4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông - lâm nghiệp khu vực nghiên cứu:
Để làm rõ vai trò và nhu cầu cần phát triển cây LSNG sử dụng làm thực phẩm đối với đời sống kinh tế của các hộ dân 3 xã vùng đệm Khang Ninh; Quảng Khê và Cao Thượng thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể, đề tài tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông - lâm nghiệp cho khu vực nghiên cứu như sau:
Đề tài đã tiến hành khảo sát và thống kê diện tích đất nông nghiệp, hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ở 3 xã, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.1.
STT Chỉ tiêu Mã Tổng số (ha) Trong đó Cao Thƣợng Khang Ninh Quảng Khê TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 13673.2 3906.65 4434.41 5332.11 1 Đất nông nghiệp NNP 12864.3 3481.35 4176.27 5206.66 1.1 Đất lúa nước DLN 706.67 183.11 296.51 227.05
1.2 Đất trồng lúa nương LUN 10 10
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNK 390.3 27.21 331.17 31.92
1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 103.34 0.58 61.88 40.88
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 2263.93 201.47 666.6 1395.86
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 2581.04 394.12 1003.67 1183.25
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 6783.71 2668.38 1804.99 2310.34
1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 25.29 6.48 11.45 7.36
2 Đất phi nông nghiệp PNN 352.8 101.83 148.25 102.72
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS 8.88 0.15 6.37 2.36
2.2 Đất quốc phòng CQP 6 6
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.01 0.01
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD 2.09 0.59 1.5
2.5 Đất có mặt nước chuyên dùng
SMN 104.04 54.61 49.43
2.6 Đất sông, suối SON 171.73 41.63 80.67 49.43
2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 60.05 60.05
2.8 Đất phi nông nghiệp khác
PNK 34 34
3 Đất chƣa sử dụng DCS 257.36 257.36
4 Đất khu du lịch DDL 76.09 76.09
5 Đất khu dân cƣ nông thôn
DNT 88.84 66.11 22.73
( Nguồn: UBND 3 xã Khang Ninh; Quảng Khê và Cao Thượng)
- Về cơ cấu loài cây trồng: Cả 3 xã Khang Ninh; Quảng Khê và Cao Thượng cơ cấu cây nông nghiệp vẫn chưa đa dạng, thành phần vẫn chủ yếu là các loài cây truyền thống như: Lúa nước, Ngô, Khoai,... mang lại hiệu quả kinh tế là không cao.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp là 12.864,3ha. Trong đó diện tích trồng lúa nước 706.67 ha, nếu tính bình quân đầu người với dân số ở thời điểm hiện tại của 3 xã thì diện tích đất nông nghiệp chỉ đạt 0,049 ha/người (đối với xã Cao Thượng); xã Khang Ninh là 0,072 ha/người và xã Quảng Khê là 0,066ha/người. Trong khi đó, kết quả điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu cho thấy, phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa, đất đai nghèo dinh dưỡng dẫn tới năng suất lao động rất thấp, nhu cầu phát triển cây LSNG nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng là rất quan trọng.
Đối với đất lâm nghiệp của 3 xã Cao Thượng, Khang Ninh và Quảng Khê là khá lớn với tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 11.628,68ha, bao gồm cả đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, phần lớn diện tích này đều có tiềm năng phát triển cây LSNG sử dụng làm thực phẩm dưới tán rừng hoặc trồng nơi đất trống, nương rẫy điều quan trọng là phải lựa chọn được cơ cấu loài cây trồng và biện pháp kỹ thuật phù hợp. Thực tế hiện nay cho thấy, mới chỉ trồng các loài cây LSNG làm thực phẩm như rau bò khai, rau gai, tre bát độ... với quy mô nhỏ lẻ, manh mún và chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường.
4.1.1.2. Thực trạng gây trồng và phát triển một số loài cây LSNG chủ yếu của khu vực nghiên cứu:
Kết quả điều tra , tìm hiểu và phỏng vấn người dân cho thấy thành phần loài cây LSNG được người dân sử dụng làm thực phẩm có phân bố tự nhiên tại 3 xã nghiên cứu có 21 loài được phát hiện (Bảng 4.2.)
Bảng 4.2. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế đƣợc thƣờng sử dụng làm thực phẩm có phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
TT Tên Việt Nam Tên dân tộc Dao
Tên dân tộc Tày
1 Giảo Cổ lam Lay im Phjắc dạ Gynostemma
pentaphyllum
(Thunb.)
2 Rau dớn Nhài chuất Phjắc cót Diplazium
esculentumv (Retz. ) Sw
3 Rau sắng Đằng lay đắng Phjắc bãn co Melientha suavis
Pierre
4 Rau ngót dây Đằng lay mây Phjắc bón thâu sp
5 Dây hương (bò khai)
Lay chuồi Phjắc hiển Erythropalum
scandens Blume
6 Rau bò khai tía Lay chuồi xi Phjắc hiển đeng Erythropalum
scandens Blume
7 Tầm bóp Lay pao Phjắc tèng sp
8 Rau gai Lay chuối Phjắc nam sp
9 Rau dấp cá Chù mua mia Phjắc vầy sp
10 Chuối rừng Chiu Chốc đông sp
11 Dây na rừng Cám ching sp
12 Trám trắng Vàng lam Mác cưởm Canarium album
Raeusch.
13 Trám 3 cạnh Vàng lam lòng Mác cưởm liếm
14 Me rừng Khu hà thiền Mác kham sp
15 Đao Tao Co tao sp
16 Củ mài Đòi xénh Mằn đông sp
17 Măng nứa tép Hàu tóc Mạy pjao
18 Măng nứa to Mạy lịa
19 Măng vầu Mạy Pjầu
20 Măng trúc Mạy khoang
21 Măng hốc Mạy thốc
Qua điều tra, thống kê tại khu vực 3 xã Khang Ninh, Quảng Khê và Cao Thượng thuộc khu vực Vườn Quốc Gia Ba Bể đã thu thập được danh lục một số loài thực vật thường được người dân sử dụng làm rau ăn thông dụng trong cuộc sống và đem trao đổi mua bán vào thời điểm rau phát triển mạnh trong năm (theo 2 tiếng thông dụng của người dân, tiếng Tầy và Dao).
Chúng được phân bố ở khắp nơi từ ven suối, khe cho đến các khu rừng núi đá, núi đất.
Các loài thường được người dân sử dụng gồm 21 loài chính. Với đa dạng các bộ phận sử dụng, các bộ phận chủ yếu là củ, mầm (măng), nõn, lá, hoa quả, hạt. Trong đó bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá, được người dân sử dụng làm rau ăn, đem trao đổi mua bán ở các chợ phiên.
Qua điều tra, tìm hiểu và phỏng vấn người dân cho thấy hiện nay có từ 2 - 5 loài LSNG dùng làm thực phẩm có giá trị đang được người dân gây trồng tại các nương ngô, sắn, vườn nhà và được tổng hợp tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế thƣờng sử dụng làm thực phẩm đang đƣợc gây trồng tại khu vực nghiên cứu
STT Loài Cao Thượng Khang Ninh Quảng Khê
Tên phổ thông Tên khoa học
1 Rau bò khai Erythropalum scandens
Blume x x x 2 Rau gai sp x x x 3 Trám trắng Canarium album Raeusch. x x
4 Tre bát độ Dendrocalamuls latiflorus x x
Tổng số loài 2 5 4
Kết quả điều tra bảng 4.3. cho thấy thành phần loài cây LSNG làm thực phẩm có giá trị chủ yếu được gây trồng tại 3 xã còn rất thưa thớt (chỉ có 4 loài). Qua điều tra và phòng vấn người dân cho biết cây Rau sắng là cây có giá trị kinh tế cao nhưng người dân chủ yếu vẫn khai thác từ rừng. Bởi vì cây rau sắng rất khó trồng và tỷ lệ sống không cao. Chỉ riêng có xã Khanh Ninh (Thôn Nà Niểm; Bản Vài) ngừoi dân mới chỉ bắt đầu gây trồng tại ven nương ngô. Cây rau bò khai; cây rau gai cũng là cây có giá trị kinh tế và được gây trồng cả ở 3 xã. Tuy nhiên chỉ gây trồng tại các vườn hộ chủ yếu phục vụ cho bữa ăn hàng ngày chứ chưa có hộ nào trồng để sản xuất thành hàng hóa. Ngoài ra trám trắng và tre bát độ cũng là loài mang lại nguồn thu tương đối lớn cho người dân nơi đây.
4.1.2. Xác định cơ cấu cây trồng LSNG có giá trị và tiềm năng phát triển của các xã nghiên cứu
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, số lượng loài cây Lâm sản ngoài gỗ đang được người dân sử dụng làm rau ăn hàng ngày tại 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu là khá phong phú. Tuy nhiên một số loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Để xác định được cơ cấu cây trồng cho khu vực nghiên cứu, để tài tiến hành phỏng vấn Cán bộ xã: Cán bộ nông lâm, chủ tịch hội nông dân. Sau đó tiến hành họp nhóm: Mỗi xã lựa chọn 2 thôn, mỗi thôn lựa chọn 1 nhóm, Mỗi nhóm gồm 10 hộ (có đầy đủ các thành phần trong thôn: Trưởng thôn, chi hội trưởng hội phụ nữ, chi hội trưởng hội nông dân, hội cựu chiến bính và 6 hộ dân trong thôn) để xác định một số loài cây Lâm sản ngoài gỗ có tiềm năng cho khu vực như sau:
Phỏng vấn theo Bảng hỏi tại xã Quảng Khê
Họp nhóm để sắp xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn lòai LSNG có tiềm năng 4.1.2.1. Xã Khang Ninh
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn người dân cho thấy cơ cấu loài Lâm sản ngoài gỗ thường dùng làm thực phẩm có giá trị đang được gây trồng tại xã Khang Ninh là 5 loài, tập trung chủ yếu ở 7 thôn vùng thấp: rau bò khai rau gai và rau sắng. Kết quả lựa chọn các loài cây có tiềm năng được thể hiện tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã Khang Ninh TT Loài cây Khang Ninh Điểm Xếp hạng 1 Rau gai 3 1 2 Rau bò khai 2 2
3 Rau sắng 1 3
4 Giảo cổ lam 0 4
(Điểm được tính bằng tần xuất xuất hiện trong ma trận khi so sánh cặp đôi)
Mặc dù các cơ quan chuyên ngành chưa đưa ra định hướng nhưng đa số các loài cây được gây trồng tại xã Khang Ninh đều do người dân đã gây trồng từ lâu đời nay. Theo bảng 4.4 cho thấy, Rau gai vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất, tiếp theo là Rau bò khai đây là loài LSNG dùng làm thực phẩm được yêu thích gây trồng thứ 2 sau rau gai. Rau sắng cũng là loài LSNG có giá trị cao cả về kinh tế nhưng lại yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sinh thái và điều kiện chăm sóc. Chủ yếu vẫn là do người dân gây trồng theo kinh nghiệm truyền thống là vào rừng đánh cây con về trồng nên lâu cho thu hoạch.
Tóm lại, cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm tại xã Khang Ninh nên tập trung vào một số loài cây LSNG có giá trị cao, đã được gây trồng cho thu nhập cao và ổn định như Rau gai; Rau bò khai; rau sắng có thể xây dựng mô hình tại vườn nhà, cũng có thể trồng dưới tán rừng, còn giảo cổ lam cũng là loài có giá trị cao cũng được sử dụng làm rau ăn, làm dược liệu và được bầy bán trong các gian hàng, nhà hàng quanh khu du lịch Hồ Ba Bể thoả mãn nhu cầu tăng thu nhập hàng ngày cho hộ gia đình, trồng trên đất sau nương rẫy.
4.1.2.2. Xã Quảng Khê
Theo kết quả điều tra cho thấy cơ cấu loài Lâm sản ngoài gỗ thường dùng làm thực phẩm có giá trị đang được gây trồng tại 5 thôn vùng thấp trong xã Quảng Khê là 4 loài rau bò khai; rau gai; trám trắng; tre bát độ.
Kết quả phỏng vấn, thảo luận thông qua họp nhóm người dân đã lựa chọn các loài cây có tiềm năng được thể hiện tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm ở xã Quảng Khê
TT Loài cây Quảng Khê Điểm Xếp hạng 1 Rau bò khai 3 1 2 Rau gai 2 2 3 Rau sắng 1 3 4 Măng bát độ 0 4
(Điểm được tính bằng tần xuất xuất hiện trong ma trận khi so sánh cặp đôi)
Kết quả sắp xếp thứ tự ưu tiên đã lựa chọn được 4 loài LSNG có tiềm năng và phát triển tại xã Quảng Khê. Theo bảng 4.5 cho thấy, Rau bò khai vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất, tiếp theo là rau gai, đây cũng là loài LSNG dễ gây trồng cho thu nhập cao và có thị trường tương đối ổn định. Rau sắng cũng là loài LSNG có giá trị cao cả về kinh tế nhưng lại yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sinh thái và điều kiện chăm sóc. Chủ yếu vẫn là do người dân gây trồng theo kinh nghiệm truyền thống là vào rừng đánh cây con về trồng. Lựa chọn cây trồng cuối cùng là Tre Bát độ, một cây LSNG dễ trồng, thu hoạch dễ, ít chăm sóc, đầu tư ít, khi trồng vẫn đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng.
4.1.2.3. Xã Cao Thượng
Theo kết qủa điều tra cho thấy các loài LSNG có giá trị kinh tế ít được gây trồng tại xã Cao Thượng. Người dân ở đây vẫn chủ yếu vào rừng thu hái, chỉ có rau bò khai và rau gai được người dân gây trồng tại vườn nhà chủ yếu để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Cây Rau sắng là cây sinh trưởng phát triển rất tốt và có thị trường ổn định. Tuy nhiên đây là loài cây rất khó gây trồng và đòi hỏi rất khắt khe về điều kiện sinh thái. Người dân nơi đây chủ yếu chăm sóc bảo vệ những cây mọc tự nhiên. Sau khi phân tích, đánh giá và cho điểm, xác định được cơ cấu cây trồng một số loài LSNG có tiềm năng phát triển ổn định và bền vững được thể hiện tại bảng 4.6.
TT Loài cây Cao Thượng Điểm Xếp hạng 1 Rau sắng 3 1 2 Rau bò khai 2 2 3 Rau gai 1 3 4 Giảo cổ lam 0 4
(Điểm được tính bằng tần xuất xuất hiện trong ma trận khi so sánh cặp đôi)
Kết quả xếp hạng đã xác định được 4 loài có tiềm năng gây trồng và phát triển đó là rau sắng, rau gai, rau bò khai, giảo cổ lam và giảo cổ lam. Kết quả phân hạng ưu tiên trên cho thấy, rau sắng vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất. Sở dĩ người dân lựa chọn như vậy là vì tuy cây rau sắng rất khó gây trồng và đòi hỏi khắt khe về điều kiện sinh thái nhưng đây là loài cây cho thu nhập kinh tế cao, thị trường ổn định, về cơ bản đây là loài thích hợp với đất đai địa phương. Lựa chọn tiếp theo là rau bò khai, rau gai đây là các loài LSNG có giá trị cao, dễ trồng, vừa đáp ứng mục tiêu sử dụng vừa đáp ứng mục tiêu phát triển hàng hoá để bán tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.
Tóm lại, cơ cấu cây trồng LSNG dung làm thực phẩm tại xã Cao Thượng nên tập trung vào một số loài cây LSNG có giá trị cao, đã được gây trồng cho thu nhập cao và ổn định như Rau sắng; rau bò khai, rau gai và giảo cổ lam có thể xây dựng mô hình tại vườn nhà, cũng có thể trồng dưới tán rừng.