Nếu để tăng Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, Công ty cần quan tâm thu nhập sau thuế và doanh thu, đó là: thực chất 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu thu nhập thực sự cho công ty? Công ty thực hiện chính sách sản xuất mà doanh thu tăng nhiều hơn so với chi phí, có như thế thì Công ty mới tăng được lợi nhuận và do đó mới tăng được thu nhập sau thuế, tăng ROE.
Để tăng Vòng quay tài sản, Công ty cần quan tâm đến hiệu suất sử dụng tài sản, đó là: xem xét 1 đồng đầu tư vào tài sản thu được bao nhiêu đồng doanh thu? để từ đó có chính sách quản lý đối với tài sản và chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ tốt hơn gia tăng được doanh thu và cải thiện được lợi nhuận ròng.
58
Tương tự, đối với Đòn bẩy tài chính, Công ty cần có chính sách cân bằng để tăng Đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo được tính tự chủ của Công ty, vì FL tăng có nghĩa là tài sản hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu giảm, và tài sản hình thành từ nguồn vốn đi vay (công nợ) tăng, điều này làm giảm tính tự chủ của Tổng công ty và tăng rủi ro tài chính cho Công ty. Nhưng điều này có thể góp phần tăng lợi nhuận sau thuế cho Công ty do lãi vay được khấu trừ vào thuế thu nhập DN.
Như vậy, Tổng công ty cần vạch ra chính sách cụ thể để quản lý tốt các nguồn thu, chi phí, vốn chủ sở hữu,…nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mình.
Một số giải pháp khác đối với công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI.
Nâng cao uy tín và chú trọng mở rộng thị trƣờng kinh doanh công ty
Trong điều kiện kinh tế như hiện này, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo và kinh doanh vật tư thiết bị bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Do đó, sự cạnh tranh là vô cũng gay gắt. Để có thể tận dụng nhiều cơ hội kinh doanh, công ty cần phải có những giải pháp nâng cao hơn nữa uy tín của doanh nghiệp trên thị trường vì ngoài cung cấp thiết bị vật tư cho các công ty khác thuộc tổng công ty than khoáng sản Việt Nam thì công ty cũng tham gia kinh doanh với các công ty ngoài ngành. Vì vậy khi đã có uy tín và tạo dựng hình ảnh tốt thì việc mở rộng thị trường của Công ty không phải là điều quá khó.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải các định chiến lược giá cả hợp lý, linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng loại sản phẩm. Đối với những khách hàng quen thuộc, công ty nên giảm giá và có chính sách khuyến khích vào từng thời điểm, mục tiêu của doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường và nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm không phải thực hiện trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của công ty. Hơn nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.
Nâng cao công tác quản ý và đào tại đội ngũ công nhân viên
Yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong nhiều vấn đề và lĩnh vực trong cuộc sống. Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nhân sự có vai trò rất quan trọng. Giả sử rằng tất cả các bước yếu tố khác đều tốt nhưng công việc phân tích được giao cho một cán bộ yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu đầu óc quan sát, thiếu việc đánh giá sự vật trong mối quan hệ tài chính thì chắc chắn những kết qủa phân tích sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và mang tính chủ quan.
Do đó công tác đào tạo cán bộ một công việc khó, lâu dài, cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của cho nguồn nhân lực phục vụ cho công tác này. Chính vì
59
vậy trong quá trình tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ Công ty cần chú trọng những điểm sau:
Thứ nhất, công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Thứ hai, người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhìn chung công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đế phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nâng cao trình độ người lao động thể hiện: Công ty đã có chương trình đào tạo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất về những kiến thức có liên quan đến kỹ thuật công nghệ, tổ chức công tác thi nâng bậc, nâng cấp cho công nhân lao động, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ quản đốc, tổ trưởng sản xuất. Hình thức đào tạo tuy chưa được phong phú mới chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống là cử cán bộ quản lí đi học tại các trường đại học.
Vì vậy công ty cần mở rộng nội dung đào tạo kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao năng lực quản trị. Số lượng công nhân viên có trình độ trên đại học ở công ty còn ít. Công ty có thể thi tuyển dụng để có được những người có trình độ cao hoặc tuyển chọn những người trẻ tuổi, có năng lực để đào tạo đại học và trên đại học, đặc biệt là chuyên nghành Quản trị kinh doanh hoặc tài chính để nâng cao năng lực quản lý cũng như phân tích và định hướng kinh doanh lâu dài cho công ty.
Đầu tƣ đổi mới công nghệ
Nhiệm vụ trước mắt của công ty là đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học- công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú ý đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người lao động, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Trong thời gian tới, công ty nên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như:
Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân đối
60
giữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả của công nghệ mới. Khi mua các thiết bị máy móc cũng như bí quyết công nghệ công ty có thể thương lượng với các đối tác để được thanh toán theo phương thức trả chậm.
Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì công ty mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục và tiếp kiệm thời gian và công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất.
Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.
Tích cực đào tạo độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưởng vật chất thoả đáng cho họ.
Nâng cao trình độ quản lý, trong đó chú trọng đến vai trò của quản lý kỹ thuật. Tiến hành các nghiên cứu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
KẾT LUẬN
“Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” là một nội dung trọng tâm trong quản trị tài chính của các công ty hiện nay. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi và đi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các công ty đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước, tình hình kinh tế ảm đạm do sự e dè và thăm dò của giới đầu tư.... Vì thế, Nhiệm vụ hiện nay là phân tích tài chính doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp tài chính nhằm bao quát toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, tự bản thân công ty mới có sự mạnh mẽ từ bên trong và có đủ năng lực để đương đầu được với nền kinh tế bên ngoài.
Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI dù hoạt động sản suất kinh doanh vẫn đem lại hiệu quả với mức doanh thu hàng năm tăng trưởng và lợi nhuận ròng đạt được luôn tăng. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong một số mặt về quản lý tài sản và chi phí trong thời gian gần đây khiến khiến cho lợi nhuận có tăng nhưng chưa thực sự tương xứng với mức chi phí bỏ ra. Từ đó, em thấy rằng công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích và dự báo, đồng thời xây dựng phương án tối ưu để quản lí và điều tiết các khoản thu chi trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, việc áp dụng các giải pháp tài chính trên đây là hoàn toàn khả thi trong năng lực của công ty. Điều này sẽ giúp cải thiện được hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng kiểm soát các nguồn lực trong doanh nghiệp
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm trong thực tế, hơn nữa thiếu sót do chưa có nhiều thông tin khi phân tích do đó những đánh giá trong khóa luận có nhiều điểm chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa phải là tối ưu và có tính thuyết phục. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn, thực tiễn hơn và giúp ích cho công việc của em sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong bộ môn Kinh Tế - Quản lý Trường Đại học Thăng Long đã dạy em trong những năm tháng học tại trường, đặc biệt là gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Ngô Thị Quyên đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán ... 1
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh ... 4
Phụ lục 3. Bảng lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) ... 5
Phụ lục 4. Bảng phân tích tình hình lợi nhuận chi tiết ... 8
Phụ lục 5. Bảng tỷ suất chi phí kinh doanh chi tiết ... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài nguyên giáo dục mở việt nam (VOER) - http://old.voer.edu.vn
2. Trang web kiến thức tài chính: http://Financelearners.blogspot.com
3. Trang web ngân hàng TMCP Công thương: http://www.Vietinbank.vn
4. Đồng chủ biên PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2010), Tài chính doanh nghiệp (dùng cho ngoài ngành), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ; PGS.TS. Nghiêm thị Thà, Phân tích tài chính doanh nghiệp – Lý thuyết và thực hành (học viện tài chính), NXB tài chính.
6. Nguyễn Minh Kiều (2010), Bài giảng Phân tích tài chính, Nhà xuất bản thống kê.
7. Bài giảng VẬN DỤNG TỶ SỐ ROA (Return on assets) ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, ThS. Thái Ninh, ĐH Nha trang.
1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán
TT Chỉ tiêu Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2 1
(A) (1) (2) (3)
TỔNG TÀI SẢN 80.925.791.013 61.216.675.137 66.829.195.746 A TÀI SẢN NGĂN HẠN 74.549.575.712 54.945.830.476 58.777.834.746 I Tiền và các khoản tƣơng đƣơng
tiền
1.710.163.538 5.514.132.882 2.816.783.567
II Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 65.995.046.581 44.038.254.884 42.622.264.643
1 Phải thu khách hàng 64.799.426.865 41.126.416.711 42.336.325.743
2 Trả trước cho người bán 1.015.701.772 285.450.000
3 phải thu nội bộ ngắn hạn 40.099.544 569.342.486
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
5 Các khoản phải thu khác 139.818.400 2.342.495.687 488.900
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV Hàng tồn kho 6.662.490.209 5.370.498.698 11.090.740.507 V Tài sản ngắn hạn khác 181.875.384 22.944.012 2.248.046.029
1 Thuế GTGT được khấu trừ 451.939.316
2 Tài sản ngắn khác 1.796.106.713
B TÀI SẢN DÀI HẠN 6.376.215.301 6.270.844.661 6.351.361.000 I Tài sản cố định 6.376.215.301 6.166.500.545 6.351.361.000
1 Nguyên giá 21.137.013.072 18.944.904.924 17.070.741.616
2
TT Chỉ tiêu Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2 1
3 Chi phí xây dựng dở dang 104.344.116
II Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 1.700.000.000
III Tài sản dài hạn khác
TỔNG NGUỒN VỐN 80.925.791.013 61.216.675.197 66.829.195.746 A NỢ PHẢI TRẢ 70.678.714.524 51.991.118.887 58.356.605.690 I Nợ ngắn hạn 68.278.187.740 48.602.720.868 55.651.087.589
1. Vay và nợ ngắn hạn 12.064.990.767 15.352.209.127
2. Phải trả cho người bán 50.936.319.419 41.571.001.248 31.753.066.075
3. Người mua trả tiền trước 191.860.624 1.467.921.332 2.643.549.500
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1.419.241.292 2.122.484.334 3.326.577.657
5. Phải trả người lao động 1.596.125.426 2.360.917.008 1.520.711.763
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ 98.929.149
8. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 1.425.965.220 695.220.011 618.237.866
9. Dự phòng phải trả ngắn hạn
10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 643.684.922 385.176.935 337.806.452
II Nợ dài hạn 2.400.526.784 3.388.398.019 2.705.518.101
1. vay và nợ dài hạn 2.385.704.384 2.981.140.220 2.336.116.590
2. dự phòng mất việc làm 392.435.399 354.579.111
3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
14.822.400 14.822.400 14.822.400
B VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.247.076.489 9.225.556.310 8.472.590.056 I Vốn chủ sở hữu 10.247.076.489 9.225.556.310 8.472.590.056
3
TT Chỉ tiêu Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2 1
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu 3.939.757.634 6.423.924.308 5.851.361.000
4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
6. Quỹ đầu tư phát triển 155.268.289 550.367.607 224.158.105
7. Quỹ đầu dự phòng tài chính 152.050.566 51.264.395 197.070.951
4
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh
(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán)
STT Chỉ tiêu Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2010
(A) (1) (2) (3)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914
2. Giảm trừ DT
3. Doanh thu thuần 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914
4. Giá vốn hàng bán 330.833.924.408 323.970.232.502 240.655.627.219 5. Lợi nhuận gộp 24.969.979.464 27.368.946.707 21.457.492.695 6. Doanh thu HĐTC 54.822.691 3.350.954.059 276.154.266 7. Chi phí tài chính 2.200.106.513 5.812.607.981 3.151.751.242 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.957.130.807 3.874.199.168 1.528.094.960 8. Chi phí bán hàng 15.383.603.575 17.870.830.813 13.323.537.379
9. Chi phí quản lí doanh
nghiệp 5.069.468.311 5.532.039.360 3.418.180.638
10. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 2.371.623.756 1.504.422.612 1.840.177.702 11. Thu nhập khác 393.785.755 572.809.899 54.106.136 12. Chi phí khác 50.529.600 18.723.838 13. Lợi nhuân khác 343.256.155 572.809.899 35.382.298