PHIẾU HỌC TẬP

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản (Trang 41 - 57)

Dùng cho bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng ( SGK Địa lí lớp 10 – BCB)

Em hãy dựa vào những hình ảnh sau kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

Đá gốc – Nhân tố cơ bản của quá trình hình thành đất

Em có nhận xét gì về quá trình hình thành đất do Đá mẹ?

……… ……… ……… ……… ……… ……… Đất vàng nhạt trên đá cát. Đất nâu tím trên đá phiến. sét Đất đỏ vàng trên đá .vôi Hình 2.4 - Ảnh hưởng của đá mẹ đến sự hình thành đất. (Nguồn: [ 22])

PHIẾU HỌC TẬP

Dùng cho bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng ( SGK Địa lí lớp 10 – BCB)

Em hãy dựa vào những hình ảnh sau kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

Hình 2.5 – Tác động của khí hậu tới việc hình thành đất. (Nguồn: [ 22])

Cho biết quá trình ảnh hưởng của khí hậu đến sự hình thành đất ?

………. ……… ……… ……… ……… ……… ………

43

Nhóm 3:

PHIẾU HỌC TẬP

Dùng cho bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng (SGK Địa lí lớp 10 – BCB)

Em hãy dựa vào những hình ảnh sau kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

Hình 2.6 – Sinh vật đóng vai trò “ Chủ đạo” trong việc hình thành đất. (Nguồn: [ 22])

Cho biết vai trò “ Chủ đạo” của sinh vật trong việc hình thành đất được

thể hiện như thế nào ?

………... ……….. ……….. ………... ... ……….. ………

PHIẾU HỌC TẬP

Dùng cho bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng ( SGK Địa lí lớp 10 – BCB)

Em hãy dựa vào hình ảnh sau kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

Hình 2.7– Các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca. (Nguồn: Hình 19. 11 [20,tr.73])

1. Đất trên sườn Tây dãy Cap-ca có mấy nhóm? Tại sao lại có sự phân hóa như vậy?

……… ……… ………

2. Độ dốc của địa hình ảnh hưởng như thế nào tới viêc hình thành thổ nhưỡng?

……… ……… ………

45

Nhóm 5:

PHIẾU HỌC TẬP

Dùng cho bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng ( SGK Địa lí lớp 10 – BCB)

Em hãy dựa vào những hình ảnh sau kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

Hình 2.8 Đất vùng nhiệt đới. Hình 2.9 Đất vùng ôn đới.

( Nguồn: [22])

So với Đất ở nhiệt đới và ôn đới thì vùng nào chịu tác động mạnh của các quá trình hình thành nên đất?Giải thích tại sao?

……… ……… Vậy thời gian ảnh hưởng tới việc hình thành đất ở chỗ nào?

……… ……… ………. ……… ………

PHIẾU HỌC TẬP

Dùng cho bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng ( SGK Địa lí lớp 10 – BCB)

Em hãy dựa vào những hình ảnh sau kết hợp với thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:

Hình 2.10 – Ảnh hưởng của con người đến sự hình thành đất. (Nguồn: [22])

Em có nhận xét gì về tác động của con người đến sự hình thành đất ?

……… ……….

Để bảo vệ đất chúng ta cần làm gì?

……… ……… ……… ……… ………

47

Bước 2: HS sau khi hoàn thành phiếu học tập, lên trình bày những nội dung nghiên cứu.

Bước 3: GV nhận xét các nhóm làm việc, có so sánh hoạt động của các nhóm rồi chuẩn hóa kiến thức.

Ngoài kết hợp phiếu học tập, GV có thể biến kênh chữ thành kênh hình, tạo nên sự sống động cho bài học. Ví dụ khi dạy bài dân số và sự gia tăng dân số, ở phần II. Gia tăng dân số, ý d. Ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội có sơ đồ sức ép dân số, đây là sơ đồ chuẩn và hoàn thiện được cấu tạo bằng kênh chữ, GV cũng có thể dựa vào sơ đồ này để tạo ra một sơ đồ bằng tranh rất sinh động .

Hình2.11 – Sơ đồ Sức ép dân số đối với việc phát triển KT – XH và môi trường. (Nguồn: [22])

Qua sơ đồ bằng kênh hình này, GV cũng có thể làm rõ được các dấu hiệu bản chất của kiến thức đó là dân số đông sẽ tạo nên sức ép về kinh tế

tư cho phúc lợi nhiều nên vốn cho phát triển kinh tế sẽ thu hẹp, đất đai bị thu hẹp, giá đất nâng cao,đời sống nhân dân thiếu thốn…), sức ép về xã hội đó chính là: việc làm, tình trạng thiếu việc làm, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng… môi trường bị ô nhiễn: nguồn nước, không khí… ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trên Trái Đất….

Tùy từng loại kênh hình, GV sẽ có phương pháp hướng dẫn HS khai thác khác nhau.

Với Bản đồ, lược đồ:

Trong giảng dạy Địa lí, bản đồ được coi là nguồn tri thức vô cùng quan trọng vì tất cả các tri thức địa lý đều được đưa vào bản đồ. Đưa những tri thức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lí có thể dẫn tới sự liên hệ có hệ thống. HS có thể dựa vào bản đồ để nhìn bao quát các khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà chưa bao giờ được đặt chân đến. Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết HS phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc với bản đồ.

“Hiểu bản đồ” là kĩ năng đầu tiên cần rèn luyện cho HS, HS phải có kiến thức tối thiểu về bản đồ. Những kiến thức này HS đã dần được cung cấp theo cấp học, tùy thuộc vào nhận thức, tâm sinh lí của HS. Ở THCS, những kiến thức bản đồ đơn giản được đưa vào chương trình lớp 6. Ở chương trình Địa lí THPT, ngay từ lớp 10 các em cũng được học hẳn một chương về bản đồ, đó là chương đầu tiên của phần I. Địa lí tự nhiên. Kiến thức về bản đồ ở chương này được mở rộng hơn, nâng cao phục vụ cho HS trong quá trình học tập theo phương pháp mới .Vậy “hiểu bản đồ” có nghĩa HS phải biết: Bản đồ là gì? Các phương hướng và mạng lưới kinh – vĩ tuyến được thể hiện như thế nào trên bản đồ? Người ta đã dùng những phương pháp gì để đo vẽ bản đồ?

49

Các đối tượng địa lí được kí hiệu ra sao? HS cũng phải có những kĩ năng tối thiểu để xác định phương hướng trên bản đồ, đo tính được những khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ, xác định được tọa độ địa lí, kĩ năng tìm được đối tượng địa lí trên bản đồ.

“Đọc bản đồ” là kĩ năng quan trọng được hình thành trên cơ sở hiểu bản đồ. HS phải kết hợp vốn hiểu biết về bản đồ và những kiến thức địa lí của mình để tìm ra những thông tin chứa đựng trong mỗi bản đồ theo yêu cầu của bài học. Thông thường để đọc được bản đồ cần phải dựa vào bảng chú giải. Có ba mức độ đọc bản đồ khác nhau:

Mức độ 1: Tìm được vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ

Mức độ 2: Dựa vào bản đồ, lược đồ để tìm ra một số đặc điểm của đối tượng (cao hơn mức 1)

Mức độ 3: Là mức cao nhất, đòi hỏi HS phải biết kết hợp những kiến thức bản dồ với những kiến thức địa lí đã có với đặc điểm và tính chất của đối tượng để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện trực tiếp. HS kết hợp sử dụng những kĩ năng như phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, hiểu được mối liên hệ bên trong của vấn đề.

Đối với GV, hướng dẫn HS khai thác tri thức trên bản đồ chủ yếu hướng dẫn HS đọc được bản đồ ở các mức độ trên, quan trọng nhất ở mức 2 và 3.

Có thể khái quát quy trình sử dụng bản đồ, lược đồ như sau: Thứ nhất: Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung bài học. Thứ hai: Xác định nội dung bản đồ, lược đồ qua tiêu đề.

Thứ ba: Xem bảng chú thích để biết cách biểu hiện các đối tượng , hiện tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ qua các kí hiệu

Thứ tư: Tìm hiểu đặc điểm, mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng và các vấn đề được thể hiện trên bản đồ, lược đồ.

Thứ sáu: Có thể sử dụng một hoặc nhiều bản đồ để tìm hiểu về các đối tượng, các hiện tượng (Kĩ thuật lồng ghép bản đồ) theo yêu cầu của bài học. HS lớp dưới đã có một số kĩ năng kĩ xảo nhất định về bản đồ, lên đến lớp 10, các em được củng cố lại, đồng thời được phát triển kĩ năng hình thành mối quan hệ nhân quả trên bản đồ. Do vậy trong quá trình hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ GV nên đặt một số câu hỏi định hướng. Ví dụ: Trong bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Ở Phần II. Thuyết kiến tạo mảng, để chứng minh vỏ Trái Đất luôn luôn vận động, đã làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất, tạo nên các mảng kiến tạo khác nhau, GV sử dụng lược đồ (hình 2.12) hướng dẫn HS khai thác kiến thức.

GV đặt những câu hỏi định hướng theo từng mức độ khác nhau: Mức độ 1: Quan sát lược đồ kể tên các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển? Mức độ 2: Dựa vào hướng di chuyển cho biết có bao nhiêu cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo? Kết quả của những cách tiếp xúc đó?

Mức độ 3: Giải thích tại sao vỏ Trái Đất lại có các mảng kiến tạo khác nhau?

Hình 2.12 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển. (Nguồn: Hình 7.3 [20, tr. 27])

51

HS sẽ căn cứ vào lược đồ để khai thác kiến thức trả lời các câu hỏi của GV Có 7 mảng kiến tạo (mảng Âu – Á, mảng Ấn Độ Ô-xtray-li-a, mảng Phi, mảng Thái Binh Dương, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi-lip-pin). Các mảng có 3 cách tiếp xúc với nhau là tách dãn (mảng Bắc Mĩ với mảng Á – Âu, mảng Thái Bình Dương với mảng Nam Mĩ, mảng Phi với mảng Ấn Độ - Ôxtray-li-a) dồn ép (mảng Âu – Á và mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ Ô-xtray-li-a với mảng philippin và mảng Âu – Á) và trượt ngang (mảng Mảng Thái Bình Dương với mảng Bắc Mĩ), kết quả đã tạo ra các sống núi dưới đại dương. Các mảng kiến tạo xuất hiện trên Trái Đất là do cấu tạo của vỏ trái đất, do Trái đất có những vận động kiến tạo.

Kĩ năng hình thành mối quan hệ nhân quả trên bản đồ khác với việc hình thành một mối quan hệ nhân quả của một đối tượng địa lí ở chỗ chúng ta có thể phải sử dụng nhiều bản đồ có nội dung khác nhau. Ví dụ để chứng minh cho sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu tương ứng với mỗi loại khí hậu sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính (Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất), GV có thể sử dụng bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất, Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới và Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới để lên lớp. HS làm bài tập có thể sử dụng hình 14.1 – Bản đồ các đới khí hậu trên Trái

Đất (bài 14. Thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu); hình 19.1 – Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới và hình 19.2 – Các nhóm đất chính trên thế

giới (Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất).

Với biểu đồ:

Biểu đồ là hình ảnh trực quan hóa của số liệu thống kê, nó có vai trò quan trọng trong dạy học Địa lí. Có nhiều loại biểu đồ khác nhau, các kĩ năng

vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ…thường được cung cấp cho HS qua các giờ thực hành, bài tập mẫu hay những nhận xét của GV. Có nhiều dạng biểu đồ khác nhau như tròn, cột, miền , đường… mỗi loại lại thể hiện những yêu cầu khác nhau, nhưng nhìn chung cách hướng dẫn HS khai thác những kiến thức địa lí từ biểu đồ như sau:

Bước 1. Nhận xét chung (nhận xét dựa trên những số liệu thay đổi của biểu đồ như tăng, giảm, lúc tăng lúc giảm hay tăng liên tục, giảm liên tục….) Bước 2. Phân tích, chứng minh cho những nhận định ở bước 1 bằng những số liệu trên biểu đồ (số liệu cao nhất và số liệu thấp nhất, số liệu mang tính đột biến), so sánh các đối tượng địa lí với nhau để thấy được quy mô, sự tăng trưởng, phát triển của chúng.

