1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế

173 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Thậm chí, có ýkiến phản biện rằng, tỷ lệ thất thoát của ngành nước giảm chậm, vẫn ở mức caohơn 25%, không thể đổ hết lên đầu người tiêu dùng và rằng trước khi tăng giá,đơn vị cung cấp dị

Trang 1

…………/………… …………/…………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ NHƯ Ý

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH NN MTV XÂY DỰNG VÀ CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2014

Trang 2

…………/………… …………/…………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ NHƯ Ý

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH NN MTV XÂY DỰNG VÀ CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN HOÀNG QUY

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện Những số liệu điều tra,những kết quả từ những tác giả khác mà tôi sử dụng trong luận văn đều đượctrích dẫn rõ ràng, cụ thể Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ côngtrình nghiên cứu khoa học nào

Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Huế, ngày 05 tháng 09 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Ý

Trang 4

Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn và dành những tình cảm trân trọng nhất đến TS Nguyễn Hoàng Quy - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện, quý thầy giáo, cô giáo ở Khoa sau đại học, Khoa Tài chính công Học viện Hành chính Quốc gia, Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia tại miền Trung – những người nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban trực thuộc Công ty TNHH NNMTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu Cảm

ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu phục vụ quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tuy rất nỗ lực cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi một số thiếu sót, hạn chế Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục giúp đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 05 tháng 09 năm 2014

Nguyễn Thị Như Ý

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

MỤC LỤC 5 PHỤ LỤC 112 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 9

DANH MỤC CÁC BẢNG 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài: Luận văn nhằm giải quyết những vấn đề sau: 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Những đóng góp của luận văn 4

7 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ 5

TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Lý luận chung về cơ chế định giá sản phẩm trong doanh nghiệp 5

1.1.1 Lý luận chung về cơ chế và cơ chế giá: 5

1.1.2 Lý luận chung về giá bán sản phẩm 8

1.1.3 Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp 9

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá sản phẩm 9

1.1.4.1 Giá cả và khối lượng sản phẩm cung cầu trên thị trường 10

1.1.4.2 Sức mua của tiền tệ: 14

1.1.4.3 Giá cả và các hình thái thị trường 14

1.1.4.4 Vai trò quản lý giá cả của nhà nước 16

1.1.4.5 Các yếu tố khác 17

1.1.5 Các yếu tố cấu thành giá sản phẩm 17

1.1.5.1 Các yếu tố cấu thành tổng chi phí 17

1.1.5.2 Các yếu tố cấu thành lợi nhuận mục tiêu 18

1.1.6 Các chính sách định giá sản phẩm trong kinh doanh 18

1.1.6.1 Chính sách định giá thấp 18

1.1.6.2 Chính sách định giá theo thị trường 19

Trang 6

1.2 Tổng quan về nước sạch và cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch 20

1.2.1 Khái quát về tài nguyên nước và nước sạch 20

1.2.1.1 Khái quát về tài nguyên nước 20

1.2.1.2 Khái quát về nước sạch 22

1.2.2 Vai trò của tài nguyên nước và nước sạch đối với con người 22

1.2.2.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với con người 22

1.2.2.2 Vai trò của nước sạch đối với con người 23

1.2.3 Thực trạng chung về vấn đề cấp nước sạch ở nước ta 23

1.2.4 Xây dựng giá bán nước sạch 30

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch .32

1.2.5.1 Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu 32

1.2.5.2 Tỷ lệ thất thoát 33

1.2.5.3 Lợi nhuận định mức 33

Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ 35

NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ35 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty (giai đoạn 2009 - 06/2014) 35

2.2 Thực trạng cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà Nước Một thành viên Xây Dựng và Cấp Nước Thừa Thiên Huế trong những năm qua 40

2.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh giá bán nước sạch 40

2.2.2 Những thay đổi trong giá tiêu thụ nước sạch trong những năm gần đây (2009 – 2011) và sự cần thiết phải điều chỉnh giá bán nước sạch năm 2013 44

2.2.3 Các nhân tố tác động tới phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch năm 2013 48

2.2.3.1 Chi phí vật tư trực tiếp 49

2.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp 55

2.2.3.3 Chi phí sản xuất chung 58

2.2.3.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 62

2.2.3.5 Chi phí bán hàng 63

2.2.3.6 Chi phí lãi định mức 64

2.2.4 Phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch năm 2013 65

2.2.4.1 Giá thành 1m3 nước sạch 65

2.2.4.2 Giá tiêu thụ nước sạch bình quân 68

Trang 7

2.2.6 Đánh giá cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty 74

2.2.6.1 Ưu điểm 74

2.2.6.2 Những tồn tại cần khắc phục 77

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ 79

ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY 79

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN 79

XÂY DỰNG VÀ CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ 79

3.1 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện cơ chế định giá nước sạch tại Công ty 79

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế định giá nước sạch 79

3.1.2 Mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2020 81

3.1.2.1 Dự báo nhu cầu sử dụng nước 81

3.1.2.2 Mục tiêu chung 83

3.1.2.3 Mục tiêu cụ thể 84

3.1.3 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện cơ chế định giá nước sạch .86

3.2 Các giải pháp hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty 87

3.2.1 Quản lý chi phí sản xuất và hạch toán kế toán 87

3.2.2 Kế toán quản trị 89

3.2.3 Chống thất thoát, thất thu 90

3.2.4 Chi phí nhân công 94

3.2.5 Các giải pháp khác 97

3.3 Một số kiến nghị 101

3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh, với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương 101

3.3.2 Kiến nghị với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước TT Huế 107

KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 112

Trang 9

TNHH NN MTV : Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên

Trang 10

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty giai đoạn 2009-2013 35

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty 6 tháng đầu năm 2014 38

Bảng 2.3: Sản lượng nước tiêu thụ theo từng đối tượng 6 tháng đầu năm 2014 40

Bảng 2.4: Cơ cấu giá nước từ ngày 01/03/2009 44

Bảng 2.5: Cơ cấu giá nước từ ngày 01/06/2011 46

Bảng 2.6: Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch 49

Bảng 2.7: Bảng tính giá thành 1m3 nước sạch năm 2013 66

Bảng 2.8: Bảng giá tiêu thụ 1m3 nước sạch bình quân năm 2013 68

Bảng 2.9: Hệ số tính giá theo từng mục đích sử dụng 70

Bảng 2.10: Giá bán 1m3 nước sạch cho từng đối tượng sử dụng năm 2013 72

Bảng 2.11: Đánh giá tác động mức điều chỉnh giá nước năm 2013 73

Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp 82

Bảng 3.2: Dự báo tổng công suất nhu cầu cấp nước và công suất cấp nước 83

dự kiến đến năm 2015, 2020 83

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2014 – 2020 85

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước sạch là vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi quốc gia hay khuvực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu Bởi nước sạch làmột trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến sứckhoẻ trước mắt và lâu dài của cộng đồng, là một trong những tiêu chí của xã hộivăn minh, thể hiện trình độ văn hoá, là thước đo chất lượng cuộc sống con người

Do nước sạch có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống cho nên ở nước

ta cũng như nhiều nước trong khu vực và thế giới, việc bảo vệ, khai thác, cungcấp, sử dụng hợp lý nguồn nước cũng như tuyên truyền và nâng cao tỉ lệ ngườidân sử dụng nước sạch được Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm: Xã hội hóa côngtác cấp nước sạch, phục vụ lợi ích công cộng, văn minh xã hội, nâng cao sứckhỏe cộng đồng và tạo cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,ngành Cấp nước ngày càng phát triển và lớn mạnh Với chủ trương đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành Cấp nước nói riêng cũng như tất

cả các ngành công nghiệp khác nói chung trong cả nước đã đầu tư nâng cấp cảitạo, xây dựng mới các công trình, hệ thống cấp nước nhằm nâng cao chất lượngnước, chất lượng phục vụ đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế một cách hợp lý trong từng giai đoạncủa đất nước Ngành Cấp nước luôn phấn đấu và là một trong những ngành mũinhọn trong việc phục vụ nhu cầu đời sống xã hội Tuy nhiên, trong thời gian gầnđây, các đơn vị kinh doanh nước sạch đều kêu lỗ, do nguồn thu từ việc bán nướcsạch sinh hoạt không đủ chi phí sản xuất nên không thể bổ sung đầu tư nâng caochất lượng cung ứng Trong khi, với người tiêu dùng, dường như hai chữ "tănggiá", dù bất cứ mặt hàng nào, cũng đều nhạy cảm

