Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp.. Đằng sau sự vận động không ngừng của các quỹ tiềntệ là nhiều mối quan hệ đan xen phát sinh trong hoạt động sản
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu……… 5
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp……… 6
1.1 Tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp………… 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản……… …… 6
1.1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp……… 7
1.2 Nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp………… 9
1.2.1 Tài liệu, thông tin cần thiết sử dụng cho phân tích tài chính doanh nghiệp……… 9
1.2.2 Nội dung cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp……… 11
1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính……….18
Chương 2: Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty TNHH Toàn Thắng……….21
2.1 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Toàn Thắng………21
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển……… 21
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp……….21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lí của doanh nghiệp………22
2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh……….23
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây……24
2.1.6.Thuận lợi và khó khăn đối với công ty……….25
2.2 Tổ chức phân tích tài chính và thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH Toàn Thắng………
27 2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty TNHH Toàn Thắng……….27
2.2.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng……… 33
2.2.3 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn……… 42
Trang 22.2.4 Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty TNHH Toàn
Thắng……….44
Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Toàn Thắng……… 47
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty TNHH Toàn Thắng trong những năm tới……….47
3.1.1 Mục tiêu cụ thể trong năm tới………47
3.1.2 Định hướng phát triển……….47
3.2 Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Toàn Thắng………
47 3.2.1 Chủ động trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh………47
3.2.2 Những giải pháp nhằm giảm chi phí……… 49
3.2.3 Những giải pháp nhằm tăng doanh thu……… 50
3.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán tài chính và nâng cao trình độ quản lí tài chính doanh nghiệp……….51
3.2.5 Tăng cường sức cạnh tranh………51
3.2.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định……… 52
Kết luận………53
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
DT: Doanh thu
CSH: Chủ sở hữu
ĐK: Điều kiện
EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
VKD: Vốn kinh doanh
HTK: Hàng tồn kho
VLĐ: Vốn lưu động
NH: Ngắn hạn
GTGT: Giá trị gia tăng
BH&CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTT: Doanh thu thuần
GVHB: Gía vốn hàng bán
CPBH: Chi phí bán hàng
LN: Lợi nhuận
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần dây……….24
Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu vốn………27
Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn……….29
Bảng 4: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh……… 31
Bảng 5: Một số chỉ tiêu vè tài sản và nguồn vốn của công ty………33
Bảng 6: Hệ số cơ cấu tài sản của công ty……… 33
Bảng 7: Một số chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty………55
Bảng 8: Hệ số khả năng thanh toán của công ty……….55
Bảng 9: Một số chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty………38
Bảng 10: Hệ số hiệu suất hoạt động……… 38
Bảng 11: Một số chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty……… 40
Bảng 12: Hệ số về tỷ suất lợi nhuận……… 41
Bảng 13: Bảng kê diễn biến nguồn và sử dụng vốn……… 43
Bảng 14: Bảng phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn………43
Bảng 15: Mục tiêu về doanh thu và lợi nhận của công ty đến năm 2013……… 47
Trang 5
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện đang là xu hướng có ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất trên thế giới Theo xu hướng này, các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, vì vậy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn Điều đó cho thấy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, các công ty không chỉ luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, khả năng huy động vốn hay đổi mới công nghệ…mà còn phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên làm thế nào để sử dụng tốt nguồn lực sẵn có,phát huy tốt các lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực…luôn là một bài toán khó đối với lãnh đạo của các công ty
Là một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nên vấn đề làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là một vấn đề được lãnh đạo công ty quan tâm Trước sự tham gia ngày một nhiều của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ và kinh doanh dịch vụ, thị trường thế giới trong thời gian qua cũng có những bất ổn khiến cho việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn Do vậy, việc công ty cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn một mặt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, một mặt nhằm giải quyết một số vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh là điều hết sức cần thiết Nhận thức được tầm quan trọngcủa vấn đề này đối với công ty cộng với sự khích lệ của cô giáo và bạn bè nên em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Phân tích tài chính và một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Toàn Thắng” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình
Mục đích của đề tài: tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công
ty, đồng thời chỉ ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại đó
Từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Toàn Thắng
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Tổ chức phân tích tài chính và thực trạng phân tích tài chính tại công tyTNHH Toàn Thắng
Chương 3: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhtại công ty TNHH Toàn Thắng
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Thị Thơ và cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hiền cùng toàn thể các anh chị trong công ty TNHH Toàn Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2013 Sinh viên
Phạm Thị Mai Duyên
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp.
- Trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân, tài chính doanh nghiệp là mộtkhâu quan trọng, nó là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ
- “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vậnđộng và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đặt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.”
- Nội dung của tài chính doanh nghiệp:
+ Lựa chọn nội dung đầu tư
+ Huy động số vấn cần thiết
+ Sử dụng hiệu quả số vốn hiện có
+ Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ
+ Thường xuyên kiểm soát tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp
+ Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
1.1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Nội dung của hoạt động chính của Quản trị tài chính doanh nghiệp:
+ Tham gia, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh
+ Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp
Trang 7+ Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảokhả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp
+ Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính
+ Thực hiện tốt kế hoạch hóa tài chính
- Trong số các nội dung của Quản trị tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực khá đặc biệt
1.1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ
- Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanhnghiệp Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chínhphải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính
1.1.2.2 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong lĩnh vực tài chính quốc gia nêncũng manh đầy đủ những đặc điểm phức tạp của nó Đó là sự vận động liên tụckhông ngừng của các luồng tiền tệ tạo nên sự chuyển hóa liên tục của dòng tiềndưới các hình thái khác nhau Đằng sau sự vận động không ngừng của các quỹ tiềntệ là nhiều mối quan hệ đan xen phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nắm bắt được quá trình chu chuyển không ngừng đó sẽ giúp cónhững quyết định tài chính hợp lý Để làm được như vậy đòi hỏi nhà phân tíchkhông chỉ có sự nhạy cảm trước những chuyển biến của thị trường mà cần phải cótrình độ phân tích những số liệu tài chính của doanh nghiệp Nhiệm vụ của nhàphân tích tài chính là từ những con số đó phải đánh giá được thực trạng tài chínhhiện tại của doanh nghiệp, rút ra được chiều hướng hoạt động và dự đoán xu
Trang 8hướng phát triển trong tương lai Muốn vậy nhà phân tích phải dựa trên những sốliệu trong quá khứ và hiện tại, bằng kỹ thuật phân tích thích hợp để tính toánnhững chỉ tiêu cần thiết và từ đó kết hợp với những yếu tố bên ngoài cùng nănglực dự đoán của bản thân để đưa ra những kết luận thích hợp.
1.1.2.3 Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, các đối tượng tùy mục tiêu quan tâm mà lựachọn những nội dung phân tích cho phù hợp Phân tích tài chính doanh nghiệp vớivị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp,trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện hiện chức năng: đánh giá, dự đoánvà điều chỉnh tài chính doanh nghiệp
- Chức năng đánh giá: Quá trình tạo lập, phân phối sử dụng vốn hoạt động và cácquỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạtđộng là nững vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải làm rõ
- Chức năng dự đoán: Bản thân doanh nghiệp trong bất kỳ giai đoạn nào trong chu
kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới những mục tiêu nhất định Vìvậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng đượcmục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính củadoanh nghiệp trong tương lai Đó chính là chức năng dự đoán tài chính doanhnghiệp
1.1.2.4 Mục tiêu của phân tích tài chính.
- Phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề chuyên môn khác nhau
- Phân tích tài chính đối với nhà quản lý: là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp,
nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:
+ Tạo ra chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
+ Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận,
…
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính
+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp
Trang 9- Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư:
+ Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý vànhư vậy có thể có những rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị,các doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toánvề giá trị của doanh nghiệp Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giádoanh nghiệp và để ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báobiểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh
- Phân tích đối với người cho vay:
+ Đây là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu cho sản xuấtkinh doanh Khi cho vay họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay.Thunhập của họ là lãi suất tiền vay Do đó phân tích tài chính đối với người cho vay làxác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, phân tích với nhữngkhoản vay dài hạn và ngắn hạn có những nét khác nhau
- Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp:
+ Đây là những người có thu nhập duy nhất là tiền lương được trả Tuy nhiên cũngcó những doanh nghiệp, người hưởng lương có một số cổ phần nhất định trongdoanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp này, người hưởng lương có thu nhập
từ tiền lương được trả và tiền lời được chia Cả hai khoản này phụ thuộc vào kếtquả hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tài chínhgiúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vàohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phâncông đảm nhiệm
- Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước như Thuế, Kiểm toán, Tổng cục tài chính quản lý doanh nghiệp:
+ Các cơ quan này có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của doanh nhiệp, đảm bảodoanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ vớiNhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết Phân tích tài chính của doanhnghiệp sẽ giúp các cơ quan này đánh giá và kiểm soát được hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp, từ đó đưa ra các cơ chế, chính sách , giải pháp tài chính phùhợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các cơ chế, chính sách,giải pháp tài chính phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2 Nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1 Tài liệu, thông tin cần thiết sử dụng cho phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trang 10- Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và cáccông cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lýnhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độvà chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thôngtin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanhnghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đều giúpcho phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng
- Thông tin bên ngoài gồm những thông tin chung (liên quan đến trạng thái nềnkinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinhdoanh sản xuất (thông tin liên quan đến vị trí của ngành sản xuất trong nền kinh tế,
cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ sản xuất,…) và cácthông tin về pháp lý, kinh tế đối với công ty
- Thông tin bên trong gồm những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanhcủa công ty trong từng thời kỳ, những thông tin về tình hình và kết quả kinh doanhcủa công ty, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năngthanh toán,… Những thông tin này được thể hiện qua những giải trình của các nhàquản lý, qua các báo cáo của hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toánnghiệp vụ:
+ Bảng cân đối kế toán: là 1 báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của công ty theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty thể hiện ở công thức sau:
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo kế toán tài chính phảnánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty Ngoài ra báocáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nướccũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ,được hoàn lại và được giảm Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiềuđối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của công ty Thông tin vềlưu chuyển tiền tệ của công ty cung cấp cho người sử dụng thông tin, cơ sở để
Trang 11đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng khoản tiền đã tạo ra tronghoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo tài chính trình bày những thông tintrọng yếu mà các báo cáo tài chính khác chưa thể hiện được Thuyết minh báo cáotài chính mô tả mang tính tường thuật và phân tích chi tiết các thông tin đã đượctrình bày trong bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báocáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác
1.2.2 Nội dung cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua phân tích các báo cáo tài chính:+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích các hệ số tài chính đặc trưng bao gồm:
+ Hệ số phản ánh tình hình và khả năng thanh toán
+ Hệ số về cơ cấu tài sản
+ Hệ số về cơ cấu nguồn vốn
+ Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động
+ Hệ số sinh lời
- Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
- Ngoài ra, hiện nay tùy theo yêu cầu cụ thể có thể tiến hành phân tích tài chính trên một số mặt như: Phân tích hiệu quả đầu tư cổ phiếu, Đánh giá doanh nghiệp, Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Phân tích điểm hòa vốn,…
1.2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.
- Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cáchtrình bày những thứ mà nó có và nững thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định
- Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu đánh giá kháiquát tình hình tài chính, trình độ quản lý sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế,tài chính của doanh nghiệp Do vậy, khi phân tích bảng cân đối kế toán, cần xemxét và xác định các vấn đề sau:
+ Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc
so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối Qua đó thấyđược sự biến động về quy mô hoạt động kinh doanh, năng lực kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 12+ Xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, nó đã tác động như thế nào đến quá trìnhkinh doanh Muốn vậy, ta phải xác định được tỷ trọng của từng loại tài sản trongtổng tài sản Sau đó, so sánh tỷ trọng từng loại giữa đầu kỳ và cuối kỳ để cho thấysự biến động của cơ cấu vốn Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với việc xem xét tác động từng loại tài sảnđến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ.
+ Khái quát mức độ độc lập hoặc phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệpthông qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về sốtuyệt đối và số tương đối, so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loạivốn trong tổng nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xuhướng tăng thì cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp làcao, mức độ phụ thuộc tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại
+ Xem xét mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán
1.2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ củadoanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:
+ Phần1: phần lãi lỗ
+ Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
+ Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm
- Trong đó, trọng tâm là phân tích phần kết quả lãi lỗ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Khi phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh cần chú ý xem xét chỉ tiêu trên phần lãi lỗ giữa kỳ này so với kỳ trướcthông qua so sánh số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu
1.2.2.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng.
Các hệ số tài chính sử dụng để phân tích.
Hệ số về cơ cấu tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài
Tài sản dài hạnTổng tài sản
% 100
Trang 13- Hệ số tỉ suất đầu tư vào tài sản dài hạn thể hiện ở mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty.
- Hệ số tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh mức độ đầu tư của công ty vàotài sản ngắn hạn
- Ngoài ra, còn có các hệ số về tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn, được tính bằng cách lấy từng loại tài sản ngắn hạn chia cho tổng tài sản ngắn hạn
- Tỷ trọng của từng loại tài sản dài hạn trong tổng tài sản dài hạn, được tính bằng cách lấy từng loại tài sản dài hạn chia cho tổng tài sản dài hạn
Hệ số về cơ cấu nguồn vốn
4
5
- Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của công ty trong tổ chức nguồn vốn và cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của công ty với chủ nợ Hệ số này càng cao thì rủi ro tài chính càng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại
- Hệ số vốn chủ sở hữu (CSH) đo lường mức độ góp vốn của CSH trong tổng nguồn vốn hiện nay của công ty Nó phản ánh mức độ độc lập về tài chính của
Tỷ suất đầu tư vào tài
sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạnTổng tài sản
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số vốn chủ
Nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn
% 100
Trang 14doanh nghiệp Hệ số này càng cao thì mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp càng cao nhưng nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp đang lành mạnh và có cơ hội phát triển mà không mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng kinh doanhthì sẽ bị đánh giá là quá thận trọng và lãng phí nguồn lực.
Các hệ số về khả năng thanh toán :
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nầ 6
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ của công ty Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dàihạn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, vốn chủ sở hữu bị mất, tổng tài sản doanh nghiệp hiện có không đủ để trả số nợ doanh nghiệp phải thanh toán
-7
- Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán
Tài sản lưu độngNợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng
thanh toán tổng quát = Tổng giá trị tài sản
Tổng nợ phải thanh toán
Trang 15- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với
nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóngchuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sảnlưu động và dễ bị lỗ nhất nếu bán được Do vậy, tỷ số khả năng thành toán nhanhcho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bántài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phầndự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn
- Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của công ty
- Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài Qua đó có thể thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả như thế nào với số vốn đi vay
Các hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu này là sự kết hợp tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, phản ánh công ty có tạo ra được mức doanh thu thỏa đáng trên số vốn đầu tư vào các tài sản hay không
Khả năngthanh toán tức
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán lãi
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lãi vay phải trả
Hiệu suất sử dụng
Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân
Trang 16Doanh thu thuần
-
- Chỉ tiêu này cho biết, 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư hàng hóa bình quân và bao nhiêu
vốn sản xuất được đầu tư vào hàng dự trữ để duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh bình thường
- Các hệ số về tỷ suất lợi nhuận
EBIT
- Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh bình quân sử dụng
trong kì Nó cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kì thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Vòng quay vốn lưu
Vòng quay hàng
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay các khoản phải thu bình quânVòng quay các khoản
phải thu bình quân =
DT bán chịu ( DT thuần)Các khoản phải thu bình quân
(ngày)
(vòng)
( vòng)
(vòng)
Tỷ suất sinh lời kinh tế
Tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu thuần =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
% 100
% 100
Trang 17- Chỉ tiêu trên phản ánh kết quả cuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
- Chỉ tiêu trên phản ánh khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu Nó cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kì thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
- Chỉ tiêu trên phản ánh kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đã tiến hành trên số vốn kinh doanh bình quân đã sử dụng Nó cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh(ROA) Vốn kinh doanh bình quân
- Chỉ tiêu ph ản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty trong kỳ Nó cho biết cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản bình quân thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
1.2.2.4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp:
- Những đối tượng liên quan có thể chưa hài lòng với việc phân tích trên, nhữngthông tin đó chưa chỉ ra rõ vốn được xuất phát từ đâu, được sử dụng như thế nào,theo thứ tự thời gian nào Bảng phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn cungcấp thông tin phục vụ yêu cầu trên
- Thông tin mà bảng thống kê diễn biến nguồn và sử dụng vốn cho biết doanhnghiệp đang phát triển hay khó khăn Thông tin này còn rất hữu ích cho các nhàđầu tư, cho vay…vì nó cho biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ
- Để lập được bảng kê diễn biến nguồn và sử dụng vốn người ta thường tổng hợpsự thay đổi các khoản mục Bảng cân đối kế toán cuối kỳ và đầu kỳ Mỗi sự thay
Tỷ suất sinh lời của vốn
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
% 100
=
=
Trang 18đổi của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán đều được xếp vào cột diễnbiến nguồn và sử dụng vốn theo cách thức sau:
+ Tăng khoản Nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, giảm các khoản mục trong tài sảncủa doanh nghiệp, chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn
+Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được xếpvào cột sử dụng vốn
- Nguyên tắc lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thể hiện ở sơ đồsau:
Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn có dạng như sau:
1…
2…
1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính.
- Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hìnhtài chính doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán
Diễn biến nguồn
vốn
- Tăng nguồn vốn
-Giảm tài sản
Sử dụng vốn:-Tăng tài sản-Giảm nguồn vốn
Trang 19trong tương lai Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính, thông thường người
ta thường sử dụng các phương pháp sau:
1.2.3.1 Phương pháp so sánh:
- Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh:
- Về điều kiện so sánh:
+ Phải có ít nhất hai đại lượng hoặc chỉ tiêu
+ Các đại lượng hoặc chỉ tiêu phải thống nhất với nhau về nôi dung, phương pháptính toán, thời gian, đơn vị đo lường
- Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc vào mục đích phân tích, người ta có thể lựa chọnmột trong các tiêu thức sau đây:
+ Để đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, người ta sosánh số liệu thực tế kỳ này so với số liệu kế hoạch, dự toán hoặc định mức
+ Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển, người ta tiến hành so sánh sốliệu thực tế đạt được với các tài liệu thực tế kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước.+ Để xác định vụ trí cũng như sức mạnh của doanh nghiệp người ta tiến hành sosánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác loại hình kinhdoanh, cùng quy mô, cùng địa bàn hoạt động hoặc cùng giá trị trung bình củangành kinh doanh
- Về kỹ thuật so sánh: Thông thường người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:+ So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêuphân tích với giá trị chỉ tiêu của kỳ gốc Kết quả so sánh cho thấy sự biến động củahiện tượng kinh tế đang nghiên cứu
+ So sánh bằng số tương đối: là xác định số phần tram tăng giảm giữa thực tế sovới kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích hoặc chiếm tỷ trọng của một hiện tượng quốc tếtrong tổng thể quy mô chung được xác định để đánh giá được tốc độ phát triểnhoặc kết cấu, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế
- Khi dùng phương pháp so sánh để phân tích Báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc chiều ngang:
+ Phân tích theo chiều ngang là việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trêncùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên Báo cáo tài chính Qua đó thấy được sựbiến động của từng chỉ tiêu
Trang 20+ Phân tích theo chiều dọc là xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trongtổng thể quy mô chung Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêutrong tổng thể.
1.2.3.2 Phương pháp phân chia
- Là phương pháp phân chia các hiện tượng thành các bộ phận cấu thành trong mốiquan hệ biện chứng hữu cơ với các bộ phận khác và các hiện tượng khác nhaunhư:
+ Phân chia theo thời gian: là việc phân chia hiện tượng kinh tế và sự kiện kinh tếtheo trình tự thời gian phát sinh và phát triển của hiện tượng, sự kiện kinh tế đónhư năm, tháng, tuần, kỳ Việc phân chia này cho phép đánh giá được tiến đọ pháttriển các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Phân chia theo không gian và địa điểm phát sinh của hiện tượng nghiên cứu.Việc phân chia này giúp đánh giá sức mạnh từng bộ phận của Công ty
+ Phân chia theo yếu tố cấu thành là việc chia nhỏ hiện tượng kinh tế nghiên cứuđể nhận thức được bản chất, nội dung, quá trình hình thành và phát triển của chỉtiêu nghiên cứu
1.2.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố
- Là kỹ thuật phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác độngđến chỉ tiêu phân tích đang nghiên cứu
1.2.3.4 Phương pháp dự đoán.
- Là kỹ thuật phân tích được sử dụng để ước tính các chỉ tiêu kinh tế trong lươnglai Dựa vào mối quan hệ cũng như việc tính đoán tình hình kinh tế, xã hội tácđộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà người ta sửdụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp hồi quy, toán xác suất, toántài chính, phân tích điểm hoàn vốn, phân tích lưu chuyển tiền tệ,… Các phươngpháp này có tác dụng rất lớn trong việc đưa ra các quyết định kinh tế và lựa chọncác phương án đầu tư kinh doanh
Kết luận:
Trên đây là những lý luận tổng quát để tiếp cận vấn đề phân tích tài chínhdoanh nghiệp Lĩnh vực này vừa đơn giản lại vừa phức tạp Đơn giản vì với nhữngkhuôn mẫu, những kỹ thuật phân tích sẵn có, hoàn toàn có thể đưa ra những kếtluận về tình hình tài chính doanh nghiệp dựa trên cơ sở số liệu được cung cấp.Nhưng cũng rất phức tạp vì với những công cụ đó trong tay, không phải ai cũngcó thể đưa ra những kết luận hoàn toàn chính xác về doanh nghiệp, đưa ra nhữngdự báo, kế hoạch xác thực dựa trên những kết luận đó Nội dung của bài viết nàyđứng trên góc độ của Phân tích tài chính để phân tích tình hình tài chính công ty
Trang 21TNHH Toàn Thắng và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động củacông ty.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TOÀN THẮNG
2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Toàn Thắng.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Thắng là doanh nghiệp hoạt động theo các quy định hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng, hoạt động theo pháp luật, có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách là pháp nhân kinh tế độc lập
- Tên công ty: Công ty TNHH Toàn Thắng
- Địa chỉ: 16 Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại: 39438923
- Mã số thuế: 0101786957
- Được thành lập ngày 20/7/2007 theo giấy chứng nhận kinh doanh số
0312000202 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp
- Mục tiêu của công ty đề ra là xây dựng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững của Việt Nam Chính vì mục tiêu đó mà công ty đã và đang từng bước phát triển
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Trang 22- Việc tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của công ty Nếu phải quyết định dừng hoạt động sản xuất kinh doanh có nghĩa là công ty đó đang rơi vào tình trạng kém phát triển hoặc có thể sẽ phá sản Việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh chứng tỏ công ty đó đang trên đà phát triển Mỗi công ty có ngành nghề sản xuất kinh doanhkhác nhau nên có chức năng vai trò khác nhau.
- Công ty TNHH Toàn Thắng là một công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ Công ty có chức năng và nhiệm vụ:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp
- Tuân thủ chính sách pháp luật của nhà nướcvề quản lý quá trình thực hiệnsản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạnhàng trong và ngoài nước
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyềntheo quy định của Pháp luật
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người laođộng, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triểnbền vững, thực hiện đúng những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
Trang 23- Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viêndưới quyền, là người chịu trách nhiệm trước công ty, pháp luật và quá trình sản xuất kinh doanh.
- Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền từng phần chức năng của công ty theo chuyên môn, có nhiệm vụ giám sát và thực hiện các hoạt độngcủa công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những phần việc được giao theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và quy định của công ty
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm, liên hệ tìm kiếm khách hàng, tổ chức phương tiện vận tải kho bãi theo giấy phép kinh doanh của công ty phù hợp với quy chế hiện hành của nhà nước, phụ trách việc tổ chức tiếp nhận và thu nhập các thông tin cần thiết, dự báo khả năng và nhu cầu thị trường đểtham mưu cho giám đốc Nghiên cứu và đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ
- Phòng tài chính kế toán có chức năng quản lý tài chính hạch toán kế toán, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế Bên cạnh đó còn chấp hành chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước trong công ty, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn vốn của công ty Ngoài ra phòng tài chính kế toán còn là tổ chức luân chuyển chứng từ, cách tính toán và cập nhật lên bảng hạch toán kế toán Thông qua số liệu phát sinh để vào các loại sổ sách chi tiết và báo cáo quyết toán hàng quý hàng năm với nhà nước Đồng thời liên hệ với các cấp các ngành nhằm đảm
Phòng kinh
doanh
Phòng tài chínhkế toán
Phòng hành chính
Trang 24bảo vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và lương của công nhân, trực tiếp làm
đúng yêu cầu theo quy định của công ty của nhà nước
2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh.
2.1.4.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Sản xuất, mua bán đồ gỗ dân dụng, đại lý mua bán kí gửi hàng hóa
- Đại lý mua bán vé máy bay
2.1.4.2 Mục tiêu hoạt động của công ty
- Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc
phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của đất nước và thu lợi nhuận cho
doanh nghiệp, đồng thời tạo được công ăn việc làm ổn định đời sống cho người
lao động trong doanh nghiệp, không ngừng gia tăng lương cho các nhân viên trong
công ty
2.1.4.3 Phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty.
- Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh
theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt
được các mục tiêu của công ty
- Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ở trong nước và ở ngoài nước,
trong các lĩnh vực được pháp luật cho phép và được Giám đốc phê chuẩn
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty TNHH Toàn Thắng những năm gần đây
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệchSố tiền
Tỷ lệ(%)Tổng nguồn vốn
Trang 25Thu nhập bình quân 3.800.000 4.300.000 500.000 13,16
Nhận xét:
- Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2011 tăng
8.851.536.843 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,69% Điều này
cho thấy quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng, bằng chứng là trong năm
2011 vừa qua, công ty đã nhập thêm nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh khiến cho khoản mục hàng tồn kho tăng lên đáng kể, từ 11.581.834.334
đồng lên 33.880.300.454 đồng, tức là tăng 22.298.466.120 đồng với tỷ lệ tăng
192,53% so với cùng kì năm ngoái Đây là một dấu hiệu tốt cho việc mở rộng,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
- Doanh thu thuần của công ty trong năm 2011 tăng nhẹ so với năm ngoái, tăng
2.327.129.575 đồng với tỷ lệ tăng 0,57% Điều này cho thấy trong năm 2011 việc
kinh doanh của công ty đã đạt hiệu quả nên làm tăng doanh thu thuần Có được
thành công này là do năm 2011, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ, có những
cải tiến mới trong chính sách tìm bạn hàng cũng như bán hàng đạt được hiệu quả
tương đối tốt, đem lại cho công ty nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời mặt chất
lượng của các sản phẩm cũng được cải thiện đáp ứng được mong muốn của khách
hàng, tạo uy tín cho công ty Từ đó làm tăng doanh số bán ra dẫn tới sự tăng lên
của doanh thu thuần
- Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng đáng kể với 1.391.322.822 đồng
với tỷ lệ tăng là 85,53% Đây là một trong những thành công có thể coi là lớn nhất
của công ty trong năm vừa rồi Nó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty rất hiệu quả, nó không những bù đáp được những chi phí bỏ ra, nộp thuế
cho ngân sách nhà nước mà còn tạo ra được một khoản lợi nhuận đáng kể Trên
thực tế trong năm vừa qua công ty đã tìm được nguồn cung cấp đầu vào với giá
mềm hơn so với năm trước, từ đó làm giảm được giá vốn và làm tăng lợi nhuận
trước thuế Và hiển nhiên lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo
Trang 26- Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 cũng tăng kha khá với 500.000 đồng với tỷ lệ tăng 13,16% Tuy tỉ lệ tăng này vẫn còn hơi thấp nhưng chúng ta kì vọng trong năm tới, tỷ lệ này sẽ tăng cao hơn
2.1.6 Thuận lợi và khó khăn đối với công ty.
- Thuận lợi :
+ Hằng năm sản xuất kinh doanh cơ bản thu hút một lượng lớn vốn đầu tư của cả nước Với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để nắm bắt cơ hội thúc đẩy sản xuất kinh doanh
+ Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nên việc sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người là việc không thể thiếu Đây là cơ hội thuận lợi mở ra cơ hội tạo việc làm cho công ty.+ Đội ngũ cán bộ của Công ty có trình độ, năng lực, đội ngũ công nhân viên có sự nhiệt tình, năng động
+ Nội bộ của công ty có sự đoàn kết, nhất trí cao giữa giám đốc với nhân viên cũng như giữa công ty với các tổ chức chính trị khác, có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời tạo hiệu quả trong mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Khó khăn :
+ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia, không chỉ Việt Nam Các nền kinh tế lớn, các khu vực phát triển vẫn đang lúng túng trong việc đối phó với các loại khủng hoảng như: nợ công, ngân hàng, thị trường bất động sản…nền kinh tế chưa ổn định Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng
+ Sự mất cân đối trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính đã diễn ra trong phạm vi rộng, tỷ giá ngoại tệ tăng vọt, giá vàng biến động không ngừng, thị trường chứng khoán trầm lắng, dẫn đến giá cả các nguyên liệu cơ bản như : điện, xăng dầu, sắt thép, … tăng cao Đây là những thách thức lớn đối với công ty nói riêng và các công ty khác nói chung
+ Trong điều kiện cạnh tranh khắt khe của ngành nghề: năng lực chuyên môn, tiền lương, điều kiện làm việc … nếu không có tiền lương xứng đáng, không trả đúng