Việc xác định thành phần hóa họccủa các cây này từ tinh dầu của chúng có ý nghĩa rất to lớn, góp phần cungcấp những hợp chất có giá trị cho công nghiệp hoá dược, công nghiệp thựcphẩm, hư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ SƯƠNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH HỌC: HĨA HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ThS ĐẶNG THỊ THANH NHÀN
Trang 3Lời Cảm Ơn
Bài khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của ThS Đặng Thị Thanh Nhàn Tôi xin phép được gửi đến Cô lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Hóa, trường ĐHSP Huế, NGƯT Đỗ Xuân Cẩm - nguyên GV trường
ĐH Nông lâm Huế đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công việc học tập, nghiên cứu của mình Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Vì điều kiện khách quan, chủ quan với những khó khăn nhất định, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và những người quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Lê Thị Sương
Trang 4MỤC LỤC
M Đ U Ở ĐẦU ẦU 1
I Đ t v n đặt vấn đề ấn đề ề 1
II Đ i tối tượng và mục đích nghiên cứu ượng và mục đích nghiên cứung và m c đích nghiên c uục đích nghiên cứu ứu 2
III N i dung nghiên c uội dung nghiên cứu ứu 2
IV Phươngng pháp nghiên c uứu 3
V B c c khóa lu nối tượng và mục đích nghiên cứu ục đích nghiên cứu ận 3
Ch ương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ng 1 T NG QUAN TÀI LI U ỔNG QUAN TÀI LIỆU ỆU 4
1.1 Khái quát v tinh d uề ầu 4
1.1.1 Khái ni mệm 4
1.1.2 Tính ch t c a tinh d uấn đề ủa tinh dầu ầu 4
1.1.3 B o qu n tinh d uảo quản tinh dầu ảo quản tinh dầu ầu 5
1.1.4 Vai trò c a tinh d u ủa tinh dầu ầu 5
1.1.4.1 Đ i v i th c v tối tượng và mục đích nghiên cứu ới thực vật ực vật ận 5
1.1.4.2 Đ i v i con ngối tượng và mục đích nghiên cứu ới thực vật ười 6i 1.2 Phươngng pháp ch ng c t lôi cu n h i nư ấn đề ối tượng và mục đích nghiên cứu ơng ưới thực vật .7c 1.2.1 Nguyên t c ắc 7
1.2.2 Yêu c u ầu 7
1.2.3 Các y u t nh hếu tố ảnh hưởng ối tượng và mục đích nghiên cứu ảo quản tinh dầu ưởng ng 8
1.2.4 u đi m và nhƯu điểm và nhược điểm ểm và nhược điểm ượng và mục đích nghiên cứuc đi m ểm và nhược điểm .9
1.3 Khái quát v h Hoa môiề ọ Hoa môi 9
1.3.1 S lơng ượng và mục đích nghiên cứuc v h Hoa môiề ọ Hoa môi 9
1.3.2 Đ c đi m th c v t h Hoa môiặt vấn đề ểm và nhược điểm ực vật ận ọ Hoa môi 10
1.4 Khái quát v chi ề Ocimum 10
1.4.1 S lơng ượng và mục đích nghiên cứuc v chi ề Ocimum 10
1.4.2 M t s loài thu c chi ội dung nghiên cứu ối tượng và mục đích nghiên cứu ội dung nghiên cứu Ocimum 11
1.4.2.1 Cây é Châu Mỹ 11
1.4.2.2 Cây húng quếu tố ảnh hưởng 13
Trang 51.4.2.3 Cây hươngng nhu tr ngắc .15
1.4.2.4 Cây hươngng nhu tía 16
Ch ương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ng 2 TH C NGHI M ỰC NGHIỆM ỆU 20
2.1 Xác đ nh tên khoa h c cây đang nghiên c uị Sương ọ Hoa môi ứu 20
2.2 Thu th p và x lí m u th c v tận ử lí mẫu thực vật ẫu thực vật ực vật ận 21
2.3 Tách và đ nh lị Sương ượng và mục đích nghiên cứung tinh d uầu 21
2.3.1 Tách tinh d uầu 21
2.3.2 Đ nh lị Sương ượng và mục đích nghiên cứung tinh d u ầu 22
2.3.3 Xác đ nh các ch s hóa h c ị Sương ỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu ọ Hoa môi 23
2.3.3.1 Xác đ nh ch s axitị Sương ỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu 23
2.3.3.2 Xác đ nh ch s xà phòngị Sương ỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu 24
2.3.3.3 Xác đ nh ch s esteị Sương ỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu 25
2.3.4 Xác đ nh các h ng s v t líị Sương ằng số vật lí ối tượng và mục đích nghiên cứu ận 25
2.3.4.1 Xác đ nh t tr ngị Sương ỉ số hóa học ọ Hoa môi 25
2.3.4.2 Xác đ nh ch s khúc xị Sương ỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu ạ 26
2.4 Xác đ nh thành ph n hóa h c c a tinh d u hị Sương ầu ọ Hoa môi ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 27
Ch ương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ng 3 K T QU VÀ TH O LU N ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ả VÀ THẢO LUẬN Ả VÀ THẢO LUẬN ẬN 30
3.1 K t qu xác đ nh tên khoa h c c a cây đang nghiên c uếu tố ảnh hưởng ảo quản tinh dầu ị Sương ọ Hoa môi ủa tinh dầu ứu 30
3.2 Các tính ch t c a tinh d u cây hấn đề ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía nh n bi t b ng c mận ếu tố ảnh hưởng ằng số vật lí ảo quản tinh dầu quan 30
3.3 Hàm lượng và mục đích nghiên cứung tinh d u trong cây hầu ươngng nhu tía 31
3.4 Các h ng s v t lí c a tinh d u lá hằng số vật lí ối tượng và mục đích nghiên cứu ận ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 31
3.5 Các ch s hóa h c c a tinh d u lá hỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu ọ Hoa môi ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 32
3.5.1 Ch s axit c a tinh d u lá hỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 32
3.5.2 Ch s xà phòng hóa c a tinh d u lá hỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 33
3.5.3 Ch s este c a tinh d u lá hỉ số hóa học ối tượng và mục đích nghiên cứu ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 33
3.6 Thành ph n hóa h c c a tinh d u cây hầu ọ Hoa môi ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 33
3.6.1 Đ i v i tinh d u lá hối tượng và mục đích nghiên cứu ới thực vật ầu ươngng nhu tía 33
3.6.2 Đ i v i tinh d u thân hối tượng và mục đích nghiên cứu ới thực vật ầu ươngng nhu tía 37
Trang 6K T LU N VÀ KI N NGH ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ẬN ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ị 44
TÀI LI U THAM KH O ỆU Ả VÀ THẢO LUẬN 46
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng biểu Bảng 2.1 Chương trình hoạt động của máy GC/MS-QP2010 đo tinh dầu hương nhu tía 29
Bảng 3.1 Các tính chất của tinh dầu lá và thân hương nhu tía nhận biết bằng cảm quan 30
Bảng 3.2 Thể tích tinh dầu thu được từ lá cây hương nhu tía 31
Bảng 3.3 Thể tích tinh dầu thu được từ thân cây hương nhu tía 31
Bảng 3.4 Chỉ số axit của tinh dầu lá hương nhu tía 32
Bảng 3.5 Chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu lá hương nhu tía 33
Bảng 3.6 Thành phần hóa học của tinh dầu lá hương nhu tía Ocimum tenuiflorum L ở Thừa Thiên Huế 34
Bảng 3.7 Thành phần hóa học của tinh dầu thân hương nhu tía Ocimum tenuiflorum L ở tỉnh Thừa Thiên Huế 38
Bảng 3.8 So sánh thành phần hóa học giữa tinh dầu lá và thân cây hương nhu tía ở tỉnh Thừa Thiên Huế 40
Bảng 3.9 So sánh thành phần hóa học của tinh dầu lá hương nhu tía ở Thừa Thiên Huế và ở Thái Lan 42
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình
Hình 1.1 Cây é Châu Mỹ 11
Hình 1.2 Cây húng quếu tố ảnh hưởng 13
Hình 1.3 Cây hươngng nhu tr ngắc .15
Hình 1.4 Cây hươngng nhu tía 16
Hình 2.1 Toàn cây hươngng nhu tía 20
Hình 2.2 Lá hươngng nhu tía 20
Hình 2.3 Hoa hươngng nhu tía 20
Hình 2.4 Thi t b ch ng c t tinh d uếu tố ảnh hưởng ị Sương ư ấn đề ầu 21
Hình 2.5 S đ quy trình kĩ thu t ch ng c t tinh d u hơng ồ quy trình kĩ thuật chưng cất tinh dầu hương nhu tía bằng ận ư ấn đề ầu ươngng nhu tía b ngằng số vật lí phươngng pháp ch ng c t lôi cu n h i nư ấn đề ối tượng và mục đích nghiên cứu ơng ưới thực vật 22c Hình 3.1 S c kí đ GC c a tinh d u lá hắc ồ quy trình kĩ thuật chưng cất tinh dầu hương nhu tía bằng ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 33
Hình 3.2 S c kí đ GC c a tinh d u thân hắc ồ quy trình kĩ thuật chưng cất tinh dầu hương nhu tía bằng ủa tinh dầu ầu ươngng nhu tía 37
Trang 8MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thực vật phục vụ cho cuộc sống chính là nội dung quan trọngbậc nhất trong văn hóa ứng xử của người dân Việt Nam đối với môi trường tựnhiên [19] Từ thời xa xưa, thực vật cung cấp thức ăn, chất đốt và dược liệu.Đến nay, chúng tiếp tục là nguồn dược liệu phong phú, cung cấp nhiều thảodược chữa bệnh cho con người Ở Việt Nam đã phát hiện được 1863 loài thảodược của 238 họ thực vật [15], đó chính là một nguồn tài nguyên to lớn và cógiá trị thực tiễn cao
Các phương thuốc từ thảo dược là cách điều trị chính trong y học cổ truyền,chúng được sử dụng hàng nghìn năm nay và có nhiều đóng góp to lớn trong việcbảo vệ sức khỏe con người [40] Khoảng 80% dân số thế giới, phần lớn ở cácnước đang phát triển vẫn dựa vào các loại phương thuốc này để đáp ứng nhu cầuchăm sóc sức khỏe của họ [33] Theo một cuộc điều tra của tổ chức Y tế thế giới(WHO), các bác sĩ y học cổ truyền đã điều trị khoảng 80% bệnh nhân ở Ấn Độ,85% ở Miến Điện và 90% ở Băng-la-đét [46]
Với những lợi ích như vậy, ngay từ thế kỉ XVI, con người đã tiến hànhviệc chưng cất tinh dầu, một hỗn hợp các chất có giá trị ứng dụng rất cao, từcác loại cây và thảo dược thiên nhiên [5] Việc xác định thành phần hóa họccủa các cây này từ tinh dầu của chúng có ý nghĩa rất to lớn, góp phần cungcấp những hợp chất có giá trị cho công nghiệp hoá dược, công nghiệp thựcphẩm, hương liệu, mỹ phẩm…[42]
Hương nhu tía (hay còn gọi là é tía) là loại thảo mộc phổ biến được dùngtrong chữa bệnh và nghiên cứu [48] Theo kinh nghiệm dân gian, cây có vịcay, ấm được dùng để trị hôi miệng, hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, nhứcđầu, đau bụng, nôn mửa, phù thũng…[53] Ngoài ra, nó còn là gia vị không
Trang 9thể thiếu trong các món ăn.
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về loài hương nhu tía
(Ocimum tenuiflorum L.) [23], [24], [29], [34], [38], [41], [45], [47] nhưng ở
Việt Nam và đặc biệt ở tỉnh Thừa Thiên Huế, việc nghiên cứu này chưa đượcphổ biến và có hệ thống
Từ những thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần
hóa học tinh dầu cây hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) ở tỉnh Thừa
Thiên Huế” với mục tiêu xác định thành phần hóa học, các chỉ số hóa học và
chỉ số vật lí tinh dầu cây hương nhu tía Những kết quả thu được của đề tài sẽgóp phần làm cơ sở khoa học cho việc gây trồng, khai thác và sử dụng có hiệuquả cây hương nhu tía ở tỉnh Thừa Thiên Huế
II ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Tinh dầu lá và thân cây hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) ở tỉnh
Thừa Thiên Huế
2 Mục đích nghiên cứu
- Xác định thành phần hóa học, các chỉ số vật lý và chỉ số hóa học của
tinh dầu lá hương nhu tía ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định thành phần hóa học của tinh dầu thân hương nhu tía ở tỉnh
Thừa Thiên Huế
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học và ứng dụng
của họ Hoa môi (Lamiaceae), một số loài thuộc chi Húng (Ocimum).
- Tìm hiểu về tinh dầu, tính chất, phương pháp tách chiết và ứng dụng,bảo quản tinh dầu
- Xác định tên khoa học loài hương nhu tía đang nghiên cứu ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
Trang 10- Tách và xác định hàm lượng tinh dầu của lá và thân cây hương nhu tía
ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xác định thành phần hóa học, các chỉ số vật lý, chỉ số hóa học của tinh
dầu lá hương nhu tía
- Xác định thành phần hóa học của thân cây hương nhu tía ở tỉnh ThừaThiên Huế
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên
- Tổng quan tài liệu về đặc điểm thực vật, phân bố, ứng dụng của họ Hoa
môi (Lamiaceae), chi Húng (Ocimum), một số loài trong chi Ocimum.
- Tổng quan tài liệu thành phần hóa học, ứng dụng của một số nghiên cứu đã
có về cây hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.) ở trong nước và trên thế giới.
2 Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp tách tinh dầu: Chưng cất lôi cuốn hơi nước
- Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu: Phương pháp
sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS).
- Phương pháp xác định các hằng số vật lý: Xác định chỉ số khúc xạ, tỉ
trọng của tinh dầu
- Phương pháp xác định các chỉ số hóa học: Xác định chỉ số axit, chỉ sốeste, chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu
V BỐ CỤC KHÓA LUẬN
Khóa luận gồm 50 trang, trong đó có 11 hình và 10 bảng biểu
Phần mở đầu: 3 trang
Phần nội dung: 40 trang, chia làm 3 chương
Chương 1 Tổng quan tài liệu, 16 trang
Chương 2 Thực nghiệm, 10 trang
Trang 11Chương 3 Kết quả và thảo luận, 14 trang.
Kết luận và kiến nghị: 2 trang
Tài liệu tham khảo: 5 trang
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về tinh dầu
Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây như lá (bạc hà, tràm, bạchđàn,…); hoa (hoa hồng, nhài, bưởi,…); nụ hoa (đinh hương,…); quả (sa nhân,thảo quả, hồi,…); vỏ quả (cam, chanh,…); vỏ thân (quế,…); gỗ (long não, vùhương,…); rễ (thiên niên kiện, thạch xương bồ,…); thân rễ (gừng, nghệ,…) [14]
Các loại cây có tinh dầu được phân bố rộng trong thiên nhiên Hàmlượng tinh dầu cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: khí hậu, thổ nhưỡng…Cây mọc ở vùng nhiệt đới thường có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn ở vùng ônđới Ngay trong một cây, thành phần và lượng tinh dầu các bộ phận khác nhaucũng khác nhau Ngoài ra lượng tinh dầu còn phụ thuộc vào các điều kiệnnhư: phương pháp bảo quản, chăm sóc, thu hoạch, cách tách chiết…[21]
1.1.2 Tính chất của tinh dầu [14], [16]
- Hàm lượng: Hàm lượng tinh dầu thường dao động từ 0,1-2% Ngoài ramột số cây có hàm lượng tinh dầu lớn hơn như quả hồi (5-15%) và đinhhương (15-25%),…
- Về trạng thái: Ở điều kiện thường đa số tinh dầu tồn tại ở dạng lỏng,một số thành phần trong tinh dầu ở thể rắn như: menthol, borneol, camphor,
Trang 13vanillin, heliotrophin,…
- Về màu sắc: Tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt Dohiện tượng oxi hóa, tinh dầu có thể chuyển sang màu sẫm hơn Một số hợpchất trong tinh dầu có màu đặc trưng như azulen có màu xanh mực
- Về mùi vị: Đa số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc khóchịu (tinh dầu giun, tinh dầu hẹ…) Tinh dầu có vị cay, một số có vị ngọt (tinhdầu quế, hồi)
- Về khả năng bay hơi: Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt độ thường
- Về tỉ trọng: Tinh dầu thường có tỉ trọng nhỏ hơn 1, một số lớn hơn 1như tinh dầu quế, đinh hương, hương nhu
- Về tính tan trong nước: Tinh dầu tan rất ít trong nước, tan nhiều trongancol và các dung môi hữu cơ khác
- Về chỉ số khúc xạ: Chỉ số khúc xạ của tinh dầu thường khoảng từ1,45-1,56
1.1.3 Bảo quản tinh dầu [3], [8], [9]
Tinh dầu dễ bị oxi hóa hoặc các este có trong tinh dầu dễ bị hơi nướcthủy phân hoặc các gốc trong tinh dầu sẽ kết hợp với nhau làm giảm chấtlượng tinh dầu Những hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ cao, có nhiềukhông khí, hơi nước, ánh sáng Do đó, để bảo quản tinh dầu người ta thường:
- Loại hết nước có trong tinh dầu
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng; đựng trongcác chai lọ, bình có thể tích vừa phải, miệng nhỏ, thủy tinh màu vàng
- Vì tinh dầu có thể hòa tan cao su nên tuyệt đối không dùng nút cao su
để đậy lọ tinh dầu
1.1.4 Vai trò của tinh dầu [49], [52], [53]
1.1.4.1 Đối với thực vật
Vấn đề vai trò của tinh dầu trong đời sống của thực vật đã được đề cậpnhiều trong các công trình nghiên cứu Vai trò đó chủ yếu được qui tụ trongcác nội dung sau đây:
Trang 14- Bảo vệ cây khỏi các tác động của sâu bệnh
- Che phủ các vết thương ở cây gỗ
- Ngăn chặn các bệnh do nấm
- Biến đổi sức căng bề mặt của nước trong cây, thúc đẩy sự vận chuyểnnước, tăng hiệu quả của các phản ứng enzym
Charabot cho rằng, tinh dầu đóng vai trò như các chất dự trữ trong cây,
nó có khả năng vận chuyển đến các phần khác nhau của cây, tại đây tinh dầuđược sử dụng như một nguồn năng lượng hay tạo thành các sản phẩm mới cócấu trúc gần với nó
Còn theo Coxtrisep (1937), tinh dầu có thể được xếp vào 2 nhómchức năng:
- Nhóm các tinh dầu có chức năng sinh lý được cây sử dụng trong quátrình sinh trưởng
- Nhóm các tinh dầu không có chức năng sinh lý, không được cây sửdụng, chúng đơn thuần chỉ là các chất tiết của cơ thể thực vật và được tích lũytrong các bể chứa tinh dầu
Như vậy, các thành phần của tinh dầu được tích lũy trong tuyến tiếtkhông có vai trò sinh lý trong hoạt động sống của cây Trong khi đó, tinh dầuthực vật chính là sản phẩm của quá trình tổng hợp và tích lũy do các cơ quantiết đảm nhiệm, cụ thể:
- Tinh dầu tham gia vào các quá trình sinh lý hóa bên trong tế bào
- Tinh dầu thường là một hỗn hợp có thành phần cấu tạo phức tạp,chúng thường gồm rất nhiều hợp chất ở dạng tự do hoặc liên kết
- Các thành phần tinh dầu được tích lũy trong tuyến tiết không phải là cácchất tiết cố định mà còn tham gia tích cực vào quá trình trao đổi chất của cây, dovậy thành phần hóa học của tinh dầu ở trong cây luôn luôn được đổi mới
1.1.4.2 Đối với con người
Tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp
Trang 15khác nhau.
Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong thực phẩm: gia vị làm sẵn,thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ hộp, kem lạnh, đồ ngọt tráng miệng, bánh kẹo,rượu mùi, nước sốt, nước chấm, ; trong mỹ phẩm như trong dầu thơm, kemdưỡng da, bình xịt khử mùi, kem đánh răng, dầu gội đầu, keo xịt tóc, son,phấn,…; tạo mùi dễ chịu cho nước lau sàn nhà, bột giặt, xà phòng, nước rửachén, nước xả quần áo,…
Trong y học, tinh dầu dùng để át mùi thuốc, sát trùng, chất dẫn dụ đặttrong các bẫy, bình xịt xua đuổi côn trùng,…
Ngoài ra tinh dầu còn là nguyên liệu để tách, chuyển hóa hoặc tổng hợpnhiều chất thơm quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp
1.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước [3], [9]
1.2.1 Nguyên tắc [3], [9]
Dựa trên nguyên tắc một hỗn hợp hai chất lỏng bay hơi được khôngtrộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu) Khi áp suất hơi bão hòa bằng áp suất khíquyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo tinh dầu
Áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp chất lỏng tan vào nhau được xác địnhbằng tổng áp suất hơi của các cấu tử riêng theo định luật Rault: P = PA + PB
nên áp suất hơi của hỗn hợp lớn hơn áp suất hơi từng cấu tử, còn nhiệt độ sôilại nhỏ hơn nhiệt độ sôi của từng cấu tử
Chưng cất lôi cuốn hơi nước là phương pháp dùng để tách biệt hỗn hợpchất, trong đó có một chất dễ bay hơi với nước, có thể chưng cất dưới áp suấtthường hay trong chân không
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước được ứng dụng nhiều trongviệc tách chiết tinh dầu Nguyên liệu được cho vào bình cầu cùng với nước,sau đó lắp ống nhánh, ống sinh hàn hồi lưu nước và đun trên bếp điện, khi hỗnhợp sôi thì hơi nước bay lên sẽ cuốn theo tinh dầu ngưng tụ ở nhánh hứng
Trang 16Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợpchưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bịkhô Nhưng nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất làtrong trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước
Ngoài ra, cần làm cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơinước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng
Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyêntắc nói trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước
sẽ được lôi cuốn dễ dàng hơn
* Sự thủy giải
Những cấu phần este trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho ra axit
và ancol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước Do đó, để hạn chếhiện tượng này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời
Trang 17gian càng ngắn càng tốt
* Nhiệt độ
Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu Do đó, khi cần thiết phải dùng hơinước quá nhiệt (trên 100oC) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùngcủa sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết Thực ra,hầu hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làmsao cho thời gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt
Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thìchúng có liên quan với nhau Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch tán thẩm thấu sẽtăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng tăng theo
1.2.4 Ưu điểm và nhược điểm [3], [9]
* Ưu điểm
- Đơn giản, tiết kiệm, có thể áp dụng được trong công nghiệp
- Có khả năng tách tinh dầu tốt
- Có thể tách các cấu tử trong tinh dầu thành từng phần riêng biệt tinhkhiết hơn dựa vào tính chất bay hơi của chúng
- Thiết bị gọn nhẹ, thời gian tương đối nhanh, không đòi hỏi vật liệuphụ như phương pháp tẩm trích, hấp phụ
- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ hỗn hợp hơi
1.3 Khái quát về họ Hoa môi
1.3.1 Sơ lược về họ Hoa môi
Họ Hoa môi, tên khoa học là Lamiaceae hay Labiatae, còn được gọi
Trang 18bằng nhiều tên khác nhau như họ Húng, họ Bạc hà… Đây là họ lớn nhất thuộc
bộ Hoa môi (Lamiales) với khoảng 200 chi, gần 3500 loài, phân bố rộng khắpcác vùng trên trái đất, nhưng phổ biến nhất là ở vùng Địa Trung Hải và Trung
Á [41] Ở Việt Nam, theo Hoàng Thị Sản [18], họ Hoa môi gồm 40 chi và 145loài, theo Trần Đình Lý [13] thì có khoảng 40 chi và 150 loài, còn theo VũXuân Phương [17] thì Việt nam hiện có 143 loài và 40 chi
1.3.2 Đặc điểm thực vật họ Hoa môi
Tên gọi nguyên gốc của họ Hoa môi là Labiatae, do hoa của chúngthông thường có các cánh hoa hợp thành môi trên và môi dưới Nhưng hiệnnay, người ta hay dùng chúng dưới tên gọi là Lamiaceae Hoa môi là một họthực vật có hoa; hầu hết là cây thân cỏ, có khi cây nửa bụi, cây bụi hoặc cây
gỗ, hiếm gặp hơn là các dạng dây leo [4]
Thân cây thường 4 cạnh; lá mọc đối hay mọc vòng, đơn; không có lákèm; hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên, ở nách hay mọc vòng; đài tồn tại gồm
5 lá đài hợp nhiều kiểu khác nhau, thường tạo thành 2 môi hay ít khi 1 môi;nhị trên ống tràng, 4 hay 2; bao phấn 1-2 ô; các ô thường choãi ra, nẻ dọc, bầuthượng gồm 2 lá noãn có thùy sâu, vòi (đính gốc) mọc lên từ gốc trong củacác thùy; núm nhụy phần nhiều chẻ đôi; noãn 4 trong mỗi bầu, mọc đứng; quảgồm 4 hạch con giống như quả bế, rời hay dính thành đôi; hạt có 1 phôithường thẳng, không có nội nhũ, hay nội nhũ rất ít [4]
Các loài thực vật trong họ Hoa môi nói chung có hương thơm trong mọi
bộ phận của cây Đây là một trong những họ có tầm quan trọng lớn, nhiều loàicho các loại tinh dầu khác nhau, hạt của một vài loài chứa dầu béo rất quý.Một số loài được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực như húng quế, bạc hà, hươngthảo, xô thơm, hương nhu tía, tía tô, hương nhu,…[51]
1.4 Khái quát về chi Ocimum
1.4.1 Sơ lược về chi Ocimum [1]
Những cây trong chi này thường là cây cỏ hay cây bụi nhỏ, sống hàng
Trang 19năm hay sống nhiều năm Thân thường vuông, nhẵn hay có lông Lá mọc đối,mép nguyên hay xẻ răng cưa, có lông hay nhẵn, thường có các điểm tuyếntròn trên phiến Cụm hoa dạng chùy hay hình tháp, gồm các sim bó tạo thànhcác vòng giả, mỗi vòng thường có 6 hoa Lá bắc tồn tại hay sớm rụng Đàihình chuông, thường có lông và điểm tuyến ở phía ngoài, 2 môi: môi trên mộtthùy lớn ít nhiều men xuống ống; môi dưới 4 thùy, với 2 thùy bên nhọn ngắn,
2 thùy dưới nhọn, dài Tràng có ống thò khỏi đài, nhẵn hay có lông, 2 môi:môi trên 4 thùy ngắn; môi dưới một thùy dài và lớn hơn môi trên, hơi cong vàlõm hình thuyền Nhị 4, hướng xuống môi dưới; chỉ nhị ít nhiều thò khỏi ốngtràng; bao phấn hình trứng hay hình thận, 1 mô Bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ 2 thùy
ở đỉnh Đĩa mật có thùy trước lớn Quả hình trứng hay gần hình cầu, nhẵn,nằm trong đài đồng trưởng
Chi Ocimum có khoảng 150 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Mỹ Ở Việt Nam có 4 loài: cây é Châu Mỹ (Ocimum
americanum L.), cây húng quế (Ocimum basilicum L.), cây hương nhu tía
(Ocimum tenuiflorum L.), cây hương nhu trắng (Ocimum grasstinum L.).
1.4.2 Một số loài thuộc chi Ocimum
Trang 20Hình 1.1 Cây é Châu Mỹ
Cây thảo đứng, cao 20-60cm Lá mọc đối, phiến hình trứng, ngọn giáo,dài 1-1,7cm; rộng 0,5-1cm, đầu nhọn, gốc tù hay hình nêm, máp xẻ răng cưa,nông hay lượn sóng; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ rải rác và có điểm
tuyến, gân bên 4-5 đôi, cuống lá dài 8-15mm, có lông
Cụm hoa dạng chùm ở ngọn, dài 8-20cm, gồm nhiều vòng, mỗi vòng 6hoa Hoa nhỏ, có cuống ngắn, đài hình chuông, có 10 gân, 2 môi; môi trên 1 thùylớn, môi dưới 4 thùy, tràng màu trắng, ống tràng có lông ở phía ngoài, 2 môi,môi trên 4 thùy, môi dưới thuôn hơi lõm hình thuyền; nhị 4, thò khỏi ống tràng.Gốc của đôi nhị trên có u lồi, bầu nhẵn, vòi xẻ đôi Quả hình trứng màu đen
Cây ưa sáng và ẩm thích hợp với đất phù sa Ra hoa tháng 6-8
Năm 2004, E Shadia và các cộng sự tiến hành xác định thành phần hóa
học của tinh dầu cây é Châu Mỹ (Ocimum americanum L var pilosum
(Willd) A J Paston) ở Ai Cập [44] Bằng kỹ thuật phân tích hiện đại sắc ký
Trang 21khí lỏng GLC, thu được thành phần chính trong tinh dầu là eugenol (28,46%),metyl chavicol (17,34%), tecpineol (15%) Ngoài ra còn có các thành phầnkhác như các secquitecpen (farnensen chiếm 9,2%; β-bisabolen chiếm 4,5%),các monotecpen như limonen chiếm 7,53%…
Cũng trong đề tài trên, người ta tiến hành thu hái ở hai thời điểm vàotháng 7 và tháng 10 Mỗi thời điểm, người ta thu hái hai lần để so sánh hàmlượng và sản lượng tinh dầu thu được Kết quả cho thấy, các thông số tăngtrưởng của lần thu hái đầu tiên cao hơn so với lần thứ hai trong cả hai thờiđiểm Hàm lượng tinh dầu dao động từ 0,175% đến 0,253% trong khi sảnlượng tinh dầu nằm trong khoảng từ 27,8 đến 41,69 lit/fed Tổng sản lượngcủa tinh dầu trong tháng 7 và tháng 10 tương ứng đạt 60 và 76 lit/fed
Năm 2006, J C Matasyol và các cộng sự tiến hành phân tích tinh dầu
lá é Châu Mỹ ở Tây Kenya bằng phương pháp GC/MS [37] Kết quả nhậnthấy có 36 cấu tử được định danh chiếm 88,51% thành phần hóa học của tinhdầu Thành phần chính là tecpinen-4-ol (43,21%), tiếp đến là 1,8-cineol(16,13%) và α-tecpineol (4,01%) Trong đó, có 18 cấu tử là các dẫn xuất chứaoxi của monotecpen chiếm đến 71,24%, còn các dẫn xuất không chứa oxikhác chỉ chiếm 5,76%
Công dụng [1]
Cây cho tinh dầu và lá được dùng để trị các bệnh ngoài da
1.4.2.2 Cây húng quế
Giới thiệu [1], [51]
Tên khoa học: Ocimum basilicum L
Tên khác: Húng quế, húng giỗi, húng chó, é quế
Đặc điểm thực vật [1]
Trang 22Hình 1.2 Cây húng quế
Cây thảo mọc đứng, thân phân nhánh ngay từ gốc, thành từng cụm, cao20-60cm Lá mọc đối, phiến lá hình trứng nhọn hay thuôn, dài 2-5cm, rộng 1-2,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép nguyên hay lượn sóng, cả hai mặt đềunhẵn; gân bên 4-5 đôi; cuống lá dài 1-2cm
Cụm hoa dạng chùm đơn ở ngọn, dài 15-20cm, gồm những vòng 5-6hoa, cách xa nhau Lá bắc rụng sớm Hoa có cuống ngắn, đài hình chuông, dài4-5mm chia 2 môi: môi trên 1 thùy lớn, môi dưới 4 thùy không bằng nhau,tràng màu trắng hay hồng, có ống dài 6-7mm, phiến chia 2 môi: môi trên 4thùy, môi dưới 1 thùy; nhị 4, hơi thò ra ngoài, gốc của đôi nhị trên có u lồi;bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ đôi Quả hình trứng, màu đan nhánh Cây ưa sáng và
Thành phần hóa học
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về húng quế Năm 1989, Akgu´lvà cáccộng sự nghiên cứu xác định thành phần hóa học chính trong cây húng quế làlinalool chiếm 45,7%, eugenol chiếm 13,4%, metyl eugenol chiếm 9,57% [22]
Trang 23Năm 1995, Khatri cùng các cộng sự nhận thấy trong tinh dầu húng quế có đến87,3% metyl chavicol, linalool chỉ chiếm 5,4% và metyl eugenol là 1,5% [31].Tương tự, năm 2000, theo Keita và các cộng sự thì tinh dầu cây húng quế chứađến 69% linalool trong khi eugenol chỉ chiếm 10% [30]
Năm 2002, theo nghiên cứu của Musa O´can và Jean-Clause Chalchat,bằng phương pháp GC/MS xác định trong tinh dầu cây húng quế có 49 cấu tửđược định danh trong đó thành phần chính là metyl eugenol (78,02%), α-cubeben (6,17%), nerol (0,83%)…[39]
Một công trình khác đã nghiên cứu khá đầy đủ về thành phần hóa họccủa cây húng quế từ tinh dầu và từ dịch chiết trong các dung môi khác nhau.Năm 2011, N Dev và các cộng sự tiến hành phân tích GC/MS các mẫu trên[25] Kết quả, trong tinh dầu cây húng quế, thành phần chính là eugenol(61,76%), isopropyl panmitat (11,36%) Trong dịch chiết với n-hexan (H-1),cấu tử 1,2-đimetoxi-4-(1-propenyl)benzen chiếm 35,82% và pentan-2-onchiếm 27,06% Với dung môi etyl axetat (EA-1) là 1,2-đimetoxi-4-(1-propenyl)benzen chiếm 53,06% và pentan-2-on chiếm 18,06% Trong dungmôi clorofom (C-1) là 1,2-đimetoxi-4-(1-propenyl)benzen chiếm 29,69%
Công dụng [1]
Cây cũng được trồng làm rau gia vị Hạt được dùng để chế biến nướcgiải khát Cành lá làm thuốc trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, viêmruột, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, chấn thương bầm giập Hoa dùng tốtcho người bại thần kinh, trẻ em ít ngủ, còn giúp tiết sữa ở các bà mẹ thiếu sữa
1.4.2.3 Cây hương nhu trắng
Giới thiệu
Tên khoa học: Ocimum gratissimum L [1], [51]
Tên khác: é trắng, é lá lớn [1]
Đặc điểm thực vật [1]
Trang 24Hình 1.3 Cây hương nhu trắng
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 1-2m, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông
tơ ở phần non Lá mọc đối chéo hình chữ thập, phiến hình trứng - mũi giáo,dài 5-10cm, rộng 2-6cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép xẻ răng cưa, ở cả haimặt đều có lông và điểm tuyến; gân bên 5-7 đôi, cuống lá dài 2-5cm
Cụm hoa dạng chùy ở ngọn, dài 15-20cm, gồm các vòng cách nhau,mỗi vòng 6 hoa Hoa nhỏ có cuống ngắn; đài hình chuông, có lông và điểmtuyến, phiến 2 môi: môi trên 1 thùy lớn, môi dưới 4 thùy, tràng màu trắng ngàhay vàng nhạt, có hai môi: môi trên 4 thùy ngắn, môi dưới 1 thùy dài; nhị 4,gốc đôi, nhị trên có u lồi và có lông, bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ đôi Quả gần hìnhcầu, màu nâu đậm
Cây mọc hoang và được trồng Cây ưa sống ở những nơi sáng và ẩm,thường gặp trên các bãi hoang, ven đồi núi, bờ ruộng Ra hoa tháng 7-10, cóquả tháng 11-12
Phân bố [1]
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,Malaysia, Indonesia và một số nước thuộc châu Phi Ở nước ta cây thườnggặp ở Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội cho đếnthành phố Hồ Chí Minh
Thành phần hóa học [21]
Năm 2012, Lê Thị Thanh Xuân đã tiến hành xác định thành phần hóa
Trang 25học tinh dầu hương nhu trắng bằng phương pháp sắc kí khí - khối phổ liênhợp (GC/MS) Kết quả phân tích thấy trong tinh dầu hương nhu trắng đangnghiên cứu có 35 cấu tử nhưng chỉ có 31 cấu tử được xác định tên Thànhphần chính là metyl eugenol (chiếm 31,08%), eugenol (chiếm 28,84%).
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu đã tiến hành tách và làm giàu metyl eugenolbằng phương pháp kết tủa rồi sục CH3Br vào Kết quả đem phân tích tại ViệnKhoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, nhận thấy hàm lượng metyleugenol tăng đáng kể từ 31,08% lên đến 69,83%
Công dụng [1], [21]
Cây thường được trồng để chiết eugenol dùng trong nha khoa và tổnghợp vanilin Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc giải cảm, ra mồ hôi; cành
lá dùng cất tinh dầu thơm
1.4.2.4 Cây hương nhu tía
Giới thiệu
Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L [1], [51]
Tên đồng nghĩa: Ocimum sanctum L [1], [51]
Tên khác: é tía, é đỏ, é rừng [1]
Đặc điểm thực vật [1], [4], [48], [51]
Hình 1.4 Cây hương nhu tía
Toàn thân có mùi thơm, cây bụi cao hơn 1m; thân già hơi tròn với khía
rõ, thưa lông; thân non 4 cạnh, có 4 rãnh cạn, màu tím sẫm với nhiều lông tơtrắng Lá mọc đối, có phiến xoan dài 1,5-4cm, rộng 1-2cm, đỉnh hơi tù, đáy
Trang 26gần tròn hoặc hình nêm, mặt dưới màu xanh có lông rất mịn, mặt trên màuxanh khi non, màu tím sẫm khi trưởng thành, mép có răng cưa thưa; gân bên
ít, chỉ 4-5 cặp nổi rõ ỏ mặt dưới; cuống lá dài 1-2cm Hoa dạng chùm có phânnhánh ở ngọn thân, ngọn cành, dài 10-20cm, mang nhiều vòng hoa, mỗi vòngthường có 6 hoa nhỏ cao 2-3mm, rộng 1,5-2mm, mọc hướng về phía đối đất,cuống hoa ngắn 2-3mm, mọc thẳng; đài 2 môi có lông tơ mịn, môi trên 1 thùylớn hình quạt, màu tím, môi dưới 4 thùy, màu xanh; tràng hoa hai môi màutím nhạt, môi trên 4 thùy, môi dưới 1 thùy, 4 nhị mọc thò ra khỏi tràng
Phân bố [1]
Ở Việt Nam cây thường thấy từ Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, NinhBình vào Khánh Hòa, Ninh Thuận, thành phố Hồ Chí Minh cho đến AnGiang Loài này cũng được trồng ở nhiều nơi
Trên thế giới cây được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào,Campuchia, Philippin, Indonesia và các nước châu Phi, châu Úc
Theo nghiên cứu khác ở nhiều quốc gia, thành phần hóa học chínhtrong hương nhu tía ở Úc là metyl chavicol (chiếm 87%)[23], ở Băng-la-đét làeugenol (chiếm 41,7%) và các secquitecpen chiếm 45,9% trong hương nhu tía
lá xanh; eugenol chiếm 77,5% trong hương nhu tía lá tím [38] Ở Cuba,eugenol chiếm 34,3%, β-elemen 18% và β-caryophyllen 23,1% [29] Ở Đức,
Trang 27eugenol 24,2%, α-bisabolen 10,6%, β-bisabolen 15,4% và metyl chavicol11,6% [34].
Năm 2011, G Devendran và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóahọc lá hương nhu tía ở Ấn Độ từ dịch chiết bằng phương pháp GC/MS Kếtquả cho thấy thành phần chính trong lá hương nhu tía là eugenol (43,88%),caryophyllen (26,53%), 1,2,4-trietenylxiclohexan (15,31%)…[24]
Năm 2014, bằng phương pháp GC/MS, Vivek Sharma và các cộng sự
tiến hành xác định thành phần hóa học của hai loại hương nhu tía (Ocimum
sanctum L.) ở Bắc Ấn Độ là Ocimum sanctum White (OSW) và Ocimum sanctum Black (OSB) [45] Kết quả chỉ ra rằng, trong tinh dầu OSW có đến
26 cấu tử được xác định tên chiếm 97,75%, còn trong OSB chỉ có 19 cấu tửđược xác định tên chiếm 96,17% Người ta cũng ghi nhận sự có mặt củaeugenol, chiếm tỉ lệ phần trăm khá cao trong tinh dầu cả hai loài
Công dụng [52], [53]
Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh phế, tỳ và
vị Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy
Một số bài thuốc thường dùng [42]
Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh
Hương nhu tía 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biển đậu (đậuván trắng) sao qua 200g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều Mỗi lần dùng 8-10g phavới nước sôi để uống Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và tối sau bữa ăn Dùng
từ 2-3 ngày
Hoặc hương nhu tía 100g, tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôiuống Ngày uống 2 lần, uống khi nào mồ hôi ra được là khỏi bệnh
Chữa cảm nắng, nôn mửa, tiêu chảy
Hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trongngày
Chữa cảm sốt nhức đầu
Trang 28Dùng lá hương nhu tươi một nắm, giã nhỏ, chế thêm nước sôi, vắt lấynước cốt uống, bã đắp lên đầu, trán, và hai bên thái dương Nếu sốt có mồ hôithì thêm củ sắn dây tươi 20g, cùng giã vắt nước uống.
Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi
Hương nhu 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắcnước uống thay trà trong ngày Dùng liên tục từ 10 ngày
Chữa hôi miệng
Hương nhu 10g sắc với 200ml nước Dùng súc miệng và ngậm ngày 2lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng liên tục trong 15 ngày
Trang 29Chương 2 THỰC NGHIỆM
2.1 Xác định tên khoa học cây đang nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học của loài đang nghiên cứu ởtỉnh Thừa Thiên Huế dưới sự giúp đỡ của thầy giáo Đỗ Xuân Cẩm Mẫu câykhi đã trưởng thành đầy đủ rễ, thân, lá, hoa, chọn và thu hái một cây tươi đểdựa vào các hình thái thực vật, kết hợp các tài liệu tham khảo tiến hành xácđịnh tên loài
Hình 2.1 Toàn cây hương nhu tía Hình 2.2 Lá hương nhu tía
Hình 2.3 Hoa hương nhu tía
Trang 30Lấy 150g đối với lá, 200g đối
với thân hương nhu tía đã qua xử lí,
thái nhỏ rồi cho vào bình cầu đáy
tròn dung tích 1000ml Thêm nước
cất đến khoảng 2/3 bình cầu Lắp
ống sinh hàn và nhánh hứng có thiết
bị hồi lưu hơi nước
Kiểm tra hệ thống để đảm bảo
độ kín Đun trên bếp điện 3-5 giờ
Tinh dầu cùng với hơi nước bay lên
ngưng tụ bởi hệ thống sinh hàn rồi
chảy xuống nhánh hứng Tinh dầu
thu được không tan trong nước
Khi lượng tinh dầu không tăng thêm nữa thì ngừng đun, để nguội và
Hình 2.4 Thiết bị chưng cất tinh dầu
Trang 31đọc thể tích tinh dầu thu được trên vạch.
Tiến hành như trên 3 lần Tính thể tích trung bình V của tinh dầu thu
Từ đó xác định hàm lượng của tinh dầu
Thu tinh dầu, kí hiệu mẫu và bảo quản ở nhiệt độ < 50C
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình kĩ thuật chưng cất tinh dầu hương nhu tía bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
2.3.2 Định lượng tinh dầu [2], [11]
Hàm lượng tinh dầu (hay % tinh dầu) được tính theo biểu thức:
Từng bộ phận: lá, thân
Xử lí nguyên liệu (Rửa sạch, thái nhỏ)
Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Thu tinh dầu
Làm khan và bảo quản tinh dầu