Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá đúng thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
ÁP LỰC VVMI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ CHÍNH KHOA
MÃ SINH VIÊN : A16011 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong bản luận văn này, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Ngô Thị Quyên, người thầy đã luôn ở bên cạnh và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường ĐH Thăng Long, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa kinh tế - Quản lý những người đã truyền đạt, hướng dẫn
em trong những năm tháng học tập tại trường
Em xin chân trọng cảm ơn các cô, các chị Phòng Kế toán - Tài chính của Công ty
cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp những thông tin có liên quan đến tài chính của công ty, cũng như góp ý kiến, tạo điều kiện cho em hoàn thành bản luận văn này
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè là chỗ dựa giúp em hoàn thành tốt việc học tập nghiên cứu của mình trong suốt bốn năm học tập vừa qua
Do kiến thức, khả năng lí luận và kinh nghiệm từ thực tiễn còn nhiều hạn chế nên trong khóa luận này của em có thể còn một vài điều thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Hà Nội, Ngày 26 tháng 03 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Chính Khoa
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Đỗ Chính Khoa
Trang 5MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH 1
1.1 Tổng quan chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh 1
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động SXKD 1
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả 1
1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả SXKD: 1
1.1.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 2
1.1.2.1 Phương pháp so sánh 2
1.1.2.2 Phương pháp loại trừ 3
1.1.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 3
1.1.2.4 Phương pháp số chênh lệch 4
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.3.1 Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 4
1.1.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô 6
1.2 Nội dung Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất 6
1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất 6
1.2.1.1 Phân tích tình hình Doanh thu 6
1.2.1.2 Phân tích tình hình sử dụng Chi phí 9
1.2.1.3 Phân tích tình hình Lợi nhuận 12
1.2.1.4 Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận 13
1.2.2 Phân tích tình hình Tài sản 14
1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng Tài sản 14
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 16
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn 16
1.2.3 Phân tích lưu chuyển dòng tiền 17
1.2.3.1 Phân tích Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI 17
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 18
Trang 62.1 Giới thiệu chung về công ty 18
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 18
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 19
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21
2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cơ phí và thiết bị áp lực – VVMI 22
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất giai đoạn 2010-2012 22
2.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu 22
2.2.1.2 Phân tích tình hình sử dụng chi phí 27
2.2.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 32
2.2.1.4 Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận 34
2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 35
2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 39
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 41
2.2.3 Phân tích lưu chuyển dòng tiền 43
2.2.3.1 Phân tích Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI 43
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 46
2.3.1 Thành tựu đạt được của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI 46
2.3.2 Các mặt hạn chế của công ty cổ phần cơ phí và thiết bị áp lực – VVMI 47
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐƯA RA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 49
3.1 Môi trường kinh doanh đối với công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI 49
3.1.1 Môi trường bên trong 49
3.1.1.1 Thuận lợi 49
3.1.1.2 Khó khăn 50
3.1.2 Môi trường bên ngoài 51
3.1.2.1 Thuận lợi 51
3.1.2.2 Khó khăn 51
Trang 73.2 Các giải pháp tài chính đƣợc đƣa ra để nâng cao hiệu quả kinh doanh 52
3.2.1 Giải pháp 1: Giải pháp tăng cường khả năng sử dụng tài sản 52
3.2.1.1 Tăng cường khả năng sử dụng TSNH thông qua giảm thời gian vận động của tiền mặt 52
3.2.2 Giải pháp 2: Cắt giảm và phân bổ hợp lý các khoản chi phí 56
3.2.2.1 Tiết kiệm chi phí lãi vay 56
3.2.2.2 Xây dựng kênh huy động vốn bằng trái phiếu 56
3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả sinh lợi theo phương pháp DUPONT 56
3.2.3.1 Sơ sở biện pháp 56
3.2.3.2 Mục đích của biện pháp 57
3.2.3.3 Nội dung của biện pháp 57
3.2.4 Một số giải pháp khác đối với công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI 58
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
DNCPSX Doang nghiệp cổ phần sản suất
HDSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu 22
Bảng 2.2 Bảng doanh thu theo tổng kết cấu mặt hàng 24
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp chi phí và các chỉ tiêu 27
Bảng 2.4 Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 28
Bảng 2.5 Tỷ suất chi phí kinh doanh 29
Bảng 2.6 Tốc độ tỷ suất tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí KD 31
Bảng 2.7 Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất KD 32
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận 32
Bảng 2.9 Phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu 34
Bảng 2.10 Mức ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản trên ROA 38
Bảng 3.1 Bảng theo dõi các khoản phải thu của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI 55
Biểu đồ 2.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 22
Biểu đồ 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 28
Biểu đồ 2.3 Tỷ suất chi phí kinh doanh 30
Biểu đồ 2.4 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 35
Biểu đồ 2.5 Vòng quay toàn bộ tài sản trong kỳ 36
Biểu đồ 2.6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 37
Biểu đồ 2.7 Vòng quay tài sản dài hạn 39
Biểu đồ 2.8 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn 40
Biểu đồ 2.9 Vòng quay tài sản ngắn hạn 41
Biểu đồ 2.10 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 42
Biểu đồ 2.11 Kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn 42
Biểu đồ 2.12 Lưu chuyển tiền thuần từ HDSXKD 43
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Hiện tại trong tình hình kinh tế thị trường ngày một suy thoái, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm bắt được tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình Hiểu rõ khả năng tài chính để đưa ra các giải pháp tài chính thích hợp nhằm đẩy mạnh quá trình hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp đó
Tầm quan trọng của việc đưa ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp là
vô cùng quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy các giải pháp tài chính được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro hay hậu quả của rủi
ro gây ra Để khắc vụ được nhược điểm đó doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động sản suất kinh doanh để đạt được mục tiêu cao nhất là tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu chi phí trong đó bao gồm cả rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá đúng thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình sản xuất Qua đó, các nhà quản trị có thể đưa ra giải pháp tài chính thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng trên nên em đã chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết
bị áp lực – VVMI”
1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu tình hình hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI Trong giai đoạn 2010 – 2012 thông qua các chỉ tiêu
về đánh giá hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất và đồng thời đưa ra các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
2 Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI Ngoài ra sử dụng các bản báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí và tài sản của công ty để phục vụ cho khóa luận này
3 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty
Trang 114 Kết cấu khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI
Chương 3: Những giải pháp tài chính đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
1.1 Tổng quan chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả hoạt động SXKD
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các điều kiện chính trị xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đạt được kết quả cao nhất theo mong muốn với chi phí thấp nhất Những chỉ tiêu phản ánh trong doanh nghiệp bao gồm: Chỉ tiêu Doanh lợi (lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận/ vốn kinh doanh), Chỉ tiêu Định mức tiêu hao vật tư / sản phẩm và Chỉ tiêu Vòng quay TSNH
Xét về hiệu quả của hoạt động SXKD của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,…) của DN để đạt được kết quả cao trong hoạt động SXKD Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi nào kết quả thu được từ hoạt động đó lớn hơn chi phí bỏ ra và chênh lệch này ngày càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng ngày càng cao và ngược lại
1.1.1.2 Khái niệm hiệu quả SXKD:
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quan điểm 1: theo nhà kinh tế học người anh – Adam Smith: hiệu quả là kết quả
đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa, ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh vì cho rằng doanh thu có thể tang do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất có kết quả, có hai mức chi phí khác nhau thì
theo quan niệm này cũng có hiệu quả (Nguồn: lịch sử các học thuyết kinh tế-tác giả Mai Ngọc Cường NXB Thống Kê TPHCM-1999)
Quan điểm 2: hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với tăng thêm chi phí (Nguồn: tài liệu Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên, 2001 lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính)
Quan điểm 3: hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí
bỏ ra để đạt được chi phí đó (Nguồn: tài liệu Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên, 2001 lâp, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính)
Quan điểm 4: hiệu quả KD là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn
các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và mọi thời điểm Bất kì một quyết định nào cũng cần có được một phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp thực hiện có cân nhắc tính toán tính chính xác
phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể (Nguồn:
Trang 13PGS PTS Nguyễn Văn Công 2005 chuyên khảo sát về báo cáo tài chính, lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính Hà nội)
Từ những quan điểm khác nhau như trên của các nhà kinh tế ta có thể đưa ra một khái niệm thống nhất chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khái thác các nguồn lực và trình
độ chi phí các nguồn đó trong quá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh
Nó là thước đó càng trở lên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì
1.1.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường dùng các biện pháp
cụ thể mang tính chất nghiệp vụ kỹ thuật Tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị kinh tế mà phân tích hoạt động lựa chọn từng phương pháp cụ thể
để áp dụng sao cho có hiệu quả nhất
1.1.2.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh
Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế:
Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh:
Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng
xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích
Trang 14 Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc
Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc
đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy
mô của chỉ tiêu phân tích
So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về
một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu
giữa hai kỳ
So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế
với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết
định quy mô của chỉ tiêu phân tích
So sánh con số bình quân: Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng
của các đơn vị bằng cách sau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có
cùng tính chất
Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp
1.1.2.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác
Các nhân tố có thể làm tăng hoặc giảm đôi khi không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc nhận thức được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là việc rất quan trọng trong quá trình phân tích và cũng là bản chất, mục tiêu của việc phân tích
1.1.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Đây là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi hành sau:
Trang 15 Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố
Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi
Ban đầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích cho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố
Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích Số chênh lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích Tổng ảnh hưởng của các nhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích
1.1.2.4 Phương pháp số chênh lệch
Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ có điểm khác sau:
Khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế
số liệu mà sẽ sẽ dùng chênh lệch của tường nhân tố để tính ảnh hưởng của từng nhân tố
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành SXKD có hiệu quả Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải xác định được các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng các nguồn lực vốn có Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả kinh doanh
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn
có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế,
xã hội,chính trị, tự nhiên và kỹ thuật Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3.1 Những yếu tố thuộc môi trường Vĩ mô
Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc
hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp
Trang 16phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp Nó có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước…Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu
Yếu tố chính trị, pháp luật: Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ
ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động SXKD và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành
cơ khí và chế tạo máy nói riêng
Yếu tố công nghệ: Khoa học công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công
cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao
Việc áp dụng những thành tựu KHCN đã đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái
Yếu tố môi trường tự nhiên: Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp
Yếu tố xã hội: Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết
các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực Các yếu tố xã hội như dân số, văn hóa, thu nhập
Trang 171.1.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường Vi mô
Yếu tố Khách hàng: Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu
cầu trên thị trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp
Do vậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
Yếu tố Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một
điều tất yếu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt Các đối thủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên trên phương diện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng
và thúc đẩy xã hội phát triển Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường
Yếu tố các nhà cung ứng: Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào trong quá trình
sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu việc cung ứng NVL gặp khó khăn, giá NVL cao sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao và làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo chất lượng Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ giao hàng…là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng
1.2 Nội dung Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất
1.2.1.1 Phân tích tình hình Doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sales)
Phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một Doanh nghiệp so với doanh thu của nó Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh Nói cách khác đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán
Tỷ suất sinh ời trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Trên thực tế, tỷ suất sinh lời trên doanh thu giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì Doanh nghiệp nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn Xét từ góc độ nhà đầu tư, một Doanh nghiệp có điều kiện
Trang 18phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng Ngoài ra, một Doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao
Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu (Sales Growth Rate)
Mức tăng trưởng doanh thu Doanh thu trong k doanh thu k trước
Doanh thu k trước
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ Tỷ lệ này nhỏ hơn không đồng nghĩa với tăng trưởng
âm Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định (thường chỉ xảy ra nếu kỳ báo cáo là quý, hoặc trong năm hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp)
Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao không nhất thiết đi kèm với tỷ
lệ tăng trưởng lợi nhuận cao
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm
Phân tích tình hình doanh thu theo tổng mức và kết cấu mặt hàng
Một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc nhóm hàng, nhất là doanh nghiệp thương mại Mỗi mặt hàng nhóm hàng có những đặc điểm kinh
tế kỹ thuật khác nhau trong sản xuất kinh doanh đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác nhau Mặt khác, trong những mặt hàng, nhóm hàng mà doanh nghiệp có khả năng và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Do vậy, phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm hàng trong đó có những mặt hàng, nhóm hàng chủ yếu
để qua đó thấy được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư trong những mặt hàng nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng và những mặt hàng chủ yếu căn cứ vào những số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng để so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch và số thực hiện kỳ trước
Phân tích t nh h nh doanh thu theo phương thức bán hàng
Việc bán hàng trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được thực hiện bằng những
Trang 19phương thức khác nhau: bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán trả góp.v.v Mỗi phương thức bán có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và ưu nhược điểm khác nhau
Bán buôn: Là bán hàng với số lượng lớn theo hợp đồng hoặc theo đơn đặt
hàng của người mua Phương thức bán này có ưu điểm là doanh thu lớn, hàng tiêu thụ nhanh nhưng nhược điểm là đồng vốn, phát sinh rủi ro mất vốn do không thu tiền được ngay (do bán chịu) và lãi xuất thấp
Bán lẻ: Là bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng,
quầy hàng của Doanh nghiệp Bán lẻ thường bán với số lượng ít, doanh thu tăng chậm nhưng giá bán lẻ thường cao hơn so với bán buôn, ít bị mất vốn hoặc đọng vốn
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình hình và khả năng đa dạng hoá các phương thức bán hàng của doanh nghiệp qua đó tìm ra những phương thức bán thích hợp cho doanh nghiệp để đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán những số liệu thực tế
kỳ báo cáo và kỳ trước để tính toán lập biểu so sánh
Phân tích tình hình doanh thu theo từng tháng, quý
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mục đích thấy được mức độ
và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng Đồng thời qua phân tích cũng thấy được sự biến động của doanh thu bán hàng qua các thời điểm khác nhau và những nhân tố ảnh hưởng của chúng để có những chính sách và biện pháp thích hợp trong việc chỉ đạo kinh doanh
Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý có ý nghĩa đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ trong sản xuất hoặc tiêu dùng Phương pháp phân tích chủ yếu là sổ sách giữa số thực tế với số kế hoạch hoặc số cùng kỳ năm trước để thấy được mức độ hoàn thành tăng giảm Đồng thời so sánh doanh thu thực tế từng tháng, quý với kế hoạch năm (Số luỹ kế) để thấy được tiến độ thực hiện kế hoạch
Việc thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong đó có nhân tố khách quan và chủ quan
Về chiều hướng ảnh hưởng thì có nhân tố ảnh hưởng tăng nhưng cũng có nhân tố ảnh hưởng giảm đến chỉ tiêu doanh thu Do vậy, để có thể nhận thức và đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng ta cần phải đi sâu phân tích để thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, từ đó
có những chính sách biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu
Trang 20Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau
Cụ thể như ảnh hưởng của các nhân tố định lượng và các nhân tố định tính
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng
Phân tích sự ảnh hưởng của lượng hàng hoá và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng
Doanh thu án hàng Số ượng hàng án đơn giá án
Khi lượng hàng hoá thay đổi, giá bán hàng hoá thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều thay đổi sẽ làm cho doanh thu cũng thay đổi Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tác động tới doanh thu là không giống nhau
Ảnh hưởng của lượng hàng hoá đến doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ trong
kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu khi lượng hàng hoá bán ra tăng Doanh thu có thể kiểm soát được vì vậy khi đánh giá về chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ
Ảnh hưởng của đơn giá bán đến doanh thu: Đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không
nhỏ tới doanh thu khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại Tuy nhiên sự thay đổi của giá được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như: Giá trị của hàng hoá, cung cầu trên thị trường, các chính sách của Nhà nước Ngoài ra, giá
cả còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cạnh tranh Biểu hiện của sự cạnh tranh thông qua kiểu dáng chất lượng, mẫu mã giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất
1.2.1.2 Phân tích tình hình sử dụng Chi phí
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ
ra để thực hiện quá trình SXKD trong một kỳ nhất định Tổng chi phí có liên quan đến tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ, khi tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi thì tổng chi phí cũng thay đổi theo.Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh được xác định trên cơ sở tính toán và tổng hợp mục tiêu chi phí cụ thể Việc
đó phải dựa vào tính toán xác định từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ
F F đk P ps F ck
Trong đó
F: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Fđk : Số dư chi phí đầu kỳ (CPBH và CPQLDN còn tồn lại đầu kỳ)
Pps: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ kế hoạch
Fck: Số dư chi phí phân bổ cho hàng hóa dự trữ cuối kỳ (CPBH và CPQLDN)
Đối với DNCPSX có tính chất ổn định, chu kỳ kinh doanh dài Trong năm không
có Doanh Thu hoặc Doanh Thu nhỏ thì tiến hành phân bổ CPBH và CPQLDN cho hàng dự trữ tồn kho theo một tỷ lệ hợp lý
Trang 21Tổng chi phí là chỉ tiêu kinh tế cơ bản làm cơ sở để tính các chỉ tiêu khác trong
kế hoạch CPSXKD của doanh nghiệp Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí
Hiệu suất s dụng chi phí Tổng doanh thu
Tổng chi phí trong k
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Tỷ suất chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chi phí kinh doanh (bao gồm các TK635, TK641, TK642) với doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Tỷ suất chi phí kinh doanh F Tổng chi phí kinh doanh trong k F
Tổng doanh thu trong k M
Công thức trên phản ánh cứ một đồng lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì sẽ mất bao nhiêu đồng chi phí Vì vậy có thể sử dụng nó để phân tích
Trang 22so sánh trình độ quản lý chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại trong cùng thời kỳ
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Tỷ suất ợi nhuận chi phí Tổng ợi nhuận trong k
Tổng chi phí trong k
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Khi phân tích các chỉ tiêu trên ta cần phải dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng báo cáo tài chính tổng hợp Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chi tiêu của kỳ vừa qua
so sánh với kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân
Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí KD
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình, kết quả hạ thấp chi phí thông qua hai tỷ suất chi phí đem so sánh với nhau
Công thức:
Trong đó
: Mức độ tăng trưởng hoặc giảm tỷ suất chi phí KD
: Tương ứng tỷ suất chi phí kỳ gốc, kỳ so sánh
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch, còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện cùng một thời
kỳ để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí của DN
có thể nhận giá trị :"<0", ">0", "= 0"
: chứng tỏ suất phí kỳ so sánh < tỷ suất phí kỳ gốc công tác quản lý chi phí tốt và là chưa tốt
Tốc độ tỷ suất tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí KD
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm chi phí nhanh hay chậm giữa hai DN trong cùng một thời kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một DN chỉ tiêu này được xác định là
tỷ lệ phần trăm của mức độ tăng (giảm) tỷ suất phí của hai thời kỳ/ tỷ suất phí kỳ gốc
Trong đó: delta T: Tốc độ tăng (giảm) tỷ suất phí
: Đánh giá là tốt suy ra càng lớn càng tốt
: Chưa tốt
Trang 23là chỉ tiêu chất lượng, có thể đánh giá chính xác trình độ tổ chức quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của DN Chỉ tiêu này giúp cho người quản lý thấy rõ hơn tình hình, kết quả phấn đấu giảm chi phí bởi: Có trường hợp giữa hai thời kỳ của DN (hoặc giữa hai DN) có mức độ hạ thấp chi phí như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí lại khác nhau và ngược lại
Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh
Là kết quả của sự phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh hoặc làm giảm tỷ suất phí
M1: Tổng doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại kỳ so sánh
: Phản ánh số tiền tiết kiệm được
: Số tiền bị lãng phí do tỷ suất phí tăng
Kết quả của việc hạ thấp chi phí làm góp phần tăng lợi nhuận cho DN Chỉ tiêu này làm rõ thêm chỉ tiêu mức độ hạ thấp chi phí bằng cách biểu hiện số tương đối (%) sang số tuyệt đối
1.2.1.3 Phân tích tình hình Lợi nhuận
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE – Return On Equity)
Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông
ROE Lợi nhuận r ng
Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Hệ số iên ợi nhuận gộp Tổng ợi nhuận gộp
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu tiêu này phản ánh một đồng doanh thu của Doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó
Trang 24Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%), ví dụ nếu hệ
số biên lợi nhuận gộp là 20% tức là một Doanh nghiệp sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng Tuy nhiên, Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện và việc kinh doanh của doanh nghiệp là có hiệu quả
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Operating profit margin)
Hệ số iên ợi nhuận trước thuế và i vay Tổng EBIT
Tổng Doanh thu thuần
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ Ngoài ra, hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình Khi mà vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà đầu tư
1.2.1.4 Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Tại sao phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận có tác dụng trong việc
ra quyết định? Để có lãi, tổng chi phí của doanh nghiệp phải nhỏ hơn tổng doanh thu Một khi đã kinh doanh, doanh nghiệp phải phát sinh các định phí nhất định bất kể mức tiêu thụ tại doanh nghiệp Mỗi lần bán hàng là mỗi lần phát sinh các biến phí đi kèm Hoạt động kinh doanh vì thế trước hết phải xem xét doanh thu có bù đắp biến phí, tạo ra mức lợi nhuận để tiếp tục bù đắp định phí hay không Vấn đề này đặt các nhà quản trị quan tâm đến cả giá bán, số lượng hàng bán trong mục tiêu chung về lợi nhuận của doanh nghiệp Một quyết định về giá bán của một sản phẩm có thể tạo ra lỗ cho kinh doanh sản phẩm đó, nhưng có thể lại kích thích tiêu thụ một sản phẩm khác của doanh nghiệp Cho nên, phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận để ra quyết định phải đặt trong bối cảnh
cụ thể tại doanh nghiệp, lấy mục tiêu của doanh nghiệp đặt hàng đầu
Nội dung của Phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận (gọi tắt là phân tích CVP – Cost Volume Profit analysis) có thể tóm tắt thông qua các phân tích sau:
Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích hòa vốn là khởi điểm của phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận Điểm hòa vốn là điểm về sản lượng tiêu thụ (hoặc doanh số) mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là doanh nghiệp không có lỗ và lãi Tại điểm hòa vốn, doanh thu bù đắp chi phí biến đổi và chi phí cố định Doanh nghiệp sẽ có lãi khi doanh thu trên mức doanh thu tại điểm hòa vốn và ngược lại sẽ chịu lỗ khi doanh thu ở dưới mức doanh thu hòa vốn
Trang 25Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ Như vậy, phân tích hòa vốn
sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được Ngoài ra, phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các
Ngoài ra ta cũng có thể xác định được doanh thu hòa vốn thông qua công thức như sau:
1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng Tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return On Assets)
Phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo Doanh nghiệp
ROA Lợi nhuận r ng
Tổng giá trị tài sản
Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của Doanh nghiệp thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Một Doanh nghiệp đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với Doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản nhưng lợi nhuận thu được lại thấp Một trong những khía cạnh được quan tâm nhất của thu nhập trên tổng
Trang 26tài sản là khả năng phối hợp của các chỉ số tài chính để tính toán ROA Một ứng dụng thường được nhắc tới nhiều nhất là mô hình phân tích Dupont dưới đây
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình phân tích Dupont
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những bộ phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng Bản chất của mô hình là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi như: thu nhập trên tài sản ROA thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp Như vậy, chúng ta có thể nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Các cấu phần cơ bản của hệ thống được trình bày như sau
ROA Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần kinh doanh
Doanh thu thuần kinh doanh
Tài sản ROA Tỷ suất sinh ời trên doanh thu Số v ng quay tài sản
Từ mô hình chi tiết ở trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản như sau:
Thứ nhất là số vòng quay của tổng tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản, cụ thể hơn
số vòng quay của tổng tài sản bình quân lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân
Thứ hai là, tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì sức sinh lời của tài sản càng tăng Có thể thấy rằng sức sinh lời của doanh thu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là doanh thu và chi phí, nếu doanh thu cao và chi phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng và ngược lại
Vòng quay toàn bộ tài sản trong k
V ng quay toàn ộ tài sản trong k Doanh thu thuần trong k
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư Vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao
Hiệu suất s dụng tổng tài sản (Asset Turnover)
Hiệu suất s dụng tài sản Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Trang 27Chỉ tiêu cho biết một đơn vị tài sản được sử dụng tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần Ví dụ hiệu xuất tài sản bằng 2 có nghĩ là một đồng tài sản được tạo ra được 2 đồng doanh thu trong một năm Đối với các Doanh nghiệp bị thâm dụng vốn cao thường có chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản này thấp Chính vì lẽ đó, chỉ tiêu này sẽ đánh giá thực tế khả năng sử dụng tài sản trong một năm của doanh nghiệp
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Vòng quay tài sản dài hạn (Fix Asset Turnover)
V ng quay tài sản dài hạn Tổng Doanh thu thuần
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản dài hạn
Lợi nhuận r ng trên TSDH Lợi nhuận r ng
Tổng tài sản dài hạn 1
Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp Chú ý ở đây muốn đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng TSDH thì lợi nhuận ròng chỉ bao gồm phần lợi nhuận do có sự tham gia trực tiếp của TSDH tạo ra Vì vậy phải loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt động khác
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Giá trị này càng lớn càng thể hiện tài sản cố định trong doanh nghiệp được
Hiệu quả s dụng tài sản ngắn hạn
Hệ số sinh ợi TSNH Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản ngắn hạn
Trang 28Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả của tài sản lưu động có trong doanh nghiệp
K luân chuyển tài sản ngắn hạn
Công thức kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn được tính bằng 360 là thời gian một
kỳ phân tích trên số lần luân chuyển (số vòng quay) của tài sản trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả
1.2.3 Phân tích lưu chuyển dòng tiền
1.2.3.1 Phân tích Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI
Dòng tiền thu từ từng hoạt động
Dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh: Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp
liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập
Dòng tiền thu từ đầu tƣ: Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và
thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do Doanh nghiệp sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của Doanh nghiệp khác
Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính: Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến
các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ (Dòng tiền ra ngược lại)
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Vài nét về Công ty
Tên giao dịch chính thức của công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Và Thiết Bị
Áp Lực
Trực thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam – VINACOMIN
Tên tiếng Việt Nam: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Và Thiết Bị Áp Lực - VVMI
Tên viết tắt: VVMI
Đăng ký kinh doanh số: 0102274810, cấp ngày 14 tháng 10 năm 2004
Trụ sở chính: Số 506 – Hà Huy Tập – Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI trước đây là xí nghiệp thu hồi vật
tư ứ đọng thuộc công ty Vật tư theo quyết định số 909 ĐTĐLKT ngày 04/06/1974 của Bộ trưởng bộ Điện Than Nhiệm vụ của xí nghiệp giai đoạn này là thu hồi vật tư, thiết bị tồn đọng trong và ngoài ngành để về tân trang, phục chế để phục vụ nhu cầu xã hội
Ngày 30/06/1993 Bộ trưởng Bộ Năng Lượng (nay là tập đoàn than khoáng sản Việt Nam) có quyết định số 467 NVL- CCDC về việc lập lại Xí nghiệp kinh doanh vật
tư và chế tạo cơ khí Than nội địa Nhiệm vụ của giai đoạn này là sản xuất bình khí Axetylen, kinh doanh cung ứng vật tư, thiết bị phụ tùng, hàng hóa cho ngành Than, sửa chữa phục hồi thiết bị sản xuất kinh doanh ngành Than
Trang 30Đến ngày 14/10/2004 Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lực chuyển đổi thành công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – Than nội địa
Đến ngày 22/03/2007 theo quyết định số 32-2007 QĐ/HĐQTC công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị Áp lực – VVMI trực thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam cho tới nay
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Để đảm bảo thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh với quản lý hiệu quả công ty, Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị Áp lực – VVMI đã thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có hai Phó Giám đốc và cấp dưới là một hệ thống phòng ban chức năng Công ty được bố trí chặt chẽ nhất quán từ lãnh đạo đến phòng ban sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc, phát huy đầy đủ các thế mạnh chuyên môn hoá, chặt chẽ ở mức cao nhất
Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị Áp lực – VVMI
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - hành chính)
Giám đốc: Là người đứng đầu và quyết định mọi hoạt động trong toàn Công ty,
làm việc theo chế độ một thủ trưởng, nhằm tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, Giám đốc cũng là người xây dựng chiến lược phát triển Công ty, phương án tổ chức quản lí doanh nghiệp và điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm phân công, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh theo phân cấp và đầu kì tổ chức cuộc hợp, xem xét của lãnh đạo và hiệu lực của
Phân xưởng cơ khí sửa chữa
Phân xưởng chế tạo áp
Trang 31Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc, điều hành Công ty theo sự phân
công và ủy quyền của giám đốc trong công tác hành chính quản trị, phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao Đồng thời có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đưa ra
các chiến lược định hướng kinh doanh cho giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc trong công tác điều
hành sản xuất Nhận sự phân công và đảm trách theo dõi, giám sát và chỉ đạo quá trình sản xuất trong nội bộ của Công ty, đưa ra các giải pháp kĩ thuật giúp cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ở các xưởng Tham mưu cho giám đốc về định
hướng phát triển kĩ thuật
Phòng kế hoạch: Là bộ phận trực thuộc giám đốc với các chức năng tham mưu
cho giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đầu vào, quản lý kho nguyên liệu, lập kế hoạch phân phối thành phẩm từ xưởng sản xuất đến kho hoặc đến tay đối tác, điều tra nghiên cứu thị trường chọn lựa thị trường mục tiêu, tìm đối tác mới dần dần xây dựng và định hướng mở rộng thị phần
và danh mục đầu tư cho Công ty
Phòng kinh doanh: Là bộ phận có trọng trách đảm nhiệm nhiệm vụ kinh doanh
và phân phối sản phẩm của Công ty Thực hiện chiến lược kinh doanh đề ra và đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Bộ phận có 2 nhiệm vụ chính đó là đảm nhiệm phát triển
kinh doanh trong nước và ngoài nước Trong đó:
Lĩnh vực xuất nhập khẩu: Là bộ phận trực thuộc giám đốc chuyên kinh doanh
dịch vụ, hành hóa cho các mỏ trong ngành Than và cho các khách hàng có nhu cầu ở ngoài nước Là bộ máy kinh doanh đắc lực giúp cho chiến lược kinh doanh của Công
ty ở thị trường nước ngoài được xúc tiến, tìm kiếm bạn hàng, quảng bá hình ảnh sản phẩm ở thị trường ngoài nước và là cầu nối giữa Công ty và bạn hàng quốc tế
Lĩnh vực Kinh doanh tổng hợp: Là bộ phận trực thuộc giám đốc chuyên kinh
doanh buôn bán hàng hóa, vật tư cho các mỏ trong ngành Than và cho các khách hàng ngoài ngành Là bộ phận đảm trách nhiệm vụ kinh doanh sản phẩm cho các đối tác trong nước thuộc thành phần trong ngành hoặc ngoài ngành có nhu cầu sử dụng của Công ty
Phòng kỹ thuật: Là bộ phận thực thuộc giám đốc có chức năng tham mưu cho
giám đốc trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật, công nghệ, môi trường, nghiên cứu công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vật
liệu đầu vào, xây dựng các định mức, quản lý cơ điện và làm công tác an toàn lao động
Phòng tổ chức lao động – hành chính: Là bộ phận trực thuộc giám đốc có chức
năng tham mưu giúp sức giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, đào tạo nguồn nhân lực, tuyển dụng các ứng viên tiềm năng có khả năng đảm trách các chức vụ trong Công ty,
Trang 32phân phối thu nhập, chính sách chế độ đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời Ngoài ra còn thực hiện các công tác hành chính, bảo vệ, lễ tân, phục vụ chung giúp quá trình
vận hành của Công ty được thông suốt và không bị trồng chéo
Phòng kế toán tài chính: Là bộ phân trực thuộc giám đốc với chức năng giúp
giám đốc thực hiện tốt các công tác kế toán tài chính, quản lý kế toán, hạch toán, thống
kê và báo cáo theo quy định của nhà nước Tuân thủ đủ những yêu cầu của pháp luật,
chế độ đề ra đảm bảo minh bạch và khách quan
Phân xưởng cơ khí áp lực: Là phân xưởng chủ lực của Công ty, đảm nhận công
việc chế tạo các loại bình sinh khí, các loại nồi hơi, bình chịu áp lực Sản phẩm đảm
bảo các yêu cầu kĩ thuật, đạt tiêu chí chất lượng và đạt đúng yêu cầu của khách hàng
Phân xưởng sửa chữa: Là phân xưởng đảm nhận nhiệm vụ chế tạo các loại kết
cấu thép, thực hiện lắp đặt các dây chuyền thiết bị, nồi hơi, theo đơn đặt hàng, sửa chữa thiết bị máy móc Đáp ứng khả năng sửa chữa các thiết bị máy móc có hàm lượng khoa học cao của các DN trong ngành hoặc ngoài ngành Đồng thời là đơn vị
đảm trách nhiệm vụ lắp đặt các dây truyền và sản phẩm của Công ty sản xuất ra
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị Áp lực – Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị
Áp lực - VVMI Là đơn vị hoạt động cơ bản trong lĩnh vực chế tạo cơ khí đặc biệt là trong những sản phầm đòi hỏi quy trình công nghệ phức tạp và phải sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu Bình khí Axetylen là một trong những sản phẩm đó Nó là một trong những sản phẩm chính đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty Ngoài ra Công ty cũng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho sản xuất và đời sống
Lĩnh vực kinh doanh của công ty được chia làm 2 mảng chính với một bên là chế tạo, sửa chữa và lắp đặt thiết bị áp lực đồng thời gia công thiết bị phục vụ cho các công
ty cùng trong ngành khai thác khoáng sản Mảng tiếp theo là mua bán kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa, phục vụ sản xuất chuyên dụng Các Thiết
bị mà công ty không tự gia công, chế tạo được cho các công ty trong và ngoài ngành Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị Áp lực - VVMI tiến hành cơ cấu tổ chức sản xuất theo mô hình trực tiếp tại phân xưởng sản xuất (phân xưởng chế tạo áp lực và phân xưởng cơ khí sửa chữa) với sự chỉ đạo trực tiếp của một phó giám đốc phụ trách giám sát và theo dõi sản xuất (phó giám đốc kĩ thuật) đối với các phân xưởng Phó giám đốc phụ trách giám sát và theo dõi sự chỉ đạo và phải báo cáo trực tiếp với giám đốc về kết quả sản xuất và chất lượng sản phẩm hoàn thành
Trang 332.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cơ phí và thiết
bị áp lực – VVMI
Nhờ chính sách quản lý hiệu quả và chiến lược kinh doanh tốt nên công ty cổ phần cơ
khí và thiết bị áp lực – VVMI luôn luôn đạt được bước tăng trưởng không ngừng Sự tăng
trưởng về lợi nhuận theo từng năm đã thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng có chiều hướng mở rộng Dưới đây sẽ là quá trình phân tích kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011 và 2012
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất giai đoạn 2010-2012
2.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sale)
Bảng 2.1 Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu
ĐVT: Đồng
Chênh lệch (%) 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận sau thuế 2.226.001.355 1.542.787.533 1.407.920.000 9,58 44,28
Doanh thu thuần 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914 34,04 1,27
Tỷ suất sinh lời
Chỉ tiêu tăng
(Nguồn: Báo cáo Tài chính)
Biểu đồ 2.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
0,000,100,200,300,400,500,600,70
Trang 34Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh Qua bảng số liệu 2.1 và biều đồ 2.1 ta có thể nhận thấy có sự gia tăng ở tỷ suất sinh lời trên doanh thu từ năm 2010 đến 2012 Tuy nhiên,
sự tăng của tỷ suất sinh lời có sự biến động tăng giảm không đồng đều giữa 3 năm Cụ thể như sau:
Từ năm 2010 đến năm 2011 có sự sụt giảm về tỷ suất sinh lời là từ 0,54% xuống 0,44% một sự sụt giảm nhẹ tương ứng giảm 18,25% dù cho doanh thu năm 2011 có tăng 34,04% so với năm 2010 và lợi nhuận sau thuế tăng 9,58% Đồng nghĩa với việc
là 100 đồng doanh thu thuần bỏ ra thì năm 2010 thu lại được 0,54 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2011 chỉ thu được 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế Nguyên nhân là
do năm 2011 công ty đã mở rộng để tăng khả năng kinh doanh và tăng đầu tư bằng các khoản vay, chính vì vậy doanh thu tăng nhưng chi phí bỏ ra cũng tăng lên do đó lợi nhuận sau thuế đạt được tăng không đáng kể
Từ năm 2011 đến năm 2012 thì có sự tăng nhẹ ở tỷ suất sinh lời trên doanh thu từ 0,44% năm 2011 lên đến 0,63% năm 2012, chênh lệch mức tăng tương ứng là 42% Giải thích cho sự gia tăng về tỷ suất sinh lời này đó là do từ năm 2011 công ty đã mở rộng để tăng khả năng kinh doanh vì vậy doanh thu đạt được năm 2012 có sự tăng trưởng ổn định không bị sụt giảm, mức tăng nhẹ so với năm 2011 là 1,27% Tuy nhiên
do đã rút ra kinh nghiệm và hướng đầu tư đã đi vào ổn định công ty đã cắt giảm một vài chi phí tài chính không cần thiết tiêu biểu là chi phí lãi vay Chính vì vậy đã giảm chi phí kinh doanh đi một lượng đáng kể giúp cho lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được từ năm 2011 đến 2012 có sự tăng lên là 44,28%
Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu (Sale Growth Rate)
Chỉ số tăng trưởng doanh thu cho ta biết mức tăng hay giảm tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ Từ bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy được sự tăng giảm cụ thể như sau:
Từ năm 2010 đến năm 2011 có sự tăng đột biến của doanh thu trong công ty bởi năm 2011 công ty đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường và lĩnh vực mới như đầu tư tài chính và kinh doanh mặt hàng vật tư thiết bị mới Chính vì thế doanh thu đạt được tăng 34,04% của năm 2011 so với năm 2010
Trong khi năm 2011 đến năm 2012 thì mức tăng trưởng doanh thu chỉ tăng 1,27% tương ứng mức giảm 96,27% Lý giải cho hiện tượng chênh lệch mức tăng trưởng doanh thu khá lớn này là sau năm 2011 đã mở rộng kinh doanh thì năm 2012 tình hình hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định và không có sự đầu tư gia tăng doanh thu ở các hoạt động nào mới Có thể thấy, từ năm 2011 đến 2012 tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Trang 35được đánh giá là khá bền vững và ổn định khi phát huy được mọi tiềm lực kinh doanh
của công ty
Phân tích tình hình doanh thu theo tổng mức và kết cấu mặt hàng
Bảng 2.2 Bảng doanh thu theo tổng kết cấu mặt hàng
công ty 5.293.959.747 5.804.642.110 3.211.463.806 80,75 (8,80) Hàng đại lý 7.618.602.277 7.944.197.553 (4,10)
Phí NK, chiết khấu 153.045.485 4.862.884.207 (96,85)
Thiết bị nhập khẩu 52.715.699.508 45.729.905.713 54.746.743.540 (16,47) 15,28
Tổng 355.803.903.872 351.339.179.209 262.109.398.914 34.04 1,27
(Nguồn: Báo cáo doanh thu các năm)
Việc phân tích chi tiết doanh thu bán hàng của từng mặt hàng giúp cho nhà quản
lý thấy rõ được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của từng lĩnh vực kinh
doanh từ đó làm cơ sở cho các chiến lược đầu tư của công ty trong tương lai Cụ thể
tổng mức doanh thu theo kết cấu mặt hàng như sau:
Mặt hàng từ ĩnh vực s a chữa cơ khí và chế tạo thiết bị
Sửa chữa xe ôtô: với đặc thù là một doanh nghiệp sửa chữa cơ khí và chế tạo,
lĩnh vực sửa chữa xe ôtô đặc biệt là các ôtô phục vụ trong ngành khai thác than của tập
đoàn than khoáng sản là một lĩnh vực thế mạnh và quan trọng Đây là một trong những
lĩnh vực mũi nhọn và lâu năm của công ty từ khi mới bắt đầu thành lập có thể thấy từ
năm 2010 đến năm 2011 sau khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng kinh
Trang 36doanh và đầu tư thì lĩnh vực sửa chữa ôtô khi đã gia tăng một lượng đáng kể là 9.897.208.910 đồng tương ứng mức tăng 61,97 % Một mức tăng khá lớn so với doanh thu hiện tại đạt được trong năm 2010 Có thể thấy được tầm quan trong của lĩnh vực thế mạnh này trong công ty
Trong khi đó từ năm 2011 đến năm 2012 lại có một sự sụt giảm nhẹ về doanh thu
từ lĩnh vực này tương ứng giảm 6.36% có thể do doanh nghiệp trong năm 2012 đã bắt đầu tập trung vào phát triển ngành khác đem lại doanh thu tốt hơn cho công ty
Chế tạo thiết bị: lĩnh vực chế tạo cơ khí là một lĩnh vực từ xưa đã là một lĩnh vực
mũi nhọn của công ty khi các sản phẩm chế tạo ra được phục vụ cho công việc của tổng công ty than khoáng sản Việt Nam Tuy nhiên, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giờ đòi hỏi các thiết bị sản xuất cần có một hàm lượng khoa học kỹ thuật rất cao trong khi khả năng của công ty không cho phép theo kịp bước tiến đó
Do vậy lĩnh vực chế tạo của công ty dần bị thu hẹp quy mô, chỉ giới hạn lại một
số sản phẩm thiết yếu và khả năng của công ty cho phép như lưới thép Sản phẩm này bắt đầu được đưa vào sản xuất năm 2011 Tuy nhiên, doanh thu mang lại tăng trưởng 11,27% từ năm 2011 đến năm 2012 là một mức tăng trưởng khá khả quan đối với một lĩnh vực sản phẩm mới Đồng thời, sản xuất gông lò phục vụ cho công việc khai thác than trong hầm lò cũng đem lại một nguồn doanh thu rất lớn, do đây gần như là một sản phẩm độc quyền trong ngành than mà được công ty sản xuất, với mức doanh thu từ 86.426.289.364 đồng năm 2010 lên đến 91.561.431.452 đồng năm 2011 tương ứng mức tăng 7,19% và 98.146.611.240 đồng năm 2012 tương ứng mức tăng 5,94% so với năm 2011 Một sự tăng tưởng khá đồng đều và phát triển ổn định với mức doanh thu đem lại rất khả quan
Ngoài ra, một vài sản phẩm mũi nhọn chủ lực từ chế tạo thiết bị áp lực và chế tạo
cơ khí khác cũng đem lại doanh thu lớn do có thế mạnh vì phát triển công nghệ được sản phẩm đó tiêu biểu là sản phẩm bình khí Axetylen do công ty sản xuất Từ bảng số liệu
có thể thấy từ năm 2010 đến 2011 mức tăng trưởng doanh thu của chế tạo cơ khí khác từ 5.324.273.753 đồng năm 2010 tăng đột biến trong năm 2011 là 12.954.338.263 đồng tương ứng mức tăng 143,31% một mức tăng trưởng doanh thu ngoài kỳ vọng Đến năm
2012 mức doanh thu như vậy vẫn được duy trì ổn định thậm chí là tăng 10,45% so với năm 2011 có thể thấy lĩnh vực chế tạo cơ khí vẫn là một ngành trọng tâm chủ lực đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
Mặt hàng từ ĩnh ực thương mại
Dựa vào khả năng và tình hình kinh tế thị trường, công ty đã biết tập trung vào những sản xuất các sản phẩm cơ khí thế mạnh và có nhu cầu lớn tại thị trường trong nước Còn đối với các sản phẩm doanh nghiệp không có khả năng gia công chế tạo vì
Trang 37đòi hỏi sự tiến bộ của khoa học như nước ngoài thì công ty tiến hành kinh doanh các trang thiết bị đó bằng phương thức nhập khẩu và trao đổi mua bán trực tiếp với nhà phân phối cụ thể là:
Trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa thiết bị, đây là một lĩnh vực kinh doanh
mũi nhọn của công ty khi các sản phẩm thiết bị cơ khí được công ty mua lại từ các nhà cung cấp rồi đem đi phân phối cho các khách hàng có nhu cầu Từ bảng số liệu 2.2 có thể thấy, từ năm 2010 với mức doanh thu là 87.322.152.071 đồng đến năm 2011 tăng lên đến 112.606.008.262 đồng tương ứng mức tăng là 28,95% một mức tăng khá lớn nguyên nhân là do doanh nghiệp từ năm 2011 bắt đầu đổi mới và mở rộng kinh doanh, tăng các khoản đầu tư cho kinh doanh hàng hóa thiết bị vì vậy doanh thu mang lại có mức tăng trưởng vượt bậc đến như vậy
Trong lĩnh vực vật tư công ty, phí nhập khẩu chiết khấu và hàng đại lý thì đây
là các khoảng doanh thu mang lại từ việc công ty kinh doanh các lĩnh vực khác Từ bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy những lĩnh vực này phần lớn xuất hiện trong hạng mục kinh doanh của công ty từ năm 2011 do có thể đây là những lĩnh vực công ty mới mở rộng đầu tư kinh doanh phát triển Do đó chưa đem lại lợi nhuận cho công ty
Trong lĩnh vực thiết bị nhập khẩu đây là một lĩnh vực quan trọng do phần lớn
các thiết bị cơ khí sản xuất tại Việt Nam không đáp ứng được sự tiến bộ về khoa học
kĩ thuật như các nước khác trên thế giới Vì vậy, công ty đã tiến hành nhập khẩu các hàng hóa thiết bị đó từ nước ngoài rồi đem về kinh doanh tại thị trường trong nước Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt đông kinh doanh này có xu hướng giảm dần đi với doanh thu năm 2010 là 54.746.743.540 đồng đến năm 2011 giảm còn 45.729.905.713 đồng tương ứng mức giảm 16,47% trong khi năm 2012 có tăng nhẹ lên 52.715.699.508 đồng tương ứng mức tăng là 15,28% Dù vậy năm 2012 so với năm 2010 thì doanh thu
từ hoạt động này có phần giảm đi có thể nguyên nhân là do công ty đang tập trung đầu
tư kinh doanh các sản phẩm cơ khí được chế tạo trong nước, hoặc cũng có thể phần lớn là do nhu cầu thị trường không còn lớn như trước đây
Trang 38Giá vốn hàng bán 330.833.924.408 323.970.232.502 240.655.627.219 34,62 2,12 Chi phí tài chính 2.200.106.513 5.812.607.981 3.151.751.242 84,42 (62,15) Chi phí bán hàng 15.383.603.575 17.913.436.825 13.323.537.379 34,45 (14,12) Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.069.468.311 5.539.865.859 3.418.180.638 62,07 (8,49)
Tổng chi phí 353.537.632.407 353.241.487.452 260.567.820.316 35,57 0,08
Tổng định phí 10.110.283.722 10.517.662.870 7.345.379.482 43,19 (3,87) Chi phí nhân công 6.098.119.700 4.584.439.939 3.911.548.280 17,20 33,02 Chi phí khấu hao TSCD 2.055.033.215 2.059.023.763 1.905.736.242 8,04 (0,19) Chi phí lãi vay 1.957.130.807 3.874.199.168 1.528.094.960 153,53 (49,48) Tổng biến phí 343.427.348.685 342.723.824.582 253.222.440.834 35,34 0,21
Tổng doanh thu 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914 34,04 1,27 Tổng lợi nhuận 2.226.001.355 1.542.787.533 1.407.920.000 9,58 44,28
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 0,006 0,004 0,005 (19,17) 44,16
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng kê chi tiết chi phí)
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Trong doanh nghiệp các khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp được chia làm hai loại một là chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh và hai là chi phí khác Các khoản chi phí
SXKD bao gồm các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất như chi phí nguyên vật
liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí giá vốn hàng bán; các chi
phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí
QLDN Các khoản chi phí này cấu thành nên chi phí SXKD của doanh nghiệp
Cụ thể thông qua bảng 2.3 ta có thể nhận thấy đối với hoạt động SXKD của công ty
cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI thì tổng chi phí SXKD tăng đột biến so từ
Trang 39372.880.531.729 đồng năm 2010 lên đến 515.907.736.713 đồng năm 2011 tương ứng mức tăng 38,36% Nguyên do giải thích cho việc tăng mạnh các khoản chi phí SXKD chính là
do công ty đã gia tăng các khoản chi phi phí tài chính và chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp cho sản xuất để tăng quy mô và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng chất lượng sản phẩm Tiếp đến năm 2012 thì chi phí SXKD cũng có tăng nhưng chỉ là ở mức nhẹ với 0,53% có thể thấy công ty đã biết duy trì và kiểm soát được chi phí của mình một cách hiệu quả để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao
Bảng 2.4 Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả s dụng chi phí
Hiệu suất s dụng chi phí (lần ) 0,994 1,005 0,994
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (lần) 0,006 0,004 0,005
(Nguồn: bảng kê chi phí theo yếu tố)
Biểu đồ 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả s dụng chi phí
Hiệu suất s dụng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kì dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu Thông qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.2 ta có thể thấy được biểu đồ hiệu suất sử dụng chi phí có sự biến bất thường
đi từ năm 2010 đến năm 2012
Từ năm 2010 hiệu suất sử dụng chi phí đạt được là 0,994 lần đến năm 2011 hiệu suất tăng lên đến 1,005 lần tương ứng mức tăng 1,14% trong khi đó đến năm 2012
0,9850,9900,9951,0001,0051,010
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hiệu suất sử dụng chi phí Tỷ suất lợi nhuận/chi phí
Trang 40hiệu suất sử dụng chi phí đã giảm trở lại 0,994 lần giảm 1,14% so với năm 2011 Tuy
nhiên, dù mức hiệu suất sử dụng chi phí có dấu hiệu tăng giảm đột ngột và trở về lại
ban đầu từ năm 2010 đến năm 2012 thì không phải thực sự xấu đối với doanh nghiệp
Từ biểu đồ 2.2 có thể thấy từ năm 2011 sau khi bắt đầu mở rộng hoạt động SXKD
bằng việc tăng các khoản chi phí như chi phí đầu tư tài chính, chi phí NVL… thì
doanh thu đạt được có bước tăng đáng kể so với năm 2010 Có thể nhận thấy hiệu suất
sử dụng chi phí dần ổn định đem lại dấu hiệu tốt cho công ty
Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí
Chỉ số này giúp nhà quản lý doanh nghiệp biết được một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Thông qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.2 ta có thể
thấy được xu hướng của tỷ suất lợi nhuận chi phí có xu hướng tăng Tuy nhiên, không
có sự tăng mạnh mẽ và liên tiếp, cụ thể:
Từ năm 2010 tỷ suất lợi nhuận chi phí đạt 0,005 lần đến năm 2011 tỷ suất giảm xuống còn 0,004 lần tương ứng mức giảm 19,17% Nguyên nhân là do lợi nhuận đạt
được trong năm 2011 sau khi đã đổi mới và mở rộng hoạt động kinh doanh đã tăng lên
từ 1.407.920.000 đồng lên đến 1.542.787.533 đồng tương ứng mức tăng 9,58% so với
năm 2010 Lợi nhuận có biểu hiện tăng tuy nhiên tổng chi phí bỏ ra lại tăng lên 35,57 %
so với mức chi phí cũ năm 2010 bỏ ra Vì vậy đó là lý do tỷ suất lợi nhuận chi phí có
xu hướng giảm từ năm 2010 đến 2011
Đến năm 2012 chỉ số tỷ suất lợi nhuận chi phí có dấu hiệu phục hồi đạt 0,006 lần tăng 0,002 lần (tương ứng tăng 44,16%), tức là 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại được 0,006 đồng lợi
nhuận Điều này cho thấy dấu hiệu tốt từ doanh nghiệp khi lợi nhuận có dấu hiệu tăng lên
Tỷ suất chi phí kinh doanh
Bảng 2.5 Tỷ suất chi phí kinh doanh
Chênh lệch(%) 11/10 12/11 Tổng chi phí KD (VND) 22.653.178.399 29.265.910.665 19.893.469.259 47,11 (22,60)
Tổng doanh thu (VND) 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914 34,04 1,27
Tỷ suất chi phí KD (%) 6,37 8,33 7,59 9,75 (23,57)
Mức độ tăng giảm tỷ suất
chi phí KD so với năm
2010 (F’ (lần)
(Nguồn: Báo cáo tài chính)