1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

75 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ LINH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM TẠI KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62. 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Lý Văn Trọng THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo cao học ngành Lâm học, khóa học 2010 - 2012. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học cũng như của các thầy giá o , cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Trướ c hế t, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lý Văn Trọng và Th.S La Quang Độ - người hướng dẫn khoa học - đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong thời gian thực hiện luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Vườn quốc gia Ba Bể, UBND huyện Ba Bể, UBND các xã Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê, những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình làm việc, học tập và hoàn thành luận văn. Cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã luôn ở bên cạ nh độ ng viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012 Tác giả Trần Thị Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên các bảng Trang Bảng 3.1. Dân số và lao động khu vực nghiên cứu 29 Bảng 3.2. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo khu vực nghiên cứu 30 Bảng 3.3. Thống kê các loại gia súc gia cầm ở 3 xã 32 Bảng 3.4. Mạng lưới nhân viên y tế 33 Bảng 3.5. Hiện trạng giáo dục 34 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 37 Bảng 4.2. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế được thường sử dụng làm thực phẩm có phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu 39 Bảng 4.3. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế thường sử dụng làm thực phẩm đang được gây trồng tại khu vực nghiên cứu 40 Bảng 4.4. Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã Khang Ninh 42 Bảng 4.5. Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã Quảng Khê 43 Bảng: 4.6 Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở xã Cao Thượng 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦ U i Chƣơng 1. 3 TỔNG QUAN TÀ I LIỆ U 3 1.1. Định nghĩa về Lâm sản ngoài gỗ 3 1.2. Nghiên cứu trên thế giớ i 3 Chƣơng 2. 18 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 18 2.1.1. Mục tiêu chung 18 Chƣơng 3: 24 ĐIỀ U KIỆ N TƢ̣ NHIÊN, KINH TẾ - X HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24 3.1. Điề u kiệ n Kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu 24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 3.1.1.1. Vị trí địa lý 24 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 28 3.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm 28 3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế 29 3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh 29 3.2.1. Sản xuất nông nghiệp 29 3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp 30 3.2.3. Chăn nuôi 30 3.2.4. Cơ sở hạ tầng 31 3.3. Đánh giá chung về điều kiện cơ bản 33 3.3.1. Những thuận lợi 33 3.3.2. Khó khăn 34 Chƣơng 4: 35 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Điều tra, đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển các loài cây LSNG ở khu vực nghiên cứu 35 4.1.1. Thực trạng gây trồng các loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 4.1.2. Xác định cơ cấu cây trồng LSNG có giá trị và tiềm năng phát triển của các xã nghiên cứu 40 4.1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu 44 4.2. Kết quả điều tra kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng và gây trồng các loài LSNG có giá trị tại khu vực nghiên cứu 49 4.2.1. Kinh nghiệm khai thác và sử dụng các loài LSNG có giá trị 49 4.2.2. Tình hình về gây trồng các loài cây LSNG có giá trị 53 4.2.3. Kiến thức về phân bố sinh thái 56 4.2.4. Đánh giá chung về kiến thức bản địa 57 4.3. Đề xuất những giải pháp để phát triển loài cây LSNG có giá trị kinh tế cao có tiềm năng 58 4.3.1.Giải pháp về chính sách 58 4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật 60 4.3.3. Giải pháp thực hiện và quản lý 64 Chƣơng 5: 65 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận: 65 5.2. Tồn tại: 67 5.3. Khuyến nghị: 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦ U Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị đặc biệt quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (đất đai, nguồn nước, khí hậu,…). Hệ sinh thái rừng như vậy có tính đa dạng sinh học rất cao. Từ hệ sinh thái này, nếu giữ nguyên các loại cây gỗ đứng, người ta vẫn có thể thu hoạch các loại lâm sản khác có thể khái quát vào các nhóm sản phẩm như: Nấm ăn, dược liệu, cây cho hạt, cây có dầu, cây cho sợi, phấn và mật hoa, cây có thể làm thức ăn gia súc, rau rừng, trái cây rừng ăn được, song, mây, tre, cây cho nhựa, hoá chất, động vật rừng (côn trùng và động vật khác), nguồn gen cho các sản phẩm trên, sinh thái rừng và môi trường du lịch, thủy điện, …. Ở Việt Nam, LSNG đã được khai thác, sử dụng nhiều từ thời cổ đại và nhiều loại LSNG được coi là những