2 THPT Chuyên Thái Nguyên
3.3.2. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm
* Về mặt nhận thức.
- Chất lượng bài kiểm tra nhận thức của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng . Tỉ lệ điểm giỏi và khá cao hơn lớp đối chứng (94,2 so với 84,7%). Trong đó riêng tỉ lệ điểm giỏi của lớp thực nghiệm cao gấp gần 1,5 so với lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Điểm dưới trung bình thì lớp thực nghiệm không có còn lớp đối chứng có HS trung bình.
- Ở mỗi lớp thực nghiệm, số học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó khá và trung bình. Nhưng chất lượng bài kiểm tra nhận thức của HS ở các lớp thực nghiệm giữa ba trường có sự khác nhau, cụ thể:
10 20 50 80 90 70 60 30 40 Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu Thực nghiệm Đối chứng
69
+ Tỉ lệ đạt điểm giỏi cao nhất ở trường THPT Chuyên Thái Nguyên (90%), Sau đó tới trường THPT Lương Ngọc Quyến (82,3%), THPT Định Hóa (71,1%).
+ Tỉ lệ HS đạt điểm khá cao nhất là trường THPT Định Hóa với tỉ lệ là 17,8%, ít nhất là trường chuyên là 10%.
+ Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình cao nhất là trường THPT Định Hóa ( chiếm 11, 1%) trong đó trường THPT Lương Ngọc Quyến là 4,4% còn trường THPT Chuyên không có HS nào đạt điểm trung bình.
Qua tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy rằng:
- Kết quả kiểm tra nhận thức của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do ở hai nhóm này chúng tôi có sử dụng phương pháp giảng dạy khác nhau.
+ Ở lớp thực nghiệm, GV kết hợp khai thác tri thức Địa lí từ kênh chữ với việc hướng dẫn HS sử dụng kênh hình có sự kết hợp khai thác kênh hình từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để tìm ra tri thức đã giúp các em một mặt hình thành được những biểu tượng có trong tự nhiên, mặt khác phát triển được tư duy địa lí về mặt không gian lãnh thổ và mối quan hệ nhân quả. Đối với HS phải làm việc một cách chủ động, tích cực: Vừa phải lắng nghe, vừa quan sát, tư duy và ghi chép… qua đó HS đã chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới và ghi nhớ kiến thức. nên kĩ năng, kĩ sảo của các em được nâng cao. + Ở lớp đối chứng, GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, cung cấp kiến thức cho HS dưới dạng truyền thụ một phía. Nên mặc dù có sử dụng kênh hình nhưng chỉ với mục đích minh họa cho kiến thức và kênh hình thường được dùng là những kênh thông tin đã có sẵn trong SGK. GV không chú trọng hướng dẫn HS khai thác tri thức, giúp các em tự mình phát hiện tri thức, như vậy sẽ hạn chế trong vấn đề khai thác tri thức đã có, không mở
dùng hệ thống kênh hình để kiểm tra bài học thì kết quả thu được không cao. - Kết quả kiểm tra nhận thức của HS ở các lớp thực nghiệm có sự khác nhau giữa các trường là do đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất là không đồng đều.
Là một GV trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Định Hóa, nơi phần lớn HS là con em nông dân điều kiện học tập còn khó khăn, HS ít được tiếp cận những thông tin từ những nguồn khác nhau, nên việc truyền thụ kiến thức Địa lí là các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên như sóng, thủy triều, dòng biển hay các hiện tượng như chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, Trái Đất tự quay và quay quanh trục… với những phương pháp truyền thống HS sẽ rất khó hình dung. Vì thế khi sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí có sử dụng kết hợp các phương tiện hiện đại; có sự khai thác kênh hình không chỉ trong SGK mà từ các nguồn thông tin khác nhau; GV chú trọng hướng dẫn HS khai thác, tự tìm kiếm thông tin trên kênh hình…thì kết quả giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả kiểm tra nhận thức ở trường THPT Định Hóa cho thấy HS lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với HS lớp đối chứng.
Những kết quả trên cho thấy việc việc khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí có ý nghĩa rất to lớn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Địa lí nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT. Việc sử dụng thường xuyên kênh hình sẽ rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết trong học tập địa lí như kĩ năng bản đồ, biểu đồ, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh… Ngoài ra còn tạo cho HS phương pháp tư duy khoa học, nhạy bén, sáng tạo, tự lực tìm ra những kiến thức mới trong mỗi bài học một cách chủ động, tích cực.
71
Qua trao đổi với HS sau các giờ thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: hầu hết các em đều thích học tập, khai thác tri thức qua hệ thống các kênh hình. Giờ học thoải mái, bớt căng thẳng hơn, HS phát huy được những khả năng của mình, hiểu bài hơn.
Qua không khí trên lớp học, chúng tôi nhận thấy HS rất tập trung chú ý vào bài giảng, lớp học sôi nổi, học sinh say mê học tập. Nhiều HS trong những giờ học truyền thống ít phát biểu thì với việc sử dụng kênh hình tạo nên sự hứng thú cho các em. Đặc biệt với HS một trường vùng sâu – xa như huyện Định Hóa thì việc tri giác một số hiện tượng tự nhiên như Sóng thần… đấy là một điều rất mới mẻ vì các em ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại do điều kiện không cho phép.
Như vậy, sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí đã đáp ứng được nhu cầu của HS, kích thích các em say mê học tập địa lí. Điều này khẳng định lại một lần nữa hiệu quả và tính cần thiết của việc sử dụng kênh hình vào dạy học địa lí lớp 10 nói riêng và dạy học địa lí THPT nói chung.
Đổi mới và hiện đại hóa trong giáo dục xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục hiện nay nhằm đào tạo ra một nguồn nhân lực nhanh nhẹ, nhạy bén, sáng tạo trong công việc nhưng lại phải “ Vừa hồng vừa chuyên” do đó có thể nói việc đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện trong bộ sách giáo khoa Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí lớp 10 nói riêng đã giúp HS ngày càng được tiếp cận với nhiều nội dung mới. Bên cạnh những tri thức địa lí còn có rất nhiều những tri thức khác như những tri thức về văn hóa - xã hội, về cách ứng xử của con người với con người, con người với tự nhiên, tình yêu quê hương đất nước… một mặt giúp cho việc học tập của HS ngày càng dễ dàng hơn, kích thích hứng thú học tập của HS, thúc đẩy quá trình tìm tòi suy nghĩ, giúp các em tiếp thu nhanh hơn với bài học. Mặt khác đã phần nào giáo dục cho HS kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử với tự nhiên, con người…
Kênh hình là kênh thông tin dùng để minh họa và là nguồn tri thức vô cùng phong phú. Người GV sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức và giúp người học tự học, phát huy được tư duy địa lí một cách sáng tạo. Chính vì thế trong quá trình soạn giảng, cần có sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là định hướng cho HS biết cách khai thác để sử dụng khoa học, hiệu quả các kênh hình trong SGK.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm ra hướng sử dụng hợp lí, hiệu quả, khai thác được triệt để những nội dung các kênh hình muốn thể hiện có trong SGK và từ các nguồn thông tin khác thì tôi có một vài kiến nghị như sau: * Về phía GV: Phải nắm vững chương trình, nắm vững kiến thức địa lí. Trong quá trình soạn giảng giáo án lên lớp có sử dụng kênh hình thì cần phải phân loại kênh hình và định hướng cho mình trong việc sử dụng kênh hình này có phù hợp với nội dung hay không, HS có thể khai thác được những nội
73
dung gì trong đó, cách khai thác nó ra sao? Cần chú ý chọn những kênh hình tiêu biểu, không nên tham sử dụng nhiều kênh hình để tránh làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc hướng dẫn HS khai thác những kiến thức khác.
Mỗi một đơn vị kiến thức địa lí GV xây dựng cho mình phương pháp dạy học phù hợp sẽ khơi dậy hứng thú học tập cho HS.
* Về phía HS: HS chủ động học tập, tìm tòi, sáng tạo, có thái độ ham hiểu biết để mở rộng kiến thức địa lí. Do vậy với mỗi kênh hình đưa ra, HS không chỉ tri giác mà phải biết đặt các câu hỏi cho mình khi quan sát nó như: Tại sao? Như thế nào? Ở đâu?..
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phải biết cách khai thác các kiến thức địa lí qua kênh hinh nhưng đồng thời qua đó, còn phải liên hệ được với thực tế, hiểu những đối tượng hiện tượng đó trong tự nhiên được biểu hiện như thế nào.
* Về phía cơ sở GD:
Các cơ sở vật chất trong trường cần được đầu tư trang bị đầy đủ, phong phú về phương tiện dạy học từ cơ bản đến hiện đại như; bản đồ, biểu đồ, các phương tiện nghe, nhìn, trình chiếu, sách tra cứu, niên gián thống kê…đảm bảo cho việc sử dụng kênh hình trong dạy – học mang lại hiệu quả mong muốn.
Như vậy với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở trường phổ thông, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số những kiến nghị nhỏ trong việc sử dụng kênh hình vào dạy địa lí nói chung và địa lí lớp 10 – BCB nói riêng. Song do thời gian hạn hẹp, điều kiện để tiến hành thực nghiệm chưa nhiều và khả năng còn hạn chế nên trong quá trình đưa ra những phương pháp sử dụng kênh hình đó còn khiếm khuyết, còn mang đậm tính chủ quan. Rất mong được sự tham gia góp ý của các thày cô và các bạn đồng nghiệp để tác giả bổ sung và hoàn thiện.
1. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Đào Xuân Cường, Đào Trọng Năng (biên dịch – 1976), Các phương pháp
giảng dạy Địa lí, Nxb Giáo dục.
3. PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh (2007), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10, Nxb Giáo Dục.
4. PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám (2010), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập (2010) Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 12, Nxb Giáo Dục.
6. Ths. Nguyễn Thị Dung (2005), Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy
học địa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ Khoa học
Giáo dục.
7. Nguyễn Dược (1996), Phương pháp dạy học Địa lí – Tài liệu bồi dưỡng
Giáo viên thường xuyên, Nxb Giáo Dục.
8. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2006), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb
Giáo dục.
9. Nguyễn Dược, Mai Xuân San (1983), Phương pháp giảng dạy Địa lí, Nxb Giáo dục.
10. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục.
11. Vũ Quốc Lịch, Phạm Ngọc Yến (2006), Thiết kế bài giảng Địa lí 10 – tập 1, Nxb Hà Nội.
12. Vũ Quốc Lịch, Phạm Ngọc Yến (2007), Thiết kế bài giảng Địa lí 10 – tập 2, Nxb Hà Nội.
75
14. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (1998), Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo Dục.
15. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (2000), Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong
dạy học địa lí, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Phạm Viết Hồng, Nguyễn Việt Hùng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK
lớp 10 môn Địa lí, Nhà xuất bản Giáo dục.
18. TS Đinh Trung Quỳnh (2001), Phương pháp dạy học Địa lí, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
19. Mai Xuân San (1999), Rèn luyện kĩ năng Địa lí, Nxb Giáo dục.
20. Lê Thông (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2010), Địa lí lớp 10 – SGK ban cơ bản, Nxb Giáo dục.
21. Lê Thông (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2010), Sách giáo viên Địa lí lớp 10 – SGK ban cơ bản, Nxb Giáo dục.
22. Thư viện tư liệu trực tuyến Violet (http://Violet.vn)
23. Ths. Hà Phúc Thuận (2009), Vận dụng một số phương pháp dạy học tích
cực trong môn Địa lia 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa
học Giáo dục.
24. TS Phạm Quang Tiến (chủ biên), TS Nguyễn Thị Hồi (2007), Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10, Nxb Giáo dục.
25. ThS Trần Đức Tuấn, PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, ThS. Nguyễn Thu Phương, ThS. Nguyễn Việt Hùng, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng (2003),
biên soạn SGK THPT, Hà Nội.
26. Trần Tuyển – Ngô Tương Đại (2004), Khai thác tri thức Địa lí qua biểu đồ và bảng số liệu thống kê, Nhà xuất bản Trẻ.
27. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT, Nhà xuất bản Giáo Dục.