Trang 12

Tâm lý chung, ai cũng muốn dùng sản phẩm tốt, giá rẻ, nên việc tăng giá,nhất là những sản phẩm thiết yếu liên quan đến đời sống hằng ngày luôn khiến

dư luận quan tâm Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay, việc tănggiá sẽ chất thêm gánh nặng chi tiêu lên vai người lao động, người làm cônghưởng lương, người nghèo Thực tế, câu chuyện giá xăng tăng nhiều - giảm ít,chuyện giá điện "nhấp nhổm", lại thêm nước sạch kêu lỗ, toàn những mặt hàngkhông thể không dùng, khiến dư luận nhiều phen "nổi sóng" Thậm chí, có ýkiến phản biện rằng, tỷ lệ thất thoát của ngành nước giảm chậm, vẫn ở mức caohơn 25%, không thể đổ hết lên đầu người tiêu dùng và rằng trước khi tăng giá,đơn vị cung cấp dịch vụ phải khắc phục tình trạng thất thoát, nâng chất lượngdịch vụ cấp nước…

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên (TNHH NNMTV) Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế là đơn vị sản xuất và kinh doanhnước sạch phục vụ cho dân dụng và công nghiệp Với bề dày lịch sử hơn 100năm xây dựng và phát triển, Công ty đã xây dựng được một mạng lưới cấp nước

an toàn bao phủ gần 65% dân số toàn tỉnh Vào tháng 03 năm 2013 Ủy ban Nhândân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt phương án giá nước sạch và giá nướcsạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đây là một điều kiện thuận lợi để Công ty hoànthiện hơn công tác cấp nước sạch phục vụ cho tỉnh nhà

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện cơ chế định

giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua tìm hiểu, tác giả tìm thấy một số luận văn viết về đề tài xác định giátiêu thụ nước sạch như sau:

Luận văn: “Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Vinaconex” của Nguyễn Thị Dung, năm 2005.

Trang 13

Luận văn: “Thực trạng hệ thống cấp nước của công ty TNHH một thành

viên cấp nước Nghệ An và giải pháp hoàn thiện hệ thống cấp nước đô thị của công ty trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2015”, của Lê Thị Ngọc, năm 2009.

Các luận văn trên đều nghiên cứu về đề tài giá tiêu thụ nước sạch Tuy nhiên,các luận văn chỉ nghiên cứu phương pháp xác định giá thành một cách định tính

và nghiêng về công tác hạch toán chi phí để tính giá thành, chưa làm rõ được cácchỉ tiêu định lượng, dẫn đến đề xuất các giải pháp khắc phục chưa cụ thể Vì vậy,tác giả chọn đề tài trên là không trùng lặp với những công trình đã công bố

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài: Luận văn nhằm giải quyết những

vấn đề sau:

- Nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về giá nước sạch và cácnguyên tắc định giá nước sạch

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công

ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá tiêu thụ nướcsạch tại Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến giá tiêu thụnước sạch tại Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản, đồng thời sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể như:

Trang 14

- Phương pháp thống kê và thu thập số liệu.

- Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích kinh tế

6 Những đóng góp của luận văn

- Về lý luận: Vận dụng các quyết định, nghị định, thông tư của Chính Phủ,

Bộ Xây dựng, Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm

rõ các nguyên tắc xác định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty TNHH NN MTVXây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

- Về thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế xác địnhgiá tiêu thụ nước sạch tại Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nướcThừa Thiên Huế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch trong Doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế.

Trang 15

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ

TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận chung về cơ chế định giá sản phẩm trong doanh nghiệp

1.1.1 Lý luận chung về cơ chế và cơ chế giá:

a) Lý luận chung về cơ chế:

Không rõ từ “cơ chế” bắt đầu được dùng ở nước ta tự bao giờ, nhưng cóthể khẳng định rằng nó được dùng trước tiên và từ lâu trong ngành y Các thầythuốc thường nói đến cơ chế gây bệnh và cơ chế tác dụng của thuốc Và khingười ta đã nhận biết được những cơ chế ấy, có nghĩa là đã giải thích được bệnh

và phương pháp chữa bệnh có cơ sở khoa học Nếu chưa nhận biết được thì việcchẩn đoán và điều trị vẫn chỉ là theo triệu chứng, theo kinh nghiệm mà thôi

Suy nghĩ cách dùng của ngành y, xem thêm từ điển tiếng nước ngoài vàtiếng Việt, có thể thấy từ “cơ chế” là cách thức mà theo đó một quá trình đượcthực hiện Như vậy, khi nói đến cơ chế và trách nhiệm quản lý của bộ, ngành vàcủa người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điềuhành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, làmối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành

đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân

Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến kháiniệm "cơ chế” Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại và Tổ chức thươngmại Thế Giới (WTO) (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2004), các nhà khoahọc cho rằng cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở,đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng Một quan điểm cụthể hơn về cơ chế được đề cập trong cuốn “Các nước đang phát triển với cơ chếgiải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới” - World TradeOrganization (Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2006) Theo các tác giả củacuốn sách này thì nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện

Trang 16

ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự tổ chức và hoạt động ngay trongnội tại của sự vật, hiện tượng) Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan

hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và pháttriển của sự vật, hiện tượng Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thểcác yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng

Như vậy, về phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dù cáchtiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể nhậnthấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế Đó là: yếu

tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành) Yếu tố tổ chức đề cập đếncác thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cáchthức tổ chức hệ thống nội tại Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác độngqua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên) trongquá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của

cơ chế và nội dung hoạt động của nó

Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuốinhững năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiếnquản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý Cách hiểu đơn giảnnày dẫn tới cách hiểu tách rời cơ chế với con người như nêu trên Điều đáng lưu

ý là cả cách dùng trong ngành y, cả định nghĩa trong từ điển, đều cho thấy “cơchế” được dùng với hàm ý chỉ hiện tượng ở trạng thái động chứ không phải ởtrạng thái tĩnh Cho nên hiểu cơ chế chỉ là các qui định quản lý là hiểu theo trạngthái tĩnh, chưa thấu triệt hết tính chất động của hiện tượng

Cần nhấn mạnh rằng cơ chế phải và chỉ có thể vận hành theo những cáchthức định sẵn, trong đó mỗi chi tiết phải đóng được vai trò của mình Chỉ cầnmột chi tiết hư mòn hay kém chất lượng, sự vận hành của cơ chế sẽ lập tức trụctrặc Cho nên cơ chế tự nó có khả năng phát hiện và đòi hỏi loại trừ những chitiết, ở đây là những con người không phù hợp với nó Con người nằm trong cơchế, tham gia vào sự vận hành của cơ chế, bị cơ chế điều khiển, chứ không nằm

Trang 17

ngoài cơ chế và điều khiển cơ chế Quan hệ giữa cơ chế với con người là quan hệgiữa cục bộ với toàn bộ Cho nên nó không chỉ bao gồm những qui định về cáchthức vận hành, mà còn bao gồm cả con người hoạt động theo những cách thức đãđược định sẵn trong thiết kế cơ chế Và chính những hành động của tất cả chi tiếtcon người như thế tạo nên cơ chế như là một bộ máy quản lý đang vận hành.

Vậy, ai làm ra cơ chế điều hành và quản lý đó? Quốc hội làm luật, trong

đó có các đạo luật về tổ chức hoạt động của Quốc hội, của các cơ quan của Quốchội, của Chính phủ Chính phủ ra các nghị định về cơ cấu, tổ chức và hoạt độngcủa các bộ, ngành Bộ trưởng ra các văn bản, quy chế điều hành, quản lý côngcông việc của bộ và các cơ quan trực thuộc Các bộ, ngành ra các thông tư liênngành quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành đó Như vậy, có hai điều rõràng và không thể phủ nhận được, đó là: thứ nhất, các bộ, ngành, trong đó khôngthể vắng bóng vai trò của người đứng đầu, hoặc trực tiếp soạn thảo các cơ chế

đó, hoặc được tham gia soạn thảo và góp ý kiến để ban hành các cơ chế đó; thứhai, người dân và cử tri không phải là người làm ra cơ chế, có chăng thì họ chỉ

có thể đóng góp ý kiến ở một chừng mực quá ư khiêm tốn Cơ chế chưa hợp lý là

do những người làm ra cơ chế Cơ chế bị lỗi thời, không theo kịp sự đòi hỏi của

xã hội cũng là một phần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và các vị đứngđầu đã chưa kịp thời đề xuất hoặc sửa đổi, bổ sung cơ chế

b) Lý luận chung về cơ chế giá:

Cơ chế giá là một khái niệm kinh tế phản ánh cách mà giá cả của một sảnphẩm phụ thuộc vào cung và cầu sản phẩm đó Adam Smith đã công bố kháiniệm này đầu tiên Cơ chế này phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống thị trường

tự do Cũng giống như giá cả một sản phẩm sẽ phản ứng với những thay đổitrong cung và cầu, vì vậy, cũng sẽ cung cấp và đáp ứng nhu cầu cho sự thay đổi

về giá Do đó, cơ chế giá giúp đạt được sự cân bằng giữa các nhân tố trong nềnkinh tế

Trang 18

Một trong những đặc điểm chính của một nền kinh tế thị trường tự do làcách thức mà hàng triệu triệu người tiêu dùng đưa ra các quyết định, qua đó phảnánh cơ chế mà các hàng hóa được sản xuất và những mặt hàng đó được định giá.Không có bất kỳ yếu tố khác nhau nào xảy ra tự nhiên và riêng biệt Thay vào

đó, chúng phụ thuộc vào nhau và phản ứng với những chuyển động lên và xuốngtrên các đường cong của cung và cầu Do đó, cơ chế giá cả phản ánh các hànhđộng và phản ứng của toàn bộ thị trường tự do

1.1.2 Lý luận chung về giá bán sản phẩm

Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với

sự ra đi và phát triển của sản xuất hàng hoá Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giátrị hàng hoá, đồng thời cũng biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung –cầu hàng hoá, tích luỹ và tiêu dùng, cạnh tranh …

Giá trị hàng hoá là giá trị thị trường, giá trị được thừa nhận của ngườimua Giá trị luôn quyết định giá cả thị trường, là nội dung, là bản chất của giá cả.Ngược lại, giá cả là hình thức, là hiện tượng của giá trị Giá cả là quan hệ về lợiích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn mức hàng kinh doanh

Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại cạnhtranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá

cả vẫn có một vai trò quan trọng Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu nhưkhông được người tiêu dùng chấp nhận Người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá

cả hàng hoá và coi đó là một tiêu chuẩn chỉ dẫn về chất lượng và các chỉ tiêukhác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng về vai trò sống cònđối với bất kỳ một doanh nghiệp nào

Trong thực tế, cạnh tranh bằng chiến lược sử dụng giá cả là biện phápcạnh tranh nghèo nàn nhất, vì khi gặp phải đối thủ có tiềm lực lớn, cạnh tranhbằng giá cả sẽ không phát huy tác dụng Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranhnày chỉ dẫn tới việc giảm bớt lợi nhuận của những người bán và đem lại lợi íchcho phía người mua Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá cả có thể áp dụng thành

Trang 19

công và có ưu thế trong xâm nhập vào thị trường mới Đối với thị trường ViệtNam, thu nhập của dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại lại thấpnên cạnh tranh bằng chiến lược giá cả vẫn được coi là vũ khí lợi hại.

1.1.3 Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp

Định giá sản phẩm là vấn đề cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đếnkhả năng tiêu thụ sản phẩm, đến lợi nhuận do đó ảnh hưởng đến sự tồn tại vàphát triển nói chung và sự sống còn của doanh nghiệp nói riêng Vì thế, trongquá trình sản xuất kinh doanh, không thể định giá một cách chủ quan, tuỳ tiện

và càng không được xuất phát từ lòng mong muốn Giá cả là một phạm trù kinh

tế tổng hợp, tồn tại một cách khách quan cùng với sự ra đi và phát triển của sảnxuất hàng hoá Đồng thời giá cả cũng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa ngườibán và người mua, nhà sản xuất với thị trường và xã hội

Trong thực tế cuộc sống cho thấy, mỗi người chúng ta đã có lúc là ngườibán và có lúc là người mua, xuất phát từ lợi ích kinh tế của mình khi là ngườibán ta luôn muốn bán với giá cao, nhưng ở vị trí của người mua ta chỉ muốn mua

rẻ Đây là sự mâu thuẫn muôn thuở giữa người bán và người mua, xét về mức lợiích kinh tế, trong quan hệ thị trường, mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi sảnphẩm đã được định giá đúng, thỏa mãn được lòng mong muốn trong giới hạn cóthể chấp nhận được giữa người bán và người mua

Cho nên, trong sản xuất kinh doanh, định giá là công việc hết sức khókhăn, phức tạp, nó thực sự là khoa học, nghệ thuật đòi hỏi phải khôn khéo, linhhoạt và mềm dẻo, sao cho phù hợp với thị trường, đảm bảo trang trải được cácchi phí và có lãi Nếu định giá không chính xác, giá quá cao hoặc quá thấp đều

có thể dẫn đến không thể tiêu thụ được sản phẩm, không bù đắp được chi phí và

dó đó, sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, phá sản

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá sản phẩm

Trang 20

Giá cả sản phẩm chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó,mối quan hệ cung cầu và mức độ cạnh tranh trên thị trường là hai nhân tố chủyếu, đặc biệt quan trọng Vì vậy, khi định giá sản phẩm phải nghiên cứu kỹ để

dự báo được những tác động của chúng tới sự hình thành giá cả của sản phẩmtrong doanh nghiệp

1.1.4.1 Giá cả và khối lượng sản phẩm cung cầu trên thị trường

Về mặt nguyên lý, giả cả trên thị trường bao giờ cũng là giá cân bằng trêncung cầu trên thị trường Tức là mức giá mà ở đó lợi ích của người sản xuất vàngười tiêu dùng gặp nhau Cũng có nghĩa lượng cung cầu cân bằng Trongtrường hợp đó, nếu doanh nghiệp đưa thêm sản phẩm ra thị trường lập tức thịtrường sẽ điều tiết làm giảm giá và ngược lại, nếu mức cung cầu sản phẩm ra thịtrường ít đi, thì giá sẽ tăng lên Vì thế để đảm bảo giá bán sản phẩm của mình,doanh nghiệp phải xác định được điểm cân bằng của cung cầu Có như vậy, mớitạo ra khả năng tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa được thua lỗ

Thường thì mối quan hệ giữa cầu và giá là quan hệ tỷ lệ nghịch Tức là giátăng thì cầu giảm và ngược lại giá giảm thì cầu tăng Tuy nhiên, cũng có cáctrường hợp ngoại lệ khi giá cao thì lại bán được nhiều hơn Đối với những sảnphẩm có lượng cung khó tăng trong một giai đoạn ngắn thì cầu tăng tất yếu sẽdẫn tới tăng giá

Chi phí cho một đơn vị sản phẩm cho biết “cận dưới” của giá, tức là mứcgiá thấp nhất mà doanh nghiệp có thể bán Còn cầu của thị trường cho biết mức

“cận trên” của giá, tức là mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể bán (giátrần) Nếu nâng giá bán lên cao hơn giá trần sẽ dẫn đến cầu giảm Giá trần làmức giá cao nhất mà công ty có thể đặt Nếu công ty đặt giá cao hơn giá trần thìcầu sẽ giảm xuống

Khi quyết định tăng giá thì người làm Marketing cần phải xác định được độ

co dãn của cầu theo giá Độ co dãn của cầu theo giá được tính bằng tỷ số giữaphầm trăm biến động về cầu với phần trăm biến động về giá Trong trường hợp

Trang 21

hàm cầu khả vi, hệ số co dãn được tính theo công thức sau: D dQ

dP

Q là hàm cầu, P là biến số giá cả

Hệ số co dãn cho biết mức độ nhạy cảm của người mua khi giá biến động.Đối với các sản phẩm có độ co dãn ED của cầu theo giá nhỏ (cầu không co dãn)thì khi tăng giá sẽ dẫn đến tăng doanh thu Ngược lại, khi ED lớn (cầu co dãn) thìkhi tăng giá sẽ dẫn đến giảm doanh thu

Giá có tác dụng là vũ khí cạnh tranh thu hút khách hàng khi cầu co dãn, vìkhi đó doanh nghiệp chỉ cần giảm giá một ít, nhưng kéo theo cầu về sản phẩm sẽtăng lên nhiều hơn Như vậy, trong trường hợp này, giảm giá thì có lợi chodoanh nghiệp

Cầu sẽ có dãn theo giá trong các tình huống sau:

•Sản phẩm không có thể thay thế, không có cạnh tranh trực tiếp cũng nhưgián tiếp;

•Người mua chậm thấy sự tăng giá;

•Người mua chậm thay đổi thói quen mua;

•Người mua cho rằng giá cao là do các yếu tố khách quan như lạm phát,các sản phẩm khác cũng tăng giá…;

•Nhu cầu của khách hàng có tính cấp bách;

Sự co dãn của cầu theo giá sẽ tùy thuộc vào loại sản phẩm, loại khách hàng,mức độ và xu hướng thay đổi của giá trong tương lai Cũng cần lưu ý rằng độ codãn trong ngắn hạn khác với độ co dãn trong dài hạn Có thể nói, trong dài hạnthì cầu có dãn nhiều hơn so với trong ngắn hạn Khách hàng có thể vẫn tiếp tụcmua sản phẩm của công ty sau khi tăng giá vì họ không nhận thấy hay do mứctăng giá không lớn, hay do họ quan tâm tới các nhu cầu khác ngoài giá, hay việctìm nhà cung cấp mới đòi hỏi thời gian Nhưng có thể, cuối cùng họ sẽ chuyểnsang nhà cung cấp mới

Trang 22

Công ty cũng cần tìm hiểu tầm quan trọng của giá đối với các phân đoạn thịtrường khác nhau, vì khách hàng phản ứng khác nhau đối với giá Các nhànghiên cứu chia khách hàng thành các nhóm như sau:

•Khách hàng trung thành với một nhãn hiệu Họ sẵn sàng mua với mức giáhợp lý

•Khách hàng tìm kiếm “hàng hiệu” Họ sẵn sàng mua “hàng hiệu” với giábất kỳ Giá càng cao thì hàng hiệu càng “oách”, thể hiện sự hãnh diệncao hơn

•Khách hàng ưa thích tiện lợi Họ ưa thích mua sắm tại các cửa hàng gầnnhà, giờ mở cửa phục vụ dài và sẵn sàng trả giá trên mức trung bình

•Khách hàng ưa thích các dịch vụ khách hàng hoặc những đặc thù riêngcủa sản phẩm Họ sẵn sàng trả giá cao hơn khi các nhu cầu đó được đápứng

•Khách hàng ưa thích giá rẻ

Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng, không phải giá cả là yếu tố chiphối khách hàng khi mua sản phẩm Nhiều khách hàng ưa thích mua hàng tại cáccửa hàng truyền thống có nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ tiện ích, chính sáchhoàn trả tiện lợi Hình thức thanh toán tiện lợi cũng làm cho khách hàng cảmthấy giá không cao Một cửa hàng sang trọng với dịch vụ chăm sóc khách hàngtốt làm cho khách hàng cảm thấy “đắt xắt ra miếng”

Cung sản phẩm là khối lượng sản phẩm có thể cung ứng trên thị trường.Bao gồm, khối lượng sản phẩm đang lưu thông trên thị trường, khối lượng sảnphẩm sẵn sàng tung ra thị trường Mức cung sản phẩm phụ thuộc vào cơ cấu vàkhối lượng sản phẩm được sản xuất trong nước, cơ cấu và khối lượng hàng hóanhập khẩu, quỹ hàng hóa dự phòng và quỹ hàng hóa tiêu dùng ngoài thị trường.Khi nghiên cứu mức cung sản phẩm, phải đặc biệt chú ý đến sản lượng sảnxuất của các nhà cạnh tranh, trong đó phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm sản phẩm,bao bì, quy cách, cách thức vận chuyển, phân phối sản phẩm của đối thủ Ngoài

Trang 23

ra, phải xem xét cả khả năng sản xuất của các dự án đầu tư mới về loại sản phẩm

mà doanh nghiệp sẽ tung ra, cũng như tình hình sản xuất và giá cả của những sảnphẩm có thể thay thế hiện đang lưu hành trên thị trường

Cầu sản phẩm là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng trongthời kỳ nhất định ở từng khu vực Tuy nhiên trong thực tế, mức cầu về sản phẩmcòn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trước hết họ có muốn mua sản phẩm đókhông? Sau đó là sản phẩm đó có hợp với thị hiếu của họ hay không? Và quantrọng nhất là họ có đủ tiền để mua hay không? Ngoài ra, còn phải tính đến khảnăng họ mua được bao nhiêu thì không mua nữa

Để dự báo mức cầu về một sản phẩm phải nghiên cứu kỹ các vấn đề sau:Sản phẩm thuộc nhu cầu cứng hay mềm (nhu cầu cứng là nhu cầu khôngthể thiếu đối với người tiêu dùng, nhu cầu mềm là loại nhu cầu có thì tốt, không

có cũng không sao) Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó tăng haygiảm (mức độ thỏa mãn nhu cầu trong quá khứ và hiện tại) Thu nhập của ngườitiêu dùng tăng hay giảm Giá hàng thay thế và bổ sung tăng hay giảm Quy môthị trường mà doanh nghiệp tham gia Sở thích và tập quán tiêu dùng của dân cưkhu vực thị trường doanh nghiệp bán sản phẩm

Trong các yếu tố kể trên, phải đặc biệt chú ý đến thu nhập của người tiêudùng, là nhân tố quyết định đến nhu cầu có khả năng thanh toán Bởi vì thực tếcho thấy, với mỗi mức thu nhập của dân cư, sẽ có một cơ cấu cho mua sắm nhấtđịnh Vì thế, mức thu nhập có vai trò quyết định đối với tổng giá cả, nó chi phốimức giá của từng hàng hóa cụ thể cũng như sự tương quan giữa các mức giá củacác loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là đối với những hàng hóa có thể thay thếhoặc bổ sung cho nhau Đây là nhân tố mà các doanh nghiệp phải quan tâmkhông chỉ trong định giá mà ngay từ khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyếtđịnh phương án sản xuất, với mức chi phí tối đa là bao nhiêu để có giá bán hợp

lý, bảo đảm tiêu thụ nhanh và có lãi

Trang 24

1.1.4.2 Sức mua của tiền tệ:

Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, hàng hóa được trao đổi không phảitrực tiếp với nhau mà thông qua vật ngang giá chung, qua tiền tệ, do đó giá cảhàng hóa phụ thuộc trực tiếp vào giá trị hay giá trị kinh tế và sức mua của tiền tệ

Giá trị thực tế của đồng tiền: là giá trị kinh tế của đồng tiền với tư cáchnhư một hàng hóa Vì tiền trước hết phải là một hàng hóa nên nó cũng có giá trịkinh tế như các hàng hóa khác Đối với tiền giấy thì giá trị thực của đồng tiềnchính là giá trị kinh tế của các hàng hóa mà nó là đại diện, đó là giá trị kinh tế

Trên thị trường giá cả của hàng hóa trực tiếp phụ thuộc vào sức mua củatiền Quan hệ giữa giá cả và sức mua của tiền là quan hệ tỷ lệ nghịch, sức muacủa tiền giảm thì giá cả tăng và ngược lại sức mua của tiền tăng thì giá cả giảm.Quan hệ giữa giá cả và giá trị thực tế của tiền là quan hệ gián tiếp, giá trị thực tếcủa tiền phản ánh lên giá cả thông qua sức mua, do đó, sự tăng lên hay giảmxuống của giá trị tiền tệ thực tế và danh nghĩa chỉ tạo ra xu hướng giảm xuốnghay tăng lên của giá cả mà thôi

1.1.4.3 Giá cả và các hình thái thị trường

Giá cả luôn gắn với những thị trường cụ thể Vì vậy, khi định giá sảnphẩm phải nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và cơ chế hoạt động của nó

Trang 25

Theo nghĩa đen, thị trường là nơi mua, bán hàng hóa Theo nghĩa rộng, thịtrường là một quá trình, trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫnnhau để định giá cả và lượng hàng hóa.

