Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực vvmi (Trang 33 - 84)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS – Return On Sale) Bảng 2.1. Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2012 2011 2010

Chênh lệch (%) 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận sau thuế 2.226.001.355 1.542.787.533 1.407.920.000 9,58 44,28

Doanh thu thuần 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914 34,04 1,27

Tỷ suất sinh lời

trên doanh thu 0,63% 0,44% 0,54% (18,25) 42,47 Chỉ tiêu tăng

trƣởng doanh thu 1,27% 34,04% (96,27)

(Nguồn: Báo cáo Tài chính)

Biểu đồ 2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

0,54 0,44 0,63 0,00 34,04 1,27 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 2010 2011 2012 % %

23

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua bảng số liệu 2.1 và biều đồ 2.1 ta có thể nhận thấy có sự gia tăng ở tỷ suất sinh lời trên doanh thu từ năm 2010 đến 2012. Tuy nhiên, sự tăng của tỷ suất sinh lời có sự biến động tăng giảm không đồng đều giữa 3 năm. Cụ thể như sau:

Từ năm 2010 đến năm 2011 có sự sụt giảm về tỷ suất sinh lời là từ 0,54% xuống 0,44% một sự sụt giảm nhẹ tương ứng giảm 18,25% dù cho doanh thu năm 2011 có tăng 34,04% so với năm 2010 và lợi nhuận sau thuế tăng 9,58%. Đồng nghĩa với việc là 100 đồng doanh thu thuần bỏ ra thì năm 2010 thu lại được 0,54 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2011 chỉ thu được 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty đã mở rộng để tăng khả năng kinh doanh và tăng đầu tư bằng các khoản vay, chính vì vậy doanh thu tăng nhưng chi phí bỏ ra cũng tăng lên do đó lợi nhuận sau thuế đạt được tăng không đáng kể.

Từ năm 2011 đến năm 2012 thì có sự tăng nhẹ ở tỷ suất sinh lời trên doanh thu từ 0,44% năm 2011 lên đến 0,63% năm 2012, chênh lệch mức tăng tương ứng là 42%. Giải thích cho sự gia tăng về tỷ suất sinh lời này đó là do từ năm 2011 công ty đã mở rộng để tăng khả năng kinh doanh vì vậy doanh thu đạt được năm 2012 có sự tăng trưởng ổn định không bị sụt giảm, mức tăng nhẹ so với năm 2011 là 1,27%. Tuy nhiên do đã rút ra kinh nghiệm và hướng đầu tư đã đi vào ổn định công ty đã cắt giảm một vài chi phí tài chính không cần thiết tiêu biểu là chi phí lãi vay. Chính vì vậy đã giảm chi phí kinh doanh đi một lượng đáng kể giúp cho lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được từ năm 2011 đến 2012 có sự tăng lên là 44,28%.

Chỉ tiêu tăng trƣởng doanh thu (Sale Growth Rate)

Chỉ số tăng trưởng doanh thu cho ta biết mức tăng hay giảm tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Từ bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy được sự tăng giảm cụ thể như sau:

Từ năm 2010 đến năm 2011 có sự tăng đột biến của doanh thu trong công ty bởi năm 2011 công ty đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường và lĩnh vực mới như đầu tư tài chính và kinh doanh mặt hàng vật tư thiết bị mới. Chính vì thế doanh thu đạt được tăng 34,04% của năm 2011 so với năm 2010.

Trong khi năm 2011 đến năm 2012 thì mức tăng trưởng doanh thu chỉ tăng 1,27% tương ứng mức giảm 96,27%. Lý giải cho hiện tượng chênh lệch mức tăng trưởng doanh thu khá lớn này là sau năm 2011 đã mở rộng kinh doanh thì năm 2012 tình hình hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định và không có sự đầu tư gia tăng doanh thu ở các hoạt động nào mới. Có thể thấy, từ năm 2011 đến 2012 tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

24

được đánh giá là khá bền vững và ổn định khi phát huy được mọi tiềm lực kinh doanh của công ty.

Phân tích tình hình doanh thu theo tổng mức và kết cấu mặt hàng. Bảng 2.2. Bảng doanh thu theo tổng kết cấu mặt hàng

ĐVT: Đồng

Kết cấu mặt hàng Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2 1 Chênh lệch (%) 11/10 12/11 S a chữa xe ôtô 24.222.377.958 25.868.934.366 15.971.725.456 61,97 (6,36) Chế tạo thiết bị áp lực 6.683.607.023 14.019.451.723 9.106.750.924 53,95 (52,33) Chế tạo cơ khí khác 14.308.701.606 12.954.338.263 5.324.273.753 143,31 10,45 Lƣới thép 33.368.392.319 29.987.385.560 11,27 Sản xuất gông lò 98.146.611.240 91.561.431.452 86.426.289.364 5,94 7,19 Kinh doanh vật tƣ thiết bị hàng hóa 113.292.906.709 112.606.008.262 87.322.152.071 28,95 0,61 Kinh doanh vật tƣ công ty 5.293.959.747 5.804.642.110 3.211.463.806 80,75 (8,80) Hàng đại lý 7.618.602.277 7.944.197.553 (4,10) Phí NK, chiết khấu 153.045.485 4.862.884.207 (96,85) Thiết bị nhập khẩu 52.715.699.508 45.729.905.713 54.746.743.540 (16,47) 15,28 Tổng 355.803.903.872 351.339.179.209 262.109.398.914 34.04 1,27

(Nguồn: Báo cáo doanh thu các năm)

Việc phân tích chi tiết doanh thu bán hàng của từng mặt hàng giúp cho nhà quản lý thấy rõ được sự biến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của từng lĩnh vực kinh doanh từ đó làm cơ sở cho các chiến lược đầu tư của công ty trong tương lai. Cụ thể tổng mức doanh thu theo kết cấu mặt hàng như sau:

Mặt hàng từ ĩnh vực s a chữa cơ khí và chế tạo thiết bị.

Sửa chữa xe ôtô: với đặc thù là một doanh nghiệp sửa chữa cơ khí và chế tạo,

lĩnh vực sửa chữa xe ôtô đặc biệt là các ôtô phục vụ trong ngành khai thác than của tập đoàn than khoáng sản là một lĩnh vực thế mạnh và quan trọng. Đây là một trong những lĩnh vực mũi nhọn và lâu năm của công ty từ khi mới bắt đầu thành lập. có thể thấy từ năm 2010 đến năm 2011 sau khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng kinh

25

doanh và đầu tư thì lĩnh vực sửa chữa ôtô khi đã gia tăng một lượng đáng kể là 9.897.208.910 đồng tương ứng mức tăng 61,97 %. Một mức tăng khá lớn so với doanh thu hiện tại đạt được trong năm 2010. Có thể thấy được tầm quan trong của lĩnh vực thế mạnh này trong công ty.

Trong khi đó từ năm 2011 đến năm 2012 lại có một sự sụt giảm nhẹ về doanh thu từ lĩnh vực này tương ứng giảm 6.36% có thể do doanh nghiệp trong năm 2012 đã bắt đầu tập trung vào phát triển ngành khác đem lại doanh thu tốt hơn cho công ty.

Chế tạo thiết bị: lĩnh vực chế tạo cơ khí là một lĩnh vực từ xưa đã là một lĩnh vực

mũi nhọn của công ty khi các sản phẩm chế tạo ra được phục vụ cho công việc của tổng công ty than khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giờ đòi hỏi các thiết bị sản xuất cần có một hàm lượng khoa học kỹ thuật rất cao trong khi khả năng của công ty không cho phép theo kịp bước tiến đó.

Do vậy lĩnh vực chế tạo của công ty dần bị thu hẹp quy mô, chỉ giới hạn lại một số sản phẩm thiết yếu và khả năng của công ty cho phép như lưới thép. Sản phẩm này bắt đầu được đưa vào sản xuất năm 2011. Tuy nhiên, doanh thu mang lại tăng trưởng 11,27% từ năm 2011 đến năm 2012 là một mức tăng trưởng khá khả quan đối với một lĩnh vực sản phẩm mới. Đồng thời, sản xuất gông lò phục vụ cho công việc khai thác than trong hầm lò cũng đem lại một nguồn doanh thu rất lớn, do đây gần như là một sản phẩm độc quyền trong ngành than mà được công ty sản xuất, với mức doanh thu từ 86.426.289.364 đồng năm 2010 lên đến 91.561.431.452 đồng năm 2011 tương ứng mức tăng 7,19% và 98.146.611.240 đồng năm 2012 tương ứng mức tăng 5,94% so với năm 2011. Một sự tăng tưởng khá đồng đều và phát triển ổn định với mức doanh thu đem lại rất khả quan.

Ngoài ra, một vài sản phẩm mũi nhọn chủ lực từ chế tạo thiết bị áp lực và chế tạo cơ khí khác cũng đem lại doanh thu lớn do có thế mạnh vì phát triển công nghệ được sản phẩm đó tiêu biểu là sản phẩm bình khí Axetylen do công ty sản xuất. Từ bảng số liệu có thể thấy từ năm 2010 đến 2011 mức tăng trưởng doanh thu của chế tạo cơ khí khác từ 5.324.273.753 đồng năm 2010 tăng đột biến trong năm 2011 là 12.954.338.263 đồng tương ứng mức tăng 143,31% một mức tăng trưởng doanh thu ngoài kỳ vọng. Đến năm 2012 mức doanh thu như vậy vẫn được duy trì ổn định thậm chí là tăng 10,45% so với năm 2011 có thể thấy lĩnh vực chế tạo cơ khí vẫn là một ngành trọng tâm chủ lực đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Mặt hàng từ ĩnh ực thƣơng mại

Dựa vào khả năng và tình hình kinh tế thị trường, công ty đã biết tập trung vào những sản xuất các sản phẩm cơ khí thế mạnh và có nhu cầu lớn tại thị trường trong nước. Còn đối với các sản phẩm doanh nghiệp không có khả năng gia công chế tạo vì

26

đòi hỏi sự tiến bộ của khoa học như nước ngoài thì công ty tiến hành kinh doanh các trang thiết bị đó bằng phương thức nhập khẩu và trao đổi mua bán trực tiếp với nhà phân phối. cụ thể là:

Trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa thiết bị, đây là một lĩnh vực kinh doanh

mũi nhọn của công ty khi các sản phẩm thiết bị cơ khí được công ty mua lại từ các nhà cung cấp rồi đem đi phân phối cho các khách hàng có nhu cầu. Từ bảng số liệu 2.2 có thể thấy, từ năm 2010 với mức doanh thu là 87.322.152.071 đồng đến năm 2011 tăng lên đến 112.606.008.262 đồng tương ứng mức tăng là 28,95% một mức tăng khá lớn. nguyên nhân là do doanh nghiệp từ năm 2011 bắt đầu đổi mới và mở rộng kinh doanh, tăng các khoản đầu tư cho kinh doanh hàng hóa thiết bị vì vậy doanh thu mang lại có mức tăng trưởng vượt bậc đến như vậy.

Trong lĩnh vực vật tư công ty, phí nhập khẩu chiết khấu và hàng đại lý thì đây

là các khoảng doanh thu mang lại từ việc công ty kinh doanh các lĩnh vực khác. Từ bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy những lĩnh vực này phần lớn xuất hiện trong hạng mục kinh doanh của công ty từ năm 2011 do có thể đây là những lĩnh vực công ty mới mở rộng đầu tư kinh doanh phát triển. Do đó chưa đem lại lợi nhuận cho công ty.

Trong lĩnh vực thiết bị nhập khẩu đây là một lĩnh vực quan trọng do phần lớn

các thiết bị cơ khí sản xuất tại Việt Nam không đáp ứng được sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật như các nước khác trên thế giới. Vì vậy, công ty đã tiến hành nhập khẩu các hàng hóa thiết bị đó từ nước ngoài rồi đem về kinh doanh tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt đông kinh doanh này có xu hướng giảm dần đi với doanh thu năm 2010 là 54.746.743.540 đồng đến năm 2011 giảm còn 45.729.905.713 đồng tương ứng mức giảm 16,47% trong khi năm 2012 có tăng nhẹ lên 52.715.699.508 đồng tương ứng mức tăng là 15,28%. Dù vậy năm 2012 so với năm 2010 thì doanh thu từ hoạt động này có phần giảm đi có thể nguyên nhân là do công ty đang tập trung đầu tư kinh doanh các sản phẩm cơ khí được chế tạo trong nước, hoặc cũng có thể phần lớn là do nhu cầu thị trường không còn lớn như trước đây.

27 2.2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng chi phí Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chi phí và các chỉ tiêu ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2.012 2.011 2.010 Chênh lệch (%) 11/10 12/11 Giá vốn hàng bán 330.833.924.408 323.970.232.502 240.655.627.219 34,62 2,12 Chi phí tài chính 2.200.106.513 5.812.607.981 3.151.751.242 84,42 (62,15) Chi phí bán hàng 15.383.603.575 17.913.436.825 13.323.537.379 34,45 (14,12) Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.069.468.311 5.539.865.859 3.418.180.638 62,07 (8,49)

Chi phí khác 50.529.600 5.344.285 18.723.838 (71,46) 845,49

Tổng chi phí 353.537.632.407 353.241.487.452 260.567.820.316 35,57 0,08

Tổng định phí 10.110.283.722 10.517.662.870 7.345.379.482 43,19 (3,87) Chi phí nhân công 6.098.119.700 4.584.439.939 3.911.548.280 17,20 33,02 Chi phí khấu hao TSCD 2.055.033.215 2.059.023.763 1.905.736.242 8,04 (0,19) Chi phí lãi vay 1.957.130.807 3.874.199.168 1.528.094.960 153,53 (49,48) Tổng biến phí 343.427.348.685 342.723.824.582 253.222.440.834 35,34 0,21

Tổng doanh thu 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914 34,04 1,27 Tổng lợi nhuận 2.226.001.355 1.542.787.533 1.407.920.000 9,58 44,28

Hiệu suất sử dụng chi phí 0,994 1,005 0,994 1,14 (1,17)

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 0,006 0,004 0,005 (19,17) 44,16

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng kê chi tiết chi phí)

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Trong doanh nghiệp các khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp được chia làm hai loại một là chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh và hai là chi phí khác. Các khoản chi phí SXKD bao gồm các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí giá vốn hàng bán; các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí QLDN. Các khoản chi phí này cấu thành nên chi phí SXKD của doanh nghiệp.

Cụ thể thông qua bảng 2.3 ta có thể nhận thấy đối với hoạt động SXKD của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI thì tổng chi phí SXKD tăng đột biến so từ

28

372.880.531.729 đồng năm 2010 lên đến 515.907.736.713 đồng năm 2011 tương ứng mức tăng 38,36%. Nguyên do giải thích cho việc tăng mạnh các khoản chi phí SXKD chính là do công ty đã gia tăng các khoản chi phi phí tài chính và chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp cho sản xuất để tăng quy mô và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng chất lượng sản phẩm.

Tiếp đến năm 2012 thì chi phí SXKD cũng có tăng nhưng chỉ là ở mức nhẹ với 0,53% có thể thấy công ty đã biết duy trì và kiểm soát được chi phí của mình một cách hiệu quả để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.4. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả s dụng chi phí

ĐVT: Đồng

Năm 2 12 Năm 2 11 Năm 2 1 Tổng Chi Phí 353.537.632.407 353.241.487.452 260.567.820.316

Tổng Doanh thu thuần 355.803.903.872 351.339.179.209 262.113.119.914

Tổng Lợi nhuận 2.226.001.355 1.542.787.533 1.407.920.000

Hiệu suất s dụng chi phí (lần ) 0,994 1,005 0,994

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (lần) 0,006 0,004 0,005

(Nguồn: bảng kê chi phí theo yếu tố)

Biểu đồ 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả s dụng chi phí

Hiệu suất s dụng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kì dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.2 ta có thể thấy được biểu đồ hiệu suất sử dụng chi phí có sự biến bất thường đi từ năm 2010 đến năm 2012.

Từ năm 2010 hiệu suất sử dụng chi phí đạt được là 0,994 lần đến năm 2011 hiệu suất tăng lên đến 1,005 lần tương ứng mức tăng 1,14% trong khi đó đến năm 2012

0,994 1,005 0,994 0,005 0,004 0,006 0,000 0,002 0,004 0,006 0,008 0,985 0,990 0,995 1,000 1,005 1,010

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lần

Lần

29

hiệu suất sử dụng chi phí đã giảm trở lại 0,994 lần giảm 1,14% so với năm 2011. Tuy nhiên, dù mức hiệu suất sử dụng chi phí có dấu hiệu tăng giảm đột ngột và trở về lại ban đầu từ năm 2010 đến năm 2012 thì không phải thực sự xấu đối với doanh nghiệp. Từ biểu đồ 2.2 có thể thấy từ năm 2011 sau khi bắt đầu mở rộng hoạt động SXKD bằng việc tăng các khoản chi phí như chi phí đầu tư tài chính, chi phí NVL… thì doanh thu đạt được có bước tăng đáng kể so với năm 2010. Có thể nhận thấy hiệu suất sử dụng chi phí dần ổn định đem lại dấu hiệu tốt cho công ty.

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí.

Chỉ số này giúp nhà quản lý doanh nghiệp biết được một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.2 ta có thể thấy được xu hướng của tỷ suất lợi nhuận chi phí có xu hướng tăng. Tuy nhiên, không có sự tăng mạnh mẽ và liên tiếp, cụ thể:

Từ năm 2010 tỷ suất lợi nhuận chi phí đạt 0,005 lần đến năm 2011 tỷ suất giảm xuống còn 0,004 lần tương ứng mức giảm 19,17%. Nguyên nhân là do lợi nhuận đạt

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực vvmi (Trang 33 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)