Đặc biệt, môn giáo dục công dân ở lớp 12 chủ yếu giúp học sinh hiểu về pháp luật, sống theo pháp luật, biết được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực của đời số
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Trường Trung Học Phổ Thông Đông Sơn 1
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1
Người thực hiện: Th.s Trần Thị Hồng Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Tổ Sử - Địa – GDCD Trường THPT Đông sơn 1
Thanh Hoá, Năm học 2011 - 2012
Trang 2I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bộ môn giáo dục công dân ở trường THPT có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng Đó là một trong những môn học góp phần tạo nên nội dung dạy học, giáo dục trên toàn diện Việc hình thành và giáo dục thường xuyên phương pháp luận khoa học, đạo đức và pháp luật cho học sinh do tất cả các môn học, các hình thức, giáo dục của nhà trường thực hiện Song, chỉ có môn giáo dục công dân mới có thể giáo dục trực tiếp cho học sinh những tri thức theo một hệ thống xác định, toàn diện Đặc biệt, môn giáo dục công dân ở lớp 12 chủ yếu giúp học sinh hiểu về pháp luật, sống theo pháp luật, biết được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, kiến thức môn giáo dục công dân ở lớp 12 tương đối khô khan, nhiều khái niệm, khó học, khó nhớ
Mặt khác, thực tế dạy học môn giáo dục công dân hiện nay cho thấy, phương pháp dạy học chủ yếu là lối truyền thụ một chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học Với phương pháp dạy học như vậy, sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ môn học và làm giảm sút vị trí của môn học
Từ những yêu cầu và thực trạng trên đã thôi thúc tôi cần phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh, và đó
cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Những phương pháp tạo hứng thú trong
dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1”.
Trang 3II NỘI DUNG.
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP
1.1 Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là gì?
Hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem tới cho học sinh trong quá trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích Tạo hứng thú trong học tập là tập hợp nhiều phương pháp nhằm tạo ra sự hưng phấn trong tư duy, trong nhận thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
1.2 Đặc điểm của phương pháp tạo hứng thú trong học tập.
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp trong đó giáo viên dẫn dắt, tạo được sự hứng khởi ở người học, có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có những nét cơ bản là tạo cho người học tự tìm tòi khoa học mà trong đó tư duy, độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạy học
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có yêu cầu cao đối với người dạy
và người học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu
- Phương pháp tạo hứng thú trong học tập có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bài học ở những mức độ khác nhau
1.3 Một số phương pháp tạo hứng thú trong học tập.
Tạo hứng thú trong học tập là một hệ thống các phương pháp nhằm tạo
sự hưng phấn, phấn khích trong tư duy để từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo trong học tập của học sinh Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi không thể nêu lên tất cả các phương pháp, mà chỉ nêu một số phương pháp đặc trưng nhất, phù hợp nhất với giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 12, đó là các phương pháp sau:
- Sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động
- Kể những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống
- Phương pháp xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm
Trang 41.4 Vị trí, vai trò của phương pháp tạo hứng thú trong học tập trong dạy học giáo dục công dân lớp 12.
- Vị trí và nhiệm vụ của môn giáo dục công dân lớp 12
+ Vị trí: Cùng với môn học khác, môn giáo dục công dân lớp 12 góp phần đào tạo ra những con người lao động mới, có tri thức khoa học, có đạo đức,
có năng lực hoạt động thực tiễn, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với gia đình và với chính bản thân mình Môn giáo dục công dân lớp 12 góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh
+ Nhiệm vụ: Môn giáo dục công dân lớp 12 có nhiệm vụ giáo dục trực tiếp cho học sinh kiến thúc về pháp luật một cách tương đối có hệ thống, toàn diện, giúp học sinh hiểu rõ bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước và nhân loại; hiểu rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 12 ở trường THPT
Quá trình dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản diễn ra theo quy luật nhận thức là: “
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” ( V.I Lênin, toàn tập, tập 29 trang 152 – 153)
Đối với học sinh lớp 12 bậc PTTH ở vào lứa tuổi 17, 18 các em đã tương đối trưởng thành về mặt nhận thức Đặc điểm tâm sinh lý của các em
là thích những gì mới có liên hệ thực tế, kiến thức được tiếp thu phải mang đầy màu sắc và có tính lung linh ước mơ Bên cạnh đó, hoạt động lại phải tạo được môi trường để các em tự khẳng định mình Đặc trưng nổi bật của các
em là: yếu tố về niềm tin, ý thức về đạo đức không chỉ thể hiện ở khối lượng kiến thức được truyền đạt mà chủ yếu ở tính tích cực độc lập tư duy, thái độ đối với công việc, với những định hướng giá trị tình cảm, những hứng thú học tập của học sinh Vì vậy, đối với học sinh lớp 12 ở trường THPT giáo viên cần phát huy tính tích cực nhận thức, tránh áp đặt trong giáo dục Bởi vì,
Trang 5đối với các em, không dễ gì các em chấp nhận ngay những lời khẳng định của Thầy mà các em thường đặt ra câu hỏi: nó có thật đúng hay không? Nếu đúng thì đúng ở điểm nào? Vì ngoài học ở trường ra, các em đã có sự nhận thức trong cuộc sống thực tế xung quanh mình Nếu giáo viên buộc học sinh chấp nhận ngay những điều mà mình giáo dục qua nội dung bài giảng thì tức là bắt học sinh tiếp thu một cách thụ động, giờ học sẽ tẻ nhạt, khô cứng, không gây được hứng thú cho học sinh
- Vai trò của phương pháp tạo hứng thú trong việc dạy học môn giáo dục công dân lớp 12
Tạo hứng thú trong học tập sẽ giúp người học tham gia vào các hoạt động học tập ở mức độ cao Người học không học thụ động, chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà học tập tích cực bằng hành động của chính mình
Những trí thức trong môn giáo dục công dân lớp 12 chủ yếu là những nội dung cơ bản của pháp luật nên rất khô khan, khó nhớ, khó dung nạp Vì vậy, tạo hứng thú trong học tập sẽ giúp học sinh đỡ mệt mỏi, nhàm chán, học sinh sẽ phấn khởi tham gia vào hoạt động như là một quá trình tự học, tự đào tạo
Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa mức độ lưu giữ thông tin của học sinh với các phương pháp dạy học như sau:
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa mức độ lưu giữ thông tin của học sinh đối với các phương
pháp dạy học:
Xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm 90%
Nguồn: Theo nghiên cứu được tiến hành tại phòng đào tạo quốc gia (54-129)
Trang 6Như vậy: Những phương pháp như thực hành bằng cách làm thực tế, đặc biệt là phương pháp để học sinh tự xử lý tình huống sẽ rất có hiệu quả với sự lưu trữ thông tin của học sinh
Tạo hứng thú trong học tập môn giáo dục công dân lớp 12 sẽ khuyến khích lòng say mê, tính tự giác, chủ động trong học tập của người học, giúp người học phát triển các kỹ năng tư duy và kỹ năng giao tiếp cơ bản, đó cũng
là những kỹ năng cần thiết để người học trở thành người lao động có hiệu quả, có khả năng học suốt đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào
2 THỰC TRẠNG VỀ DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD LỚP 12
2.1 Thực trạng về học tập môn giáo dục công dân lớp 12.
Qua kết quả kiểm tra, thi cử:
Kết quả điểm tổng kết kỳ I năm học 2011 – 2012 của tổng số 247 em học sinh khối 12 đạt được như sau:
Bảng 2.1:
Xếp loại môn GDCD học kỳ I năm học 2011 – 2012 của 6 lớp 12 Xếp loại Tiêu chuẩn phân loại Số lượng học sinh Tỉ lệ %
Qua bảng xếp loại học tập môn giáo dục công dân ở lớp 12 ở Trường THPT Đông Sơn 1 ta thấy:
- Số học sinh đạt loại giỏi trong học tập môn giáo dục công dân rất ít chỉ có 1,2%
- Số học sinh xếp loại trung bình môn giáo dục công dân cò tương đối nhiều, chiếm 36%
- Đặc biệt số học sinh xếp loại yếu, kém trong môn giáo dục công dân vẫn còn, chiếm 2%
- Mức độ hứng thú học tập môn giáo dục công dân
Trang 7Bảng 2.2: Điều tra mức độ hứng thú học tập môn GDCD
Số học HS
được điều
tra
Có thích học môn GDCD Không thích học môn GDCD
Không trả lời
Vì môn
học
bổ ích,
cần
thiết
Vì thầy giảng rất hấp dẫn
Lí do khác
Cộng tỉ lệ (%)
Vì khó học, khó nhớ
Vì thầy giảng không hấp dẫn
Lí do khác
Cộng tỉ lệ (%)
Lớp 12A7:
Lớp 12A8:
Lớp 12A9:
Lớp12A10:
Lớp12A11:
Lớp12A12:
Tổng:247 97 = 39% 150 = 60,7%
Qua kết quả điều tra, chúng ta nhận thấy:
Có 39% học sinh cảm thấy thích học môn giáo dục công dân Trong số này có 22% số học sinh thích học môn GDCD vì lí do giáo viên giảng bài hấp dẫn
Có 60,7% số học sinh không thích học môn GDCD Trong số này có 22/150 = 14,6% cho rằng vì giáo viên giảng bài khong hấp dẫn và có 106/150 = 70% học sinh cho rằng vì môn GDCD lớp 12 khó học, khó nhớ Như vậy: Qua kết quả điều tra thu được và qua trò chuyện, tâm sự với học sinh, tôi nhận thấy:
Trang 8- Đa số học sinh chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong việc học tập môn GDCD, nhiều học sinh cho rằng đó chỉ là môn học phụ, học cũng được, không học cũng được
- Đa số học sinh còn chưa hứng thú trong việc học tập môn GDCD, chiếm 60,7% Thậm chí còn có một số học sinh chán học môn này
- Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng học sinh không thích học môn GDCD là do nội dung môn học khó học, khó nhớ và do thầy giảng bài không hấp dẫn
Do nhận thức chưa đúng vị trí, vai trò của môn GDCD và do giáo viên giảng bài không hấp dẫn lại thêm nội dung môn học khó học, khó nhớ dẫn đến một thực trạng phổ biến là học sinh chưa thích học môn GDCD và do vậy kết quả xếp loại học tập cũng chưa cao Đa số học sinh trường THPT Đông Sơn 1 chỉ xếp loại khá và trung bình, chiếm 96,7% số học sinh
2.2 Thực trạng việc dạy học của giáo viên.
Đi sâu tìm hiểu về các phương pháp dạy học của giáo viên môn GDCD tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế sau:
Thứ nhất: Giáo viên chưa chú ý đến việc tìm hiểu thật kỹ nội dung để
từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp Việc lựa chọn phương pháp tùy tiện, không có cơ sở khoa học, chưa thấm nhuần tư tưởng Phương pháp là hình thức vận động của nội dung việc sử dụng các phương pháp không theo một quy trình chặt chẽ, trên cơ sở khoa học Với nội dung có thể vận dụng Phương pháp dạy học tích cực như trực quan, thảo luận, xử lý tình huống, kết hợp tiểu phẩm nhưng phần lớn giáo viên vẫn chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu
Thứ hai: Giáo viên chuẩn bị bài lên lớp còn sơ sài, chưa đầu tư thời
gian, công sức và tâm huyết vào khâu chuẩn bị này nên việc áp dụng các phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh còn chưa được thường xuyên
Thứ ba: Qua việc dự giờ của một số giáo viên, tôi nhận thấy:
Về cấu trúc của giờ học, đa số giáo viên đều làm theo một khuôn mẫu, một trình tự nhất định ( gọi là các bước lên lớp), ổn định tổ chức ( hỏi xem có
Trang 9em nào vắng mặt không?), kiểm tra bài cũ ( Từ 1 đến 2 em), sau đó thầy giảng bài mới theo trình tự nội dung sách giáo khoa, cuối cùng là củng cố, dặn dò Với phương pháp làm việc như vậy, làm cho học sinh khi bước vào đầu giờ học đã biết thầy làm những gì Đó là điều khô cứng, máy móc, làm cho học sinh thiếu hứng thú trong học tập, vì các em không thấy điều gì mới
lạ, mà những điều mới lạ mới kích thích nhận thức, mới thu hút sự chú ý của các em
Những hạn chế trên đã không tạo ra được sự hứng thú trong học tập, ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của học sinh Và do đó giảm chất lượng học tập bộ môn
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Vì sao chất lượng giáo dục chưa tốt Đó là vì trình độ của giáo viên chưa đủ tốt để dạy tốt Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nhau nữa, nhưng phải thấy cái chủ yếu, cái có tác dụng quyết định nhất vẫn là đội ngũ giáo viên chưa đủ trình độ về mọi mặt: Kiến thức, phương pháp, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình yêu nghê
3 CÁCH THỰC HIỆN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD.
3.1 Sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động.
Bước 1: Chuẩn bị.
- Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và các sách hướng dẫn giảng dạy
- Giáo viên chuẩn bị những hình ảnh trực quan sẽ đưa vào bài học cho phù hợp với nội dung
Để có hình ảnh, giáo viên hãy truy cập mạng Internet sưu tầm hình ảnh trên các trang báo, liên hệ với tòa soạn báo tuổi trẻ, báo an ninh để xin hình ảnh
tư liệu Giáo viên có thể tự chụp những hình ảnh về cuộc sống đời thường
Bước 2: Trình diễn các hình ảnh trực quan.
- Giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật trình diễn
Trang 10Nếu là tranh ảnh minh họa bằng giấy thì đơn giản hơn, nhưng với những hình ảnh sử dụng ở máy tính thì giáo viên nắm chắc khâu kỹ thuật để trình chiếu
- Khi trình diễn các hình ảnh trực quan, giáo viên nên kết hợp với các câu hỏi kèm theo để học sinh vừa quan sát vừa suy nghĩ tìm tòi kiến thức ẩn chứa trong đó
Bước 3: Học sinh xem hình ảnh trực quan và suy nghĩ trả lời:
- Giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định để học sinh cả lớp có thể tiếp cận được với các hình ảnh trực quan
- Khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên hãy tỏ ra hài lòng đối với các câu trả lời của các em và luôn luôn khen ngợi các câu trả lời đúng Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên cười hay có lời khen Nếu câu trả lời bị sai, giáo viên nên nêu ra lý do tại sao lại sai ( mà không vứt bỏ câu trả lời này), sau đó đặt câu hỏi khác để đưa học sinh trở lại đúng hướng
Bước 4: Kết luận
Giáo viên phải biết thu về những hình ảnh trực quan đúng lúc và biết kết luận về những hình ảnh đã đưa ra, thống nhất lại nội dung (chốt lại vấn đề) Đây là giai đoạn cuối rất quan trọng để học sinh căn cứ vào đó điều chỉnh, bổ sung thêm kiến thức mà mình đã suy nghĩ
3.2 Kể những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống.
Bước 1: Chuẩn bị.
- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy
- Giáo viên chuẩn bị sẵn sàng những câu chuyện mà mình sẽ kể
Những câu chuyện minh họa cho bài giảng pháp luật rất nhiều Giáo viên có thể sưu tầm trên mạng, trên sách báo, đặc biệt là báo tuổi trẻ, báo an ninh Những câu chuyện mà giáo viên được chứng kiến trong trường lớp, trong cuộc sống
Bước 2: Giáo viên kể chuyện minh họa cho học sinh nghe.
- Giáo viên có thể đọc một câu chuyện trong báo đã chuẩn bị hoặc tự kể bằng ngôn ngữ của mình
Trang 11Ví dụ:
- Trong bài 2: Thực hiện pháp luật – SGK lớp 12 ở mục: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Giáo viên có thể kể những câu chuyện có thật về hành vi vi phạm hình sự như hành vi xâm phạm tính mạng ( vụ án Lê Văn Luyện); những vi phạm hành chính như những câu chuyện về buôn bán hàng giả; điều khiển giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông
- Trong bài 6, bài 7, bài 8: có rất nhiều câu chuyện, nhiều tình huống đời thật giáo viên có thể kể cho học sinh nghe Đó là những câu chuyện về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bước 3: Kết luận.
Qua những câu chuyện đã kể, giáo viên phải biết cùng học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là những nội dung bài học mà giáo viên cần chuyền tải đến học sinh
3.3 Phương pháp xử lý tình huống kết hợp với tiểu phẩm.
Đây là một phương pháp yêu cầu nhiều thời gian và công sức của giáo viên và học sinh, nhưng nếu chuẩn bị tốt thì hiệu quả của phương pháp này rất cao gây được hứng thú cao độ cho học sinh, vì ở học sinh lớp 12 các em rất thích được trình diễn, được tự khẳng định mình Đây là phương pháp “ sân khấu” hóa giờ học, trong đó học sinh hóa vai vào các nhân vật trong một tình huống cụ thể Tình huống ở đây là một kịch bản nhỏ do giáo viên hoặc chính học sinh soạn sẵn
Bước 1: Chuẩn bị.
- Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án thật tốt Phải nghiên cứu kỹ nội dung để lựa chọn những tình huống có thể xây dựng được một kịch bản nhỏ
Kịch bản này, theo tôi giáo viên nên phác thảo ý tưởng và phần mở đầu, phần còn lại nên để học sinh tự thảo luận trong nhóm và xây dựng tiếp, có như vậy mới phát huy được cao độ óc sáng tạo và tính tự khẳng định mình của học sinh
Ví dụ: