Để làm tốt vai trò của mình trong quá trình giảng dạy, người GV cần chuẩn bị một số công việc trước khi lên lớp như: Đọc tài liệu, đọc SGK, soạn bài, dự kiến các tình huống xảy ra trên lớp…Khâu chuẩn bị này rất quan trọng, nó góp phần quyết định thành công của một bài giảng. Ở khâu này GV đã dự kiến chuẩn bị các phương pháp cùng với một số phương tiện dạy học thích hợp.
Trong quá trình lựa chọn các kênh hình để giảng dạy, người GV phải xác định được loại kênh hình nào để phục vụ trong bài giảng, kênh hình nào dùng để khai thác kiến thức hay minh họa, rèn luyện kĩ năng cho HS, các yêu cầu cần đạt khi sử dụng kênh hình. Sau đó tìm ra mối quan hệ giữa giữa kênh hình và nội dung bài học. GV cũng nên hình dung, phán đoán trong mỗi mục nếu dùng kênh hình này thì kết quả ra sao, dùng kênh hình kia thì kết quả như thế nào?...Như vậy trong khâu chuẩn bị bài giảng và thiết kế bài giảng, việc lựa chọn kênh hình một cách có phương pháp sẽ giúp GV tìm ra những kênh hình phục vụ hiệu quả bài giảng.
35
Có thể khái quát hóa các bước chuẩn bị bài lên lớp trong quá trình sử dụng kênh hình như sau:
- Trước hết GV cần nắm rõ được mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài. - Xác định được bố cục của mỗi bài, các dạng kiến thức địa lí, hệ thống kênh chữ, kênh hình (Thuộc loại nào? Hướng khai thác?)
- Xác định những kiến thức dành cho GV thông báo và những kiến thức cần cho HS khai thác qua các nguồn tri thức để tự lĩnh hội.
- Hình dung trước cách khai thác tri thức của HS qua hệ thống kênh hình (GV phải tạo ra những tình huống có vấn đề hay lựa chọn những câu hỏi có tính chất gợi mở, nêu ra những vấn đề theo nội dung bài học để HS căn cứ vào nguồn tri thức tìm kiếm thông tin.
- Hệ thống hóa những kiến thức cần khai thác từ hệ thống kênh hình trong mỗi bài để dễ dàng đối chiếu với kết quả mà HS thu được, từ đó đưa ra những nhận xét và bổ sung cần thiết.
Ngoài ra trong khâu chuẩn bị bài GV cần dự kiến phương pháp và phương tiện hướng dẫn rèn luyện kỹ năng cho HS. Lập trình tự cho HS làm việc với kênh hình ở lớp cũng như ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV.
Trong trường hợp cần thiết, GV có thể kết hợp lập một số bảng biểu để HS dựa vào đó khai thác kênh hình, trả lời hoặc điền vào những nội dung cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính [20]. Để giúp HS hiểu về đặc điểm của một số loại gió chính một cách sâu sắc, có khoa học và dễ nhớ GV có thể chuẩn bị một phiếu học tập, trong quá trình giảng trên lớp GV yêu cầu HS quan sát hình và điền vào phiếu, cụ thể như sau:
Câu hỏi: Dựa vào hình: Các đai khí áp và gió trên Trái Đất, hoàn thành
Bảng 2.1: Một số loại gió chính
Gió Tây Ôn đới Mậu dịch Mùa Xuất phát
Hƣớng thổi Thời gian thổi Tính chất
Yêu cầu khi chọn sử dụng kênh hình cho bài giảng:
- Là những loại kênh hình phù hợp với nội dung bài giảng. - Phù hợp với nhận thức của từng học sinh
- Có sự phân chia vai trò cho mỗi loại kênh hình và lựa chọn kênh hình tiêu biểu.
- Dưới mỗi kênh hình nên có chú thích.