Kiểm tra đánh giá kết quả học tập, nhận thức của người học là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và việc giảng dạy địa lí nói riêng.
Đối với HS: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.
- Một mặt chỉ cho HS thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ sung.
- Mặt khác giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức,
thức để giải quyết các tình huống thực tế.
- Đồng thời giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.
Đối với GV: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Với tầm quan trọng như vậy cho nên kiểm tra là một phần không thể thiếu trong giáo dục. Trước đây, trong quá trình giảng dạy Địa lí, chúng ta thường tiến hành kiểm tra HS sau khi học xong bài cũ (trong khâu kiểm tra bài cũ), và thường kiểm tra bằng phương pháp vấn đáp, đôi khi có kết hợp sử dụng bản đồ.
Nhưng hiện nay, khâu kiểm tra có thể được tiến hành trong suốt tiết học có sự kết hợp nhiều phương tiện dạy học khác như máy chiếu qua đầu, máy chiếu vật thể, đầu đĩa… Ưu điểm của các phương tiện này là có thể sử dụng được một khối lượng lớn các kênh hình, khai thác được triệt để chúng mà trong dạy học truyền thống không thể làm được. Các câu hỏi kiểm tra vẫn thường là nhằm tái hiện lại kiến thức cũ; tìm hiểu thái độ, tình cảm của HS về một vấn đề của một đối tượng, hiện tượng địa lí nào đó; cao hơn là các câu hỏi phát huy trí thông minh, sáng tạo của HS. Qua kiểm tra đánh giá giúp cho GV phân loại được HS (HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém…). GV đưa ra các câu hỏi có từng mức độ khác nhau:
59
thức cũ kết hợp với sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra bài cũ (mức độ thấp, dành cho HS từ trung bình trở xuống).
Mức độ 2: GV sử dụng kênh hình và qua đó đặt những câu hỏi có tính chất nghiên cứu trên cơ sở vận dụng kiến thức vốn có của HS bằng các phương pháp chủ yếu là tư duy như phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để phát huy trí lực, tính sáng tạo của người học (mức độ cao, dành cho HS khá, giỏi).
Ví dụ: Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa [20]. Ở mục 1 – Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ (phần III – Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất) GV đặt câu hỏi:
Mức độ 1: Quan sát hình 13.1 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ, em hãy
nhận xét sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ (xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực)?
Mức độ 2: Tại sao có sự phân bố lượng mưa không đều ở các vĩ độ kể
trên? Tại sao ôn đới Nam mưa nhiều hơn ôn đới Bắc?
Hình 2.16 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ
khi HS học xong ý 1. Quá trình phong hóa (Phần II. Tác động của ngoại lực), GV cho HS quan sát hình và đặt câu hỏi:
Hình 2.17 - Cường độ và độ sâu của lớp vỏ phong hóa ở các khu vực trên Trái Đất ( Nguồn: [22]) .
Mức độ 1: Dựa vào hình sau, so sánh cường độ và độ sâu của lớp vỏ phong hóa ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất ?
Mức độ 2: Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Việc phân loại này giúp GV một mặt tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình, mặt khác giúp GV có những phương pháp dạy học hợp lí cho từng đối tượng HS.
GV có thể sử dụng kênh hình cho các câu hỏi trong phần kiểm tra trắc nghiệm hay câu hỏi lí thuyết, chọn đúng – sai…
Ví dụ: Bài 16- Sóng. Thủy Triều. Dòng biển. GV kiểm tra kiến thức HS với mô hình vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. GV đặt câu hỏi:
Khi mặt trăng, mặt trời và Trái Đất nằm ở vị trí như sau thì :
A. Xuất hiện triều cường. B. Xuất hiện triều kém. C. Không có thủy triều.
61 M Æt Trêi Tr¸ i § Êt M Æt Tr¨ ng M Æt Tr¨ ng M Æt Trêi Tr¸ i § Êt M Æt Tr¨ ng M Æt Tr¨ ng
Hình 2.18 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời. Hoặc: Khi Mặt Trăng, Mặt trời với Trái Đất nằm ở vị trí như sau thì:
M ÆtTrêi
Tr¸ i § Êt M ÆtTrêi
Tr¸ i § Êt
Hình 2.19 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời. A. Xuất hiện Triều cường
B. Xuất hiện triều kém C. Không có thủy triều
Như vậy, trong các bài tập kiểm tra có sử dụng kênh hình cũng là một phương pháp phát triển tư duy địa lí cho HS. Giúp các em tái hiện, ghi nhớ, suy luận, phán đoán, so sánh…các sự vật hiện tượng địa lí một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất.