Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầutư nước ngoà

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á (Trang 41 - 44)

VIII. Một số giải pháp cho việc thu hút nguồn vốnđầutư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

1. Đánhgiá tình hình đầutư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2001 –

11.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầutư nước ngoà

môi trường đầu tư của Việt Nam để quảng bá rộng rãi với các nước trong khu vực và thế giới. Sử dụng các phương tiện khác nhau như hội thảo, tiếp thị, tiếp cận các nhà đầu tư lớn, thông qua mạng internet, hình thành các tổ chức xúc tiến đầu tư để thực hiện chiến lược đó.

• Để nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư cần chấm dứt tình trạng tổ chức nhiều cuộc hội thảo với nội dung khá chung chung hoặc chỉ phổ biến những ưu đãi mà nhà đầu tư có thể dễ dàng biết được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

11.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài ngoài

• Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. Phải xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạo lại, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không biết sử dụng vào việc gì.

• Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ lao động đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng và tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu của cả nước và xuất khẩu.

• Cần phải đặt mục tiêu chất lượng giáo dục lên hàng đầu, xoá bỏ hiện tượng chạy theo thành tích như hiện nay : Hiệu quả của công tác đào tạo được đo bằng năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng tư duy sáng tạo chứ không phải bằng số lượng đào tạo. Do vậy, để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, giúp người lao động có được năng lực và trình độ thực sự, đáp ứng tốt yêu cầu của các TNCs thì Việt Nam cần đặt mục tiêu chất lượng giáo dục lên hàng đầu.

• Nhà nước cần có chính sách phân bổ nguồn lực một cách hợp lý giữa các vùng, miền trong cả nước.: Để có thể thực hiện được giải pháp này, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích lao động về những vùng nông thôn, những vùng khác để giảm bớt mật độ lao độ tập trung quá nhiều tại các thành phố lớn. Những lao động làm việc tại các khu vực này cần được hưởng những ưu đãi đặc biệt cũng như những trợ cấp của nhà nước. Hơn nữa, tại từng địa phương cụ thể, chính quyền cần đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút lao động có trình độ trở về địa phương mình.

KẾT LUẬN

Sự phát triển thần kỳ của những “con rồng châu Á" diễn ra từ 1960 cho đến hết thập niên 1980, giai đoạn đầu hình thành thời đại phát triển hiện đại. Từ thập niên 1990 tới nay, đã được gần 20 năm và tiến trình phát triển hiện đại đã đi vào giai đoạn chín muồi. Điều này có nghĩa là bối cảnh phát triển giờ đây đã khác xa so với thời kỳ diễn ra "Sự thần kỳ Đông Á". Tuy nhiên, việc nghiên cứu thế hệ phát triển thứ nhất của tiến trình phát triển hiện đại có ý nghĩa về một số phương diện sau: Một là, hiểu được quy luật phát triển mới của thời đại phát triển hiện đại. Hai là, "Sự thần kỳ Đông Á" được tạo ra là nhờ giải quyết sự phát triển thích ứng với quy luật phát triển hiện đại. Và ba là, thấy được những phép thuật mà các nước Đông Á giải quyết thành công mang tính "thần kỳ" là những phép thuật của tiến trình phát triển hiện đại, song là ở giai đoạn đầu, vì thế, muốn lặp lại sự "thần kỳ" đó thì không thể áp dụng những phép thuật đó một cách máy móc, mà ở trình độ cao hơn, nhất quán với tiến trình phát triển hiện đại ở giai đoạn hiện tại.

Ý nghĩa lịch sử của sự tăng trưởng thần kỳ của những "con rồng Châu Á" chính là ở chỗ, nó vạch ra mô hình hay con đường phát triển mới cho các nước đi sau: để đạt được tốc độ tăng trưởng cao lâu bền, để trong một thời gian ngắn chuyển nền kinh tế từ kinh tế tiểu nông chậm phát triển thành nền kinh tế phát triển hiện đại, thì con đường hợp quy luật chính là hội nhập với tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu qua chiến lược tăng trưởng nhanh. Các nền kinh tế chậm phát triển đi sau đã cưỡi trên thành tựu phát triển của gần 300 năm lịch sử nhân loại đã phải khó khăn nhọc nhằn trải qua. Từ lợi thế của sự phát triển hiện đại, các nước đi sau, đặc biệt là Việt Nam có khả năng giảm tối đa những khó khăn trong quá trình phát triển cổ điển mà nhân loại đã trải qua, mà còn có thể rút ngắn được sự phát triển, đạt tới không chỉ một sự phồn vinh mà còn một sự thịnh vượng.

Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu tập trung và nghiêm túc chúng tôi đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng nhanh với hi vọng Việt Nam có thể trở thành con rồng Châu Á trong những năm tới.

Tiểu luận Kinh tế phát triển 2011

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MÔ HÌNH “TĂNG TRƯỞNG NHANH” VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM CỦA NHỮNG CON RỒNG CHÂU Á (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w