0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đặc điểm nội dung SGK Địa lí 10.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN CƠ BẢN (Trang 27 -29 )

Là chương trình Địa lí đại cương, nên nội dung SGK nhằm cung cấp cho HS những kiến thức chung nhất, những khái niệm của Địa lí tự nhiên (như Trái Đất, hệ Mặt Trời, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, các hiện tượng tự nhiên như nội lực, ngoại lực…) và những khái niệm về kinh tế - xã hội (tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng dân số tự nhiên..) được xắp xếp bao gồm có 42 bài, chia làm 52 tiết dạy (trong đó có 4 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra 45p và 2 tiết kiểm tra chất lượng học kì). Toàn bộ nội dung chương trình đề cập ở 2 phần lớn:

Trời, các hệ quả của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh trục, Nội lực – Ngoại lực và các tác động của chúng, các quy luật của tự nhiên….

- Phần 2. Địa lí kinh tế - xã hội.

Phần này chủ yếu là những kiến thức về dân cư, dân số, về các hoạt động sản xuất của con người theo các ngành sản xuất khác nhau như : Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…

Toàn bộ nội dung chương trình được cụ thể hóa bằng 10 chương. Mặc dù là các nội dung riêng biệt, nhưng các kiến thức của nó có liên quan chặt chẽ với nhau. Được xắp xếp theo một hệ thống kiến thức lôgic, chặt chẽ, đi từ cái khái quát đến cái cụ thể, tư quy luật chung đến quy luật riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội. Chúng tác động chi phối nhiều chiều và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Ngoài việc nhằm bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy, trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ thì nội dung của SGK Địa lí lớp 10 nói riêng và toàn bộ nội dung của SGK Địa lí các cấp học nói chung còn rèn luyện cho HS kỹ năng sống, tình yêu quê hương, đất nước và bảo vệ tự nhiên, môi trường.

Nội dung SGK Địa lí lớp 10 – BCB được thể hiện bằng 2 kênh: kênh hình và kênh chữ. Kênh chữ bao gồm hệ thống bài học, bài đọc thêm, hệ thống các câu hỏi, bài thực hành và những chỉ dẫn (chữ nghiêng, ghi chú…). Kênh chữ là cơ sở vững chắc để GV chuẩn bị giáo án, xác định mục đích yêu cầu, nội dung của các bài lên lớp. Từ đó GV lựa chọn những phương pháp thích hợp và thiết kế đồ dùng dạy học cần thiết. Kênh hình gồm hệ thống các lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh… bổ xung cho kênh chữ và bài học.

SGK Địa lí mới hiện nay có số lượng kênh hình rất phong phú và đa dạng, không chỉ nhiều mà chất lượng cũng được chú trọng.

29

Chúng ta có thể lập một bảng thống kê để thấy rõ điều này:

Bảng 1.1: Hệ thống kênh hình trong SGK Địa lí lớp 10 – Ban cơ bản

Loại kênh hình Địa lí tự nhiên Địa lí KT - XH Tổng

1. Bản đồ, lược đồ 15 4 29

2. Biểu đồ 3 6 9

3. Tranh ảnh 48 17 65

4. Sơ đồ 4 15 19

Tổng 71 75 146

Từ bảng thống kê cho thấy, số lượng kênh hình sử dụng trong SGK lớp 10 ban cơ bản tương đối lớn, tổng số 146 hình được phân bố khá đồng đều, phần Địa lí tự nhiên có 71 hình, địa lí kinh tế xã hội có 75 hình. Với 42 bài học thì trung bình mỗi bài có 3 hình. Bài nhiều nhất có tới 11 hình (bài 19 – Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất), bài ít nhất cũng có từ 1- 2 hình (bài thực hành), không bài học nào mà không có hình ảnh trực quan.

Về các nội dung kiến thức chứa trong nó cũng nhiều hơn, các hình ảnh được chọn lọc kỹ lưỡng, có sự đổi mới cải tiến về hình thức, HS nhìn vào đó có thể nhận thấy ngay các nội dung và kiến thức cần khai thác đồng thời việc ghi nhớ tái hiện cũng rõ ràng hơn. Điều này thể hiện kênh hình có ý nghĩa quan trọng với giảng dạy địa lí.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN CƠ BẢN (Trang 27 -29 )

×