DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TAT
STT Các từ viết tắt Viết đầy đủ
1 DV Động vật
2 DVNS Động vật nguyên sinh
3 HS Học sinh
4 SGK Sách giáo khoa
5 GV Giáo viên
6 GD - ĐT Giáo dục — Đảo tạo
7 TV Thực vật
8 THPT Trung hoc phé thong
Trang 2PHAN MOT: MO DAU
1 Lido chon dé tai
Thế ki XXL thế ki của nền văn minh nhân loại, thé ki của cuộc cách mạng
lớn của thời đại như: cách mạng truyền thông, cách mạng tin học, cách mạng công nghệ và sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đang tác động
mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội, sự nghiệp giáo dục phải luôn gắn liền
với thực tiễn đời sống xã hội
Nhận thức được xu thế đó, Đảng ta khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu” Để thực hiện quan điểm này nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển GD — DT 2001 — 2010 Trong đó mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 chính là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục” Nhằm nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tai, dao tao nguồn lực chất lượng cao phục vụ sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong khi đó phần lớn GV ở vùng sâu vùng xa vẫn dạy học theo phương pháp cũ: GV truyền đạt kiến thức, HS nghe và ghi nhớ, HS học một cách máy
móc, thụ động Vậy làm thế nào để HS có thể học tích cực bằng hành động của chính mình trước những tình huống, những van dé cụ thể, đặc biệt là
những vấn đề thực tế cuộc sống vô cùng phong phú Người học phải tự mình tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề để tạo ra những con người năng động sáng tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội
Do đó đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp bách, có thê đổi mới
Trang 3truyền thống đó, một trong những phương pháp có tác dụng nhiều mặt đó là phương pháp vấn đáp Đề phát huy được phương pháp vấn đáp GV cần xây
dựng được hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi một cách hợp lý
Để làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho GV phổ thông đồng thời để rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử đụng câu hỏi của bản thân, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học chương II —
Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 THPT (Ban cơ bản)”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học I0 — THPT (Ban cơ bản)
3 Giá thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống câu hỏi một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy HS học 10 nói chung và chương II - Cấu trúc tế bao (Sinh hoc 10 — THPT (Ban co bản) nói riêng
4 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi phục vụ dạy học Chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 — THPT (Ban cơ bản)
Nội dung chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 — THPT (Ban co bản)
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi
5.2 Nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi thuộc chương
Trang 45.3 Phân tích cấu trúc các bài thuộc chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 —- THPT (Ban cơ bản) làm cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng câu hỏi
5.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi để dạy chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 — THPT (Ban co ban)
5.5 Thiết kế giáo án có sử dụng một số câu hỏi đã xây dựng vào một số
bài cụ thể thuộc chương II - Cấu trúc tế bảo, Sinh học 10 —- THPT (Ban cơ
bản)
6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài như: Lí
luận dạy học sinh học, phương pháp dạy học tích cực, Kĩ thuật dạy học .các
tài liệu về câu hỏi khác như: SGK, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng
6.2 Điều tra
Điều tra tình hình xây dựng và sử dụng câu hỏi thuộc chương II - Cấu trúc tế bào, Sinh học 10 - THPT (Ban cơ bản) của một số GV ở trường
THPT làm cơ sở thực tiễn cho dé tai
6.3 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của một số chuyên gia hoặc những người có quan tâm đến câu hỏi, về giá trị thực tiễn của câu hỏi trong dạy học
7 Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng câu hỏi - Xây dựng được hệ thống câu hỏi làm phương tiện để tổ chức dạy học
Trang 6PHAN HAI: KET QUA NGHIEN CUU
Chuong 1 CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC XAY DUNG VA SU DUNG CAU HOI TRONG DAY HOC SINH HOC
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm câu hỏi trong dạy học 1.111 Bản chất câu hỏi
“Hồi” là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời về vấn đề nào đó Trong đạy học, Aristotle là người đầu tiên biết phân tích câu hỏi dưới góc độ logic và lúc đó ơng cho rằng đặc trưng câu hỏi là buộc người hỏi phải lựa chọn các biện pháp có tính trái ngược nhau Do đó con người phải có phản ứng lựa chọn hoặc cách hiểu này hoặc cách hiểu khác Tư tưởng quan trọng bậc nhất của ơng cịn ngun giá trị đó là “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó
chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết ”
Câu hỏi = Cái đã biết + Cái chưa biết
Như vậy trong đời sống cũng như nghiên cứu khoa học con người chỉ nêu ra những thắc mắc tranh luận khi biết chưa đầy đủ cần biết thêm Còn khi
khơng biết gì hoặc biết tắt cả về sinh vật nào đó thì khơng có gì dé hỏi về sinh
vật đó nữa Do đó tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đầy mở
rộng hiểu biết của con người Con người muốn biết một sự vật hiện tượng nào
đó dứt khốt chỉ biết khi người đó đặt được câu hỏi: Đó là cái gì? Nó Như thế
nào? Vì sao?
Đề Các cho rằng, khơng có câu hỏi thì khơng có tư duy cá nhân cũng như tư duy nhân loại Ông cũng nhắn mạnh dấu hiệu bản chất của câu hỏi là
phải có mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết Phải có tỉ lệ phù hợp
Trang 7phải làm gì để trả lời câu hỏi đó Khi chủ thể nhận thức đã định rõ được cái
mình đã biết và cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ mới đặt được câu hỏi và
đến lúc đó thì câu hỏi mới thực sự trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức
1.1.L2 Vai trò của câu hỏi
Trong dạy học câu hỏi có vai trị:
- Khi dùng câu hỏi để mã hóa thơng tin SGK thì câu hỏi và việc trả lời
câu hỏi là nguồn tri thức mới cho HS
- Câu hỏi có tác dụng định hướng tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS
- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được đặt ra trong bài học chứa đựng các
mâu thuẫn sẽ đặt HS vào tình huống có vấn đề, HS đóng vai trị là chủ thể của quá trình nhận thức Chủ động giành lẫy kiến thức thông qua trả lời các câu
hỏi, từ đó khắc phục lối truyền thụ một chiều
- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống
- Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS tự học
và rèn luyện phương pháp học
- HS được dạy cách lắng nghe và học hỏi người khác, biết làm việc tập
thé phát huy sức mạnh tap thé kết hợp với làm việc độc lập
- Dạy học bằng câu hỏi còn rèn cho HS kĩ năng diễn đạt bằng lời nói HS thông qua việc phát biểu tại lớp sẽ phát huy được kĩ năng diễn đạt, lập luận logic, xử lí thông tin một cách nhanh nhạy khi đó thơng tin khơng cịn là trị thức chết nữa Thơng tin được tích lũy sẽ dần dần tạo điều kiện phát sinh các
Trang 8- Dạy học bằng câu hỏi giúp GV đánh giá HS về mặt kiến thức, thái độ, vì câu hỏi là biện pháp phát hiện, tự phát hiện thông tin ngược về kết quả
nhận thức
- Dạy học bằng câu hỏi khắc phục được tình trạng nhớ máy móc, HS được tham gia với vai trò như những nhà khoa học phát hiện ra kiến thức Do đó giờ học khơng cịn trở nên nặng nề, giảm tải cho HS
Như vậy dạy học bằng câu hỏi vừa giúp HS lĩnh hội được tri thức một
cách chủ động, vừa rèn cho các em các thao tác tư duy độc lập, tích cực, sáng
tạo, vừa rèn luyện phương pháp học tập Câu hỏi là phương tiện tổ chức dạy học tích cực Do đó, GV khi tổ chức đạy học bằng bất kì phương pháp tích
cực nào thì đều rất cần chuẩn bị câu hỏi gợi mở giúp HS tự lực đối với mục tiêu hoạt động
1.1.1.3 Các loại câu hỏi
Câu hỏi và bài tập rất đa dạng và được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau Trong dạy học, khi xây dựng và lựa
chọn câu hỏi phù hợp với nội dung dạy học để có thê phát huy được tính tích
cực học tập của HS thì GV phải nắm vững các loại câu hỏi
* Dựa vào năng lực nhận thức người ta có thể có nhiều cách phân loại
khác nhau:
- Cách một: có hai loại chính
+ Loại câu hỏi đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc
+ Loại câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tơng hợp, khái qt hóa,
Trang 9Theo Gall (1984) gọi loại thứ nhất là câu hỏi sự kiện và loại thứ hai là
câu hỏi cao hơn về nhận thức Theo hướng dạy học phát huy tính tích cực
trong học tập của HS thì GV cần chú trọng loại câu hỏi thứ hai, nhưng cũng không nên xem nhẹ loại câu hỏi thứ nhất Vì khơng tích lũy kiến thức sự kiện
đến một mức độ nhất định thì khó mà tư duy sáng tạo Mặt khác GV phái cố
găng tìm tịi phát triển loại câu hỏi yêu cầu cao về nhận thức, hiện nay cịn q ít ơi trong các tiết học ở trường phổ thông
- Cách 2: Có 6 loại câu hỏi, theo Benjaminbloom (1956) đã đề ra một thang 6 mức câu hỏi (6 loại câu hỏi) tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội
kiến thức
1- Biết: Câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã biết, HS trả lời câu hỏi bằng sự tái hiện và lặp lại
Ví dụ: Thế nảo là vận chuyền thụ động?
Khuyéch tán là gì?
2- Hiểu: Câu hỏi yêu cầu HS tổ chức, sắp xếp lại các kiểu kiến thức đã học va dién dat điều đã biết theo ý mình chứng tỏ đã thơng hiểu chứ không phải
chỉ biết và nhớ
Ví dụ: Em hãy so sánh thành phần cấu trúc của tế bào thực vật và tế bào
động vật?
Em hãy phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
3- Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng những kiến thức đã học vào một tình huống mới khác với tình huống trong bài
Ví dụ: Tại sao khi muối đưa bằng rau cải, lúc đầu rau quat lai, sau vai
Trang 104- Phân tích: Câu hói yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quá của
một hiện tượng, tìm kiếm bằng chứng cho một luận điểm
Ví dụ: Giải thích tai sao Ti thé lai được coi là nhà máy năng lượng của tế bào?
5- Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu HS vận dụng phối hợp các kiến thức đã có để giải đáp các vấn đề khái quát hơn bằng suy nghĩ sáng tạo của bản thân
Ví dụ: Làm thế nào để khi xào rau muống không bị quắt đai mà vẫn xanh dòn?
6- Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa kiến thức, giá trị của tư tưởng, vai trò của một học thuyết
Ví dụ: Kích thước nhỏ đem lại ưu thé gì cho tế bào nhân sơ?
Thực tế phô biến là đa số GV đang sử dụng câu hỏi ở mức I và 2 Muốn phát huy tính tích cực của học tập của HS, cần phát triển loại câu hỏi ở
các mức từ 3-6
1.1.2 Xây dựng câu hỏi
1.1.2.1 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi
Hiệu quả của câu hỏi trong dạy học phụ thuộc rất nhiều vào việc xây
dựng câu hỏi như thế nào Do đó khi xây dựng câu hỏi trong khâu nghiên cứu tài liệu mới cần chú ý một số nguyên tắc sau:
1 Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thúc
Câu hỏi, bài tập dùng để mã hóa nội dung bài học nên chúng cần được xây dựng đám bảo tính chính xác, khoa học Do đó phải nắm vững kiến thức
thì khi xây dựng câu hỏi mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác của
kiến thức mà HS cần lĩnh hội
Trang 11Mâu thuẫn là động lực chủ yếu của quá trình phát triển mọi sinh vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yêu của quá trình nhận thức, học tập Từ mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn chủ quan dưới dạng câu hỏi, bai
tập trong dạy học đó chính là vấn đề học tập Vấn đề học tập là những tình
huống có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết và mâu thuẫn
này đòi hỏi phải được giải quyết Khi giái quyết được vấn đề nghĩa là đã giải
quyết được câu hỏi, bài tập, HS lĩnh hội tri thức mới
Vậy xây dựng câu hỏi, bài tập thì điều quan trọng là câu hỏi, bài tập phải phát huy được tính tích cực học tập của HS Muốn vậy câu hỏi, bài tập đó phải là những tình huống có vấn đề, được HS chấp nhận như một “vấn đề học tập” mà HS cần và có thê giải quyết được, kết qua là HS lĩnh hội được tri
thức mới, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực học tập của HS
3 Phản ảnh được tỉnh hệ thống và khải quát
Nội dung kiến thức từng phần, từng chương và từng bài đều được trình
bày theo một trình tự logic có hệ thống Tính hệ thống đó được quy định bởi
chính nội dung khoa học và bởi logic hệ thống của bản thân hoạt động tư duy
của HS Do đó, câu hỏi, bài tập xây dựng khi sử dụng phải theo một trình tự logic hệ thống cho từng nội dung SGK, cho một bài, chương, một phan, ca
chương trình mơn học
Mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi xây dựng sao cho khi trả lời HS sẽ
nhận được một lượng kiến thức nhất định theo một hệ thống và một chủ đề
trọn vẹn
4 Phù hợp với trình độ, đối tượng HS
Tùy trình độ, đối tượng HS mà xác định câu hỏi về số lượng và chất
Trang 12chán nản từ phía người học Trong mỗi tiết học hay phần học câu hỏi đặt ra phải đi từ dễ đến khó, nội dung yêu cầu của câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
1.1.2.2 Quy trình xây dựng câu hỏi
Để xây dựng được câu hỏi phục vụ cho dạy học có thể thực hiện theo
quy trình gồm 5 bước sau:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu kiến thức
Bước2 : Liệt kê và sắp xếp cái cần hỏi
Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng câu hỏi hoặc bài tập
Bước 4: Xác định nội dung trả lời cho từng câu hỏi
Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi để đưa
vào sử dụng
1.1.3 Yêu cầu sư phạm của câu hỏi
- Câu hỏi phải diễn đạt được điều cần hỏi
- Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tư duy HS
- Câu hỏi phải mã hóa được lượng thơng tin quan trọng
- Câu hỏi cần diễn đạt gọn gàng, rõ ràng, súc tích, chứa đựng hướng trả
lời
1.1.4 Sử dụng câu hỏi
1.1.4.1 Câu hỏi ở các khâu của quá trình dạy học
Câu hỏi được dùng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học như: — Sử dụng câu hỏi trong khâu dạy bài mới
Trang 13Tuy vậy, ở đây ta quan tâm đến việc xây dựng câu hỏi để tổ chức các
hoạt động dạy học trong khâu nghiên cứu tài liệu mới: trong khâu dạy bài
mới, câu hỏi lại được sử dụng trong những phương pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó GV đặt ra một hệ thống
các câu hỏi để HS lần lượt trả lời, thảo luận trên lớp để có thể lĩnh hội được
nội dung của bài học Trong phương pháp này, hệ thống các câu hỏi của thầy
đóng vai trị chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS Trật tự
logic của câu hỏi, hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra kiến thức 1.1.4.2 Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực của HS
Dùng câu hỏi để định hướng vấn đề học tập
Khi nghiên cứu một vấn đề chứa đựng nhiều nội dung, GV cần định
hướng cho người học bằng câu hỏi giúp người học xác định được vấn đề nào là cơ bản, đặc điểm nào là bản chất, cần tập trung đi sâu vào những khía cạnh
nào của vấn đề,
Ví dụ: Khi dạy bài 11, Sinh học 10 - THPT (Ban cơ bán) “ Vận chuyên các chất qua màng sinh chất”, GV có thể định hướng vấn đề học tập như sau: chúng ta đã biết cấu trúc của màng tế bảo, vậy cấu trúc đó phù hợp với chức năng vận chuyên qua màng sinh chất như thế nào? Có những hình thức vận chuyển nào qua màng? Các hình thức vận chuyển đó có gì giống và khác nhau? Chúng ta cùng nhau tìm câu trả lời khi học bài hôm nay
Dùng câu hỏi để hướng dẫn HS quan sát
Trang 14Vị dụ: Khi dạy bài 8, Sinh học 10 — THPT (Ban cơ bản) “ Tế bảo nhân
thực”, GV có thê sử dụng câu hỏi để hướng dẫn HS quan sát
+ Quan sat hình 8.la, liệt kê các bào quan của té bao động vật từ ngoài vào trong?
+ Quan sát hình 8.1, cho biết vị trí của lưới nội chất hạt và lưới nội chất
trơn? Chúng có thông thương với nhau không?
+ Quan sát hình 8.2, cho biết con đường đi của các chất trong tế bào? Dùng câu hỏi để phát triển kĩ năng tư duy
Trong dạy học, ngoài hướng tới mục tiêu về mặt kiến thức cần phải hướng tới mục tiêu về mặt tư duy Đó là việc rèn luyện cho người học kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu trượng hóa
Ví dụ:
+ Vì sao trong tế bào chất ribôxôm phân bố chủ yếu trên lưới nội chất và tập trung nhiều nhất ở miền gần nhân? (khả năng suy luận)
+ Vì sao lục lạp là bộ máy quang hợp của tế bào? (khả năng tổng hợp) + So sánh điện tích màng trong và màng ngoài ty thể? Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?
Dùng câu hỏi để tổ chức cho HS tự lực nghiên cứu SGK
Dùng câu hỏi để tổ chức hoạt động nghiên cứu SGK của HS không chỉ
rèn luyện cho các em biết cách đọc sách mà còn rèn luyện cho các em kĩ
năng, kĩ xảo khi đọc sách và tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho phương pháp
tự học, chủ động lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực học tập của HS Các câu hỏi này được xây dựng dựa trên nền tảng nội dung kiến thức SGK
Trang 15của GV Các câu hỏi này được xây dựng theo một hệ thống logic để từ việc
thực hiện các câu hỏi này HS tự lĩnh hội được kiến thức, tự nghiên cứu Ví dụ:
Quan sát hình 8.2 SGK cho biết chức năng quan trọng của bộ máy Gôngi? Dựa vào SGK hãy cho biết cấu trúc và chức năng của không bào?
1.1.4.3 Sử dụng câu hỏi trong bài lên lớp * Chuẩn bị câu hỏi trong bài soạn
Để phat triển các phương pháp dạy học tích cực, trong khâu soạn bài cần
coi trọng khâu chuẩn bị câu hỏi Tùy đặc điểm trình độ HS, tùy phương pháp được chọn mà quyết định số lượng và chất lượng câu hỏi cho phù hợp
Cần tránh khuynh hướng hình thức, đặt câu hỏi ở những vấn đề dễ hói chứ không phải ở chỗ cần hỏi Cũng cần tránh tùy tiện đặt câu hỏi tức thì tại
lớp mà khơng chuẩn bị Mỗi bài học cần có câu hỏi then chốt nhằm vào mục đích nhận thức xác định, trên cơ sở đó, khi lên lớp sẽ phát triển thêm câu hỏi phụ tùy theo diễn biến của tiết học
Những đặc điểm sau đây cần chú ý về mặt kĩ thuật: - Đặt câu hỏi cho khớp với nội dung chính trong bài
- Cần quan tâm đến trình tự logic của câu hỏi đặc biệt khi áp dụng
phương pháp vấn đáp phát hiện Ở giai đoạn đầu có thể bố trí các câu hỏi kiểm tra sự kiện trước, tiếp đó là những câu hỏi có yêu cầu cao về năng lực nhận thức Như vậy bài học đễ thành công hơn, nhất là khi HS chưa quen với phương pháp dạy học tích cực
Trang 16* Nêu câu hỏi trên lớp
Việc nêu câu hỏi trên lớp phải thu hút được sự chú ý, kích thích được hoạt động chung của cả lớp Sau đó mới chỉ định một HS nào đó trả lời Khi
một HS trá lời cần yêu cầu cả lớp chăm chú nghe, phát biểu ý kiến nhận xét bổ sung
Hiện nay có tình trạng đa số HS rụt rè, nói rất nhỏ không đủ cho các bạn
nghe, biến cuộc đàm thoại giữa thầy với cả lớp thành cuộc đàm thoại giữa thầy với một trò, hạn chế tác dụng của phương pháp vấn đáp
Cần chú ý sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, hãy để một thời gian thích hợp
rồi hãy chỉ định HS trả lời
Cũng cần lưu ý đám bảo cho HS trong lớp được bình đẳng trước cơ hội tiếp nhận câu hỏi và tham gia trả lời các câu hỏi của thầy
* Phản ứng của GV trước câu trả lời của HS
GV phải chăm chú theo đối cau tra lời của HS, nếu cần thì đặt thêm câu hỏi phụ để gợi ý trả lời, tránh vội vàng nơn nóng cắt ngang câu trả lời của HS
khi không cần thiết Phải động viên khuyến khích HS, tránh những lời nói,
hành vi thiếu tôn trọng nhân cách của HS Phải chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của HS cho cả lớp nghe Các nhà sư phạm cho rằng nhận xét của GV về
câu trả lời của HS được như sau thì tốt:
- Tập trung vào năng lực của HS chứ không hướng vào bản tính cá nhân, phê phán có tính xây dựng chứ khơng cơng kích
- Chỉ rõ hướng phấn đấu tiến lên Nếu GV chỉ nhận xét là trả lời sai mà
khơng nói rõ sai ở chỗ nào, sửa chỗ sai ấy như thế nào thì làm sao HS tiến bộ
Trang 17- Tạo ra một khơng khí trong lớp học chấp nhận có thể thiếu sót đê HS không quá sợ khi trả lời, các HS yếu kém khơng mặc cảm về trình độ của
mình
- Khuyến khích, động viên sự cô găng của HS Nếu GV tin ở sự cố gắng của HS thì các em thêm nỗ lực phấn đấu không nản chí
- GV nên trân trọng mỗi tiến bộ nhỏ của HS tuy nhiên không nên lạm dụng quá lời khen
1.2 Cơ sở thực tiễn
Để xác định được thực trạng của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi
trong dạy học chúng tôi đã điều tra kĩ năng xây dựng và sử đụng câu hỏi của
GV dạy Sinh học tại một số trường THPT
* Nội dung điều tra
- Phương pháp dạy học của GV - Kĩ năng xây dựng câu hỏi cua GV - Ki nang str dung cau hoi cua GV
- Những khó khăn khi xây dựng va su dụng câu hỏi * Đối tượng điều tra
Điều tra một số giáo viên ở một số trường THPT ở Tuyên Quang ( trường
THPT Tân Trào, THPT Nguyễn Văn Huyên)
* Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu thăm đò (nội dung phiếu thăm dò xem ở phụ lục) Ngoài ra tơi cịn tiễn hành dự giờ, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số giáo viên
* Kết quả điều tra
Trang 18
sử dụng phương pháp trực quan tuy nhiên số câu hỏi đặt ra ít chủ yếu tập
trung vào các chủ đề lớn của bai học Một số GV có thể tìm tịi câu hỏi phát
huy tính tích cực sáng tạo của HS nhưng chưa nhiều, chưa thường xuyên Trong giáo án cũng chưa thể hiện được sự quan tâm đến phản ứng của HS trước mỗi câu hỏi Do đó câu hỏi đưa ra chưa phù hợp với trình độ nhận thức
của HS, chưa thể hiện được logic tìm tòi kiến thức của HS
- Kĩ năng xây dựng câu hỏi của GV: Phần lớn GV chưa có kĩ năng xây dựng câu hỏi, chưa xây dựng câu hỏi theo một quy trình nhất định, chủ yếu đặt câu hỏi một cách ngẫu nhiên và thường tham khảo câu hỏi trong SGK,
sách thiết kế bài giảng
- Kĩ năng sử dụng câu hỏi: Chủ yếu sử dụng câu hỏi vào khâu kiểm tra đánh giá, sử dụng câu hỏi trong khâu dạy bài cịn ít, sử dụng câu hỏi cũng chưa phát huy được tính tích cực của HS, chủ yếu yêu cầu HS liệt kê kiến thức, chưa khai thác câu hỏi ở mức độ tư duy khác nhau, chưa định hướng sử dụng câu hỏi vào việc định hướng các vấn đề học tập hướng dẫn HS quan sát, tô chức cho HS tự nghiên cứư SGK
- Khó khăn trong quá trình xây dựng và sử dụng câu hỏi: Đa số các GV
đều trả lời là chưa có lí thuyết về xây dựng và sử dụng câu hỏi, nên số câu hỏi
xây dựng chưa nhiều, câu hỏi ở mức độ tư duy cao cịn ít, chủ yếu tập trung câu hỏi ở 2 mức hiểu, biết Câu hỏi đôi khi cịn tối nghĩa, khơng rõ ràng, câu hỏi dễ quá hoặc khó quá
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan:
Trang 19+ Nhiều GV cho rằng chỉ nên đặt câu hỏi cho HS giỏi, còn HS bình thường thì hỏi chỉ làm mất thời gian
- Nguyên nhân khách quan:
+ Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức của mỗi bài học với thời gian
của mỗi tiết dạy
+ Tâm lí của HS coi Sinh học là môn phụ nên không hứng thú và lười
học, lười suy nghĩ Mặt khác, HS đã quen học thuộc nội dung mà chưa chú ý
phân tích nội dung, chứng minh bản chất nội dung
Trang 20Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI DE DAY HOC
CHUONG II - CÁU TRÚC TẺ BÀO, SINH HỌC 10 —- THPT (BAN CƠ BẢN)
2.1 Phân tích nội dung
2.1.1 Khái quát nội dung phần Sinh học tế bào
Nội dung phần II: Sinh học tế bào đi sâu vào trình bày cấu tạo của tế
bào (thành phần hoá học, cấu trúc, các bào quan và các hoạt động sống của tế
bào, trao đổi chất và năng lượng trong tế bảo, các hình thức phân bào) Tồn bộ nội dung nói trên được trình bày trong 4 chương:
Chương I: Thành phần hoá học của tế bào
Chương này chủ yếu nói đến cấu trúc và chức năng của thành phần hoá
học của tế bào Tế bào được cấu tạo từ rất nhiều thành phần trong đó chia ra
làm hai nhóm chính là: Các hợp chất vô cơ (muối, các iôn, H;0) và các hợp
chất hữu cơ (gluxit, lipit, prôtêïn, axit nuclêic)
Chương II: Cấu trúc tế bào
Nội dung chương này là trình bày khái quát về tế bào (tế bào nhân
chuẩn, tế bào nhân sơ) Sau đó đi sâu vào tế bào nhân chuẩn: Màng sinh chất,
tế bào chất và bào quan, nhân và sự vận chuyên các chất qua màng tế bảo
Chương III: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
Đây là hoạt động sống cơ bản của tế bảo — dấu hiệu đặc trưng của sự
Trang 21Chương IV: Phân bào
Cơ thể sinh trưởng và phát triển được là nhờ các quá trình phân bào của
tế bào Phân bào gồm hai hình thức trực phân (khơng có tơ vơ sắc) và giảm
phân (có tơ vô sắc) bao gồm nguyên phân và giảm phân, hình thức phân bào chủ yếu của tế bào nhân chuẩn Nhờ nguyên phân mà số lượng tế bào tăng lên
qua các thế hệ tế bảo Đồng thời vẫn duy trì ổn định được bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội (2n) của loài Giảm phân tạo ra các giao tử đơn bội (n) tham gia
vào quá trình thụ tinh Thụ tính phục hồi bộ NST 2n của lồi thơng qua sự kết
hợp của hai giao tử đực và cái
2.1.2 Phân tích nội dung chương II a VỊ trí của chương
Đây là chương thứ hai của phần Sinh học tế bào, được sắp xếp sau chương I— Thành phần hoá học của tế bảo
Kiến thức chương II liên quan mật thiết với kiến thức chương I Sau khi HS đã biết được các thành phần tham gia vào cấu tạo tế bào và chức năng của từng phần đó, thì sang chương II các em sẽ rõ hơn chức năng của chúng trong việc cấu trúc nên từng thành phần của tế bào, các bào quan Các thành phần
đó liên hệ với nhau như thế nào Đồng thời kiến thức chương II đặc biệt các bài 8, 9, 10, 11 còn là kiến thức cơ sở để HS tiếp thu kiến thức chương III,
IV
b Logic chương
Nội dung của chương và các bài của chương được bố trí theo một logic
chặt chẽ khoa học
Bài đầu tiên của chương là bài 7: Tế bào nhân sơ Qua bài này HS sẽ
Trang 22
phân chia tế bào thành tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; dé thấy rõ sự khác nhau đó, thì lần lượt đi sâu nghiên cứu cấu trúc cụ thể tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực
Các bài tiếp theo của chương đi sâu vào cấu trúc tế bào nhân chuẩn
Cụ thể chương II gồm 6 bài, 5 bài lí thuyết và 1 bài thực hành
Bài 7: Tế bào nhân sơ
Bài 8: Tế bào nhân thực
Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Bài 11: Vận chuyên các chất qua màng sinh chất 2.1.3 Phân tích nội dung các bài trong chương
Bài 7 Tế bào nhân sơ
Đây là bài đầu tiên của chương II — Câu trúc tế bào — phần hai: Sinh học
tế bào, là bài rất quan trọng, cần dạy tốt để làm cơ sở học bài sau GV giúp
HS hiểu thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực; hiểu được tế bảo nhân sơ có đặc điểm và cấu trúc như thế nào
để so sánh các bài tiếp theo của chương
Đề nghiên cứu về tế bào nhân so, trudc hét phai nắm các đặc điểm
chung của tế bào nhân sơ GV cần lưu ý HS hiểu tại sao tế bào lại cần có kích thước nhỏ Cấu tạo của tế bào nhân sơ, GV cần lưu ý giúp HS nắm đựơc tế bào nhân sơ có câu tạo đơn gián thê hiện ở đặc điểm Trong tế bào chất khơng có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang nhỏ Tế bào khơng có các bào quan bao bọc mà chỉ có ribơxơm với kích thước nhỏ
Trang 23loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mà không làm tôn
thương đến tế bào người
Bài 8 Tế bào nhân thực
Đây là bài thứ hai của chương, nhưng là bài có kiến thức khác so với bài đầu tiên của chương Sau khi học xong bài này một phần sẽ giúp HS so sánh
được điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
GV có thê giải thích cho HS hiểu tại sao lại gọi là tế bào nhân thực Tế
bào nhân thực là tế bào có vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân Trong bài này GV không nên chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, mà nên tập trung vào rèn luyện kĩ năng cho HS Về nội dung kiến thức HS có thể tự đọc SGK GV có thể giới thiệu sơ qua về đặc điểm, chức năng của:
Nhân tế bào, hệ thống lưới nội chất, ribôxôm và bộ máy gôngi GV cần chú ý
tạo ra các hoạt động về thí nghiệm chuyên nhân Để HS thấy duoc bang cach nào đó mà các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò của nhân tế bảo
Bài 9 Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Là bài tiếp theo của bài 8 Tế bào nhân thực Nhằm giới thiệu tiếp cấu
trúc, chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực đó là: Ti thé,
lục lạp, không bào lizôxôm Là bài khá đơn giản GV cần tổ chức các hoạt
động rèn kĩ năng cho HS hơn là việc nhắc lại kiến thức SGK
Cần cho HS nắm được cấu trúc của T¡ thể và Lục lạp đó là hai lớp
màng bên trong chứa ADN và Ribôxôm
Trang 24SGK không giới thiệu tất cả các bào quan còn lại của tế bào nhân thực,
mà chỉ giới thiệu thêm hai loại bảo quan là Không bào và Libôxôm
Không bảo là bào quan rất quan trọng đối với thực vật Một số tế bào
động vật cũng có Khơng bào làm nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn gọi là Không bào tiêu hoá hay làm nhiệm vụ bơm nước ra khỏi tế bào như Không bào co bóp
Lizơxơm là bào quan rất quan trọng ở các tế bào động vật (ở tế bào thực
vật một bào quan làm nhiệm vụ tương tự như Lizôxôm được gọi là
Peroxixôm) _ Khi tế bào bj ton thương không thể phục hồi được thì Liơxơm
tự vỡ và giải phóng các enzim phân huỷ luôn tế bảo, hoặc khi tế bào bạch cầu của người bắt giữ vi khuẩn lây bệnh bằng con đường thực bào thì sau đó Lizơxơm giải phóng enzim phân huỷ tế bào vi khuẩn
Bài 10 Tế bào nhân thực (tiếp theo)
Là bài tiếp theo của bài 9 Tế bào nhân thực Bài 10 sẽ hoàn thiện kiến
thức cơ bán về tế bào nhân thực
Đây cũng là một bài quan trọng, giúp HS có cái nhìn hồn chỉnh về toàn bộ cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân
thực
Trọng tâm chính của bài là màng sinh chất Các bộ phận như khung xương tế bào và thành tế bào chỉ cần giới thiệu sơ qua
Khung xương tế bào chỉ có ở tế bào nhân thực Cấu trúc này có thể vi như 1 hệ thống khung giàn giáo được tạo thành từ vi ống, vi sợi và sợi trung gian
Trang 25tổng hợp được bao gói trong túi tiết rồi vận chuyên vào vi ống Các Vi ống và Vi sợi cũng như sợi trung gian còn giúp tế bào di chuyển và qua đó tế bào có thể tự mình di chuyển hoặc thay đổi hình dạng Khung xương tế bào khơng
vững chắc mà có thể dễ dàng thay đổi làm biến đổi hình đạng tế bao
Cấu trúc màng sinh chất , cần làm cho HS hiểu rõ màng sinh chất có cấu trúc khám động như thế nào?
Màng sinh chất của tất cả các loại tế bào cũng như màng của các bào quan đều được câu tạo từ thành phần chính là Photpholipit hai lớp và các loại protéin
Cần chú ý là: Phân tử Photpholipit có một đầu có một nhóm phơtphát ưa nước và một đầu có axit béo kị nước Vì thế hai lớp phôtpholipit trong màng
luôn quay hai đuôi kị nước vào nhau và hai đầu ưa nước ra ngoài để tiếp xúc với môi trường nước
Prétéin cua mang sinh chất gồm hai loại Prôtêin xuyên màng và Prôtêin bề mặt Prôtêin xuyên màng là loại xuyên suốt 2 lớp phôtpholipit của mang
sinh chat, con Protéin bề mặt là Prôtê¡n chỉ bám bề mặt màng sinh chất Các
protéin có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbôhiđrat và lipit để thực
hiện các chức năng khác nhau Chức năng của màng sinh chất phụ thuộc
nhiều vào thành phần hố học của nó, đặc biệt là các loại Prôtêin của màng
sinh chất Các Prơtêin của màng có thể thực hiện các chức năng vận chuyển
các chất, thụ thể thu nhận thông tin, các dấu chuẩn để nhận biết ra nhau, các
Prôtê¡n làm nhiệm vụ ghép nối tế bào thành mô, các enzim
Trang 26
chất có tính bán thấm hay có tính thấm chọn lọc Nhờ có tính bán thấm nên màng sinh chất bảo vệ được tế bào khỏi sự tác động của các chất độc hại
Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng
Là bài cuối của chương II — Cấu trúc tế bào, để chuyên qua bai 12 thực
hành Là bài rất quan trọng và kiến thức của bài còn dùng nhiều ở bài sau,
thậm trí ở các lớp sau
Tế bào có tiến hành trao đổi chất và năng lượng thì mới ton tại và sinh
trưởng được Việc trao đổi này đều phải thực hiện qua màng sinh chất Vì thế,
HS cần nắm chắc cấu trúc của màng sinh chất cũng như phương thức vận chuyên qua màng sinh chất
Về phương thức vận chuyển thụ động: Cần cho HS hiểu rõ khái niệm khuyếch tán là hiện tượng các chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp Sự di chuyên này có được là do sự di chuyền ngẫu nhiên của
các phân tử Tốc độ khuyếch tán phụ thuộc nhiều các yếu tố: Nhiệt độ môi trường, nồng độ các chất nhiệt độ càng cao, sự chênh lệch về nồng độ các
chất càng cao thì sự khuyếch tán xảy ra càng nhanh Tuy nhiên trong tế bào,
nhiệt độ là đồng nhiệt nên không phải là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ
khuyếch tán
Khái niệm thâm thấu dùng để chỉ sự khuyếch tán của nước qua màng tới nơi có nồng độ phân tử nước tự do cao đến nơi có nồng độ nước tự đo thấp
Sự khuyếch tán của chất qua màng sinh chất có thể thực hiện dưới dạng: — Khuyéch tan trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép
Trang 27Về phương thức vận chuyển chủ động: Cần cho HS thấy vận chuyên thụ
động tiêu tốn năng lượng Do đó cái giá mà tế bào phải trả để có thể đưa vào
tế bào những chất cần thiết hoặc chất độc hại ra bên ngoài
Vận chuyên chủ động cần tiêu tốn nhiều ATP, vì vậy tế bào cần vận
chuyên các chất bằng phương pháp vận chuyên chủ động tăng cường hô hấp
tế bảo
Về hình thức xuất bào và nhập bào cần cho HS hiểu xuất bào, nhập bào
thực chất không phải là vận chuyển thụ động và chủ động Mà đây là cách đưa thức ăn cũng như các chất thải ra vào tế bào bằng cách biến động màng sinh chat
2.2 Kết quả câu hói xây dựng được
Trên cơ sở nghiên cứu về lí luận của việc xây dựng câu hỏi,đặc biệt là
quy trình xây dựng câu hỏi chúng tôi đã xây được 169 câu hỏi sắp xếp theo từng mục trong từng bài làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và GV phô thơng trong q trình tổ chức hoạt động dạy học Chương II - Cấu trúc tế
bào, Sinh học 10 THPT (Ban co ban)
Tén bai Muc trong bai Câu hỏi xây dựng được
Bài 7: Tế 1 Học thuyết tế bào hiện đại cho biết điều
bào nhân sơ gì?
2 Tế bào được sinh ra bằng cách nào?
3 Đơn vị nào cấu tạo nên cơ thê sinh vật? 4 Tại sao tế bảo lại được coi là đơn vị cơ
bản của thế giới sống?
5 Thế giới sống được cấu tạo từ những
Trang 28
loại tÊ bảo nào? Căn cứ vào đâu người ta
chia thành các loại tế bào đó?
6 Hãy nêu thành phần cấu tạo chủ yếu của
tế bào?
I Đặc điểm
chung của tế bào
nhân sơ
1 Em có nhận xét gì về cầu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
2 Hãy trình bày điểm nỗi bật của tế bào?
3 Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ?
4 Tại sao tế bào nhân sơ có khả năng sinh sản rất nhanh?
5 Theo em củ khoai tây to và củ khoai tây nhỏ thì củ nào có nhiều vỏ hơn? So sánh tỉ
lệ S/V của tế bảo nhỏ và tế bào lớn?
6 Tại sao khi lạnh chúng ta thường nằm co người lại?
7 Khả năng phân chia của tế bào nhân sơ được ứng dụng như thế nào?
8 Thành phần nào cấu tạo nên thế giới
sống?
9 Kích thước của sinh vật có liên quan đến sự tiến hoá của chúng không?
10 Quan sát hình 7.1, hãy cho biết quan
Trang 29sát các câp độ sơng cân kính hiên vi nào?
II Câu tạo tê bào
nhân sơ
1 Quan sát hình 7.2, hãy liệt kê cấu trúc tế
bao nhân sơ từ ngoài vào trong?
2 Hãy nêu thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ?
3 Nêu vị trí và đặc điểm cấu tạo thành tế
bào?
4 Tiêu chí nào để phân loại vi khuẩn Gr`
va Gr?
5 Nêu ứng dụng sự phân biệt vi khudn Gr* va Gr?
6 Tai sao cung mot loai vi khuẩn nhưng lại sử dụng thuốc kháng sinh khác nhau?
7 Nêu ý nghĩa của việc phân loại thành vi
khuẩn Gr’ va Gr?
§ Tế bào nhân sơ ở phía ngồi thành tế
bào cịn có thêm thành phần nào? Nó có
Vai trị gì?
9 Vai trò của màng nhày đối với vi khuẩn?
10 Nêu cấu tạo màng sinh chất ở tế bào nhân sơ?
11 Màng sinh chất ở các tế bào khác nhau
Trang 30
2 Tế bào chất
3 Vùng nhân
khác nhau như thê nào? Từ câu tạo hãy suy ra chức năng của màng sinh chất?
12 Quan sát hình 7.2, và cho biết roi xuất phát từ đâu?
13 Trình bày chức năng của lông và roi? 14 Quan sát hình 7.2, so sánh lông và roi
về hình thái và số lượng ?
15 TẾ bào chất nằm ở vị trí nào trong tế bào?
16 Ở tế bào nhân sơ tế bào chất có thành phần nảo là chủ yếu?
17 Nêu điểm khác biệt cơ bản của tế bào
chất ở tế bào nhân sơ so với tế bào nhân
thực?
18 Nêu cấu tạo và chức năng của Ribôxôm trong tế bào chất ở vi khuẩn?
19 Tại sao vật chất di truyền ở vi khuẩn lại được gọi là vùng nhân?
20 Tại sao lại gọi là tế bào nhân sơ?
21 Tại sao plasmis không phải là vật chất đi truyền tối cần thiết cho tế bào nhân sơ?
1 Trình bày điểm khác nhau cơ bản của tế
bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Trang 31Bài 8: Tế
bào nhân
thực
2 Hãy nêu đặc điêm chung của tê bào
nhân thực?
3 Quan sát hình 8.la, liệt kê các bào quan
của tế bào động vật từ ngoài vào trong?
4 Quan sát hình 8.Ib, liệt kê các bào quan
của tế bào thực vật từ ngoài vào trong? 5 So sánh thành phần cấu tạo của tế bào
thực vật và tế bào động vật?
6 Bào quan nào đặc trưng cho tế bào thực
vật?
7 Hình dạng của tế bào thực vật và động vật khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó?
I Nhân tê bào
1 Quan sát hình 8.1 va SGK cho biết VỊ tri
hình dạng và kích thước của nhân?
2 Trình bày đặc điểm cấu tạo của nhân?
3 Màng nhân có điểm gì đặc biệt? Điều
đó có ý nghĩa gì?
4 Lỗ màng nhân hình thành khi nào?
5 Dựa vào cấu tạo em hãy dự đoán chức
năng của nhân?
6 Qua kết quả thí nghiệm em hãy cho biết chức năng của nhân tế bào?
Trang 32
7 Hãy cho biệt những con êch con mang
đặc điểm của lồi nào? Thí nghiệm này
chứng minh được gì về nhân tế bào?
8 Tại sao nhân con lại mất đi khi tế bào phân chia sau đó lại xuất hiện trở lại?
9 So sánh vật chất di truyền giữa tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực?
II Lưới nội chât
1 Quan sát hình 8.1, cho biết có may loai lưới nội chất và chức năng của nó là gì?
2 Nêu điểm khác nhau giữa lưới nội chất
hạt và lưới nội chất trơn?
3 Trinh bay vi tri, cấu tạo của lưới nội chất hạt?
4 Trình bay vi tri, cau tạo của lưới nội chất trơn?
5 Quan sát hình 8.1, cho biết vị trí của
lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn?
Chúng có thông thương với nhau không? 6 Ngồi vai trị tổng hợp prôtêin lưới nội chất trơn cịn có thêm vai trị gì nữa?
7 Chức năng của lưới nội chất hạt?
8 Tế bảo nào có hệ thống mạng lưới nội
chất trơn phát triển?
Trang 33
9 Tê bào nào có hệ thông mạng lưới nội
chất hạt phát triển?
II Ribôxôm
I Thành phần nào tham gia cấu tạo ribôxôm?
2 Ribôxôm cấu tạo từ mấy tiểu phần?
Chúng liên kết với nhau như thế nào?
3 Ribơxơm có chức năng gì?
4 Hãy trình bày cấu tạo và chức năng của ribôxôm?
5 Quan sát hình 8.1, cho biết vi trí và số lượng của ribôxôm?
IV Bộ máy Gông!
1 Trình bày đặc điểm cấu tạo phức hệ
Gông!?
2 Cấu tạo bộ máy Gơngi có gì đặc biệt?
3 Điểm khác biệt cơ bản của phức hệ
Gông! và lưới nội chất về cấu tạo và chức
năng?
4 Quan sát hình 8.2 và SGK cho biết chức
năng quan trọng của bộ máy Gông!?
5 Quan sát hình 8.2, cho biết con đường đi của các chất trong tế bào?
Trang 34
6 Bộ phận nào tham gia vận chuyên prôtêin ra khỏi tế bào?
7 Các bào quan trong tế bào có mối liên
hệ với nhau như thế nào?
§ Khi uống rượu thì tế bào nào trong cơ
thể làm việc đề cơ thể khỏi bị độc?
Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo) V Ti thé
1 Trinh bay cau tao cia Ti thé?
2 So sánh diện tích màng trong và màng ngoài Tỉ thể? Sự khác nhau đó có ý nghĩa
gì?
3 Chất nền T¡ thể gồm những thành phần nào?
4 Từ cấu tạo hãy dự đoán chức năng của
Ti thé?
5 Tại sao lai vi Ti thé nhu một nhà may
điện cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào?
6 Enzim hơ hấp có vai trị gì?
7 T¡ thể có khả năng tự tổng hợp chất cho cơ thể mình khơng?
§ Vì sao số lượng Ti thể ở các tế bào khác nhau là khác nhau?
9 Ở tế bào già và tế bào còn non loại tế
Trang 35
bào nào chứa nhiêu Ti thé hơn? Vì sao?
10 Tế bào hồng cầu khơng có Ti thể có
phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? VI Lục lạp
1 Bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật
mà khơng có ở tế bào động vật?
2 Lục lạp thường nằm ở vị trí nào trong tế bào?
3 Màng tế bảo Lục lạp cấu tạo như thế nào?
4 Điểm khác biệt cơ bản giữa màng tế bào
Luc lap va mang Ti thé?
5 Trình bày cấu tao trong của Lục lap? 6 Trình bày đặc điểm cấu tạo của màng tilacoit?
7 Vai tro cua luc lap đối với đời sống thực vật?
8 Diệp lục và enzim quang hợp có vai trị gì đối với quang hợp?
9 Vì sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan gì đến chức năng quang hợp không?
Trang 36
sâm hơn mặt dưới của lá?
11 Trình bày số lượng,hình dạng, kích
thước của Lục lạp?
12 Lục lạp thường có ở đâu trong tế bào? 13 Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất cho mình khơng?
14 Vì sao Lục lạp là bộ máy quang hợp
của tế bào? VIL Mét số bao quan khac 1 Khéng bao
1 Quan sat hinh 8.1 va SGK hay mô tả cấu trúc và chức năng của Không bào? 2 So sánh Không bào ở tế bào động vật và
tế bào thực vật về chức năng?
3 Tế bào động vật có Khơng bào khơng?
Nếu có thì thường nằm ở đâu?
4 Vì sao ở tế bào cịn non có nhiều Khơng bào?
5 Tại sao Không bào phô biến ở thực vật
mà ở động vật lại rất ít hoặc khơng có?
6 Khơng bào có nguồn gốc từ đâu?
1 Mo tả câu trúc và chức năng cua
Lizôxôm?
Trang 372 Lizôxôm
2 Điêu gì sẽ xảy ra nêu Lizôxôm của tê
bào bị vỡ ra?
3 Tại sao các enzim thuỷ phân có trong lizôxôm lại không phân huỷ Lizôxôm? 4 Tại sao lại ví Lizơxơm như phân xưởng
tái chế rác thải của tế bảo?
5 Nguồn gốc của Lizôxôm từ đâu?
6 Tế bào cơ, tế bảo bạch cầu, tế bào thần
kinh loại tế bào nào có nhiều Lizôxxôm
nhất?
VIHI Khung
Bài 10: Tế xương tế bào 1 Cấu tạo và chức năng của Khung xương
bào nhân tế bào?
thực 2 Quan sát hình 10.1 và SGK cho biết vị
(tiếp theo) trí, cầu tạo của vi Ống, vi sợi?
3 Điều gì sẽ xảy ra nếu không có Khung xương tế bào?
IX Mang sinh
Trang 38
chât? Chúng được phân bô như thê nào trong màng?
2 Màng sinh chất ở tế bào động vật và
người cịn có thêm thành phần nào nữa? Nó có chức năng gì?
3 Nêu thành phần hoá học của màng sinh chất?
4 Thế nảo là cấu trúc khảm?
5 Thế nào là cấu trúc động?
6 Tại sao màng sinh chất được gọi là mơ
hình khảm động?
7 Độ linh động của màng sinh chất phụ
thuộc vào yếu tố nào? Tại sao mảng sinh chất có độ linh động hay tính mềm đẻo?
8 Dựa vào cấu trúc em hãy dự đoán chức năng cuả màng sinh chất?
9 Tại sao khi ghép mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể
người nhận lại có thể nhận biết các cơ
quan lạ?
10 Tại sao nói màng sinh chất có tính bán
thấm?
X Các câu trúc
bên ngoài màng 1 Thành tế bào thực vật khác thành tế bào
Trang 39sinh chât vi khuân như thê nào?
2 Thành tế bào thường có ở tế bào nào?
3 Phân biệt thành tế bảo thực vật, nam, vi
khuẩn về cấu tạo?
4 Từ cấu tạo hãy suy ra chức năng của
thành tế bảo?
4 Thành phần hoá học của chất nền ngoại bào?
5 Chất nền ngoại bào thường nằm ở đâu? 6 Chức năng của chất nền ngoại bào là gì? 7 Các tế bào liên kết với nhau như thế nào?
8 Tại sao thân cây thì cứng còn bề mặt da
động vật lại mềm?
Bài 11: Vận chuyên các
I Van chuyén thu
động
1 Hãy nhắc lại chức năng của màng sinh
chất qua chất?
màng sinh 2 Có những phương thức nào vận chuyên
chất các chất qua màng?
1 Vận chuyền thụ động là gì?
2 Khi mở một lọ nước hoa em thấy có hiện tượng gì? Tại sao lại có những hiện
Trang 40
3 Nhỏ một giọt mực tím vào cơc nước đê
các em quan sát Hiện tượng này là hiện tượng khuyếch tán, vậy khuyéch tán là gì?
4 Khuyếch tán là gì? Tốc độ khuyếch tán
phụ thuộc vào yếu tô nào?
5 Thẩm thấu là gi?
6 Các chất được vận chuyển qua màng sinh chất dựa vào nguyên lí nào?
7 Các chất hoà tan và nước vận chuyên theo nguyên lí nào?
§ Các chất khuyếch tán qua màng sinh chất bằng cách nào?
9 Cac chat khuyéch tan qua màng sinh
chat phu thudc vao yéu t6 nao?
10 Cac chat duge van chuyén qua mang sinh chất theo những con đường nào?
11 Nếu tế bào là một hằng số thì có nhận
xét gì về mối tương quan giữa môi trường trong và môi trường ngồi tế bào? Có những loại môi trường nào?
12 Thế nào là môi trường ưu trương?
Trong môi trường này các chất di chuyên như thế nào?
13 Thế nào là môi trường đẳng trương? Trong môi trường này các chất di chuyên