Học sinh lớp 10 có độ tuổi trung bình từ 15 – 16 tuổi, nên tâm sinh lí đang có sự thay đổi về mọi mặt.
- Về mặt thể chất: Các em đang có sự phát triển về chiều cao, trọng lượng hệ cơ, xương. Đặc biệt về cấu tạo bộ não cùng với hệ thống hoạt động sinh lý thần kinh của nó, hoàn thiện các chức năng sinh lý khác.
- Về mặt trí tuệ: Tính chủ động, tính tích cực, tính tự giác được thể hiện rõ trong tất cả các quá trình nhận thức. Có thể nói năng lực tư duy, năng lực
thiện. Tư duy lí luận, tư duy độc lập sáng tạo tăng lên.
Về mặt ngôn ngữ và thế giới quan: Các em đã được tiếp thu khá nhiều kiến thức (khái niệm danh từ khoa học cùng với quan niệm xã hội) được mở rộng và sâu sắc đã đem đến cho các em phát triển về mặt ngôn ngữ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các em học tập. Thế giới quan ở lứa tuổi này được hình thành nhanh chóng.
Bên cạnh đó, kiến thức về sự hiểu biết về con người, văn hóa và các kiến thức liên quan đến dân tộc, đất nước, quốc tế; kĩ năng diễn đạt, trình bày ý tưởng (dưới dạng nói và viết); khả năng liên hệ; khả năng xử lí các thông tin và chia sẻ thông tin; kĩ năng tiếp nhận các ý tưởng của người khác…chưa tốt. Có thể nói ở lứa tuổi này HS ưa hoạt động, nhưng không có tính chất bền vững. Nên trong quá trình dạy học luôn phải làm thay đổi không khí lớp học bằng cách sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Ngoài những kiến thức có tính chất lí luận, kiến thức chuẩn trong SGK thì GV cần đưa thêm vào những kiến thức thực tiễn, cụ thể và sống động. Để làm được điều đó GV phải có những phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học phù hợp để phát huy trí lực và hoàn thiện nhân cách của HS. Vì qua nghiên cứu cho thấy đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới việc biên soạn nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS, điều đó sẽ giúp HS lĩnh hội được tri thức tốt và rèn luyện kĩ năng cho HS.
1.2.4. Hiện trạng của sử dụng kênh hình trong dạy học nói chung và dạy
học Địa lí nói riêng.
31
Địa lí nói chung và Địa lí lớp 10 nói riêng. Trong SGK Địa lí, các kênh hình có nhiều nhưng tùy theo mục đích, yêu cầu về nội dung, kiến thức và kĩ năng của bài học mà các kênh hình được sử dụng nhiều hay ít. GV khi sử dụng kênh hình có dùng nhiều phương pháp khác nhau. Khi sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống lấy GV làm trung tâm thì kênh hình được dùng với mục đích minh họa, bổ trợ làm sáng tỏ hơn cho kênh chữ. Từ khi có quan điểm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học theo xu hướng lấy HS làm trung tâm, vai trò của kênh hình dần được nâng lên thì việc sử dụng kênh hình bắt đầu được chú trọng theo hướng khai thác nguồn tri thức. Tuy nhiên, việc sử dụng kênh hình theo hướng tích cực mới chỉ được thực hiện trong vài năm gần đây nhưng ngày càng được phổ biến rộng rãi.
Ở bậc THCS, từ năm học 2002 – 2003 chương trình SGK mới được áp dụng đã khuyến khích các GV và HS coi kênh hình như một nguồn tri thức để khai thác và sử dụng trong quá trình dạy học.
Ở bậc THPT, bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, SGK mới của lớp 10 được đưa vào sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu về đổi mới nội dung, chương trình. Các kiến thức được chọn lọc và mang tính cập nhật, đồng thời số lượng các kênh hình phong phú và đa dạng hơn giúp cho HS có điều kiện học tập chủ động, sáng tạo hơn. Chính vì vậy khi SGK mới của lớp 11 và lớp 12 được thay đổi thì lượng kênh hình cũng được tăng lên nhiều hơn so với lượng kênh hình trong SGK cũ. Kênh hình được GV khai thác và sử dụng theo hai khuynh hướng:
+ Khuynh hướng thứ nhất: dùng với mục đích để minh họa kiến thức lí thuyết và minh họa cho nội dung bài giảng.
Khuynh hướng trên có ưu điểm: có thể cung cấp được một lượng tri thức cho HS trong một thời gian ngắn (nếu sự trình bày của GV đảm bảo được nội dung khoa học, có tính logic biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương
tượng đó. Song nhược điểm cơ bản là kém tác dụng trong việc phát huy trí lực cũng như hạn chế năng lực chủ động sáng tạo của HS trong lĩnh hội những tri thức và rèn luyện những kĩ năng bộ môn mà mục đích yêu cầu sư phạm lại đòi hỏi HS phải có sự sáng tạo và độc lập trong vấn đề khai thác tri thức. Như vậy kênh hình lúc này có vai trò là để chứng minh cho một hiện tượng, một quá trình, một kết luận về địa lí tự nhiên cũng như về địa lí kinh tế - xã hội do giáo viên truyền đạt. Chúng là những minh chứng, phương tiện bổ sung để làm rõ thêm các hiện tượng, các vấn đề, các quy luật kinh tế - xã hội đã nêu.
+ Khuynh hướng thứ 2: Dùng như một nguồn tri thức.
Hiện nay, dạy học lại chú ý nhiều đến việc sử dụng các phương pháp dạy cho HS có được năng lực độc lập nghiên cứu, tự minh khai thác nắm tri thức qua các nguồn thông tin khác nhau. Do đó, việc coi kênh hình như một nguồn khai thác tri thức hiện nay đã được phổ biến .
Trên thực tế, có nhiều GV đã tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học như bản đồ kết hợp với các đồ dùng dạy học tự chuẩn bị (lược đồ phóng to treo tường, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ…) có trong SGK hoặc sưu tầm phù hợp với nội dung bài học. Song bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ các GV địa lí coi nhẹ việc sử dụng phương tiện dạy học và nguyên tắc trực quan trong giờ lên lớp. Thậm chí một số giờ dạy còn không có các bản đồ cần thiết. Kĩ năng khai thác kênh hình chưa cao. Cùng với đó là một bộ phận không nhỏ HS cho rằng “Địa lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng” do đó ít có sự đầu tư cho môn học. Khi gặp các dạng bài đòi hỏi tư duy như phân tích bản đồ, sơ đồ, biểu đồ... HS tỏ ra rất lúng túng. Nhiều HS lên bảng xác định phương hướng trên bản đồ còn sai nên không nắm được vị trí phân bố, các mối quan hệ của các hiện tượng, đối tượng địa lí
33
trong không gian.
Như vậy, việc sử dụng kênh hình như một nguồn tri thức cũng còn gặp nhiều khó khăn do HS chưa được trang bị những kĩ năng cần thiết. Trong quá trình khai thác kênh hình, HS phải hiểu được ý nghĩa của nó, hiểu được mối quan hệ nhân quả; mô tả lại các sự vật hiện tượng đó được diễn ra như thế nào? Và giải thích được tại sao lại như vậy?
Nhưng với thời lượng là 45 phút và phải truyền tải nhiều nội dung trong một bài học, thì cần phải có phương pháp hợp lí trong việc khai thác và sử dụng kênh hình để đạt hiệu quả cao, một mặt phát huy được tính tích cực vai trò của kênh hình, mặt khác vẫn đảm bảo được các nội dung khác trong bài học.