sản vật qu‎ý của đất nước như Linh chi, Tiền thảo; Ngũ gia bì; Thiên niên kiện, LNSG có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với rất nhiều cộng đồng, đặc biệt là đồng bào miền núi. Giá trị LSNG của rừng được thể hiện như rừng cung cấp lương thực (củ Mài, củ Gạo,…), thực phẩm (Nấm, măng, rau rừng,…), Các loại cây cho hạt (Đào lộn hột; Các loại dẻ ), cung cấp dược thảo chữa bệnh (Nhân sâm, Hà thủ ô, Linh chi,…), cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, làm đồ gia dụng, đan lát (các loại tre nứa, song mây), VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá và có cảnh đẹp lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm ngày càng tăng. Đó là một phức hệ gồm hồ, sông, núi đá vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa có nhiều núi đất tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú. Nằm ở độ cao 150m so với mực nước biển nhưng Ba Bể bốn mùa đầy nước. Hồ có cấu tạo khá đặc biệt, thắt ở giữa và phình ra ở hai đầu, gồm 3 hồ lớn thông nhau là: Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lầm và từ đó mà thành tên Ba Bể. Hồ nhận nước từ hai nguồn chính là sông Tà Han và sông Chợ Lèng. Hồ còn có chức năng điều tiết, phân nước cho sông Năng vào mùa cạn và như một bế chứa cho sông vào mùa mưa lũ. Chính vì có sự lưu thông với các dòng sông mà nước hồ Ba Bể luôn vận động khiến cho nước hồ sạch và trong xanh. Cộng đồng dân cư tại những khu phục hồi sinh thái, khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia, các khu bảo đã sống ở đây từ rất lâu đời và cuộc sống của họ chủ yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 dựa vào rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quanh hồ. Phần lớn các hộ gia đình đều thuộc diện đói nghèo (xã Nam Mẫu thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II). Trong những năm qua, những hành vi xâm phạm của cộng đồng vào tài nguyên rừng như đốt nương làm rẫy, săn bắn động vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép thường xuyên xảy ra đe dọa tới công tác bảo tồn của VQG. Với nhiều chương trình tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phát triển sản xuất từ chính quyền cũng như các tổ chức địa phương các cộng đồng đã ý thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật và làm tổn hại tới tài nguyên rừng, nhưng vì cuộc sống khó khăn và những đòi hỏi thực tế vẫn còn là những bất cập khiến họ không có nhiều lựa chọn. Đặc biệt trong thời gian hiện nay khi cơ cở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể và các dự án có quan tâm hỗ trợ cho phát triển du lịch Bắc Kạn nói chung và du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể nói riêng như dự án 3PAD, dự án có nguồn vốn GIZ, dự án có nguồn vốn từ ADB… khách du lịch tăng rõ rệt, nhu cầu về thực phẩm sạch, tại chỗ, nhất là đặc sản địa phương ngày càng tăng, đòi hỏi có những thay đổi về khả năng cung cấp gắn với cải thiện đời sống cho các cộng đồng địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, một yêu cầu cấp bách cần đặt ra đối với VQG Ba Bể là cần phải tìm ra một nguồn sinh kế mới cho người dân, từ đó giảm áp lực của người dân vào tài nguyên rừng và đảm bảo quản lý rừng bền vững, trong đó nghiên cứu và phát triển gây trồng cây LSNG có giá trị kinh tế cao đang là một hướng đi đúng đắn và rất có triển vọng. Tuy nhiên, cho tới nay, vấn đề phát triển trồng cây LSNG ở VQG Ba Bể vẫn chưa thực sự được chú trọng, phần lớn người dân vẫn vào rừng thu hái các loài LSNG tuy nhiên cũng có một số hộ đã gây trồng với quy mô rất nhỏ lẻ, tự phát và nguồn giống, kỹ thuật không phù hợp dẫn tới năng suất thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển mộ t số loài LSNG có giá trị sử dụ ng là m thự c phẩ m tại khu vực vùng đệm VQG Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện là thực sự cần thiết, nhằm lựa chọn được loài cây, kỹ thuật trồng cây LSNG có triển vọng nhất đối với khu vực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa về Lâm sản ngoài gỗ Đã có nhiều tên gọi khác nhau về lâm sản ngoài gỗ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay như: lâm sản phụ, lâm sản phi gỗ, sản phẩm rừng không phải là gỗ, Hầu hết mọi người đều có cùng quan điểm coi các khái niệm trên là đồng nhất, để chỉ các sản phẩm của rừng không phải là gỗ như: động vật rừng, các cây dược liệu, các sản phẩm từ cây rừng không phải là gỗ, các sản phẩm phụ từ khai thác gỗ (cành, lá, gốc, rễ, ). Có nhiều tài liệu viết về lâm sản ngoài gỗ, nhưng chỉ ở những phạm vi hẹp của một loài hoặc một nhóm loài nhất định. Nhưng chưa có một công trình nào đưa ra được một khái niệm chính xác về lâm sản ngoài gỗ này. + Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ được đề cập chính thức vào năm 1989 do W.W.F. Theo khái niệm này: “Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi”. (The Economic value of Non - timber Forest products in Southeast asia - W.W.F - 1989). Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về LSNG nhưng thông dụng hơn cả là định nghĩa do Hội đồng Lâm nghiệp Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc (FAO) thông qua năm 1999: “Lâm sản ngoài gỗ (Non - timber forest products - NTFP, hoặc Non wood forest products - NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”. Như vậy, lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người, bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi, 1.2. Nghiên cứu trên thế giớ i LSNG đã được người dân gây trồng, khai thác sử dụng cách đây hàng nghìn năm, đặc biệt ở một số nước có nhiều rừng nhiệt đới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Độ, Indonesia,… Theo Mendelsohn (1989) cho rằng hiện nay các nhà khoa học, các nhà kinh doanh trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu, gây trồng và phát triển LSNG gắn với bảo tồn và phát triển rừng. Đây cũng là mốc đánh dấu sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó được coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó được coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi, vừa góp phần vào quá trình bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình theo các vấn đề khác nhau. 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại và bảo tồn LSNG Công trình “Nghiên cứu về tre trúc” của Munro (1868) được coi là một trong những nghiên cứu về tre trúc đầu tiên (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [3]. Trong công tác này tác giả đã khái quát được một cách tổng quan về họ phụ tre trúc trên thế giới. Khi nghiên cứu về “Các loại tre trúc” Gamble (1896) đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện, Malaysia và Indonesia. I. T. Haig, M.A Hubermen và U Aung Din de F.A.D (1963) với công trình “Rừng tre nứa” đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của tre trúc nứa Ấn Độ, Pakistan liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu và một số biện pháp xử lý lâm học, tái sinh, khai thác. S. Dransfield and E.A. Widjaja (1995) [27] đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á. Nhìn chung, các nghiên cứu phân loại hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào các loài LSNG có diện tích phân bố với số lượng lớn là Tre trúc, các nghiên cứu về song, mây và một số cây thuốc, cay lấy dầu nhựa,… hầu như chưa được đề cập đến. 1.2.2. Nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Zhou Fangchun (2000) [28] có đề cập đến nhân giống của một số loài tre trúc khác nhau ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc gây trồng phát triển tre trúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Ở Malaysia bước đầu đã nghiên cứu tạo giống mây bằng phương pháp nuôi cây mô, đã tiến hành thí nghiệm trồng song, mây dưới tán các loại rừng với các mật độ khác nhau. Malaysia và Indonesia đã xây dựng rừng Mây giống phục vụ cho gieo trồng trên quy mô lớn (dẫn theo Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002) [7]. Xiao Jianghua (1996) đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh măng, sinh trường và phát triển của thân khí sinh là độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh (dẫn theo Nguyễn Quang Hưng, 2008) [14]. Zhou Fangchun (2000) [28] đã cho thấy nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm có ảnh hưởng khá rõ đến quá trình phát sinh, phát triển măng,… của nhiều loài tre trúc khác nhau, đó là những cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm thúc đẩy sinh măng trái vụ ở Trung Quốc. Theo J. Dransfield và N.Manokaran, 1998 việc trồng Mây nếp đã phát triển trên quy mô lớn ở Trung Quốc, phổ biến là trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng xen trong các khu rừng phục hồi và rừng trồng, cây non được trồng 1 hoặc 2 cây/cụm. Tại Quảng Đông, mây nếp được trồng thử nghiệm ở sườn đồi, thu hoạch vào năm thứ 7 cho năng suất khoảng 1,2 tấn/ha (dẫn theo Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002) [7]. Những năm gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, chế biến và tổng kết đánh giá kết quả trồng một số loài LSNG có giá trị ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Brazils,…. (Peter Zuidema, 2001;… Marinus J.A. Werger, 2000; FAO, 2000;…) Nhìn chung, việc nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, sinh thái, công dụng, tầm quan trọng cũng như đánh giá các mô hình gây trồng và phát triển LSNG trên thế giới đã có nhiều kết quả. Các kết quả đều khẳng định việc gây trồng, phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững thì LSNG sẽ có vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân miền núi, nhiều nơi còn làm nguồn thu nhập chính, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội đồng thời đóng góp rất lớn trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng. 2.1.3. Nghiên cứu về vai trò của kiến thức bản địa trong việc phát triển LSNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... dung nghiên cƣu ̣ ́ Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra những nội dung nghiên cứu những nội dung sau: - Điều tra thực trạng phát triển các loài cây LSNG sử dụng làm thực phẩm ở vùng đệm VQG Ba Bể - Tìm hiểu kiến thức bản địa về kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG sử dụng làm thực phẩm có giá trị kinh tế cao - Đề xuất những giải pháp để phát triển loài cây LSNG sử dụng làm thực phẩm có giá. .. LSNG sử dụng làm thực phẩm có giá trị ở khu vực VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn - Tìm hiểu một số kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương trong việc khai thác, sử dụng và kinh nghiệm gây trồng, bảo vệ loài cây LSNG dung lam thưc ̀ ̀ ̣ phâm tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn ̉ - Bước đầu đề xuất được các giải pháp để phát triển, nhân rộng một số loài LSNG có triển vọng tại VQG Ba Bể 2.2 Đối tƣợng nghiên. .. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Nhằm xác định được những loài cây LSNG sử dụng làm thực phẩm có giá trị kinh tế, có thể gây trồng ở các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập người dân vùng đệm, vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Bể 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định được thực trạng phát triển một số loài cây... http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 kết quả gây trồng một số loài LSNG có giá trị ở những khu vực khác có điều kiện tương tự 2.5.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể a Phương pháp đánh giá tiềm năng và triển vọng gây trồng cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể Tiềm năng phát triển gây trồng cây lâm sản ngoài gỗ tại VQG Ba Bể được đề tài đưa ra đánh giá bao gồm: Tiềm năng về đất đai, tiềm... nghiên cứu Các loài cây Lâm sản ngoài gỗ được dùng làm thức ăn: Rau sắng, Bò khai (Dạ hiến), Giảo cổ lam, Trám ghép; Rau gai 2.3 Phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển cây LSNG sử dụng làm thực phẩm trên địa bàn thuộc 3 xã: Khang Ninh, Quảng Khê, Cao Thượng thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn. .. việc sử dụng các loài làm thực phẩm, gia vị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ do viện khoa học Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN thực hiện đã được triển khai nhằm tìm lại giá trị của lâm sản ngoài gỗ, giúp người dân có cách khai thác và phát triển. .. biến ở trong tỉnh và khu vực Tp Hồ Chí Minh Qua đó, tác giả đề xuất Công ty cần đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy chế biến nhựa mủ Cao su để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh [8] Phạm Văn Phong trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vườn Quốc gia Xuân Sơn các loài LSNG như... Trong khu vực có tổ thành loài cây được sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc phong phú, đặc biệt là sự có mặt của cây Giảo cổ lam, cây rau sắng Những loài cây này không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống sức khỏe của người dân trong vùng mà còn mở ra một triển vọng to lớn để phát triển nghề khai thác và chế biến dược thảo – một bộ phận quan trọng của sản phẩm ngoài gỗ của địa phương Đây còn là khu vực được... tại trung tâm nghiên cứu đặc sản tiến hành tổng hợp thu nhập các kinh nghiệm gây trồng, thu hái chế biến thảo quả trong nhân dân, 1994 (Nguồn: Phan Văn Thắng, 2002) [21] Từ năm 1996 - 2000, khi nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ, một số nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản đã xác định được danh lục các loài lâm sản ngoài gỗ Trong đó có 40 loài tre, nứa, 160 loài cho tinh dầu, 70 loài chứa chất... các loài này Tìm hiểu một số kiến thức bản địa và sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn Th.s La Quang Độ, Th.s Nguyễn Thị Minh Châu, 2003 [10] Hai tác giả đã xác định được các loài thực vật rừng làm rau ăn và kinh nghiệm khai thác, sử dụng chúng của dân tộc Dao, H’Mông Kiến thức bản địa của người dân trong việc khai thác sử dụng các lâm sản ngoài gốc làm thực phẩm, gia vị tại . NÔNG LÂM TRẦN THỊ LINH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM TẠI KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN . đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vườn Quốc gia Xuân Sơn các loài LSNG. nghiệp tại khu vực nghiên cứu 37 Bảng 4.2. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế được thường sử dụng làm thực phẩm có phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu 39 Bảng 4.3. Các loài cây LSNG giá trị

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành (2005), Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng. Viện KHLN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng
Tác giả: Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành
Năm: 2005
4. Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành (2005), Nghiên cứu đánh giá tình hình các loài tre nhập nội lấy măng. Viện KHLN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá tình hình các loài tre nhập nội lấy măng
Tác giả: Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành
Năm: 2005
5. Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng đến tre Luồng. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng đến tre Luồng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình
Năm: 2001
6. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007), Các loại rừng tre trúc chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại rừng tre trúc chủ yếu ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội
Năm: 2007
7. Vũ Văn Dũng và các cộng tác viên (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. IUCN, Hà Nội, tháng 6.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam
Tác giả: Vũ Văn Dũng và các cộng tác viên
Năm: 2002
8. Dương Tín Đức (2009), Nghiên cứu giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung, tỉnh Đăk Nông. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung, tỉnh Đăk Nông
Tác giả: Dương Tín Đức
Năm: 2009
11. Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB Bản Đồ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
Tác giả: Triệu Văn Hùng
Nhà XB: NXB Bản Đồ
Năm: 2007
12. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002), Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng
Tác giả: Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2002
14. Nguyễn Quang Hưng (2008), Nghiên cứu đánh giá thực trạng gây trồng một số loài cây Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, luận văn Thạc sĩ, ĐH Lâm nghiệp 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá thực trạng gây trồng một số loài cây Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Quang Hưng
Năm: 2008
15. IUCN (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. Dự án lâm sản ngoài gỗ Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam
Tác giả: IUCN
Năm: 2002
16. Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn LSNG tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn LSNG tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo
Tác giả: Nguyễn Thị Loan
Năm: 2010
17. Đỗ Tất Lợi (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội
Năm: 1991
18. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Tre trúc Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tre trúc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
19. Phạm Văn Phong (2009), Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Phạm Văn Phong
Năm: 2009
22. PGS.TS Đặng Kim Vui, PGS.TS Nguyênc Ngọc Nông, PGS.TS Nguyễn Thế Đặng, Ths. Trần Văn Điền, TS. Đỗ Thị Lan, 2006, Kỷ yếu hội thảo kiến thức bản địa về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở khu vực vùng núi phía bắc Việt NamTài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo kiến thức bản địa về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở khu vực vùng núi phía bắc Việt Nam
24. Christian Rate - Markets of Important Forest products, Non - Timber forest products and agricultural products in the provinces Hoabinh, Sonla and Laichau in the North West of Viet Nam, Ha Noi, December, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Markets of Important Forest products, Non - Timber forest products and agricultural products in the provinces Hoabinh, Sonla and Laichau in the North West of Viet Nam
28. Zhou Fangchun (2000), Selected works of bamboo research. Nanjing Forestry University, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Selected works of bamboo research
Tác giả: Zhou Fangchun
Năm: 2000
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 – 2020 Khác
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007 – 2010 Khác
9. Ths. La Quang Độ, 2001, Tìm hiểu việc sử dụng thực vật rừng làm thuốc, rau ăn của nhân dân các xóm Bản Cám, Nà Mằm thuộc VQG Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 1.1. Giá trị của rừng và LSNG ở một số quốc gia trên thế giới (Trang 12)
Hình 1.1: Bản đồ hành chính VQG Ba Bể. - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Hình 1.1 Bản đồ hành chính VQG Ba Bể (Trang 29)
Bảng 3.1. Dân số và lao động khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.1. Dân số và lao động khu vực nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 3.2. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.2. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo khu vực nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 3.3. Thống kê các loại gia súc gia cầm ở 3 xã - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.3. Thống kê các loại gia súc gia cầm ở 3 xã (Trang 35)
Bảng 3.4.  Mạng lưới nhân viên y tế - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.4. Mạng lưới nhân viên y tế (Trang 37)
Bảng 3.5.  Hiện trạng giáo dục - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.5. Hiện trạng giáo dục (Trang 37)
Bảng 4.3. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế thường sử dụng làm thực phẩm  đang đƣợc gây trồng tại khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 4.3. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế thường sử dụng làm thực phẩm đang đƣợc gây trồng tại khu vực nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 4.4. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 4.4. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã (Trang 46)
Bảng 4.5. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã - Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 4.5. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN