1 Tính tất yếu phải hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
2.1 Những điểm mạnh của Công ty về chất lượng hoạt động kiểm toán
Thiết lập được một quy trình kiểm soát chất lượng khấ chặt chẽ: từ
khâu chuẩn bị lập kế hoạch đến kiểm soát sau cuộc kiểm toán, tạo thành một
chu trình khép kín và kiểm soát được chất lượng tôt, có sự tham gia của các thành viên Ban Giám đốc, các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viện chính đều tham gia soát xét từ dưới lên trên. Cho đến nay Công ty vẫn tuân
thủ áp dụng những công việc khá tốt và nghiêm túc.
Tổ chức hồ sơ kiểm toán: việc lưu trữ các tài liệu trên hồ sơ kiểm toán
rất khoa học, tra cứu dễ dàng, điều này giúp cho chủ nhiệm kiểm toán và Ban
Giám đốc soát xét mà không cần giám sát mọi lúc rút ngắn thời gian kiểm
toán mà vẫn đem lại hiệu quả trong công tác kiểm soát chất lượng.
Công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên: Công ty luôn coi công tác này là một trọng tâm trong chiến lược phát triển công ty. Vì vậy mà Công ty có những quy định rất rõ ràng về vấn đề này: Hàng năm đều có chỉ tiêu tuyển
nhân viên và các tiêu chuẩn về đội ngũ nhân viên mới, tổ chức nhiều lớp bồi
dưỡng cho nhân viên cũ; Chương trình đào tạo của Công ty đa dạng và thay
đổi theo sự thay đổi của nền kinh tế và yêu cầu của Nhà nước ta, Khuyến
khích nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên tham gia thi tuyển chứng chỉ
Kiểm toán viên; trình độ năng lực của nhân viên được đánh giá khách quan;
chế độ khen thưởng, đề bạt nhân viên lên Ban lãnh đạo được tiến hành theo chính sách của Công ty thay đổi theo chế độ phúc lưọi của Chính phủ.
Công tác kiểm soát khách hàng được thực hiện có hiệu quả: Công ty
đẫ có bộ phận tiến hành thăm dò mức độ thỏa mãn của khách hàng, các nhân viên luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và phục vụ khách hàng tốt
tiến hành đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán để đưa ra quyết định có nên duy trì kiểm toán nữa hay không hoặc có nên thực hiện hợp đồng hay không.
2.2 Những tồn tại về chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty
Tuy rằng Công ty đã xây dựng một chương trình kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán chặt chẽ, nhưng Công ty soát xét chất lượng không đựoc
thực hiện ở tất cả các cuộc kiểm toán hoặc chỉ thực hiện ở một số cuộc kiểm
toán, chương trình kiểm toán và thực hiện công việc kiểm toán của Công ty
chưa có sựu kiểm tra chéo từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm
toán. Chính vì mặt tồn tại trên, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, dẫn đến hiện
tượng thiếu tin tưởng từ phía các Công ty nước ngoài.
Hạn chế thứ hai mà Công ty chưa khắc phục được là: trong giai đoạn
kiểm soát sau cuộc kiểm toán, việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng cuộc kiểm toán chỉ đựoc thực hiện thong qua trao đổi trực tiếp
với khách hàng sau mỗi cuộc kiểm toán. Công ty có thể đưa ra biện pháp khắc
phục như đưa ra Mẫu đánh giá khách hàng, gồm các vấn đề như lời bình của
kiển toán viên tiền nhiệm và sự đánh giá của Ban quản trị đựoc soạn thảo cho
từng khách hàng khi chấp nhận kiểm toán.
Từ những hạn chế trên, việc thành lập một Ủy ban kiểm soát chất lượng
kiểm toán để thực hiện kiểm tra chéo là một biện pháp cấp thiết, và đưa ra mẫu kiểm tra sự hài lòng của khách hàng là rất quan trọng. Tuy vậy để làm
được những công viêc trên đòi hỏi sự trợ giúp của hành lang pháp lý nước ta
cần được hoàn thiện ở mức cao hơn, Công ty phải nỗ lực không ngừng để tìm ra những biện pháp hiệu quả để Công ty thực hiện đến mục đích đã đưa ra.