Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản

76 548 0
Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM oo0oo PHAN THỊ THU HƢƠNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT – BAN CƠ BẢN CHUYÊN NGÀNH: LL & PP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS: NGUYỄN PHƢƠNG LIÊN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong Điề u 2 Luậ t Giá o dụ c củ a nướ c CHXHCN Việ t Nam 2005 có ghi : “ Đo tạo con ngưi Việt Nam phát trin ton diện có đạo đc tri thc , sứ c khe thm m v ngh nghiệp , trung thà nh vớ i l tưởng đc lp dân tc v ch ngha x hi; hnh thnh v bi dưng nhân cách phm cht v năng lc công dân, đá p ứ ng yêu cầ u xây dự ng và bả o vệ Tổ quố c” [13, tr.1]. Điều đó thể hiện sự thay đổi trong cách đào tạo con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Trước hết là sự đổi mới chương trình giáo dục, cụ thể tập trung vào đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông) đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, cách xây dựng chương trình… từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Như vậy, trong quá trình giảng dạy, ngoài kiến thức vững chắc thì người GV cũng phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự thay đổi đó. Trước đây, GV được coi là “trung tâm” trong quá trình dạy học thì hiện nay HS được coi là “trung tâm”. Khi ấy, GV không chỉ đóng vai trò cung cấp, truyền thụ các tri thức sẵn có cho HS mà trở thành người hướng dẫn, tổ chức cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức. HS không chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, mà biết học tập tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức. Sách giáo khoa địa lí lớp 10 THPT bao gồm các kiến thức về địa lí tự nhiên đại cương và địa lí kinh tế xã hội đại cương. So với sách giáo khoa Địa lí lớp 10 trước đây thì sách giáo khoa Địa lí lớp 10 hiện nay có nhiều thay đổi, các kiến thức trong sách được trình bày cụ thể là sử dụng nhiều kênh hình để minh họa cho kiến thức hơn. Các kênh hình giúp HS hình thành các biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 tượng Địa lí, trên cơ sở đó hình thành các khái niệm Địa lí, đồng thời học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo hơn trong việc tiếp thu tri thức. Dạy học địa lí không chỉ là truyền đạt kiến thức và mô tả các sự vật hiện tượng địa lí mà còn giúp HS biết cách biết phân tích, so sánh, tổng hợp, giải thích… những sự khác biệt của các sự vật hiện tượng địa lí, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ giữa chúng. Sử dụng kênh hình sẽ giúp GV thực hiện công việc đó dễ dàng hơn. Sử dụng kênh hình trong giảng dạy chính là việc tìm ra những cách thức sử dụng chúng làm phong phú hơn bài giảng, tạo hứng thú cho các em học tập, như vậy đã đem lại hiệu quả to lớn trong dạy và học. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước và nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí, phát huy tính tích cực của kênh hình, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí lớp 10 – ban cơ bản” nhằm đưa ra một số những kinh nghiệm của bản thân, góp phần vào việc trao đổi làm phong phú phương pháp dạy học Địa lí nói chung và phương pháp dạy học Địa lí lớp 10 THPT nói riêng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình, phân tích hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10, đề xuất các phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10 – ban cơ bản. - Tìm hiểu các phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT – ban cơ bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT bằng những tiết học cụ thể có sử dụng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh. 3. Giới hạn nghiên cứu Các phương pháp dạy học có nhiều, kênh hình cũng được sử dụng nhiều trong SGK Địa lí ở các cấp học, bậc học. Song do thời gian và trình độ có hạn cho nên đề tài được tập trung vào việc sử dụng kênh hình trong chương trình SGK Địa lí lớp 10 – ban cơ bản ở một số trường THPT tại Thái Nguyên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 4.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích hệ thống: Đem đối tượng nghiên cứu xem xét nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan tới nhau theo một cấu trúc chặt chẽ. - Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết : một mặt để tiến hành phân loại, xác lập các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, SGK Địa lí lớp 10, các kênh hình cụ thể trong quá trình nghiên cứu, mặt khác tiến hành phân tích, tổng hợp, chọn lọc các tài liệu, các kiến thức cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở thu thập tài liệu của các ngành khoa học khác nhau như Tâm lí học, Lí luận và phương pháp dạy học, Địa lí học… để nghiên cứu. - Phương pháp lịch sử: Tất cả các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu đều được xem xét trong quá trình phát triển và biến đổi của chúng theo thời gian. Phương pháp này chủ yếu dùng các tài liệu, SGK, các hiện tượng đã có, đã xảy ra trong các giai đoạn lịch sử trước đây để nghiên cứu các vấn đề hiện tại. 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp dự giờ: Dự các bài lên lớp của đồng nghiệp. - Phương pháp chuyên gia: Quan sát, rút kinh nghiệm từ quá trình dạy học trên lớp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 - Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của giáo viên (GV) và học sinh (HS) nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí ở phổ thông hiện nay. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng những nghiên cứu lí thuyết của đề tài. 5. Lịch sử nghiên cứu. Ứng dụng các phương pháp dạy học địa lí nói chung cũng như sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí nói riêng đã được các giáo viên và các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, và được đề cập qua các tài liệu như: - Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vn dụng phương pháp Graph vo giảng dạy địa lí lớp 6 v lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993. - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trưng phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998. - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị k thut trong dạy học địa lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 - Nguyễn Đức Vũ, Phạm thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT, NXB Giáo Dục, năm 2004. - ThS. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hnh trong dạy học địa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cc, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, 2005. - Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí lun dạy học Địa Lí, NXB Giáo Dục, năm 2006. - Ths. Hà Phúc Thuận, Vn dụng mt số phương pháp dạy học tích cc trong môn Địa lí 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, 2009. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, Hướng dẫn sử dụng kênh hnh trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám, Hướng dẫn sử dụng kênh hnh trong sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2010. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập, Hướng dẫn sử dụng kênh hnh trong sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo Dục, năm 2010… Các công trình nghiên cứu và những đề tài trên đây đã giúp cho tôi về cơ sở lí luận, những định hướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề tài trên cơ sở kế thừa và phát triển kiến thức của những người đi trước, đặc biệt khi thực hiện giảm tải chương trình SGK nói chung và SGK Địa lí nói riêng ở bậc THPT thì việc sử dụng kênh hình có hiệu quả là cách tốt nhất để giúp HS khai thác sâu được kiến thức. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Phần mở đầu và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài gồm có ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản. Chƣơng 2. Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản. Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm. Phần 3. Kết luận Tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – BAN CƠ BẢN. 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm về kênh hình Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kênh hình. Hiện nay, khái niệm kênh hình vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Một số tác giả coi kênh hình là phương tiện phục vụ cho dạy học địa lí. Một số khác thì cho rằng đây là phương tiện trực quan, là các vật tượng trưng và các vật tạo hình được sử dụng để dạy Địa lí. Lại có tác giả coi kênh hình là những mô hình vật chất được dựng lên một cách nhân tạo, giống đối tượng gốc về một số mặt nhất định, qua đó nó giúp ta nghiên cứu đối tượng khi không có điều kiện tri giác trực tiếp. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – BCB thì chúng ta có thể hiểu Kênh hình như sau: “Kênh hình là một hệ thống các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, biểu đồ…bổ sung, minh họa cho các bài viết (kênh chữ). Nhiệm vụ chủ yếu của nó không chỉ là minh họa cho bài học mà có giá trị tương tương với kênh chữ, là một nguồn thông tin dưới dạng trực quan” [8]. Kênh hình trong SGK vừa là nguồn tài liệu minh họa vừa là nguồn tri thức quan trọng giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.1.2. Phân loại kênh hình. Kênh hình là một kênh thông tin phong phú và đa dạng, có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm chung và hướng sử dụng ta có thể phân ra làm ba nhóm chính: - Nhóm các loại bản đồ, lược đồ. - Nhóm các loại biểu đồ. - Nhóm các tranh ảnh, sơ đồ (hay người ta còn gọi là Graph), lát cắt. - Nhóm các mô hình, mẫu vật, các video địa lí. Mỗi một nhóm này lại được phân chia thành những loại khác nhau. * Nhóm các loại bản đồ, lược đồ - Bản đồ: là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. [13, tr.4] Trong dạy học Địa lí, lại có các loại bản đồ sau: + Bản đồ giáo khoa treo tường: có nhiều kích cỡ và tỉ lệ khác nhau. Thông thường các bản đồ này có kích thước từ 0,8m x 1,2 m; 1,0m x 1,5m; 1,5m x 2,0m. Tỉ lệ từ 1: 6000000; 1: 2500000… Kích thước của bản đồ phải đủ lớn để học sinh ngồi ở bàn cuối cũng có thể nhìn thấy. Tỉ lệ của bản đồ càng lớn thì việc thể hiện nội dung càng tốt, các đối tượng được thể hiện chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nếu lãnh thổ lớn thì bản đồ thường có tỉ lệ nhỏ, với tỉ lệ này thì các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện mang tính khái quát hơn. + Các loại bản đồ câm và bản đồ trống: Là bản đồ chưa biểu hiện nội dung địa lí cụ thể. Giáo viên có thể sử dụng loại bản đồ này để giảng bài mới hoặc cho HS làm bài tập. Kích thước của các loại bản đồ này phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng. Nếu dùng cho GV và HS để vẽ các bản đồ chuyên đề dùng trên lớp thì chúng có kích thước bằng bản đồ treo tường, còn nếu để cho HS làm bài tập thì có kích thước nhỏ hơn, thường bằng tờ giấy khổ A4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 + Átlat giáo khoa địa lí: là tập bản đồ thu nhỏ hoàn chỉnh thể hiện các nội dung khác nhau về các đối tượng hành chính, tự nhiên, kinh tế - xã hội được sắp xếp theo một logic chặc chẽ. Nó có tác dụng giúp cho quá trình dạy học cụ thể, sâu sắc hơn và HS nắm kiến thức, thực hành, làm bài tập dễ dàng, thuận lợi hơn. + Lược đồ, bản đồ trong SGK. Lược đồ: Là loại bản đồ được vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, còn các nội dung chi tiết thường không được biểu hiện Đối với các bản đồ trong SGK do khuân khổ thể hiện hạn chế về nội dung, thời lượng dạy học nên chúng được cấu tạo đơn giản, không triệt để tuân theo các nguyên tắc trong việc thành lập bản đồ. Như vậy thực chất chúng chỉ là những lược đồ. Do đó chúng thường không có tỉ lệ, thước tỉ lệ, khung bản đồ cũng thường đơn giản và cũng có tính chất tương đối về mặt khoa học. Bản đồ và lược đồ trong SGK thường có một số đặc điểm sau: - Chỉ biểu hiện những đối tượng địa lí cần thiết, bỏ qua những đối tượng không liên quan tới bài, và thường dùng để minh họa cho các kiến thức nên bố cục bản đồ thường rất thoáng, dễ sử dụng, HS dễ dàng nhận biết các đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ. - Bản đồ trong SGK có số lượng khá lớn, có ở tất cả các khối lớp học. - Các kí hiệu chú giải của bản đồ bên cạnh việc đảm bảo tuân thủ theo những quy ước chung, có nhiều điểm tương đồng với các bản đồ treo tường và Atlat thì một số yếu tố cũng được đơn giản hóa giúp cho bản đồ bớt rườm rà và dễ đọc hơn. Từ những đặc điểm trên cho thấy các loại bản đồ có vai trò cực kì quan trọng, đã và đang phục vụ đắc lực cho việc dạy và học Địa lí. Nó vừa là phương tiện dùng làm minh họa, chứng minh, vừa là nguồn tri thức. Nó là kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 quả của quá trình nghiên cứu địa lí. Về mặt nội dung, bản đồ cho HS thấy được chất lượng của các hiện tượng. Từ bản đồ cho biết được độ lớn, số lượng, sự phân bố của các hiện tượng, sự kiện địa lí. Về mặt giảng dạy, giúp HS lĩnh hội bài học một cách tích cực, vững chắc thông qua hoạt động tư duy và lĩnh hội tri thức kết hợp với trí tưởng tượng. Bản đồ còn là công cụ trung gian giúp HS tập sử dụng và tiến tới nắm chắc được cách sử dụng các bản đồ giáo khoa nói chung. Bởi vậy khi lên lớp cần hướng dẫn cho HS cách khai thác, sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK, đối chiếu với bản đồ treo tường, kết hợp sử dụng Átlat để đem lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội tri thức . * Nhóm các loại biểu đồ. Biểu đồ: Là hình ảnh đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan hóa các số liệu thống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời gian và không gian của các hiện tượng. Hiện có rất nhiều loại biểu đồ, sự đa dạng dựa trên các tiêu chí phân loại khác nhau: - Dựa vào bản chất của biểu đồ trong dạy học người ta phân loại biểu đồ thành: + Biểu đồ cơ cấu: Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng đại lượng. Cách thể hiện có thể trình bày bằng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, miền hoặc cột chồng. + Biểu đồ so sánh: Có thể dùng để so sánh tương quan về quy mô, độ lớn giữa một số đại lượng. Cách thể hiện là biểu đồ hình cột, hình tròn… + Biểu đồ trạng thái: thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian. Cách thể hiện có thể là hình đường hoặc biểu đồ kết hợp đường và cột… - Dựa vào hình dạng của các loại biểu đồ, người ta chia ra làm biểu đồ cột (đơn, đôi – kép, nhóm cột, chồng, thanh ngang), đường biểu diễn (một [...]... vai trò của kênh hình, mặt khác vẫn đảm bảo được các nội dung khác trong bài học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Chƣơng 2 SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 – BAN CƠ BẢN Qua bảng thống kê 1.1 Hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10 đã cho biết số lượng kênh hình trong SGK lớp 10 khá nhiều, hầu như bài nào cũng có và được phân bố trong từng... một bảng thống kê để thấy rõ điều này: Bảng 1.1: Hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản Loại kênh hình Địa lí tự nhiên Địa lí KT - XH Tổng 1 Bản đồ, lược đồ 15 4 29 2 Biểu đồ 3 6 9 3 Tranh ảnh 48 17 65 4 Sơ đồ 4 15 19 Tổng 71 75 146 Từ bảng thống kê cho thấy, số lượng kênh hình sử dụng trong SGK lớp 10 ban cơ bản tương đối lớn, tổng số 146 hình được phân bố khá đồng đều, phần Địa lí... của sử dụng kênh hình trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng Kênh hình là một bộ phận không thể thiếu trong nội dung chương trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Địa lí nói chung và Địa lí lớp 10 nói riêng Trong SGK Địa lí, các kênh hình có nhiều nhưng tùy theo mục đích, yêu cầu về nội dung, kiến thức và kĩ năng của bài học mà các kênh hình. .. Như vậy, hệ thống kênh hình rất phong phú và đa dạng, không chỉ có trong SGK mà ở các kênh thông tin khác Chính vì thế, trong quá trình dạy học, GV nên triệt để khai thác những hình ảnh đã có trong SGK và khai thác có chọn lọc những hình ảnh từ các kênh thông tin khác 1.1.3 Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí Hệ thống kênh hình là một bộ phận quan trọng trong nội dung môn học địa lí, là thành... được sử dụng nhiều hay ít GV khi sử dụng kênh hình có dùng nhiều phương pháp khác nhau Khi sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống lấy GV làm trung tâm thì kênh hình được dùng với mục đích minh họa, bổ trợ làm sáng tỏ hơn cho kênh chữ Từ khi có quan điểm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học theo xu hướng lấy HS làm trung tâm, vai trò của kênh hình dần được nâng lên thì việc sử dụng kênh hình. .. chỉnh của SGK Với ưu điểm có tính trực quan cao, dễ sử dụng nên số lượng kênh hình được dùng trong dạy học Địa lí khá phong phú Qua nghiên cứu, tác giả thấy hệ thống kênh hình trong SGK địa lí nói chung và SGK Địa lí lớp 10 THPT có những vai trò cơ bản sau: 1.1.3.1 Vai trò minh họa Kênh hình là một dạng thông tin trực quan, sinh động nên nó thường được sử dụng để minh họa cho bài viết và làm cho những kiến... tiện dạy học thích hợp Trong quá trình lựa chọn các kênh hình để giảng dạy, người GV phải xác định được loại kênh hình nào để phục vụ trong bài giảng, kênh hình nào dùng để khai thác kiến thức hay minh họa, rèn luyện kĩ năng cho HS, các yêu cầu cần đạt khi sử dụng kênh hình Sau đó tìm ra mối quan hệ giữa giữa kênh hình và nội dung bài học GV cũng nên hình dung, phán đoán trong mỗi mục nếu dùng kênh hình. .. nhiên, việc sử dụng kênh hình theo hướng tích cực mới chỉ được thực hiện trong vài năm gần đây nhưng ngày càng được phổ biến rộng rãi Ở bậc THCS, từ năm học 2002 – 2003 chương trình SGK mới được áp dụng đã khuyến khích các GV và HS coi kênh hình như một nguồn tri thức để khai thác và sử dụng trong quá trình dạy học Ở bậc THPT, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, SGK mới của lớp 10 được đưa vào sử dụng đã đáp... nhau, trong từng nội dung cụ thể Có thể trong nội dung của bài mới, trong phần câu hỏi và bài tập, trong bài thực hành, phần đọc thêm Mục đích của việc sắp xếp đó là rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau Ngoài kênh hình trong SGK, GV có thể khai thác từ các nguồn tư liệu khác nhau để lựa chọn những kênh hình GV có thể sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 những... với nhận thức của từng học sinh - Có sự phân chia vai trò cho mỗi loại kênh hình và lựa chọn kênh hình tiêu biểu - Dưới mỗi kênh hình nên có chú thích 2.2 Sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài Một bài lên lớp của GV phổ thông thường có các bước: Kiểm tra kiến thức cũ của HS, giảng bài mới, hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn . chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản. Chƣơng 2. Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản. Chƣơng. cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10 – ban cơ bản. - Tìm hiểu các phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 THPT – ban cơ bản. . luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình, phân tích hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10, đề xuất các phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10. 2.2. Nhiệm vụ nghiên

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan