Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực vvmi (Trang 52 - 57)

Vòng quay tài sản ngắn hạn

Thông qua biểu đồ 2.9 vòng quay tài sản ngắn hạn có thể nhận thấy đường biểu diễn chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn có xu hướng đi lên rồi lại đi xuống, chứng tỏ có sự biến động trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 cụ thể là:

Biểu đồ 2.9. Vòng quay tài sản ngắn hạn

Từ năm 2010 vòng quay tài sản ngắn hạn đạt được là 4,46 vòng nhưng đến năm 2011 chỉ số này tăng lên đến 6,39 vòng tăng tương ứng 1,93 vòng (tăng 43,39%) so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 chỉ số này đột ngột giảm mạnh xuống còn 4,47 vòng (giảm 25,36%). Sự biến động tăng giảm đột ngột ngày một phần do có sự thay đổi của cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn cũng như tổng doanh thu thuần. Nếu như trong năm 2011 chỉ số tổng tài sản ngăn hạn so với năm 2010 không có sự chênh lệch đáng kể thì chỉ số doanh thu tăng đột biến do năm đó hoạt động SXKD đổi mới mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ với mức tăng 34,04% so với năm 2010.

Đến năm 2012 sự thay đổi theo chiều hướng ngược lại trong khi chỉ số tổng doanh thu thuần có xu hướng giữ vững và không biến động quá lớn thì chỉ số tổng tài sản ngắn hạn tỷ lệ nghịch với chỉ số vòng quay TSNH lại có xu hướng tăng lên (tăng 35,68% so với năm 2011). Lý do là do trong năm 2012 công ty có sự thay đổi về cơ cấu TSNH bằng việc gia tăng khoản phải thu của khách hàng hay trả trước cho người bán… Vì vậy chỉ số vòng quay bị giảm mạnh. Sự giảm của vòng quay TSNH trong năm 2012 không phải cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH không thực sự mà chỉ là do cơ cấu TSNH có sự thay đổi đột ngột gây nên.

262.113.119.914 351.339.179.209 355.803.903.872 58.777.834.746 54.945.830.476 74.549.575.712 4,46 6,39 4,77 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 0 50.000.000.000 100.000.000.000 150.000.000.000 200.000.000.000 250.000.000.000 300.000.000.000 350.000.000.000 400.000.000.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vòng

VND

Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản ngắn hạn Vòng quay tài sản ngắn hạn

42

Hiệu quả s dụng tài sản ngắn hạn

Như đã phân tích phía trên vòng quay TSNH có sự biến động và giảm mạnh. Vậy TSNH trong công ty có thực sự đem lại hiệu quả. Từ biểu đồ 2.10 có thể nhận thấy đường biểu diễn chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có xu hướng liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể là:

Biểu đồ 2.10. Hiệu quả s dụng tài sản ngắn hạn

Từ năm 2010 hệ số sinh lợi chỉ đạt 0,024 lần nhưng đến năm 2011 chỉ số này tăng lên 0,028 lần, tăng 0,004 lần (tương ứng mức tăng 17,22%). Đến năm 2012 lại tăng lên đến 0,030 lần, tăng 0,002 lần so với năm 2011 (tương ứng mức tăng 6,34%). Có nghĩa là cứ một đồng TSNH bỏ ra có thể tạo ra được 0,030 đồng lợi nhuận. Có thể thấy chỉ sô hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn liên tục tăng cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp là tương đối tốt. Như vậy có thể rút ra được rằng năm 2012 dù vòng quay TSNH có sự sụt giảm nhưng hiệu quả sử dụng TSNH biểu hiện qua hệ số sinh lợi TSNH vẫn tương đối tốt.

K luân chuyển tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 2.11. K luân chuyển tài sản ngắn hạn

1.407.920.000 1.542.787.533 2.226.001.355 58.777.834.746 54.945.830.476 74.549.575.712 0,024 0,028 0,030 0,000 0,005 0,010 0,015 0,020 0,025 0,030 0,035 0 10.000.000.000 20.000.000.000 30.000.000.000 40.000.000.000 50.000.000.000 60.000.000.000 70.000.000.000 80.000.000.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ần

VND

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số sinh lợi TSNH 4,46 6,39 4,77 80,72 56,34 75,47 0 2 4 6 8 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

vòng

Ngày

43

Từ biểu đồ 2.11 ta có thể nhận thấy số kỳ luân chuyển vốn có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn biến động. cụ thể là:

Từ năm 2010 số kỳ luân chuyển TSNH là 80,72 ngày nhưng đến năm 2011 số ngày luân chuyển giảm xuống còn 56,34 ngày giảm 24,43 ngày (tương ứng mức giảm 30,26%) nguyên nhân là do vòng quay TSNH trong năm 2011 có sự gia tăng đột biến lên đến 6,39 vòng tăng 43,39% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 chỉ số vòng quay TSNH có sự sụt giảm xuống do cơ cấu TSNH có sự thay đổi trong năm đó nên dẫn đến chỉ số Kỳ luân chuyển TSNH cũng có chiều hướng tăng lên đến 75,47 ngày, tăng 19,13 ngày ( tương ứng mức tăng 33,98%).

Có thể thấy chỉ số Kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn cho thấy vốn lưu động trong công ty được sử dụng khá hiệu quả.

2.2.3. Phân tích lưu chuyển dòng tiền

2.2.3.1. Phân tích Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI. ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI.

Việc phân tích lưu chuyển dòng tiền trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp nhà quản trị hình dung ra được quá trình vận hành hoạt động SXKD của doanh nghiệp đó thông qua các chỉ số dòng tiền ra (ghi âm) và dòng tiền vào (ghi dương).

Biểu đồ 2.12. Lƣu chuyển tiền thuần từ HDSXKD

Phân tích Dòng tiền thu từ từng hoạt động

Từ biểu đồ tổng hợp dòng tiền thu từ các hoạt động 2.12 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch và biến động không đồng đều giữa các năm. Cụ thể là:

-14.391.132.241 18.115.784.236 -12.931.881.339 -816.642.182 -270.949.424 -2.126.042.936 13.326.559.127 -15.147.185.497 11.253.954.931 -20.000.000.000 -15.000.000.000 -10.000.000.000 -5.000.000.000 0 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

VND

44

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Từ biểu đồ 2.12 và bảng lưu chuyển tiền tệ1, ta có thể nhận thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm 2010 mang giá trị âm 14.391.132.241 đồng. Điều này biểu hiện tình hình kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực - VVMI trong năm 2010 có vấn đề về cân đối thu chi. Nguyên nhân là do trong năm 2010 này các khoản phải thu của khách hàng của công ty đột ngột tăng cao lên đến 14.769.852.508 đồng, diễn biến này cho thấy khoản tiền khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp là rất lớn do hình thức mua bán chịu là khá phổ biến trong việc kinh doanh nhưng trường hợp các khoản phải thu quá lớn nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình tình tài chính của công ty. Vì việc gia tăng các khoản phải thu sẽ làm tài sản công ty tăng lên, tuy nhiên lượng tiền chảy vào công ty và công ty nắm giữ không thực sự đúng với con số trên báo cáo. Vì vậy dẫn đến trường hợp công ty muốn quay vòng vốn để hoạt động kinh doanh sẽ không đủ để đáp ứng, lượng tiền thực công ty nắm giữ không đáp ứng được lượng tiền chi ra cho sản xuất kinh doanh. Do đó công ty cần phải cần khắc phục sớm tình trạng nợ đọng này.

Trong năm 2011 có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng khả quan khi dòng tiền từ hoạt động SXKD mang giá trị dương 18.115.784.236 đồng, điều này cho thấy hoạt động SXKD của công ty trong năm 2011 có sự khác biệt so với năm 2010 khi các khoản phải thu mang giá trị dương (+). Khi đó chỉ số này cho biết là khách hàng đã trả tiền trước và đặt hàng công ty sản xuất và kinh doanh. Điều này có thể khẳng định tình hình kinh doanh trong năm nay có dấu hiệu phục hồi với nhiều đơn đặt hàng. khách hàng hơn và công ty đang có xu hướng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.

Đến năm 2012 tình hình kinh tế lại có sự biến động sức mua giảm để thanh lí và giải quyết lượng hàng lưu kho để thanh khoản vốn kinh doanh cũng như mở rộng việc kinh doanh phục vụ các công ty khác ngoài ngành than, doanh nghiệp đã chấp nhận bán hàng trả chậm. Vì vậy có một lượng tiền bị khách hàng chiếm dụng vốn do đó các khoản phải thu trong năm 2012 có xu hướng tăng lên với âm 21.956.791.637 đồng, một mức gia tăng khoản phải thu của khách hàng khá lớn. Mặt khác nhờ vậy khoản hàng tồn kho là giảm xuống âm 1.291.991.511 < 0 chứng tỏ một lượng hàng lưu kho đã được chuyển thành tiền và có dòng tiền đi vào công ty.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế năm 2012 thực sự không khả quan, công ty chấp nhận chính sách cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình để giảm vòng quay hàng tồn kho cho doanh nghiệp động thời quay vòng được vốn kinh doanh tránh tình trạng tiền kinh doanh bị nằm yên trong hàng tồn kho, tính thanh khoản thấp có thể gây thiệt

45

hại lớn hơn cho công ty. Thêm vào đó chính sách này không thể áp dụng trong dài hạn được vì thế công ty cần tính toán giải pháp khác cho hoạt động kinh doanh.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong cả 3 năm 2010, 2011 và 2012 đều mang giá trị âm (thu<chi) thể hiện quy mô đầu tư của công ty có chiều hướng mở rộng dần vì đây là kết quả của số tiền chi cho bán tài sản cố định được bỏ ra hàng năm và tiền thu lãi cho vay.

Trong năm 2010 mức chi cho mua sắm và xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác là 261.642.182 đồng, đến năm 2011 mức chi giảm xuống còn 1.978.507.424, đến năm 2012 mức chi này lại tăng lên 2.160.403.855 đồng. điều này cho thấy công ty vẫn luôn tăng đầu tư để tăng cường khả năng hoạt động SXKD hàng năm.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng, còn khi âm biểu hiện công ty nhận được nguồn cung vốn từ bên ngoài. Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể nhận thấy xu hướng dòng tiền hoạt động tài chính này có sự biến động khá rõ rệt.

Trong năm 2010 chỉ số này là dương 13.326.559.127 đồng, trong đó dòng cung vốn từ bên ngoài vào công ty là khá lớn là 96.632.291.653 đồng. Tuy nhiên, dòng tiền chi cho trả cho cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu và chi trả nợ gốc vay là những dòng tiền đi ra từ doanh nghiệp lần lượt là 330.000.000 đồng và 82.975.732.526 đồng, tổng giá trị lượng tiền ra này thấp hơn nhiều so với lượng tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được, nguyên nhân là do trong 2010 này tình hình hoạt động kinh doanh không thực sự tốt nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được giữ lại để tái đầu tư và phát triển thông qua trích lập quỹ đầu tư phát triển vì vậy cổ tức và lợi nhuận trả cho cổ đông và trả lãi vay được giảm đi.

Trong khi năm 2011 thì dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính này mang giá trị âm do trong năm này khoản chi trả nợ gốc vay tăng và lớn hơn nhiều so với các khoản tiền vay ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp nhận được vì vậy một lượng tiền lớn là 15.147.185.497 đồng được đi ra khỏi doanh nghiệp để chi trả cho các khoản chi phí này. Điều này có thể kết luận là doanh nghiệp trong năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty được cải thiện đáng kể, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đem lại khá lớn điều này đông nghĩa là trong năm nay các khoản trả cổ tức cho cổ đông và trả các khoản nợ đến hạn vay được tăng nên khiến dòng tiền từ hoạt động tài chính trong năm 2011 này mang giá trị âm.

Năm 2012 tình hình hoạt động tài chính của công ty lại có sự tăng đột ngột do ảnh hưởng từ việc thiết chặt quản lý chi phí của công ty. Do đó trong năm 2012 lượng

46

chi trả nợ gốc vay được giảm đi, đồng thời tiền chi trả cho cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu cũng giảm xuống 215.600.000 đồng nên lượng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp trong năm 2012 này được giảm đi thấp hơn lượng tiền vào từ tiền vay nhận được, vì vậy giá trị lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính mang giá trị dương 11.253.954.931 đồng.

Tóm lại, nếu lưu chuyển tiền thuần từ tài chính mang giá trị dương có nghĩ là tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và như vậy doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng ở tiền ở bên ngoài. Trong khi mang giá trị âm lại biểu hiện lượng tiền chi ra của doanh nghiệp tăng lên lớn hơn lượng tiền cung vào cho doanh nghiệp. Vì thế, công ty cần có các chính sách cân đối hợp lí để có hiệu quả từ hoạt động tài chính.

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực vvmi (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)