Một số giải pháp cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 1 Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á (Trang 33)

1. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

9.5. Những thành tựu đạt được

Cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi theo hướng tích cực, từng bước khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao qua các thời kỳ và qua các năm.

Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%)

Năm 2000 2005 2010

Nông nghiệp 24,53% 20,7% 15-16%

CN-XD 36,74% 40.8% 43-44%

Dịch vụ 38,73% 38,5% 40-41%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân qua các thời kì

1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010

4,5% 8,2% 7% 7,5% 7,2%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Xét một cách tổng thể cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng công nghiệp,xây dựng và dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm

Cơ cấu lao động nước ta thay đổi theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho chuyển dịch cơ ngành kinh tế đã có sự điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, vốn đầu tư đã tập trung hơn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội nhằm tạo nền tảng cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thuận lợi.

Hệ thống luật pháp, chính sách và cách thức chỉ đạo của nhà nước đã có nhiều thay đổi theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Các luật thuế được sửa đổi, luật lao động,

Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011

luật đất đai, các chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách hỗ trợ vốn … được quan tâm điều chỉnh phù hợp với lợi ích của nhân dân.

9.6. Những hạn chế của công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

• Tốc độ chuyển dịch còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng tăng trưởng cao nhất, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình.

• Khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn thấp nhiều sản phẩm khó tiêu thụ. Công nghệ lạc hậu từ 50-100 năm so với các nước phát triển và 20-30 năm so với các nước đang phát triển.

• Nguồn vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, phương thức đầu tư chậm thay đổi nên ảnh hướng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

• Giải quyết vấn đề thị trường ra cho sản phẩm hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn chưa tạo ra thế chủ động chiếm lĩnh thị trường.

10. Một số giải pháp cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.

Thực tế những biện pháp Hồng Kông đã trải qua và thành công chính là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trên con đường chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế của mình. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần thực hiện theo một đường lối hoạch định chính xác và đúng đắn bao gồm một hệ thống các biện pháp cụ thể như sau:

10.1. Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa. lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa.

• Xác định trọng tâm, đầu tư đúng mức vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, đẩy mạnh sản xuất theo nhóm ngành.

• Trên cơ sở lợi thế động xây dựng chiến lược ngắn, trung, dài hạn đối với các ngành công nghiệp trọng điểm.

• Tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Chú trọng ngành khai thác chế biến khoáng sản. Đầu tư vào công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, tạo tiền đề phát triển công nghiệp nặng.

• Huy động tối đa nguồn vốn cả trong nước và nước ngoài đầu tư, mua mới những thiết bị, máy móc tiên tiến nhằm đưa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị tăng thêm trong sản phẩm.

10.2. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. thôn.

• Dựa vào điều kiện tự nhiên, lao động của từng vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp.

• Đưa nhanh khoa học công nghệ đặc, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp và áp dụng một cách đồng bộ tiến bộ:chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trông theo hướng thâm canh…

• Chăn nuôi: phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn. Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến về con giống, nguồn thức ăn, các biện pháp chăn nuôi hiệu quả, tăng cường công tác thú y….

• Đầu tư, trang bị phương tiện để phát triển đánh bắt xa bờ, xây dựng hiệu quả và mở rộng ngành nuôi trồng thuỷ sản tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

• Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

• Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

• Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

10.3. Tạo bước phát triển vượt bậc trong khu vực dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng

• Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn ở nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ

• Đa dạng hoá các loại hình phục vụ, nâng cao chất lượng nhằm tạo dựng thị trường tiêu thụ các sản phẩm xã hội, đáp ứng và cải thiện đời sống

• Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, phát triển mạnh các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất

Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011

nông – lâm – ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn. Mở rộng các ngành dịch vụ mới nhất là những ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

• Phát triển mạnh du lịch thành ngành mũi nhọn.

• Phát triển các dịch vụ pháp luật, tài chính, ngân hàng, tư vấn, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin thể thao.

10.4. Thực hiện tốt sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. theo ngành.

• Đào tạo theo chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sản xuất kinh doanh cho người lao động .

• Phân công hợp lý lao động theo từng khả năng tới các ngành kinh tế: Đào tạo nhiều nhân lực cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các kỹ sư nông nghiệp có trình độ cao.

• Đầu tư lớn cho giáo dục, nhằm tạo ra cơ cấu lao động đồng bộ trong tất cả các ngành..

10.5. Đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. dịch cơ cấu ngành kinh tế.

• Nhà nước vừa ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách kinh tế vừa đảm bảo sự ổn định của chính sách nhưng đồng thời cũng phải điều chỉnh chính sách khi điều kiện thay đổi .

• Nhà nước cần nâng cao hơn nữa về nhận thức, thống nhất và đồng bộ trong việc đề ra chủ trương, chính sách.

• Nhà nước phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với thực trạng nền kinh tế.

• Cơ chế quản lý cần rõ ràng, minh bạch, công khai.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á (Trang 33)