Thị trường được hình thành trên cơ sở của sự phối hợp giữa người tiêudùng với người sản xuất kinh doanh, thông qua hệ thống giá cả Trên thị trườngcái gì cũng có giá Song mức giá cụ thể của từng sản phẩm hàng hóa là baonhiêu, lại được quyết định bởi nhiều nhân tố, trong đó mức độ cạnh tranh trên thịtrường là một nhân tố hết sức quan trọng Bởi vậy, khi định giá sản phẩm củamình để tung ra thị trường, các doanh nghiệp phải hiểu rõ bản chất của thị trường

mà doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của mình Trên thị trường có ba mối quan hệ.Một là, quan hệ giữa người bán và người mua, hai là, quan hệ giữa người bán vớinhau, ba là, quan hệ giữa người mua với nhau Tùy từng trạng thái của mối quan

hệ mà có các dạng thị trường khác nhau, và cũng tùy từng dạng thị trường màdoanh nghiệp tham gia có đối sách về giá cả khác nhau Trên thực tế có ba dạngthị trường phổ biến, đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranhđộc quyền và thị trường độc quyền

a) Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có rất nhiều người bán vàngười mua, song không ai có ưu thế trong việc cung cấp và mua sản phẩm để cóthể làm thay đổi giá Các sản phẩm bán ra trên thị trường được người mua xem

là đồng nhất, tức là các sản phẩm này không khác nhau lắm về quy cách, phẩmchất, mẩu mã… các tin tức về thị trường giá cả có thể ứng dụng cho cả ngườimua và người bán Điều kiện tham gia thị trường cũng như rút ra khỏi thị trường

là dễ dàng Trên thị trường này, việc định giá của doanh nghiệp không có cáchnào khác là phải tự thích ứng với giá cả hiện có trên thị trường Muốn có lãi,doanh nghiệp chỉ có một cách duy nhất là giảm thấp chi phí sản xuất, bằngkhông doanh nghiệp khó mà tồn tại trong kinh doanh

Trang 26

b) Thị trường cạnh tranh độc quyền

Đây là loại thị trường phổ biến hiện nay Kiểu thị trường này giống thịtrường cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ nó có nhiều doanh nghiệp nhỏ và có sự gianhập ngành tự do trong dài hạn Nhưng trong thị trường này phần lớn các sảnphẩm không đồng nhất, mỗi doanh nghiệp đều có đường cầu dốc xuống vì cácsản phẩm khác nhau Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp rất giống với nhà độcquyền Mỗi doanh nghiệp là một người “đặt giá” cho sản phẩm của mình chứkhông phải là người “chấp nhận giá”, đặt mức giá thấp bằng chi phí sản xuấttrung bình ở tiếp điểm giữa đường cầu của doanh nghiệp và đường chi phí trungbình của nó Làm cho siêu lợi nhuận của doanh nghiệp có thể biến mất

nó kìm hãm sự phát triển của sản xuất, làm hại người tiêu dùng Trong thực tế,trường hợp nhà độc quyền khống chế một lượng sản phẩm sản xuất thì nhất địnhthi hành chính sách giá cao nhằm thu lợi nhuận cực đạo Nhưng ở nước ta, tìnhtrạng độc quyền rất phổ biến trong bao cấp và đến nay, cũng vẫn còn một sốdoanh nghiệp được nhà nước cho phép độc quyền như điện, nước, bưu chínhviễn thông, đường sắt, hàng không… tuy nhằm mục đích khác nhau nhưng đềumang tính chất của nhà độc quyền

1.1.4.4 Vai trò quản lý giá cả của nhà nước

Các doanh nghiệp ngày nay có thể tự do định giá nhằm đạt mục tiêu nhấtđịnh cho doanh nghiệp nhưng việc tự do đó được đặt dưới sự quản lý về giá của

Trang 27

Nhà nước như pháp lệnh chống bán phá giá, giá sàn, giá trần, giá độc quyền,đánh thuế với một số mặt hàng…

Sự điều tiết giá cả của Nhà nước là sự cần thiết khách quan và có rất nhiềutác dụng, vai trò khác nhau Đáng chú ý nhất là vai trò trong việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế vĩ mô Để tác động vào nền kinh tế có hiệu quả, các Chính Phủphải đề ra các hệ thống mục tiêu về sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, lạmphát, phúc lợi xã hội… mà trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược và chính sách

cụ thể Ngoài ra, sự điều tiết giá cả của Nhà nước không chỉ có vai trò quan trọngtrong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, mà còn có tác dụng to lớn đối với việcthực hiện các mục tiêu xã hội, cụ thể là sự tiến bộ và công bằng xã hội

1.1.4.5 Các yếu tố khác

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tăng trưởng haysuy thoái, thất nghiệp, công nghệ mới… đều ảnh hưởng đến sức mua của thịtrường, đến chi phí sản xuất Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ điện

tử đã dẫn tới giảm giá các thiết bị điện tử, và giảm giá các dịch vụ viễn thông

1.1.5 Các yếu tố cấu thành giá sản phẩm

Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh dù thuộc thành phần nào đinữa cũng đều có chung một mục tiêu là thu lợi nhuận Nhưng lợi nhuận lại đượchình thành từ sự chênh lệch giữa giá bán sản phẩm hàng hóa với tổng chi phí đã

bỏ ra gồm: Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và các khoản nộp nhà nướctheo luật định Vì thế, nếu giá bán càng cao, chi phí càng thấp thì lợi nhuận thuđược càng nhiều và ngược lại Tuy nhiên, như đã nói trên, mặc dù giá bán đốivới từng sản phẩm hàng hóa cụ thể thuộc quyền quyết định của doanh nghiệp,nhưng không phải vì thế mà ấn định mức giá bán một cách tùy ý

Muốn có cơ sở định giá đúng phải xác định đầy đủ các yếu tố cấu thànhnên giá bản sản phẩm:

1.1.5.1 Các yếu tố cấu thành tổng chi phí

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm:

+ Chi phí sử dụng máy móc, thiết bị

Trang 28

+ Chi phí nguyên vật liệu.

+ Chi phí tiền lương

+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm

Khi tính tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không tính các khoản:chi phí hao hụt về vật tư hàng hóa quá mức cần thiết, chi phí phát sinh do vi phạmhợp đồng kinh tế, lãi trả ngân hàng về tiền vay do dự trữ vật tư, hàng hóa quá mứccần thiết, các loại thiệt hại quá mức quy định cho phép của quy trình sản xuất cũngnhư các khoản thuộc chi phí khen thưởng, phúc lợi và lập quỹ xí nghiệp

1.1.5.2 Các yếu tố cấu thành lợi nhuận mục tiêu

Trong thời kỳ bao cấp, lợi nhuận để hình thành giá bán sản phẩm hàng hóa

là lợi nhuận hợp lý, thường tính bằng tỷ lệ phần trăm nhất định so với chi phí sảnxuất hợp lý, được xác định trên cơ sở định mức về vòng quay của vốn tương ứngvới từng lĩnh vực sản xuất và từng ngành hàng, nhóm hàng Song trong nền kinh

tế thị trường và đặc biệt là với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc xác địnhlợi nhuận để hình thành giá thành, giá bán sản phẩm hàng hóa không thể là lợinhuận hơp lý kiểu như cũ, mà nó phải là lợi nhuận mục tiêu

Sở dĩ như vậy vì với mục đích kinh doanh để kiếm lời, thì hoạt động kinhdoanh phải được coi như một chiếc máy in tiền Bỏ vào kinh doanh một số tiềnnhất định thì phải thu về được một số tiền lớn hơn Trên quan điểm ấy mà xét,lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp phải là số lãi đủ đảm bảo trang trải tất cảcác khoản chi phí thực tế đã bỏ ra và có lãi thỏa đáng

Như vậy, cơ cấu lợi nhuận mục tiêu phải bao gồm lợi nhuận hợp lý cộngvới các khoản chi phí thực tế đã bỏ ra mà theo quy định không được tính vào chiphí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như đã nói trên và các khoản chi phí khác nhưchi phí ngầm, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí cơ hội…

1.1.6 Các chính sách định giá sản phẩm trong kinh doanh

1.1.6.1 Chính sách định giá thấp

Tức là định giá bán thấp hơn mức giá thống nhất trên thị trường, đồng thờithấp hơn giá trị của sản phẩm Cách định giá này thường được áp dụng khi

Trang 29

doanh nghiệp muốn bán ngay một khối lượng sản phẩm lớn ra thị trường vàmuốn bán nhanh để thu hồi vốn hoặc dùng định giá thấp cho sản phẩm mớinhằm thu hút khách hàng mở rộng thị trường

Tuy nhiên để áp dụng mức giá thấp cũng không phải dễ dàng, vì trước hết

nó đòi hỏi chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp phải thấp, hoặc khi cầutrong thị trường co dãn Vả lại, nếu doanh nghiệp bán giá thấp hơn thị trường sẽđẩy đối thủ cạnh tranh vào tình trạng khó khăn, thua thiệt, vì thế có thể dẫn đến

sự trả đũa Doanh nghiệp áp dụng chính sách định giá này thường phải là doanhnghiệp có vốn lớn, vì thời gian áp dụng dài chất lượng sản phẩm tương đươngvới sản phẩm cùng loại

1.1.6.2 Chính sách định giá theo thị trường

Đây là cách định giá bán phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay, tức làđịnh mức giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá trên thị trường Đối với cácdoanh nghiệp sử dụng cách định giá này để tiêu thụ được sản phẩm cần phải đẩymạnh công tác tiếp thị bán hàng, thiết lập canh phân phối rộng khắp, đi đôi vớichất lượng sản phẩm tốt và luôn được cải tiến Ngoài ra, doanh nghiệp phảithường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của mình, cố gắng giảm chi phí sảnxuất và tăng chất lượng sản phẩm, thị hiếu nếu không sẽ bị đối thủ cạnh tranh gạt

ra ngoài

1.1.6.3 Chính sách định giá cao

Là định giá bán sản phẩm cao hơn mức giá trên thị trường và cao hơn giátrị và giá trị sử dụng của sản phẩm Giá cao thường được áp dụng đối với nhữngsản phẩm mới Vì đối với sản phẩm mới, người tiêu dùng chưa biết rõ chấtlượng, cũng không có cơ hội để so sánh xác định mức giá, mặt khác khi nó mớixuất hiện trên thị trường nên chưa có sự cạnh tranh, và cầu của sản phẩm cũngchưa có điều kiện để co dãn theo giá Việc định giá cao chỉ nên áp dụng trongmột thời gian nhất định, chủ yếu là trong thời gian đầu nhằm vào những đốitượng, khu vực có thu nhập cao, sau đó giảm dần cho phù hợp với sức mua của

Trang 30

đông đảo người tiêu dùng Ngoài ra, chính sách định giá cao cũng thường ápdụng đối với những loại sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, nhiều người có tiềnsẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm ấy Đây chính là yếu tố tâm lý củangười tiêu dùng mà các doanh nghiệp cần khai thác lợi dụng khi quyết định giábản sản phẩm mình.

1.1.6.4 Chính sách bán phá giá

Là hành động cực kỳ nguy hiểm đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên trongsản xuất kinh doanh, vì nhiều lý do khác nhau, mà có những doanh nghiệp phảichấp nhận bán phá giá Có thể do lượng hàng tồn kho quá lớn phải bán nhanh đểthu hồi vốn để tiếp tục sản xuất hoặc là các loại sản phẩm mang tính mùa vụ, thờitrang model, hoặc có thể để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh nếu doanh nghiệp có vốnlớn có khả năng chịu lỗ trong những năm đầu để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh,chiếm lĩnh thị trường để kiếm lợi nhuận độc quyền Ngày nay, nhà nước ta đã banhành pháp lệnh chống bán phá giá để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.Tóm lại, định giá đối với các doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳquan trọng, nó vừa là khoa học nghệ thuật, vừa là kỹ thuật, tiểu xảo Tùy từngđiều kiện hoàn cảnh của thị trường cũng như của doanh nghiệp mà có các quyếtđịnh giá khác nhau, để cuối cùng, thu được mức lợi nhuận cao nhất có thể

1.2 Tổng quan về nước sạch và cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch

1.2.1 Khái quát về tài nguyên nước và nước sạch

1.2.1.1 Khái quát về tài nguyên nước

Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu Không cónước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta Nước là động lực chủyếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người Nước được sửdụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thôngvận tải, chăn nuôi thuỷ sản Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc ( UNESCO) lấyngày 23/03 hàng năm làm ngày nước thế giới

Trang 31

Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đạidương và trong khí quyển, sinh quyển Trong Luật Tài nguyên nước số17/2012/QH13 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:

"Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" [11,

tr.1] Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là gây lợi và gây hại Nước là nguồn

động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó cũng gây ranhững hiểm hoạ to lớn không lường trước được đối với con người Nhữngtrận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí tới mức có thể pháhuỷ cả một vùng sinh thái

Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xãhội loài người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tàinguyên nước ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia Thời

kỳ nguyên thuỷ, tài nguyên nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con ngườichưa có khả năng khai thác sông, hồ và các thuỷ vực khác Chỉ khi kỹ thuậtkhoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước Vàngày nay với các công nghệ sinh hoá học tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từnước biển cũng không thành vấn đề lớn Tương lai các khối băng trên các núicao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác của con người và nó là mộtnguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn

Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là

vô tận, tức là sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đókhông phụ thuộc vào mong muốn của con người Tài nguyên nước được đánhgiá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó

Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nướctrên một lãnh thổ Chất lượng nước là các đặc trưng về hàm lượng các chấthoà tan trong nước phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hạitheo tiêu chuẩn đối tượng sử dụng nước Động thái của nước được đánh giá

Trang 32

bởi sự thay đổi của các đặc trưng nước theo thời gian và không gian Đánh giátài nguyên nước là nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng đã nêu đối với từngđơn vị lãnh thổ cụ thể.

1.2.1.2 Khái quát về nước sạch

Theo quy định của Luật Tài Nguyên Nước số 08/1998/QH10 ngày

20/05/1998 thì “nước sạch” là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu

chuẩn Việt Nam [10, Tr 1].

Theo Quyết Định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 do Bộ Y Tế ban

hành về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch thì “nước sạch là nước dùng cho các mục

đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp”

[3, tr.1] và đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt bantheo Thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y Tế ban hành

“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”

1.2.2 Vai trò của tài nguyên nước và nước sạch đối với con người

1.2.2.1 Vai trò của tài nguyên nước đối với con người

- Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, nó

là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể tồn tại và conngười cũng không là ngoại lệ Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy con người

có thể nhịn đói được 3 tuần nhưng sẽ chết khát nếu 3 ngày không được uốngnước Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và70% trọng lượng cơ thể người

- Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên liệu khôngthể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế Hiện nay, nông nghiệp vẫn làngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm 75-80% tổng lượng nước sử dụng hàngnăm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt Theo tínhtoán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta vào năm 2040, tổng lượng nướccần dùng tăng lên 260 tỷ m3, trong đó ngành nông nghiệp và dịch vụ là 134 tỷ

m3, công nghiệp 40 tỷ m3

Trang 33

- Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều, thủynăng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trìnhtuần hoàn vật chất trong tự nhiên Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tớisức khỏe của con người, số lượng cùng với chất lượng nguồn nước mà con người

có và sử dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình

độ văn minh, tiến bộ của con người hiện nay

1.2.2.2 Vai trò của nước sạch đối với con người

- Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy conngười không thể sống thiếu nước Nước chiếm khoảng 58-67% trọng lượng cơthể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70-75%, đồng thời nước quyết định tớitoàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người

- Đối với phát triển kinh tế, nước sạch là người bạn không thể thiếu củanông nghiệp nông thôn Những cây trồng lương thực thực phẩm khi không đượccung cấp nguồn nước sạch thì khó có thể đảm bảo được chất lượng cây trồng,không thể có sản phẩm an toàn phục vụ cho người dân và để xuất khẩu ra thịtrường thế giới

- Ngoài ra, nguồn nước sạch còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạtđộng y tế và nhiều hoạt động khác như các ngành công nghiệp, giao thông vậntải, du lịch dịch vụ

- Đối với môi trường, nước là một phần tất yếu của môi trường Bởi vậy,môi trường tự nhiên chỉ có thể được đảm bảo khi tài nguyên nước trong sạch.Nguồn nước được đảm bảo trong sạch chính là các dòng sông, ao hồ không bị

ô nhiễm, khiến cho không khí, đất đai không bị ảnh hưởng, các loài sinh vật cóthể sinh sống bình thường

1.2.3 Thực trạng chung về vấn đề cấp nước sạch ở nước ta

Trong thời gian qua, tình hình cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng,Chính Phủ quan tâm ưu tiên đầu tư, cải tạo và xây dựng mới các hệ thống cấpnước (HTCN), nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể

Trang 34

Nhiều dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổchức Quốc tế đã và đang được triển khai.

Hiện nay toàn bộ 63 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự áncấp nước ở các mức độ khác nhau Tổng công suất thiết kế đạt 6,7 triệu m3/ngàyđêm Nhiều nhà máy (NM) được xây dựng trong thời gian gần đây có dâychuyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại Trong 692 đô thị vừa và nhỏ(loại IV và loại V) đã có khoảng 350 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập trungquy mô từ 500 đến 2.000, 3.000 m3/ngày-đêm được xây dựng từ nhiều nguồnvốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý

Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:

- Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp: Hiện nay 63 Tỉnh, thành phố có 86 công ty

cấp nước cho đô thị Trong đó vai trò chính cung cấp dịch vụ cấp nước cho các

đô thị là các công ty cấp nước địa phương Một số Trung tâm nước sạch nôngthôn đảm nhiệm việc cấp nước cho các đô thị loại IV, V Các công ty cấp nướchầu hết thuộc loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên(TNHH NN MTV) Với hơn 420 nhà máy, tổng công suất thiết kế đạt 6,7 triệum3/ngày đêm Độ bao phủ dịch vụ đạt 78% cho các đô thị loại I và II, các đô thịloại IV và V chỉ đạt 10 – 15%

- Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơithiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, trênthực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 – 70% so với công suất thiết kế, cábiệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15 – 20% công suất thiết kế

- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: Theo thống kê của Cục Hạ tầng kỹthuật thuộc Bộ Xây dựng, tính đến tháng 10/2013, công suất cấp nước sạch củacác đô thị Việt Nam đạt khoảng 6,7 triệu m3/ngày đêm Tuy nhiên lượng nướcthất thoát lại lên đến 1,8 triệu m3/ngày (chiếm tỉ lệ 27%) Theo báo cáo của Cục

Hạ tầng Kỹ thuật, “hiện 11/63 tỉnh thành có tỷ lệ thất thu, thất thoát nước trên

30%, 22/63 tỉnh thành có tỷ lệ TTTT từ 25 – 30% và 18/63 tỉnh thành có tỷ lệ TTTT từ trong 18 – 25%”[6, tr.2].

