Giải pháp thực hiện và quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 75)

- Quản lý và phát triển LSNG là một bộ phận của quản lý và phát triển rừng nên cần phải được quan tâm . Nhưng hiện nay, việc tổ chức, quản lý LSNG chưa được quan tâm chú trọng thỏa đáng . Để đảm bảo tính khả thi khi triển khai công tác quản lý lâm sản ngoài gỗ, trước hết cần đổi mới về mặt nhận thức của chính quyền các cấp , của cán bộ và nhân dân trong vùng về vai trò , giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ , có sự phối hợp đồng bộ trong việc bảo vệ rừng , bảo tồn đa dạng sinh học khai thác và sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ một cách hiệu quả, bền vững.

- Chính quyền địa phương cần có hành động cụ thế bằng cách hỗ trợ kỹ thuật cũng như đầu tư vốn ban đầu cho bà con địa phương trồng rừng đảm bảo phương châm vừa khai thác giá trị kinh tế , vừa giữ vững và bảo tồn đa dạng sinh học ; Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý rừng cộng đồng, đảm bảo cho người dân các địa phương có cơ hội tham gia quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn .

- Các chương trình dự án của Nhà nước về Lâm nghiệp cần ưu tiên, chú trọng lồng ghép việc gây trồng phát triển các loài LSNG có thế mạnh vào các chương trình bảo vệ và phát triển lâm nghiệp, phát triển nông thôn miền núi gắn với nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở các xã vùng đệm thuộc VQG.

- Đặc biệt hiện nay trên địa bàn các vùng đệm đang được sự hỗ trợ của dự án “ Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn” viết tắt là 3PAD, trong đó hợp phần II của dự án hỗ trợ làm mô hình và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Do đó chính quyền địa phương xã cần phải sớm xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để nhận được sự hỗ trợ của dự án. Năm đầu tiên có thể làm điểm tại 1 xã, sau đó mở một cuộc hội thảo mời đại biểu đại diện của các thôn thuộc 2 xã còn lại đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng mô hình.

Chƣơng 5:

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

Kết quả điều tra, đánh giá về thực trạng gây trồng và phát triển các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu 3 xã vùng đệm vườn Quốc gia Ba Bể là xã Khang Ninh ; Quảng Khê và Cao Thượng cho th ấy, tại khu vực nghiên cứu diện tích đất canh tác nông nghiệp là rất ít, bình quân mỗi người chỉ đạt 0,049 - 0,072 ha/người, đất đai cằn cỗi, thiếu nước canh tác nên không đảm bảo an ninh lương thực ví dụ như thôn Nà Hàn - Xã Khang Ninh toàn bộ diện tích của thôn nằm tro ng vùng lõi của Hồ Ba Bể , tỷ lệ hộ nghèo thiếu ăn từ 2-3 tháng chiếm 40%, thôn Khuổi Luông , thôn Củm Pán chiếm khoảng 30%. Do vậy, nhu cầu phát triển cây LSNG là rất lớn do quỹ đất lâm nghiệp của địa phương là khá lớn, với tổng diện tích đất lâm nghiệp của 3 xã lên tới 6.783,71 ha. Mặc dù số lượng loài cây LSNG được sử dụng làm thực phẩm có giá trị phân bố tự nhiên là khá phong phú , tuy nhiên hiện nay các xã chỉ gây trồng khoảng 3 - 4 loại với quy mô nhỏ lẻ , manh mún, chủ yếu vẫn khai thác từ rừng chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Mặt khác theo chiến lược của tỉnh Bắc Kạn cần đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái hồ Ba Bể vì vậy nhu cầu lựa chọn một vài loài thật sự man g lại hiệu quả kinh tế và trồng với quy mô tập trung đang là nhu cầu cần thiết của khu vực .

Kết quả điều tra , xác định những loài LSNG có tiềm năng của khu vực nghiên cứu cho thấy , số loài LSNG có tiềm năng phát triển ở 3 xã vùng đệm có khoảng 3 - 5 loài như: Bò khai tím, bò khai trắng, rau gai, rau sắng, giảo cổ lam, tre bát độ...Nhu cầu thị trường đối với các loài LSNG của khu vực hiện nay là rất lớn , cung không đủ cầu . Một số loài LSNG có giá trị như rau sắng chưa được người dân gây trồng nhiều đặc biệt là giảo cổ lam người dân địa phương mới chỉ giữ lại những cây mọc hoang dại để sử dụng và dựa vào thu hái các loài mọc tự nhiên có trong rừng . Chính vì vậy nguồn lợi này sẽ cạn kiệt trong những năm gần đây .

Thị trường LSNG của khu vực chủ yếu diễn ra theo 3 kênh chính đó là : Người dân vùng đệm khai thác bán tới thẳng người chế biến , tiêu thụ ; người dân vùng đệm khai thác bán qua người thu mua trung gian và tới người chế biến tiêu thụ ; người dân vùng đệm khai thác thông qua người thu gom và đại lý , nhà hàng rồi mới tới người tiêu

thụ. Nhìn chung, thị trường thu mua LSNG còn chưa sôi nổi , người bán còn bị ép giá do chưa xây dựng được cầu nối trực tiếp giữa người dân với các đơn vị chế biến , hoạt động chế biến của người dân vẫn còn chưa phát triển.

Hệ thống kiến thức bản địa trong gây trồng, khai thác và sử dụng cây LSNG của người dân địa phương có vai trò quan trọng trong gây trồng phát triển và bảo tồn cây LSNG của khu vực vùng đệm và đặc biệt là của vườn quốc gia. Tuy nhiên, cho tới nay hệ thống hương ước, quy ước về sử dụng bền vững của cộng đồng vẫn chưa được xây dựng, người dân địa phương cũng không có các tập tục về "Rừng thiêng, rừng ma" như một số cộng đồng dân tộc khác. Các quy định về QLBVR của vườn quốc gia ít được người dân quan tâm do đời sống kinh tế còn nghèo và mặt khác công tác tuyên truyền sâu rộng tới người dân về khai thác sử dụng bền vững các loài LSNG cũng chưa được vườn Quốc gia thực hiện thỏa đáng.

Trong thời gian tới, nhằm gây trồng và phát triển mạnh một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế tại địa phương thì cần thực hiện tốt những biện pháp sau: Về chính sách cần phải tuyên truyền sâu rộng về giá trị và nguồn lợi của lâm sản ngoài gỗ , đồng thời đề cao vai trò của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển LSNG , hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa b ãi. Cần phải xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững LSNG, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư về vốn cho phát triển cây LSNG, quy hoạch vùng trồng nguyên liệu tập trung, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định,…; về mặt kỹ thuật thì cần phát huy tối đa những kiến thức bản địa tốt, đúng đắn của cộng đồng trong gây trồng và phát triển cây LSNG như kinh nghiệm chọn lập địa trồng, kinh nghiệm chăm sóc,… bên cạnh đó cần bổ xung cho cộng đồng những kiến thức khoa học khác bằng cách: thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu về kinh nghiệm gây trồng cây LSNG giữa người dân với cán bộ khuyến lâm, tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao quy trình, hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế và ý nghĩa với địa phương,…; về mặt tổ chức quản lý cần đẩy mạnh các chương trình, dự án có liên quan tới phát triển LSNG tại khu vực, cùng với cộng đồng xây dựng các hương ước, quy ước về khai thác sử dụng bền vững LSNG, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến nông - khuyến lâm của địa phương và vườn quốc gia,…

5.2. Tồn tại:

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thành luận văn, tuy nhiên đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:

- Đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của kiến thức bản địa của cộng đồng tới việc gây trồng, phát triển và sử dụng một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế chủ yếu của địa phương mà chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của việc gây trồng cây LSNG tới thu nhập của các nhóm hộ của vùng đệm.

- Đề tài chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tới việc gây trồng và phát triển cây LSNG của khu vực nghiên cứu.

5.3. Khuyến nghị:

Từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế đã được đặt ra, đề tài có một số khuyến nghị sau:

- Cần đẩy mạnh các nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tới việc gây trồng cây LSNG của địa phương từ đó những đề xuất sẽ phù hợp và dễ áp dụng vào thực tiễn hơn.

- Cần nghiên cứu tác động của việc gây trồng LSNG tới thu nhập và kinh tế hộ gia đình theo nhóm hộ giàu, nghèo và trung bình để thấy rõ được vai trò của gây trồng cây LSNG với kinh tế địa phương.

- Cần nghiên cứu thu thập số liệu lâu dài để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng mô hình theo phương pháp động, có tính tới sự biến động của đồng tiền theo thời gian để kết luận chính xác hơn về hiệu quả kinh tế của từng mô hình.

- Xem xét tiến tới áp dụng thử nghiệm một số đề xuất của đề tài trong việc gây trồng và phát triển cây LSNG của khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 – 2020

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2007 – 2010.

3. Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành (2005), Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng. Viện KHLN Việt Nam.

4. Đỗ Văn Bản, Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành (2005), Nghiên cứu đánh giá tình hình các loài tre nhập nội lấy măng. Viện KHLN Việt Nam.

5. Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng đến tre Luồng. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Số 6.

6. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007), Các loại rừng tre trúc chủ yếu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2007.

7. Vũ Văn Dũng và các cộng tác viên (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. IUCN, Hà Nội, tháng 6.2002.

8. Dương Tín Đức (2009), Nghiên cứu giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung, tỉnh Đăk Nông. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột.

9. Ths. La Quang Độ, 2001, Tìm hiểu việc sử dụng thực vật rừng làm thuốc, rau ăn của nhân dân các xóm Bản Cám, Nà Mằm thuộc VQG Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên.

10. Ths. La Quang Độ, Ths. Nguyễn Thị Minh Châu, 2003, Tìm hiểu một số kiến thức bản địa và sử dụng bền vững tài nguyên, VQG Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB Bản Đồ, Hà Nội.

12. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002), Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

13. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình, 2000. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của người Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

14. Nguyễn Quang Hưng (2008), Nghiên cứu đánh giá thực trạng gây trồng một số loài cây Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, luận văn Thạc sĩ, ĐH Lâm nghiệp 2008.

15. IUCN (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. Dự án lâm sản ngoài gỗ Hà Nội, 2002.

16. Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển nguồn LSNG tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

17. Đỗ Tất Lợi (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.

18. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Tre trúc Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Phạm Văn Phong (2009), Đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây.

20. Đỗ Đình Sâm, Đặng Kim Khánh, An Văn Bảy, Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý phát triển tài nguyên rừng ở một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam.

21. Phan Văn Thắng, 2002, luận văn Thạc sĩ, Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả tại xã San Sả Hồ - huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai.

22. PGS.TS Đặng Kim Vui, PGS.TS Nguyênc Ngọc Nông, PGS.TS Nguyễn Thế Đặng, Ths. Trần Văn Điền, TS. Đỗ Thị Lan, 2006, Kỷ yếu hội thảo kiến thức bản địa về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở khu vực vùng núi phía bắc Việt Nam

Tài liệu tiếng Anh

23. Afsah, Shakeh (1992), Extractive reserve: Economic - environmental issue and marketing strategies for non - timber forest products, Washington, 1992.

24. Christian Rate - Markets of Important Forest products, Non - Timber forest products and agricultural products in the provinces Hoabinh, Sonla and Laichau in the North West of Viet Nam, Ha Noi, December, 1993.

25. FAO (1995), Non - wood forest products, Rome.

26. FAO (1997), Non - wood forest products, Volume 11, Rome.

27. S. Dransfield and E.A. Widjaja (Editors) (1995), PROSEA – Plant Resources of South - East Asia, 7 - Bamboo in China.

28. Zhou Fangchun (2000), Selected works of bamboo research. Nanjing Forestry University, China.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng làm thực phẩm tại khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)