Một số giải pháp nhằm thực hiện chiến lược sản xuất hướng xuất khẩu cho Việt Nam

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á (Trang 29 - 33)

Nam

1. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

8.3. Một số thành tựu chủ yếu

Xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 2,4 lần tốc độ tăng trưởng GDP, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng triệu lao động. Trong thời kỳ chiến lược 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,3%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng bình quân 7,21%/năm). Đến nay, nhóm hàng chế biến xuất khẩu của ta đã chiếm trên 0,28% thị phần toàn cầu, nhóm hàng thô và sơ chế chiếm trên 0,72%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người đã tăng từ 175 USD năm 2000 lên 750 USD năm 2010, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực.

Cơ cấu xuất khẩu đã có xu hướng chuyển dịch tích cực, gắn chuyển dịch cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Đến năm 2010, Việt Nam đã có 17 mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực (kim ngạch trên 1 tỉ USD) đóng góp 63% tổng kim ngạch xuất khẩu.

8.4. Những hạn chế, yếu kém cần khắc phục

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém, mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu còn thấp và tăng chậm. Tỉ trọng của nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao và trung-cao chỉ tăng từ 7,1% năm 2000 lên 11,3% trong năm 2005 và khoảng 14- 15% trong năm 2010, còn lại là hàng công nghệ trung-thấp. Đến năm 2010, riêng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao mới chiếm khoảng 8-9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực (năm 2008: chỉ số này của Thái Lan là 30%, Malaysia: 58%, Indonesia: 14%). Chi phí xuất khẩu cao gấp 1,7 lần mức trung bình của khu vực (năm 2007, chi phí xuất khẩu của Việt Nam là 701 USD/container 20ft, mức trung bình của khu vực là 500

Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011

USD).(Nguồn: Báo cáo hoạt động CB-2A: Hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, Dự án MUTRAP)

Cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại với tỉ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo ước đạt 55% trong năm 2010 thấp xa so với mực tiêu Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 là 69%. Khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản là sản phẩm chưa qua chế biến.

Giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu còn thấp. Trong nhóm hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu, tỉ trọng của hàng gia công còn chiếm phần lớn, tỉ lệ nội địa hóa rất thấp. Một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu, phụ liệu của nước ngoài: sản phẩm điện tử khoảng 90%, sản phầm gỗ khoảng 75%, sản phầm dệt may và da giày khoảng 70%, sản phẩm hóa chất 80%. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam mới tham gia được vào các phân khúc sản xuất gia công, lắp ráp là các khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Có rất ít doanh nghiệp tham gia được vào khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển, phân phối ở thị trường ngoài là những khâu mang lại giá trị gia tăng cao.

9. Một số giải pháp thực hiện chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu cho Việt Nam

Chiến lược phát triển xuất – nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 đã chỉ ra định hướng sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu cho nước ta là chuyển dịch mạnh cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng các sản phầm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sau bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng có trong nước với công nghệ mới. Những bài học của Hàn Quốc từ việc thực hiện thành công chiến lược sản xuất hướng ra xuất khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Trên cơ sở đó, nhóm xin đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới như sau:

• Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường xuất khẩu một cách khoa học, chuyên nghiệp, bài bản, bao gồm cả thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng, đặc biệt chú trọng tới nhu cầu và đặc tính tiêu dùng của các thị trường, tạo cơ sở cho việc phát huy các lợi thế so sánh phù hợp với nhu cầu của các thị trường chủ chốt. Từ đó tạo cơ sở cho công tác nghiên cứu, sáng tạo những hàng hóa mới, đặc biệt là các hàng hóa hàm lượng công nghệ lớn, giá trị gia tăng cao.

• Linh hoạt tối đa trong chính sách thương mại, xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt.

9.2. Các giải pháp về quy hoạch và đầu tư phát triển sản xuất

• Khuyến khích, đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đang có lợi thế trên thị trường thế giới bao gồm: nhóm hàng nông lâm thủy sản và hàng thực phẩm, đồ uống chế biến (gạo, cà phê, thủy sản..) và nhóm hàng chế tác (dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ…). Đặc biệt cần lưu ý những ngành đòi hỏi lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao mà trước mắt giai đoạn 2011-2015 chúng ta có cơ sở để phát triển như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử.

• Để tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp xuất khẩu phát huy được lợi thế của mình, phải từng bước phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và xây dựng mạng lưới thu mua, nhập khẩu nguyên vật liệu hiện đại và chuyên nghiệp, từ đó hạn chế sự phụ thuộc của xuất khẩu Việt Nam vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài với biến động giá nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp. Việt Nam có tiềm năng trong các ngành điện, điện tử gia dụng. Nếu phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất linh kiện, chúng ta sẽ có khả năng xuất khẩu được những sản phẩm nguyên chiếc sang các thị trường lớn.

• Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng lợi thế về vốn và công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài.

9.3. Các giải pháp về phát triển quan hệ kinh tế thương mại quốc tế, đa phương, song phương song phương

Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011

• Tận dụng những ưu đãi trong thương mại (thuế quan, thủ tục hải quan,…) khi gia nhập, tham gia vào các tổ chức, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

• Một trong những giải pháp quan trọng trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phát huy và tạo ra các lợi thế so sánh của Việt Nam, đó là tăng cường hợp tác thương mại song phương, đa phương để tranh thủ vốn và công nghệ sản xuất, quản lý của đối tác nước ngoài. Sự hợp tác trong thương mại và sản xuất với các nước đối tác tiên tiến không chỉ giúp giải quyết công ăn việc làm mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nền sản xuất trong nước. Do đó, các doanh nghiệp này cũng góp phần quan trọng trong nâng cao lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra vì các ngành có giá trị gia tăng cao được triển khai thành mạng lưới sản xuất toàn khu vực Đông Á, nên để tham gia hiệu quả vào sự phân công này, Việt Nam phải trở thành một điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất cao bằng cách cố gắng sản xuất sản phầm với giá thành thấp, chất lượng cao và giao hàng đúng thời hạn. Để tạo điều kiện cho hoạt động phân phối thành công, Nhà nước cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, kho bãi, phương tiện vận chuyển, liên lạc, khu chế xuất, khu công nghệ cao… và khung pháp lý (thủ tục hành chính, thuế quan, luật lệ, quy định). Các dịch vụ phụ trợ và chi phí sử dụng dịch vụ tại các đầu mối sản xuất, lưu thông đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng cho đánh giá môi trường đầu tư, nhất là những ngành thuộc nhóm có giá trị gia tăng cao, đòi hỏi sự tập trung của lao động lành nghề.

9.4. Các giải pháp về tài chính

• Cơ cấu nguồn thu ngân sách cần được thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận tái đầu tư cho lĩnh vực xuất khẩu.

• Các vấn đề tín dụng và tiền tệ: Trong thời gian tới đây cần tăng cường sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ hiệu quả hơn (như tỷ giá hối đoái, bảo lãnh tín dụng, cho vay theo theo thành tích xuất khẩu, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn…) để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

• Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên nghiên cứu về khả năng phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, ngành hàng của mình.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w