Trang 35

Tỷ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý(cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư khôngđồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống.

Nếu quy lượng nước thất thoát này ra thành tiền, với giá nước bình quân3.000 đồng/m3 thì mỗi ngày thất thoát khoảng 5,4 tỉ đồng Chỉ riêng năm 2005 tỉ

lệ thất thoát nước sạch bình quân cả nước là 35%, đến năm 2009 là 30% và hiệnnay là 27% Mặc dù tỉ lệ thất thoát nước sạch giảm qua từng năm nhưng so vớicác nước trên thế giới thì tỉ lệ này vẫn còn rất cao Nếu so với các nước nhưSingapore có tỉ lệ thất thoát nước 5%, Đan Mạch 6%, Nhật Bản 7% thì tỉ lệ thấtthoát nước tại Việt Nam còn quá cao, lãng phí lớn

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến thất thoát nước sạch lớn là do

hệ thống đường ống cấp nước tại nhiều đô thị hiện nay đã quá cũ, có nhiều tuyếnống trên 30 năm sử dụng, bị rò rỉ nước ở mức cao và có cả sự gian lận trong sửdụng nước Nếu không có sự đầu tư và thay thế thì nguồn nước sạch bị lãng phí

sẽ tiếp tục gia tăng khi nhu cầu sử dụng nguồn nước đang tăng cao

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, số tiền để trả tiền nước chỉ bằng 0,4% thunhập bình quân đầu người (trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực là 3%đến 5%) đã khiến một bộ phận người dân thiếu ý thức tiết kiệm khi sử dụngnước sinh hoạt Đây cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước sạch đang bị lãngphí trầm trọng

Được biết, mục tiêu của Chương trình chống TTTT nước sạch của nước tađến năm 2015 bình quân 25%, năm 2020 còn 18% và đến năm 2025 còn 15%

Để thực hiện được mục tiêu này, việc tiên quyết là phải nâng cao nhận thức củacộng đồng và năng lực chính quyền địa phương, năng lực quản lý của doanhnghiệp, đồng thời phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về chống TTTTnước sạch…

- Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tìnhtrạng nguồn nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ

Trang 36

của nhân dân Theo số liệu thống kê, tổng công suất khai thác hiện nay là 6,03triệu m3/ngày đêm (trong đó 75,62% là nước mặt và 24,38% là nước ngầm).Công tác khảo sát và quản lý nguồn nước nói chung do Bộ Tài nguyên - Môitrường và địa phương quản lý Việc chất lượng nguồn nước có những biến độngtrong quá trình khai thác do nhiều nguyên nhân:

- Tình hình khí tượng thuỷ văn trong những năm gần đây có nhiều biếnđộng phức tạp, tình hình, hạn hán, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng do hậu quả củahiện tượng phá rừng kết hợp với ENNINO Do ảnh hưởng của thuỷ triều, nhiềunguồn nước của các đô thị duyên hải (Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Mỹ Tho, CàMau, Kiên Giang…) bị nhiễm mặn với thời gian kéo dài cả trên diện rộng vàchiều sâu trên đất liền

- Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dựbáo được những biến động về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ địa hoá

- Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoànchỉnh Một số dự án công nghệ do tư vấn nước ngoài thiết kế chưa phù hợp vớiđiều kiện thực tế của Việt Nam

- Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của con người đang diễn rangày càng trầm trọng Tình hình xả nước thải không qua xử lý ra sông hồ nơicũng là nguồn cung cấp nước không được kiểm soát Tại nhiều địa phương hàngngàn, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứanước đang khai thác

- Công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm chưa được cáccấp, các ngành quan tâm thích đáng Tư duy “Nước trời cho” đã dẫn đến tình trạngbuông lỏng quản lý, tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm

Trong những nguyên nhân trên thì tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề đáng

lo ngại nhất Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân

số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô

Trang 37

nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất rắn thải Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ

sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có côngtrình và thiết bị xử lý chất thải Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rấtnặng Tình trạng quy hoạch các khu công nghiệp chưa gắn với vấn đề xử lý chấtthải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khi côngnghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động Mặc dù, trong tổng số 194 khu côngnghiệp trong cả nước, có trên 70% khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nướcthải tập trung Các đô thị chỉ có khoảng 60 – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ

sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng yêu cầu về bảo

vệ môi trường

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác nhưHải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương mức thải sinh hoạt cũngkhông được xử lý ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêuchuẩn cho phép, các thông số chất lơ lửng (SS), BOD, COD, DO đều vượt từ 5 –

10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi có cơ

sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc khôngđược xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễmnguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của BộNông Nghiệp và Phát Triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bìnhbiến đổi từ 1.500 – 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu,tăng lên tới 3.800 – 12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môitrường nước và sức khỏe nhân dân

Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng chonuôi trồng thủy sản đến năm 2013 của cả nước là 1.037 nghìn ha Do nuôi trồng

Trang 38

thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gâynhiều tác động tiêu cực tới môi trường Cùng với việc sử dụng nhiều và khôngđúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, thì các thức ăn dư lắngxuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, các chất hữu

cơ làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậmchí đã có dấu hiệu thủy triều đỏ ở một số vùng ben biển Việt Nam Chất lượngnước, đặc biệt là tình trạng nước ngầm bị nhiễm thạch tín, là vấn đề nảy sinh hếtsức nghiêm trọng

- “Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế

tài chính (giá nước) chưa phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 40/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xây dựng giá nước theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và trả nợ vốn vay” [8, tr.2] Hiện

nay giá nước sinh hoạt tại các địa phương còn nhiều bất cập, tạo ra sự thiếu hợp

lý, không công bằng giữa người dân ở các đô thị lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Thànhphố Hồ Chí Minh) và người dân ở các đô thị nhỏ kinh tế khó khăn nhưng lạithiếu nước trầm trọng Điều quan trọng nhất phải đề cập đến là: giá nước sinhhoạt ở các đô thị hiện nay không thể hiện được nguyên tắc "nước cần được xem

là hàng hoá kinh tế" Các Công ty cấp nước chưa thực sự chuyển đổi từ loại hìnhdoanh nghiệp công ích sang hoạt động kinh doanh

Theo các chuyên gia cấp nước, nếu mức bình quân của giá nước sinh hoạttrên toàn quốc hiện nay là 3.000 đ/m3 thì chi phí này mới chiếm 0,4% thu nhậpthực tế của người dân, trong khi đó tại các nước ở khu vực phát triển tỷ lệ này là3% Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

- Nhận thức của Lãnh đạo địa phương còn hạn chế, tư duy "nước trờicho", nước là dịch vụ công ích, Chính phủ phải có trách nhiệm đầu tư và cungcấp nước "miễn phí" cho dân vẫn còn tồn tại phổ biến

Trang 39

- Cơ chế, chính sách tài chính trong cấp nước đô thị vẫn còn thiếu hoànchỉnh và không đồng bộ Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là vấn đề khó khăn lớnnhất trong quá trình tính giá thành Một số doanh nghiệp còn rất lúng túng khôngbiết tính khấu hao như thế nào vì chưa có hướng dẫn cụ thể.

- Nhiều dự án vay của nước ngoài phải trả nợ theo lộ trình tăng giá nướcnhưng điều kiện trả nợ lại không khả thi và khó thực hiện

Trong qui hoạch xây dựng, ngành nước phải là người đi tắt đón đầu quihoạch nhưng trên thực tế thì gần như ngược lại, chỗ nào có hạ tầng rồi sau đónước mới “len vòi” chảy vào mà ít khi có sự phối hợp ngay từ đầu giữa cácngành để mang lại hiệu quả cao và có tính lâu dài, tránh lãng phí không cần thiết.Công ty cấp nước thì cứ đào lên rồi lấp xuống, xây mới và tu sửa Để lý giải chotình trạng trên, người ta vẫn thường viện dẫn nguyên nhân do thiếu vốn đầu tư

cơ sở hạ tầng, hệ thống trước kia đã cũ đang được cải tạo Tuy nhiên nguyênnhân sâu xa chính do quá trình quản lý và bất cập trong cơ chế, chính sách

Điều này thể hiện sự thiếu đồng bộ trong các mô hình chính sách cũngnhư quản lý Hay như kiểu làm việc khép kín hiện nay giữa các cơ quan chịutrách nhiệm cung cấp nước của các địa phương khác nhau, mỗi nơi làm theo kiểu

có lợi nhất cho riêng mình mà thiếu sự kết hợp trong qui hoạch vùng, tính cục bộcòn cao Trước đây có lần báo chí đã nêu một trường hợp khúc sông xả nước thảicông nghiệp và sinh hoạt của địa phương này chính lại là nơi nhà máy nước củađịa phương kia hút lên xử lý rồi cung cấp cho dân cư sử dụng tiếp

Hiện nay các doanh nghiệp ngành nước đang hoạt động ở lưng chừng ranhgiới giữa kinh doanh và công ích, đi theo lợi nhuận thì khó, còn hoạt động phục

vụ dân sinh thuần túy thì lỗ triền miên Chính sự không dứt khoát trong xác địnhloại hình kinh doanh sẽ dẫn đến sự bất cập trong chính sách đầu tư phát triển

Để sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước cũng như hướng tới mục tiêutoàn dân được dùng nước sạch, sự thay đổi đầu tiên phải từ cơ chế chính sách

Mô hình tổ chức, quản lý vận hành, đào tạo, nâng cao năng lực ngành nước cũng

Trang 40

còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3

và Quyết định số 58/2002 ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ các Công tycấp nước sẽ chuyển sang hoạt động kinh doanh Nhưng nước sạch là sản phẩmtiêu dùng phục vụ sản xuất và dân sinh, vì vậy đòi hỏi khách quan về cơ chế,chính sách đối với kinh doanh nước sạch cũng cần có những thay đổi phù hợp,nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định và phát triển lâu dài

1.2.4 Xây dựng giá bán nước sạch

* Xây dựng giá bán nước sạch phải tuân thủ các nguyên tắc:

- “Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ (bao gồm

cả chi phí duy trì đấu nối) để các đơn vị cấp nước duy trì và phát triển trên cơ

sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công bố và lợi nhuận định mức hợp lý của khối lượng nước thương phẩm do các tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc thực hiện tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn và bán

lẻ nước sạch (gọi tắt là đơn vị cấp nước) theo quy định của Quy chế tính giá do Nhà nước ban hành” [9, tr.2] và hướng dẫn tại Thông tư số 75/2012/TTLT-

BTC-BXD-BNN ngày 15/05/2012 của Liên Bộ: Tài chính – Xây dựng – Nôngnghiệp & Phát triển Nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định vàthẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp vàkhu vực nông thôn

- Giá được xác định theo khối lượng tiêu thụ và mục đích sử dụng củatừng nhóm đối tượng, không phân biệt đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhântrong nước hay nước ngoài, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng nước, nguồn nước,điều kiện sản xuất thực tế và khả năng chi trả của khách hàng;

- Giá được quy định thống nhất về nguyên tắc, phương pháp xác định giá;được xem xét điều chỉnh giá khi có biến động về chi phí sản xuất, sự thay đổichế độ chính sách của nhà nước, giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt do Nhà nướcchỉ đạo theo khung giá;

Ngày đăng: 13/11/2014, 11:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012, về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: vềviệc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2012
2. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/1/2008, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2008
3. Bộ Y Tế (2005), Quyết Định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005, ban hành về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: banhành về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2005
4. Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước TT. Huế (2009), Quyết định số 45/2009/QĐ-XD-CN ngày 07/02/2009, về việc quy định giá bán nước sạch cho các đối tượng Hành chính - Sự nghiệp, Sản xuất vật chất, Kinh doanh dịch vụ, TT. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc quy định giá bánnước sạch cho các đối tượng Hành chính - Sự nghiệp, Sản xuất vật chất,Kinh doanh dịch vụ
Tác giả: Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước TT. Huế
Năm: 2009
5. Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước TT. Huế (2011), Quyết định số 374/2011/QĐ/XD-CN ngày 25/05/2011, về việc việc quy định giá bán nước sạch cho các đối tượng Hành chính - Sự nghiệp, Sản xuất vật chất, Kinh doanh dịch vụ, TT. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc việc quy định giábán nước sạch cho các đối tượng Hành chính - Sự nghiệp, Sản xuất vậtchất, Kinh doanh dịch vụ
Tác giả: Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước TT. Huế
Năm: 2011
6. Cục Hạ Tầng Kỹ Thuật – Bộ Xây Dựng (2013), Báo cáo Nâng cao năng lực chia sẻ kinh nghiệm chống thất thoát thất thu nước sạch khu vực phía Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Nâng cao nănglực chia sẻ kinh nghiệm chống thất thoát thất thu nước sạch khu vực phíaNam
Tác giả: Cục Hạ Tầng Kỹ Thuật – Bộ Xây Dựng
Năm: 2013
8. KS. Bùi Đình Khoa - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (2008), Thực trạng cấp nước đô thị Việt Nam, Chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng cấp nước đô thị Việt Nam, Chương trình,kế hoạch xây dựng và phát triển
Tác giả: KS. Bùi Đình Khoa - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng
Năm: 2008
9. Liên Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Thông tư số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012, hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyềnquyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khuvực nông thôn
Tác giả: Liên Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2012
12. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, về việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 2007
13. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính Phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CPngày 11/7/2007 của Chính Phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nướcsạch
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 2011
14. Thủ tướng Chính Phủ (1998), Quyết định số 63/1998/QĐ ngày 18/03/1998, về việc phê duyệt định hướng phát triển quy hoạch cấp nước quốc gia đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc phê duyệt định hướng phát triển quy hoạch cấp nướcquốc gia đến năm 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 1998
15. Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Định hướng đổi mới giá tiêu thụ nước sạch để thực sự chuyển các công ty nước sang kinh doanh, Tham luận hội thảo quốc tế về cấp nước và vệ sinh đô thị, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng đổi mới giá tiêu thụ nước sạchđể thực sự chuyển các công ty nước sang kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tuấn
Năm: 2003
16. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 06 tháng 2 năm 2009, về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch năm 2009, TT. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạchnăm 2009
Tác giả: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2009
17. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 06/02/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc Quy định giá bán nước sạch sinh hoạt, TT. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc Quy định giá bánnước sạch sinh hoạt
Tác giả: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2009
18. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 24/05/2011, về việc quy định giá bán nước sạch sinh hoạt, TT. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc quy định giá bán nước sạch sinh hoạt
Tác giả: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2011
19. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 24/05/2011, về việc Phương án giá bán nước sạch năm 2011 và lộ trình tăng giá bán nước sạch giai đoạn 2011-2017, TT. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc Phương án giá bán nước sạch năm 2011 và lộtrình tăng giá bán nước sạch giai đoạn 2011-2017
Tác giả: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2011
10. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1998), Luật Tài Nguyên Nước số 08/1998/QH10 ngày 20/05/1998, Hà Nội Khác
11. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012), Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty giai đoạn 2009-2013 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty giai đoạn 2009-2013 (Trang 45)
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty 6 tháng đầu năm 2014 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 48)
Bảng 2.3: Sản lượng nước tiêu thụ theo từng đối tượng 6 tháng đầu năm 2014 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.3 Sản lượng nước tiêu thụ theo từng đối tượng 6 tháng đầu năm 2014 (Trang 50)
Bảng 2.6: Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.6 Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch (Trang 59)
Bảng 2.7: Bảng tính giá thành 1m 3  nước sạch năm 2013 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.7 Bảng tính giá thành 1m 3 nước sạch năm 2013 (Trang 76)
Bảng 2.8: Bảng giá tiêu thụ 1m 3  nước sạch bình quân năm 2013 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.8 Bảng giá tiêu thụ 1m 3 nước sạch bình quân năm 2013 (Trang 78)
Bảng sau: - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng sau (Trang 80)
Bảng 2.10: Giá bán 1m 3  nước sạch cho từng đối tượng sử dụng năm 2013 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.10 Giá bán 1m 3 nước sạch cho từng đối tượng sử dụng năm 2013 (Trang 82)
Bảng 2.11: Đánh giá tác động mức điều chỉnh giá nước năm 2013 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 2.11 Đánh giá tác động mức điều chỉnh giá nước năm 2013 (Trang 83)
Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 3.1 Tổng hợp nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp (Trang 92)
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2014 – 2020 - hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 95)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w