cao có tiềm năng
LSNG đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng đồng địa phương và dân tộc sống phụ thuộc và o rừng. Mặt khác, thói quen sử dụng lâm sản ngoài gỗ đã gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ . Trên thực tế ở nhiều nơi lâm sản ngoài gỗ là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân điều đó cho thấy lâm sản ngoài gỗ đang dần khẳng định là thành phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển một số loài cây LSNG sử dụng làm thực phẩm có giá trị , đề tài đề xuất mộ t số giải pháp phát triển một số loài LSNG phù hợp với các xã vùng đệm như sau:
4.3.1.Giải pháp về chính sách
- Tuyên truyền sâu rộng về giá trị và nguồn lợi của lâm sản ngoài gỗ , đồng thời đề cao vai trò của người dân đị a phương trong việc bảo tồn và phát triển LSNG , hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.
- Trên thực tế ở khu vực nghiên cứu , lâm sản ngoài gỗ chưa được điều tra , xác định và phân định rõ ràng trên bản đồ và ngoài thực địa, chưa tiến hành lập hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý . Các chủ rừng trên địa bàn chỉ mới tập trung thống kê các số liệu về gỗ , còn các lâm sản ngoài gỗ chưa được quan tâm đúng mức . Vì vậy , chính quyền địa phương c ần phải nhanh chóng xây dựng chiến lược , kế hoạch gây trồng và phát triển LSNG ở địa phương dựa trên hoạt động Quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp của dự án “ Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn” đang triển khai tại 1 số xã thuộc vùng đệm VQG Ba Bể . Tổ chức xây dựng phương hướng , mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng lâm sản ngoài gỗ trong kỳ quy hoạch , kế hoạch. Xác định diện tích v à sự phân bố các loại lâm sản ngoài gỗ trong kỳ quy hoạch , kế hoạch. Có kế hoạch quản lý , sử dụng, bảo vệ và phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ cụ thể trên từng địa bàn xã.
- Hiện nay trên địa bàn các xã nghiên cứ u đang được sự hỗ trợ của dự án “ Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển Nông Lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn” được viết tắt là dự án 3PAD, trong đó có hợp phần II hỗ trợ về chuyển giao khoa học kỹ thuật, và cho v ay vốn với l ãi xuất thấp , hợp phần III hỗ trợ về kết nối chuỗi giá trị các sản phẩm với thị trường, cũng như gắn với du lịch sinh thái, do đó chính quyền địa phương cần phải xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về phát triển lâm sản ngo ài gỗ để được nhận sự hỗ trợ của dự án.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh LSNG thông qua cơ chế giao đất, khoán rừng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất LSNG.
- Quy hoạch vùng nguyên liệu theo 2 loại hình: Tập trung và phân tán. Xây dựng các khu rừng lâm sản ngoài gỗ tập trung ở những nơi có diện tích lớn , điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, liền vùng thuận lợi cho quản lí và tổ chức tiêu thụ . Những nơi không có điều kiện phát triển LSNG tập trung, nên động viên đồng bào trồng các loại cây phân tán, tận dụng tối đa quỹ đất trong các vườn hộ, các nương rẫy để tránh lãng phí.
- Nghiên cứu thị trường sản xuất và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ có sự tham gia của nhà nước. Có biện pháp thu hút các hộ, các nhà hàng trên địa bàn huyện .