1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều trị hẹp phì đại môn vị

73 679 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp phì đại môn vị (HPĐMV) là một tắc nghẽn đường tiêu hóa gây nên do cơ môn vị dày cản trở sự lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Đây là 1 cấp cứu có trì hoãn khá thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ khoảng từ 1ữ5 / 1000 trẻ sơ sinh sống, tỷ lệ trẻ trai/gái 4-6/1 [6],[25],[65]. Bệnh được mô tả lâm sàng lần đầu tiờn bởi Fabicious Hildanus năm 1627 [37], nhưng tới năm 1887 khi Haral Hirschprung báo cáo thêm 2 trường hợp, mô tả đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng và chính xác tổn thương của bệnh thì mới dẫn chúng ta tới những hiểu biết hiện nay [6]. Nôn ra sữa có khoảng trống là triệu chứng cơ thường gặp và đặc hiệu của bệnh. Nôn thường xảy ra sau khi trẻ sinh ra từ 1 tuần đến 4 tháng tuổi (trung bình từ 3ữ6 tuần) [6],[10]. Nếu không được điều trị sớm thì trẻ sẽ nôn nhiều và dẫn đến tình trạng toan húa mỏu, mất cân bằng điện giải đe dọa đến tính mạng. Chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt. Có thể nói cho tới ngày nay, để chẩn đoán HPĐMV vẫn chủ yếu dựa vào lâm sàng và kết hợp thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khi mà lâm sàng chưa rõ ràng [6]. Chụp dạ dày tá tràng có thuốc cản quang (CDDTTCQ) để chẩn đoán hẹp phì đại môn vị nay đang dần được thay thế bởi kỹ thuật siêu âm (SA) bởi tính ưu việt trội hơn hẳn [40],[91]. Siêu âm ổ bụng thường được chỉ định để phối hợp chẩn đoán sớm trong bệnh lý này. Điều trị HPĐMV nội khoa bảo tồn hay nong môn vị bằng bóng đều có tỷ lệ thành công thấp lại có nhiều biến chứng nên hiện nay ít còn được áp 1 dụng. Phẫu thật mở cơ môn vị ngoài niêm mạc được coi là điều trị chuẩn căn bệnh này, phẫu thuật tương đối đơn giản với mục đích làm giãn môn vị cho thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống tá tràng dễ dàng. Các nghiên cứu cho thấy đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để, kết quả gần và xa đều tốt [18], [32]. Phương pháp mổ tách cơ môn vị bằng nội soi ổ bụng được áp dụng từ năm 1987 (cũng dựa trên nền tảng này) ở một số trung tâm ngoại khoa cũng cho thấy có nhiều ưu điểm hơn là mổ mở [31], [91]. Tại Việt Nam theo Nguyễn Thanh Liêm từ năm 1981 đến năm 1990 Viện Nhi Trung Ương đó cú 93 bệnh nhi được phẫu thuật vì HPĐMV. Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 1/1000 trẻ mới sinh và chủ yếu gặp ở trẻ trai [4],. Các trung tâm ngoại nhi như: BV Viện Nhi TƯ, BV Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, BV Hữu nghị Việt Đức… cũng bước đầu áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nhưng cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào toàn diện về vấn đề này. Mặt khác thực tế cho thấy do biểu hiện của bệnh ban đầu chỉ là nôn rất dễ nhầm với một số bệnh khác hoặc không nghĩ tới khi trẻ đến khám tại y tế tuyến cơ sở không chuyên khoa nên trẻ thường được điều trị không đúng chuyển lên tuyến chuyên khoa có phẫu thuật muộn khi mà đó cú những rối loạn toàn thân do nôn nhiều gây nên. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: - Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng bệnh HPĐMV. - Đánh giá giá trị của siờu âm trong chẩn đoán. - Đánh giá kết quả điều trị tại BV Nhi TƯ. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. VÀI NẫT VỀ LỊCH SỬ Năm 1717: Blair là người đầu tiên mô tả khám nghiệm tử thi của một trường hợp suy dinh dưỡng nặng, phát hiện hẹp phì đại môn vị(HPĐMV) [19]. Năm 1788: Beardsley đã mô tả triệu chứng lâm sàng trường hợp HPĐMV lần đầu tiên [3]. Năm 1887: Hircchsprung báo cáo thêm 2 trường hợp và mô tả chính xác tổn thương giải phẫu bệnh lý. ễng cho rằng đây là bệnh bẩm sinh. Năm 1907: Pierre Fredet giới thiệu kỹ thuật mổ mở cơ môn vị ngoài niêm mạc và sau đó năm 1912 Ramstedt hoàn chỉnh kỹ thuật này. Kỹ thuật ngày nay mang tên hai ông, kỹ thuật Fredet-Ramstedt [62]. Năm 1912: Lewade mô tả kỹ thuật chụp dạ dày có cản quang để chẩn đoán HPĐMV [57]. Năm 1932 Meiwenssen và Sloof mô tả các hình ảnh X-quang trong HPĐMV [37], X-quang trở thành phương pháp cận lâm sàng chính có giá trị chẩn đoán các trường hợp HPĐMV mà triệu chứng lâm sàng không điển hình. Năm 1977: Teele và Smith sử dụng siêu âm trong chẩn đoán HPĐMV [86], kỹ thuật này ngày càng được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh lý này với độ chính xác cao. Năm 1987: kỹ thuật mở cơ môn vị bằng nội soi ổ bụng đã được áp dụng đem lại hiệu quả cao, an toàn và có giá trị thẩm mỹ [21]. 3 Tại Việt Nam những nghiên cứu về căn bệnh này còn rất ít năm 1999 Ngô Minh Đức và cộng sự (cs) đã thông báo vai trò của siêu âm trong chẩn đoán HPĐMV cho thấy đây là phương pháp có độ chính xác cao [3]. 1.2. SƠ LƯỢC VỀ PHÔI THAI, PHÔI THAI SINH LÝ HỌC VÀ GIẢI PHẪU CỦA DẠ DÀY 1.2.1. Sơ lược về phôi thai và phôi thai sinh lý học [5]. Dạ dày hình thành là do một phần của tiền tràng giãn thành hình thoi vào tuần thứ 4. Những tuần lễ tiếp theo dạ dày tiếp tục tăng trưởng và thay đổi hình dáng, tư thế, dạ dày quay 90° quanh trục dọc để cho thành sau nằm ngang sang bên trái và thành trước nằm sang bên phải, cùng lúc đó thành sau tăng trưởng nhanh hơn thành trước hình thành bờ cong lớn, bờ cong nhỏ. Và xoay theo trục trước sau đoạn dưới di chuyển lên trên sang phải, đoạn trên sang trái và hơi xuống dưới. Trong khi đó sự phát triển của biểu mô làm cho lòng ruột được tái tạo từ tháng thứ trong tháng thứ 3 lúc này biểu mô nội bì của ống tiêu hóa từ dạ dày trở xuống trở thành biểu mô đơn. Sự tạo mô của tầng cơ ống tiêu hóa từ tháng thứ 2 và kết thúc vào tháng thứ 5. Những co bóp của tầng cơ ống tiêu hóa theo kiểu nhu động ruột xảy ra vào tháng thứ 4 cùng lúc đó các tuyến ống tiêu hóa, các enzym dạ dày, tế bào viền của tuyến đáy vị cũng đã biệt hóa, gan bắt đầu tiết mật vào tháng thứ 4. Tóm lại bộ máy tiêu hóa hoàn thành sự phát triển sớm cả về hình thái cấu tạo lẫn hoạt động chức năng trước khi trẻ ra đời khỏ lõu. Điều này có thể nhận thấy trên siêu âm hoạt động của dạ dày từ tháng thứ 4 trở đi hay màu đặc biệt của cứt su trong những tháng cuối. 4 1.2.2. Giải phẫu [4]. Dạ dày là đoạn to nhất của ống tiêu hóa giữa thực quản và ruột non nằm ở trên mạc treo đại tràng ngang. Môn vị là phần ngang của dạ dày, nằm vắt ngang trên cột sống chếch từ trái sang phải hơi lên trên. Đoạn đầu là hang môn vị, đoạn sau thu hẹp dần gọi là ống môn vị, thông với tá tràng qua lỗ môn vị, phía ngoài có rãnh nông giới hạn giữa môn vị và tá tràng. Mặt trước môn vị liên quan với thùy gan vuông và túi mật, mặt sau là thành trước của tiền đình hậu cung mạc nối, qua tiền đình liên quan với đầu tụy. Bờ trờn cú mạc nối nhỏ bám vào, bờ dưới có mạc nối lớn bám vào. Trong mạc nối có mạch máu, thần kinh dạ dày, cho cỏc nhỏnh vào dạ dày. Trong mạc nối nhỏ có động-tĩnh mạch vị phải, trong mạc nối lớn có động-tĩnh mạch vị mạc nối phải, phần giữa 2 mạc nối có khoảng vô mạch, nhánh tĩnh mạch phía dưới bắt đầu từ rãnh giữa môn vị và tá tràng to, rõ đổ về tĩnh mạch vị mạc nối phải gọi là tĩnh mạch Mayo. Thần kinh phó giao cảm chi phối dạ dày là thần kinh X, thần kinh giao cảm từ hạch giao cảm ngực thứ 6-9. Dạ dày cấu tạo có 4 lớp từ ngoài vào trong: lớp thanh mạc, lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Lớp cơ dạ dày có 3 lớp, lớp ngoài hướng dọc, lớp giữa hướng vòng, lớp trong hướng chéo. Phần môn vị, lớp cơ dọc đã tập hợp lại và tiếp tục đi xuống, lớp cơ chéo mỏng dần chi thấy rõ ở vùng hang môn vị, ngược lại lớp cơ vòng càng xuống dưới càng dày lên, cuối ống môn vị thì dày đột ngột tạo nên một vòng cơ thắt gọi là môn vị, cơ này kiểm soát sự lưu thông của dạ dày. 5 1.3. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH Tới nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng, và được cho là do kết hợp giữa di truyền và rất nhiều yếu tố khác gây nên. - Yếu tố di truyền và gia đình được nhiều tác giả đề cập đến. khoảng 6,9% số bệnh nhân HPĐMV có bố hoặc mẹ đã bị bệnh này, nếu mẹ bị bệnh thì khả năng các con bị bệnh cao hơn gấp 4 lần so với bố bị bệnh, đó có thông báo một gia đình có mẹ bị HPĐMV và 5 trong số 7 người con cũng bị bệnh. Hichs cũng báo cáo 3 trẻ gái sinh ba cùng bị bệnh [18], [28], [39]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả trẻ là con đầu lòng, đủ cân có nguy cơ cao hơn đặc biệt là trẻ trai. Trẻ bị HPĐMV thường bị mắc các dị tật bẩm sinh khác. - Nghiên cứu hẹp phì đại bẩm sinh ở 132 cặp trẻ song sinh cùng trứng và khác trứng do Julius D.Metrakos [47] (đã được xác nhận bằng phẫu thuật hoặc khám nghiệm tử thi 49/132 cặp trong đó 20 cặp cùng trứng, 29 cặp khác trứng) tác giả đưa ra kết luận yếu tố di truyền có nguy cơ gấp khoảng 2 lần và chắc chắn rằng có một số yếu tố nào đó trước hoặc sau sinh cần thiết cho sự phát triển phì đại cơ chẳng hạn như yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến một trong hai trẻ, thậm chí là trẻ sinh đôi cùng trứng có kiểu gen giống nhau hoàn toàn. - Nghiên cứu về gen mới đây ( năm 2006) do Francesca và cs đã lần đầu tiên đánh dấu vị trí gen trên nhiễm sắc thể 16 gây HPĐMV bằng phân tích hệ gen của nhiều thế hệ theo phả hệ. Tỷ lệ bệnh ở hai giới là ngang nhau, tác giả cho rằng có sự khác nhau về giới liên quan tới đột biến gen yếu tố đặc trưng giới (như nồng độ hormone), đột biến liên quan đến các gen giải phóng ở nồng độ cao rất nhiều các Protein tín hiệu trong giai đoạn nghỉ của cơ. Vì vậy 6 HPĐMV có thể gây nên bởi đột biến của nhiều gen khác nhau, với nhiều mức độ khác nhau [27]. - Các nghiên cứu về vai trò của nitric oxide (NO)-chất gián tiếp gây ức chế tiết adrenalin và cholinnergic làm giãn cơ trơn có men tổng hợp là nitric oxide synthase (NOS). Các tác giả đều cho rằng sự thiếu hụt tổng hợp NO ở môn vị gây co thắt làm cho môn vị phì đại [42], [89]. Một nghiên cứu gần đây năm 2006 do Huang cùng cộng sự tiến hành thu thập mẫu sinh thiết môn vị của 13 bệnh nhân HPĐMV thấy sự giảm đi của NOS và chứng minh rằng nồng độ nitrit trong huyết tương có thể định giá được trong chẩn đoán HPĐMV [43]. - Một số tác giả cho rằng HPĐMV có liên quan tới các hormone. nồng độ gastrin cao làm tăng số lượng tế bào sinh trưởng trong cơ dạ dày,đó được ghi nhận ở các bệnh nhân bị HPĐMV. Người ta cũng gây được bệnh HPĐMV tương tự như ở người bằng cách tiêm pentagastrin cho chó con [68]. - Một số nghiên cứu khác đã nhận thấy có những bất thường trong chi phối thần kinh ở môn vị. Số lượng hạch thần kinh ở môn vị đã giảm xuống hoặc thay đổi thoái hóa có liên quan đến đến việc thần kinh phế vị bị kích thích quá mức hoặc do chưa trưởng thành. Các nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử cho thấy các trục thân kinh cũng bị thoái hóa [13]. - Nhiều nghiên cứu tiến hành xem xét các sợi thần kinh peptid ở hạch thần kinh của cơ môn vị và cơ sử dụng kỹ thuật miễn dịch tổ chức cho thấy số lượng các sợi thần kinh hoạt hóa các polypeptid đường tiêu hóa có hoạt động vận mạch, peptid thần kinh Y, peptid giải phóng gastrin trong lớp cơ vòng của bệnh nhân bị HPĐMV bị giảm xuống đáng kể.đặc biệt quan trọng là các peptid ức chế (các peptid đường tiêu hóa có tác dụng vận mạch và peptid thần 7 kinh Y) đã không có mặt trong các sợi thần kinh nằm trong cơ, bình thường bình thường chứa rất nhiều pepttid loại này [79]. Các số liệu này đã gợi ý rằng do thiếu hụt các peptid ức chế mà môn vị đã không giãn ra được dẫn đến phì đại các cơ trơn gây hẹp tắc môn vị. Bằng kính hiển vi điện tử cũng cho các nhận xét tương tự [54]. Một số nghiên cứu khác [64], [65], [68], theo các tác giả thì sự tăng hoạt động của yếu tố tăng trưởng tại lớp cơ môn vị, vai trò của prostaglandin, làm cơ môn vị tăng hoạt động nên phì đại. - Lymn cho rằng các cục sữa đông vón được dạ dày đẩy qua môn vị bị co thắt làm cho niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc bị phù nề làm cho lòng môn vị bị hẹp, cơ môn vị và hang vị tăng cường co bóp nên bị phì đại. Trẻ nuôi bằng sữa ngoài (bú bình) có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở trẻ bú mẹ [30], [59]. Cho ăn bằng sonde ở trẻ đẻ non bị bệnh màng trong có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 20 lần so với trẻ bình thường. - Mẹ dùng Bendectin trong thời kỳ mang thai thì con có nguy cơ bị HPĐMV cao gấp 2 lần [16]. Trẻ dùng Oral Erythromycin trong thời kỳ sơ sinh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6,5 lần [41]. - Mối liên quan của HPĐMV với các yếu tố như: môi trường cỏc mựa trong năm, vùng miền, nghề nghiệp mẹ, tuổi khi sinh con, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mẹ, sự thay đổi tâm sinh lý (lo lắng, stress) và bệnh lý của mẹ trong quá trình mang thai đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến cho thấy có sự liên quan về tần số bị bệnh nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân và cơ chế [25] [30], [87]. Tóm lại bệnh HPĐMV hiện nay được cho là bệnh do yếu tố di truyền kết hợp với rất nhiều yếu tố khác gây nên. Hậu quả là rối loạn hoạt động của cơ môn vị làm cho cơ này bị phì đại, biểu hiện bệnh ở giai đoạn trẻ em. Nghiên cứu theo dõi lâu dài các trường hợp đã điều trị bằng phẫu thuật “khỏi” không 8 còn thấy ảnh hưởng của các yếu tố trên nữa: không thấy có tái phát, không thấy sự khác biệt về bệnh lý dạ dày và lưu thông thức ăn của dạ dày với người không bị bệnh sống trong cùng quần thể [83]. 1.4. SINH LÝ BỆNH VÀ TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH LÝ 1.4.1. Sinh lý bệnh [44]. Trẻ nôn, mất dịch dạ dày kèm theo với mất H + và Cl - . Sự mất dịch này khác với các nguyên nhân gây nôn trong trường hợp môn vị mở: mất dịch dạ dày kèm theo dịch tụy dịch mật và dịch ruột. Giảm clo huyết, giảm kali huyết, nhiễm kiềm chuyển hóa là rối loạn hóa sinh đặc thù trong bệnh HPĐMV. Giảm thải Na + và HCO3 - đường tiểu để bù lại sự mất H + và Cl - làm cho nhiễm kiềm chuyển hóa. Khi nôn kéo dài gây thiếu hụt thể tích dịch ngoài tế bào, tăng thải K + và H + nước tiểu để giữ duy trì hàm lượng Na + và thể tích dịch. Thời gian đầu kiềm hóa nước tiểu sau đó trở thành toan hóa nước tiểu (axit niệu nghịch lý). Đây là dấu hiệu của sự mất nước kéo dài, lâm sàng mất thể tích dịch nặng và thiếu hụt nặng tổng lượng K + của cơ thể. Mức độ rối loạn cân bằng điện giải phụ thuộc vào khoảng thời gian nôn trước khi hồi sức. 1.4.2. Tổn thương giải phẫu bệnh lý. * Đại thể [6], [75]. - Dạ dày giãn to. - Môn vị có hình dáng của u cơ dài đường kính khoảng 20ì12 mm bề dày lớp cơ môn vị dày ≥ 4 mm.Khối u chắc, bóng, ranh giới rõ. - Các mạch máu của môn vị kéo dài và dát mỏng. - Khối u nhỏ dần về phía dạ dày, không có ranh giới rõ rệt giữa phần cơ bệnh lý và phần cơ bình thường. Về phía tá tràng thì ngược lại, khối u dừng lại đột ngột, ranh giới giữa u và tá tràng rõ rệt. - Niờm mạc của tá tràng lõm vào giữa lớp cơ của tá tràng và cơ của môn vị tạo thành một túi cùng. 9 - Ranh giới giữa tá tràng và môn vị được đánh dấu bằng sự thay đổi màu sắc lóng lánh của cơ môn vị và màu hồng xám của tá tràng hoặc bởi tĩnh mạch môn vị. * Vi thể. - Lớp thanh mạc môn vị bình thường. Lớp cơ vòng của môn vị phì đại tăng cả về số lượng và kích thước tế bào gây ép vào lớp niêm mạc ống môn vị bình thường làm chít hẹp một phần hoặc hoàn toàn ống môn vị [6]. - Nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử, Dieler và cs thấy sự tăng sinh bất thường số lượng các sợi cơ trơn do phân bào và đồng thời tăng lượng nguyên sinh chất, tăng sinh các ty lạp thể, thoái triển như co rút, sưng phù và hoại tử các tế bào cơ trơn. Những thay đổi khác có thể thấy ở một số trường hợp như tăng số lượng các hạt liên quan tới sợi actin, sự tích tụ glycogen ở giữa các sợi tơ cơ và dưới màng sợi cơ. Những thay đổi của nhân như biến dạng màng nhân và các hạt nhân xuất hiện. Một số trường hợp có sự biến đổi bất thường ở các sợi trục thần kinh và ở đám rối thần kinh cơ ruột [24]. Nghiên cứu về siêu cấu trúc của đám rối thần kinh cơ ruột cho thấy những thay đổi hay gặp nhất là thoái hóa sợi trục bao gồm: thể Dense, sợi mảnh, thoái hóa hốc và hạt, sưng phự các tiểu thể,cỏc sợi Fibrin. Có sự hiện diện của một số nhỏ các neuron chua trưởng thành [77]. 10 [...]... của HPĐMV gặp ở trẻ lớn Hình 1.4 Hình ảnh nội soi dạ dày ở bệnh nhõn bị hẹp vị đại môn vị: khi môn vị mở, mũi tên chỉ lỗ môn vị (hình bên trái) và khi môn vị đóngcơ co dày lên, chữ M (hình bên phải ) [38] 1.7.3 Siêu âm chẩn đoán Năm 1977, Teele và Smith lần đầu tiên đã báo cáo việc sử dụng siêu âm để chẩn đoán hẹp phì đại môn vị [86] Từ đó siêu âm được sử dụng rộng dãi để chẩn đoán bệnh lý này, cho... năm 1912, hẹp phì đại môn vị đã được điều trị phẫu thuật thành công bao gồm: nối vị tràng, tạo hình môn vị, và nong môn vị qua đường mở thông dạ dày Năm 1912, Ramstedt hoàn chỉnh kỹ thuật của Fredet thì phương pháp phẫu thuật này nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi Đến nay ở Mỹ và hầu hết các quốc gia khác trong đó có Việt Nam thì phẫu thuật mở cơ môn vị ngoài niêm mạc là phương pháp điều trị còn lại... ngang của ống môn vị - L là chiều dài môn vị - V là thể tích ống môn vị Khi V > 1,4 ml thì có giá trị chẩn đoán (+) * Hai dấu hiệu được coi là hai tiêu chuẩn cơ bản thường được áp dụng để chẩn đoán hẹp môn vị trên siêu âm [4],[86] + Cơ môn vị dày +Chiều dài của cơ môn vị * Các hình ảnh dương tính và âm tính giả hay gặp trong siêu âm - Kết quả âm tính giả: Hình ảnh giả giàu âm ở các vị trí 3-6-9-12... hiệu phụ khác, hệ quả của hẹp đường ra của dạ dày: + Dạ dày giãn + Tăng nhu động của dạ dày + Dày lớp cơ hang vị và tiền môn vị + Dày lớp niêm mạc trong đoạn ống môn vị bị hẹp Trong một số các trường hợp HPĐMV thể nhẹ, các số đo của ống môn vị bị chồng lấp với các giá trị bình thường [8],[37], lúc này người làm siêu âm cần phải vận dụng giá trị thể tích của ống môn vị để thu hẹp khoảng chồng lấp nói... Sổ thành bụng 1.9.2.2 Mổ mở cơ môn vị bằng nội soi ổ bụng Cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật mổ mở và có lẽ là một phẫu thuật nội soi thực sự đầu tiên thực hiện trong nhi khoa Trên thế giới, mở cơ môn vị bằng nội soi đã được sử dụng để điều trị hẹp phì đại môn vị từ năm 1987 và phương pháp này nhanh chóng được chấp nhận Nhiều báo cáo cho thấy đây là phương pháp điều trị có nhiều ưu điểm hơn mổ mở... là ống môn vị hẹp, kéo dài, không đưa ống soi qua môn vị được, lớp cơ của môn vị phì đại lồi vào trong lòng của hang vị trông giống hình ảnh cổ tử cung - Các dấu hiệu gián tiếp khác như hang vị giãn dạ dày tăng co bóp 19 Nội soi còn phát hiện tình trạng viờm loột niêm mạc dạ dày thực quản hoặc các bệnh lý phối hợp khác như: túi thừa dạ dày,luồng trào ngược dạ dày thực quản - Tuy nội soi có giá trị chẩn... âm hoặc X-quang - Teo môn vị hoặc tắc hẹp tá tràng trờn búng Vater Trẻ cũng nôn sữa, nhưng không có bụng chướng, cần chụp dạ dày tá tràng để chẩn đoán - Co thắt môn vị: trong thường hợp này môn vị bị co thắt hẹp lại giống như ở HPĐMV, nhưng nếu không bị thần kinh co thắt thì môn vị lại trở lại bình thường, triệu chứng nôn sau đẻ có từng giai đoạn thuyên giảm vài ngày, 24 điều trị bằng thuốc chống co... khi rạch và tách cơ phẫu thuật viên không nên vượt quá đường trắng ở vị trí tĩnh mạch môn vị, nơi phõn cách giữa môn vị và tá tràng, hoặc mở môn vị cuối đường rạch về phía tá tràng có hình chữ V theo Benson Trước khi đưa môn vị trở vào bụng cần bơm một ít nước lên trờn vựng niêm mạc đã được bộc lộ, kết hợp với dồn hơi từ dạ dày qua môn vị để kiểm tra xem có thủng niêm mạc hay không Nếu niêm mạc bị thủng,... lại sự thiếu hụt nitric oxide synthase trong môn vị vì cho rằng đó là nguyên nhân gây nên sự phì đại cơ môn vị và làm giảm co thắt môn vị theo những báo cáo trước đây 25 kém hiệu quả ít được áp dụng nhưng một số báo cáo gần đây cho thấy có hiệu quả cao hơn đáng được quan tâm[50],[51],[80] Năm 1996, một nghiên cứu tại Nhật do Nagita và cộng sự, báo cáo đã điều trị bệnh với tỷ lệ thành công 91% (21 trong... lại niêm mạc, khâu lại cơ và xoay môn vị từ 45 tới 90 độ và mở cơ môn vị bằng một đường rạch mới Nhưng một số tác gia khác lại quay môn 30 vị 180 độ rồi mở ở bên đối diện Có thể đặt một dẫn lưu ở hố tá-hỗng tràng để theo dõi Trong trường hợp này nên CDDTTCCQ trước khi cho ăn trở lại - Mở không hết cơ môn vị: Sau mổ trẻ nụn ớt nhưng lại tăng dần trở lại, khi cơ môn vị không mở hết nên chờ đợi từ một . mạc môn vị bình thường. Lớp cơ vòng của môn vị phì đại tăng cả về số lượng và kích thước tế bào gây ép vào lớp niêm mạc ống môn vị bình thường làm chít hẹp một phần hoặc hoàn toàn ống môn vị [6]. -. ống môn vị hẹp, kéo dài, không đưa ống soi qua môn vị được, lớp cơ của môn vị phì đại lồi vào trong lòng của hang vị trông giống hình ảnh cổ tử cung. - Các dấu hiệu gián tiếp khác như hang vị. lớn. Hình 1.4. Hình ảnh nội soi dạ dày ở bệnh nhõn bị hẹp vị đại môn vị: khi môn vị mở, mũi tên chỉ lỗ môn vị (hình bên trái) và khi môn vị đóngcơ co dày lên, chữ M (hình bên phải ) [38]. 1.7.3.

Ngày đăng: 13/11/2014, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
51. Kawahara H, Takam Y, Yoshida H, et al. Medical treatment of hypertrophic pyloric stenosis: should we always slise "olive"? J Pediatr Surg 2005;35:338-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: olive
57. Levine D, Edwards DK: The live on end. a useful variant of the"shoulder" sign in the barium X - ray diafnosis of idiopathie hypertrophic pyloric stenosis. Pediatr Radiol 1992, 22: 275-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: shoulder
11. AkiraN, Jun Y, Kanji A, Atsushi Y, Takeshi Y, Makoto M.Management and ultrasono-graphic appearance of infantile hypertrophic pylric stenosis with intravenous atropine sulphate. J Pediatr Gastroenterol 1996; 23: 172-177 Khác
12. Alan Y.H Chong, H.P Lee. Pyloric stenosis in the ethnic groups Singapore. Singapore Medical Journal, Vol 17,3; 1976: 181-183 Khác
13. Alain JL. Grousseau D, Terrier G. Extramuscosal pylorotomy by laparoscopy. J Pediatr Surg 1991, 26: 1191-1192 Khác
14. Ankermann T, Engler S, Partsch CJ. Repylorommyotomy for rcyrrent infantile hypertrophic pyloric stenosis after successful first pyromyotomy. J Pediatr Sugr 2002;37:E40 Khác
15. Aseton P, Jick H, Chentow SJ et al. Pyloric stenosis and maternal Bendectin exposure. Am J Epidemiol 1984;120: 251-256 Khác
16. Avolio L, Parigi GB. Redo operation for infantile hypertrophic pyloric stenosis (IHPS) is rare and is often caysed by incomplete myotomy or accudental duidenal perforation. H Pediatr Surg 2003;38:1129 Khác
17. Bell MJ. Infantile pyloric stensis: Experiences with 305 cases at Louisville chldren 's hspotal. Surgery 1968, 64: 983-989 Khác
18. Benson CD. Ingantile pyloric stenosis. Histrorical aspects and surgcal cincepts. Prog Pediatr Surg 1971;1:63-88 Khác
19. Blair P. On the dissection of a child much emaciated. Phil Trans 1717;30:631-632 Khác
21. Castanon J, Portillia E, Rodrigue e et al. A new technique for laparoscopic repair of hypertrophic pyloric stenosis. J Pediatr Surg 1995, 30:1294-1296 Khác
22. Chiara A, Beluffi G, Fiori P, et al. Hypertrophic stenosis of the pylorus. Ultrasound and traditional diagnosis. Comparision of methods.Radiol Med 1986, 72: 188-194 Khác
23. Cohen HL, Zinn HL, Haller JO, et al. Ultrasonography of pyloro- spasm: findngs may simulate hypertrophic pyloric stensis. J Uitra- sound Med 1998;17:705-11 Khác
24. Dieler r, Schroder JM, Skopnil H et al. Infantile hypertrophic pyloric stenosis: myopathic type. Acta Neuropathol 1990,80: 295-306 Khác
25. Feldman RW, Andrassy RJ, Larsen Gi et al. Pyloric stenosis: A 13 year experince in operative ,amagement. Am Surg 1976, 42:551-553 Khác
26. Forman HP, Leonidas JC, Kronfeld GD. A rational approach to the diagnosis of pyloric hypetrophic stentrophic stenosis: J Pediatr Sugr 1990, 25: 262-266 Khác
27. Francesca Capon, Ashly Reece, Rathi Ravindrarajah and Eddi Chung. Linkage of Monogenic Infantile Hypertrophic Pyloric Stenosis to Chromosome 16 p12-p13 and Evidence for Gennetic Heterogenity.The American Journal of Human Genetics. Volume 79. 2006: 378-382 Khác
28. Garrow E, Hertzler J. Hypertophic pyloric with jaundice: A case report of one family. J Pediatr 1996, 1:284-287 Khác
30. Habbick- Schulman M. Infabtile hypertrophic pyloric stenosis: a study of feeding practies and other possible Epodemiol 1997;11: 401-4 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w