Bước 3.Giải thích các đối tượng dựa trên số liệu đã cho của biểu đồ (Tại sao tăng, tại sao giảm, tại sao lại có sự thay đổi.

Ví dụ: Bài 23. Cơ cấu dân số. GV dùng biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh năm 2000 (%) để so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước. Cách làm như sau:

GV: Đặt câu hỏi khai thác kiến thức

Câu 1: Dựa vào hình, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước kể trên?

- Khu vực I nước nào có tỉ trọng cao nhất, nước nào thấp nhất? - Khu vực II nước nào có tỉ trọng cao nhất, nước nào thấp nhất? - Khu vực III nước nào có tỉ trọng cao nhất, nước nào thấp nhất? Câu 2: Tỉ trọng khác nhau về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước kể trên còn cho chúng ta biết điều gì?

53

Hình 2.13 – Biểu đồ cơ cấu theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh. (Nguồn: Hình 23.2 [20,tr.91])

HS dựa vào hình và trả lời từng câu hỏi:

Câu 1: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước kể trên có sự khác nhau :

Khu vực 1. Ấn Độ là nước chiếm tỉ trọng lao động tập trung cao nhất (63%), Anh thấp nhất (2,2%)

Khu vực II và khu vực II nước Anh là nước chiếm tỉ trọng lao động tập trung cao nhất ( CN: 26,2% , dịch vụ: 71,6%), Ấn Độ là nước thấp nhất (CN: 16%, dịch vụ: 21%)

Câu 2: Tỉ trọng khác nhau trong cơ cấu lao động thể hiện sự phát triển của nền kinh tế. Tỉ trọng lao động ở khu vực IIII là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tỉ trọng cơ cấu lao động càng cao thì biểu hiện nền kinh tế càng phát triển.

GV nên chú ý khi mới cho HS làm quen với việc phân tích biểu đồ, GV có thể làm mẫu cho HS hiểu, sau đó để HS tự làm.

Tháp dân số là một dạng biểu đồ khá điển hình, nó có vị trí và vai trò quan trọng. Đôi khi nó được tách ra thành một loại hình độc lập,vừa là dùng

63%16% 16% 21% 30% 24% 46% 2,2% 71,6% 26,2%

những thông tin về tình hình dân số một quốc gia, khu vực. Qua tháp dân số chúng ta có thể biết được:

+ Cơ cấu về lứa tuổi, + Cơ cấu về giới

+ Tuổi thọ trung bình của dân số

+ Khả năng cung cấp nguồn lao động (hiện tại và tương lai)

Do đó việc hình thành kĩ năng làm việc với biểu đồ tháp dân số là hết sức cần thiết. Khi làm việc với tháp dân số, GV cần hướng dẫn HS tường bước rút ra

những nhận xét tương đồng và khác biệt để từ đó có những so sánh, nhận xét đúng đắn như:;

1. So sánh số lượng nam, nữ ở những độ tuổi khác nhau. 2. So sánh số lượng nam, nữ ở cùng độ tuổi.

3. So sánh số lượng người trong từng độ tuổi: dưới tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động.

4. So sánh tuổi thọ trung bình giữa hai nhóm nam, nữ .

5. So sánh dân số ở 2 giới nam và nữ ở giai đoạn dự đoán sau khi so sánh để rút ra nhận xét.

Trong khi sử dụng tháp dân số, GV còn rèn luyện cho HS tư duy dự đoán.Ví dụ: Dựa vào hình 23.1 – Các kiểu tháp dân số kết hợp kiến thức trong SGK em hãy cho biết xu hướng thay đổi của dân số các nước?

Một phần của tài liệu Sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý lớp 10 Trung học phổ thông Ban cơ bản (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)