cuộc đổi mới 2-3 thập kỉ tới, công trình nghiên cứu đề xuất một mô hình chiến lược mới – mô hình phát triển nhanh và bền vững với 4 trụ cột chính là 1) đảm bảo tăng trưởng cao cả về lượng và chất; 2) áp dụng chiến lược công nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh động; 3) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 4) mở rộng hội nhập quốc tế theo hướng kết hợp nội lực và ngoại lực. 4. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu – Bùi Quang Bình (Trường Đại học kinh tế, Đại Học Đà Nẵng) – bài đăng trong tạp chí Khoa học và công nghệ ĐHĐN) 8 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 Vấn đề chính mà bài viết đưa ra để giải quyết là những khuyết điểm nhất định bộc lộ rõ khi các điều kiện bên trong và bên ngoài nước đã thay đổi, và đưa ra những kiến nghị về sự điều chỉnh mô hình tăng trưởng cho phù hợp với điều kiện mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua việc phân tích cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới cho tới nay để nhận ra điểm mạnh và yếu của mô hình tăng trưởng này. Kết luận: Phần lớn các tài liệu hiện nay, với những lý thuyết và mô hình lượng hóa đầy đủ, đều khẳng định tăng trưởng nhanh và bền vững là con đường duy nhất cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác.Tuy nhiên, vẫn còn thiếu rất nhiều những tài liệu, nghiên cứu đánh giá mức độ thành công của các quốc gia đã áp dụng những mô hình này, cũng như những bài học rút ra để có thể áp dụng một cách phù hợp và hiệu quả nhất với tình hình Việt Nam. Trước tình hình đó , nhóm đã chọn đề tài “Kinh nghiệm vận dụng mô hình “Tăng trưởng nhanh” của những con rồng châu Á và những giải pháp kiến nghị cho Việt Nam”, với mong muốn đưa ra những phân tích, đánh giá về từng chiến lược trong mô hình tăng trưởng nhanh mà những “con rồng Châu Á” là Hàn Quốc, Sing-ga-po và Hồng Kông đã áp dụng thành công. Từ đó, hi vọng có thể rút ra những bài học bổ ích và đối chiếu với tình hình Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp kiến nghị phù hợp để Việt Nam có thể trở thành con rồng tiếp theo trong những năm tới. C hương II: THỰC TẾ VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á Như đã phân tích ở chương I, mô hình tăng trưởng nhanh cần rất nhiều yếu tố đòi hỏi. Do hạn chế về quy mô, bài tiểu luận này xin đề cập đến yếu tố của chiến lược tăng trưởng nhanh, đó là (1) thực hiện chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu, (2) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và (3) thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đây cũng là 3 đặc điểm nổi bật nhất trong 9 Nhóm 8KTE406.1 Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011 quá trình tăng trưởng của các nền kinh tế Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông - đối tượng của bài tiểu luận này. A. CHIẾN LƯỢC HƯỚNG SẢN XUẤT HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU I. Nội dung chiến lược Chiến lược này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Mỹ La Tinh từ những năm 50 và những nước Đông Bắc Á những năm 60 của thế kỷ XX, sau đó lan sang các nước Đông Nam Á, trong đó điển hình là sự thành công của bốn con hổ châu Á. 1. Nội dung chiến lược Phương pháp luận của chiến lược này là sự phân tích về việc sử dụng các “lợi thế so sánh”, hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một nước như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lợi ích tối ưu cho một quốc gia. Theo cách tiếp cận đó, chiến lược hướng về xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước. Chiến lược này nhấn mạnh vào 3 nhân tố cơ bản sau: • Thay cho việc kiểm soát nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát tài chính là khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng xuất khẩu. • Hạn chế bảo vệ công nghiệp địa phương mà thực chất là nuôi dưỡng ỷ lại, thay thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. • Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống các chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Mục tiêu cơ bản của chiến lược này là dựa vào mở mang đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như hỗ trợ của tư bản nước ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh cao của hàng xuất khẩu. 2. Đánh giá về chiến lược 2.1. Ưu điểm của chiến lược 10 Nhóm 8 KTE406.1 [...]... nền kinh tế châu Á khác cũng đang trải qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế nhanh chóng hiện nay Chính vì thế, việc rút ra bài học từ sự áp dụng mô hình tăng trưởng nhanh của những con rồng Châu Á là rất quan trọng đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh chóng này, trong đó có Việt Nam 28 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN... DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM VII 2011 Một số giải pháp cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 1 Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 9.5 Những thành tựu đạt được Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi theo hướng tích cực, từng bước khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế,... thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962 Hình ảnh đất nước kiệt quệ do chiến tranh tàn phá đã bắt đầu thay đổi từ năm 1992 khi quốc gia này áp dụng chính sách phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và tích cực tham gia vào thương mại quốc 14 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 tế... các công ty con tại những nước khác nhau có thể lợi dụng cơ chế thuế đối với hoạt động đầu tư ở những nước đó để thực hiện “chuyển giá” nhằm tối đa hoá lợi nhuận 16 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 1.2 2011 Đối với nước nhận đầu tư trực tiếp: • FDI giúp các nước nhận đầu tư tăng cường khai thác vốn của. .. xuất nhập khẩu và liên quan Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 • Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường xuất khẩu một cách khoa học, chuyên nghiệp, bài bản, bao gồm cả thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng, đặc biệt chú trọng tới nhu cầu và đặc tính tiêu dùng của các thị trường,... khẩu và thu hút nhiều lao động Chú trọng ngành khai thác chế biến khoáng sản Đầu tư vào công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, tạo tiền đề phát triển công nghiệp nặng 34 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 • Huy động tối đa nguồn vốn cả trong nước và nước ngoài đầu tư, mua mới những thiết bị, máy móc... gia đình chứ chưa phải là các tập đoàn đa quốc gia lớn Kể từ sau những năm 1968, lĩnh vực đầu tư đã mở rộng hơn với: ngành điện-điện tử; hàng công nghiệp, cơ khí chính xác Vào đầu những năm 70 cho đến năm 2003, sự phân phối FDI 18 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 vào các ngành đã có nhiều thay đổi:... NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 1980 của thế kỷ XX Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển hiện đại Cũng có thể nói, đó là lúc giao thời của hai thời đại phát triển: thời đại phát triển cổ điển đang dần tới chỗ hết hiệu lực và thời đại phát triển hiện đại đang được xác lập Đây là điểm then chốt để xem xét sự phát triển thần kỳ của các "con rồng Châu Á" .. .KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 • Nhờ áp dụng chiến lược này, nền kinh tế nhiều nước đang phát triển trong vài ba thập kỷ qua đã đạt được một tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp (chủ yếu là các ngành chế biến xuất khẩu) đạt trình độ kỹ thuật tiến... hiếm, kỹ thuật công nghiệp và trình độ quản lý sản xuất còn thấp kém Việc tập trung đại bộ phận vốn đầu tư phát triển công nghiệp đã dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân • Giai đoạn 1967-1976 12 Nhóm 8 KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 Từ những hạn chế của kế hoạch 5 năm lần . KTE406.1 KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 2011 C hương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG HỢP NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH “TĂNG. nhất với tình hình Việt Nam. Trước tình hình đó , nhóm đã chọn đề tài Kinh nghiệm vận dụng mô hình “Tăng trưởng nhanh” của những con rồng châu Á và những giải pháp kiến nghị cho Việt Nam , với. THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ Tiểu luận môn Kinh tế phát triển KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Họ