Sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài.

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản (Trang 36 - 41)

Một bài lên lớp của GV phổ thông thường có các bước: Kiểm tra kiến thức cũ của HS, giảng bài mới, hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà.

Hình 2.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất. (Nguồn: Hình 12.1 [20,tr.44])

37

Tất cả các bước đó có thể được thực hiện tuần tự hay đảo vị trí. GV có thể sử dụng kênh hình trong tất cả các bước trên của một bài lên lớp.

* Trong quá trình kiểm tra bài cũ:

Để kiểm tra bài cũ, theo lối truyền thống GV thường dùng ngay chính những câu hỏi cuối bài để HS trả lời, và HS chỉ cần học thuộc lòng một cách máy móc trong sách vở là đủ. Việc kiểm tra như trên sẽ dẫn tới có nhiều HS học vẹt, học tủ để đối phó mà không hiểu rõ bản chất vấn đề mình đang trả lời. Không phát huy được tính độc lập suy nghĩ của HS. Chúng ta có thể thay đổi cách kiểm tra bài cũ bằng cách kết hợp sử dụng kênh hình trong quá trình này. Như thế vừa có tác dụng tái hiện kiến thức cũ, củng cố khắc sâu tri thức vừa rèn luyện được kỹ năng địa lí, chấn chỉnh được thái độ học tập của HS, đưa HS tới một lối tư duy độc lập, sáng tạo, hiệu quả.

Ví dụ. Khi học xong bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính [20] trước khi vào bài mới, GV có thể dùng hình sau:

Hình 2.2 – Hoạt động gió Tây ôn đới ở Bán cầu Nam.

Để kiểm tra bài cũ với câu hỏi “ Dựa vào hình sau, em hãy cho biết đây

là loại gió gì? Đặc điểm của loại gió này? (Xuất phát, hướng thổi, thời gian thổi và tính chất).

Hình 2.2 GV mô phỏng lại Hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất - để kiểm tra lại kiến thức của HS. HS cũng dựa vào kiến thức đã

được học trong bài 12, hơn nữa có thể liên hệ, tái hiện lại những đặc điểm của loại gió trên qua hình 12.1

Chiều gió thổi

ôn đới Cận nhiệt

hình thức, mục đích khác nhau. GV có thể dùng hình ảnh để minh họa, soi sáng kiến thức hay để rèn luyện kĩ năng cho HS.

Với mục đích như vậy, khi dùng kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, video…) trong:

- Phần mở đầu bài học mới GV nên kết hợp với một số phương pháp như thuyết trình, đàm thoại, gợi mở…để định hướng bài học cho HS.

Ví dụ để mở đầu bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành Giao thông vận tải [20] GV có thể cho HS quan sát một số hình ảnh có sau:

GV đặt vấn đề: Qua hình ảnh sau, em hãy cho biết đây là hoạt động của ngành kinh tế nào?

HS: Ngành Giao thông vận tải

GV: Qua một số hình ảnh các em vừa quan sát được chúng ta thấy ngành Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nhưng vai trò cụ thể của nó ra sao? Ngành Giao thông vận tải có đặc điểm gì? Sự phát triển và phân bố của ngành này chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Để trả lời

39

cho câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành Giao thông vận tải.

Các hình ảnh trên đã đáp ứng được vai trò minh họa cho bài học, yêu cầu của việc sử dụng kênh hình trong phần mở bài này không cao. Nhưng có thể sẽ kích thích được tinh thần độc lập, sáng tạo của HS, tư duy học theo các câu hỏi đã được GV định hướng, tạo nên hứng thú ngay từ đầu cho HS trong suốt quá trình dạy học.

- Trong quá trình khai thác những nội dung địa lí:

Thông qua việc quan sát kênh hình dưới sự hướng dẫn của GV, suy nghĩ về các câu hỏi mà GV đưa ra, trả lời các câu hỏi, thảo luận, ghi chép… HS sẽ hiểu được các sự vật hiện tượng phản ánh trên kênh hình thông qua việc phân tích các mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Các giác quan của HS luôn luôn phải hoạt động: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, trao đổi thông tin bằng lời… sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong việc tham gia xây dựng bài, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng. Và trong một giờ lên lớp, GV sẽ làm được các công việc: Truyền thụ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng (phân tích, nhận xét các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình… Để sử dụng kênh hình trong suốt quá trình giảng bài lên lớp một cách có hiệu quả, đồng thời tạo không khí học tập hứng thú, mỗi GV Địa lí cần tuân theo những yêu cầu sau:

+ GV cần có kĩ năng thành thạo, sử dụng kênh hình hợp lí và phải hiểu tường tận các vấn đề phản ánh trên kênh hình.

+ Có phong cách mô phạm trong dạy học, xử lí tình huống khéo léo. + Khích lệ, động viên HS tìm hiểu kênh hình.

+ Có thể tùy từng nội dung để tổ chức hình thức học hợp lí như: Làm việc các nhân, làm việc theo bàn, làm việc theo nhóm, theo cặp… Áp dụng

những phương pháp dạy học hợp tác (Sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật các mảnh ghép, sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy, học theo góc, nhóm…)

Ví dụ để dạy bài 17. Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Ở phần II. Các nhân tố hình thành đất [20], GV áp dụng phương pháp học nhóm cho toàn lớp học.

Bước 1. Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một nhân tố hình thành đất.

Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân tố đá mẹ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân tố khí hậu Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân tố sinh vật Nhóm 4: Tìm hiểu về nhân tố địa hình Nhóm 5: Tìm hiểu về nhân tố thời gian Nhóm 6: Tìm hiểu về nhân tố con người

Các em dựa vào hình và những thông tin đã học để hoàn thành Phiếu học tập (GV thiết kế phiếu học tập cho từng nhóm ) như sau:

41

Nhóm 1:

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)