Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực vvmi (Trang 43 - 46)

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá t nh h nh ợi nhuận

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2012 2011 2010

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần 21,72 16,72 16,62

Hệ số biên lợi nhuận gộp 7,02 7,79 8,19

Hệ số biên lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay 1,27 1,13 1,80

33

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phẩn (ROE – Return On Equity)

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) là một tổng những chỉ số giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu 2.8 phía trên ta có thể thấy được xu hướng tăng hệ số thu nhập trên vốn cổ phần, tuy nhiên mức tăng không phải là quá vượt bậc nhưng đây là một dấu hiệu tốt đối với tình hình SXKD của công ty cụ thể là:

Từ nằm 2010 chỉ số ROE của công ty đạt được là 16,62% đến năm 2011 hệ số thu nhập trên vốn cổ phẩn này tăng lên đến 16,72% tương ứng mức 0,64%. Tuy nhiên, đến năm 2012 hệ số này tăng vọt lên đến 21,72% tương ứng mức tăng 29,9%, có nghĩa là 100 đồng vốn cổ đông được bỏ ra thì công ty thu về được 21,72 đồng lợi nhuận ròng, mức tăng này so với năm 2010 cho thấy hiệu quả SXKD của công ty trong năm 2012 là rất tốt. Lý do để giải thích cho sự gia tăng hệ số thu nhập trên vốn cổ phần chính là số lượng vốn cổ đông được gia tăng, công ty sau khi được bổ sung một lượng vốn lớn sẽ có cơ hội gia tăng khả năng SXKD của bản thân lên và đồng nghĩa với việc đem lại sự gia tăng cho lợi nhuận sau thuế từ 1.407.920.000 đồng năm 2010 lên đến 2.226.001.355 đồng năm 2012 tương ứng tăng 1,58 lần. Vì vậy khi có vốn cổ đông liên tục tăng theo các năm và lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo từng năm thì hệ số thu nhập theo vốn cổ phần cũng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận.

Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Giống như các chỉ tiêu đánh giá khả năng SXKD của doanh nghiệp phía trên thì chỉ số hệ số biên lợi nhuận gộp này phản ánh doanh thu và lợi nhuận nếu không tính đến các khoản chi phí KD. Thông qua bảng số liệu 2.8 thì có thể thấy chỉ số hệ số biên lợi nhuận gộp đang thể hiện xu hướng giảm, cụ thể là:

Từ năm 2010 đến năm 2011 hệ số từ 8,19 % giảm xuống còn 7,79% tương ứng mức giảm 4,84%, có nghĩa là từ năm 2010 100 đồng doanh thu bán hàng đem lại 8,19 đồng thu nhập thì đến năm 2011 số thu nhập này bị giảm xuống còn 7,79 đồng thu nhập. Thậm chí đến năm 2012 số thu nhập của công ty thu được từ 100 doanh thu chỉ còn 7,02 đồng tương ứng giảm 9,91% so với năm 2011 và giảm 14,27% so với năm 2010.

Có thể thấy hệ số biên lợi nhuận gộp có chiều hướng đi xuống chứng tỏ công ty thu được ít lãi hơn so với chi phí bỏ ra và khả năng kiểm soát chi phí còn nhiều lỗ hổng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần dựa vào thu nhập của nó mang lại.

Hệ số biên lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (Operating Profit Margin)

Cũng giống như các chỉ số đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, chỉ số hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay giúp cho các cổ đồng và các chủ nợ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu 2.8 ta có thể thấy rõ được

34

chỉ số hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay có xu hướng giảm, tuy nhiên xu hướng giảm không đồng đều mà có sự biến động. Cụ thể là

Từ năm 2010 chỉ số đứng ở mức 1,80% có nghĩa là 100 đồng doanh thu mang lại 1,8 đồng lợi nhuận cho cổ đông và chủ nợ. Nhưng đến năm 2011 mức chỉ số này lại hạ thấp xuống chỉ còn 1,13% tức là giờ 100 đồng doanh thu chỉ đem lại 1,13 đồng lợi nhuận cho cổ đông, tương ứng mức giảm 37,26% một mức sụt giảm đáng kể nguyên nhân là do năm 2011 công ty có thực hiện mở rộng SXKD để tăng doanh thu tuy nhiên thực tế lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) lại sụt giảm hơn so với năm 2010 là 15,9% vì vậy khiến cho chỉ số này bị suy giảm. Đến năm 2012 chỉ số hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay có tín hiệu tăng dần lên nhưng còn thấp so với năm 2010 chỉ dừng ở mức 1,27%, tức là 100 đồng doanh thu mang lại 1,27 đồng lợi nhuận cho cổ đông và chủ nợ, một tín hiệu tốt cho công ty và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, công ty vẫn cần cố gắng hơn nữa để khắc phục tình trạng sụt giảm này để cải thiện lòng tin từ nhà đầu tư và cổ đông.

2.2.1.4. Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Phƣơng tr nh h a vốn

Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất, kinh doanh là điều tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để đánh giá được mục tiêu trên, trước hết các doanh nghiệp phải xác định được điểm hoà vốn, từ đó doanh nghiệp sẽ có phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện, tiềm lực kinh doanh của mình. Sau đây trong phần phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI.

Bảng 2.9. Phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2 1 Chênh lệch% 11/10 12/11

Tổng định phí 10.110.283.722 10.517.662.870 7.345.379.482 43,19 (3,87) Tổng biến phí 343.427.348.685 342.723.824.582 253.222.440.834 35,34 0,21 Tổng Chi phí 353.537.632.407 353.241.487.452 260.567.820.316 35,57 0,08 Tổng Doanh thu 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914 34,04 1,27

Điểm hoàn vốn theo

doanh thu (SBE) 290.652.638.249 428.916.417.249 216.554.924.056 98,06 (32,24)

35

Thông qua bảng số liệu 2.9 ta có thể nhận thấy giá trị điểm hòa vốn theo doanh thu của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI có sự thay đổi tăng dần theo từng năm từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy nhiên đem điểm hòa vốn theo doanh thu so sánh với doanh thu thực tế của công ty trong 3 năm thì có thể thấy sự chênh lệch và khác biệt rõ ràng. Nếu như trong năm 2010 mức doanh thu hòa vốn cần phải đạt được là 216.554.924.056 đồng trong khi doanh thu thực tế trong năm đạt được là 262.113.119.914 đồng, mức chênh lệch là tăng 45.558.195.858 đồng điều đó cho thấy mức doanh thu trong năm của công ty đã ở mức có lãi vì đã vượt qua được doanh thu hòa vốn.

Tuy nhiên đến năm 2011 có thể thấy mức điểm hòa vốn theo doanh thu là 428.916.417.249 đồng cao hơn cả mức doanh thu thực tế là 77.577.238.040 đồng. Nguyên nhân giải thích cho tình trạng này là do tổng chi phí bỏ ra trong năm 2011 này lớn hơn cả mức doanh thu thực tế. Vì công ty đang trong quá trình kiện toàn bộ máy kinh doanh và khả năng quản lí chi phí chưa thực sự tốt dẫn đến doanh thu thực tế không đủ bù đắp cho các khoản chi phí đó. Dù doanh thu kinh doanh thực tế chưa đạt mức hòa vốn cho doanh nghiệp nhưng trong năm 2011 nhưng công ty vẫn có lợi nhuận ròng dương vì năm 2011 này công ty có thực hiện các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính khác nên đem lại các nguồn thu nhập ngoài kinh doanh do đó trong năm này vẫn có lợi nhuận.

Đến năm 2012, tình hình quản lí chi phí của công ty đã cải thiện và dần đi vào ổn định với mức doanh thu thực tế là 355.803.903.872 đồng trong khi doanh thu tại điểm hòa vốn chỉ là 290.652.638.249 đồng (chênh lệch 65.151.265.623 đồng). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh có lãi và đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực vvmi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)