Khảo sát sự ly trích tinh dầu, các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp ly trích hiệnđại có sự hỗ trợ của vi sóng và phương pháp cổ điển chưng cất lôi cuốn hơi nước.. Góp phần tìm hiểu thành ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- -HUỲNH NGỌC THI
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TINH DẦU CÂY CÀ RI (MURRAYA
KOENIGII (L.) SPRENG) VÀ CÂY NGUYỆT QUỚI (MURRAYA PANICULATA (L.) JACK)
THUỘC HỌ CAM (RUTACEAE) Ở BẾN TRE
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã ngành: 60 44 27
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- -HUỲNH NGỌC THI
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
TINH DẦU CÂY CÀ RI (MURRAYA
KOENIGII (L.) SPRENG) VÀ CÂY NGUYỆT QUỚI (MURRAYA PANICULATA (L.) JACK)
THUỘC HỌ CAM (RUTACEAE) Ở BẾN TRE
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã ngành: 60 44 27
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN CỬU THỊ HƯƠNG GIANG
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 MÔ TẢ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT 3
1.1.1 Cây cà ri Murraya koenigii (L.) Spreng 3
1.1.2 Cây nguyệt quới Murraya paniculata (L.) Jack 4
1.2 KHÁI QUÁT VỀ VI SÓNG VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 6
1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 9
2.1 NGUYÊN LIỆU 9
2.2 HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG 9
2.2.1 Hóa chất 9
2.2.2 Thiết bị sử dụng 9
2.3 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT LY TRÍCH 9
2.3.1 Ảnh hưởng của độ héo nguyên liệu 9
2.3.2 Ảnh hưởng của cách xử lý nguyên liệu 10
2.3.3 Ảnh hưởng của công suất lò vi sóng khi ly trích 10
2.3.4 Ảnh hưởng của thời gian ly trích 10
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH TINH DẦU 10
2.4.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển 10
2.4.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng trong môi trường khí trơ 11
* Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng có thêm nước cố định 11
* Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng không
Trang 52.5 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU 12
2.6 THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT KIỂM ĐỊNH 12
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
DỰ KIẾN THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN VĂN 16
Trang 6MỞ ĐẦU
- -Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi: khí hậu nhiệt đới giómùa, lượng mưa hàng năm và độ ẩm trung bình tương đối cao… rất thích hợp cho hệsinh thái phát triển Vì thế, nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú, đadạng Đây cũng là nguồn nguyên liệu dồi dào góp phần thúc đẩy sự phát triển củanhiều ngành kinh tế trong đó có các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu hóa
mỹ phẩm, dược phẩm Tinh dầu là nguồn nguyên liệu không thể thiếu để phát triển
và mở rộng các ngành trên
Thực tế khẳng định, từ xa xưa, ông bà ta đã biết khai thác và sử dụng nhiều loạicây có chứa tinh dầu với nhiều mục đích khác nhau: làm thuốc chữa bệnh, làm gia vị,làm hương liệu Đây là một minh chứng khẳng định: tinh dầu đóng vai trò đặc biệtquan trọng trong đời sống Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, ngànhcông nghiệp tổng hợp hóa dược, hương liệu, mỹ phẩm và các hợp chất thay thế chonguyên liệu tự nhiên chiếm vị thế đáng kể Tuy nhiên, không vì thế mà nguồn thảodược và nguyên liệu tự nhiên cho các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu mất
đi giá trị Trái lại, con người ngày càng có xu hướng hòa nhập với thiên nhiên nên việc
sử dụng các nguồn thảo dược sẵn có trong tự nhiên là điều chắc chắn Vấn đề cốt lõi làlàm sao khai thác nguồn tài nguyên thực vật phong phú ấy để cung cấp cho các ngànhcông nghiệp thực phẩm, hương liệu – hóa mỹ phẩm
Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thành phần hóahọc của tinh dầu; giúp tìm hiểu thêm nguồn thảo dược tự nhiên cũng như nguyên liệuphục vụ cho công nghiệp thực phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm Chúng tôi chọn đề
tài: Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu cây Cà ri (Murraya koenigii (L.)
Spreng) và cây Nguyệt Quới (Murraya paniculata (L.) Jack) thuộc họ Cam
(Rutaceae) ở Bến Tre.
Trang 7Mục tiêu của đề tài
Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu cây cà ri (Murraya koenigii (L.) spreng) và cây nguyệt quới (Murraya paniculata (L.) Jack) thuộc họ cam (Rutaceae) ở
Bến Tre
Khảo sát sự ly trích tinh dầu, các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp ly trích hiệnđại có sự hỗ trợ của vi sóng và phương pháp cổ điển chưng cất lôi cuốn hơi nước
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ứng dụng phương pháp mới trong ly trích tinh dầu bằng vi sóng
Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của tinh dầu cây cà ri, cây nguyệt quới
và ứng dụng của chúng trong dân gian dùng chữa bệnh, dùng làm gia vị trong thựcphẩm Từ đó góp thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm
Góp phần làm phong phú thêm nguồn tinh dầu của Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 MÔ TẢ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.1.1 Cây cà ri Murraya koenigii (L.) Spreng
Còn được gọi là cây cà ri, chùm hôi trắng, xan tróc
Tên khoa học: Murraya koenigii (L.) Spreng
Thuộc họ: cam (Rutaceae)
Mô tả: Cây bụi cao 1-2 m, có các nhánh màu tía sẫm Lá kép lông chim lẻ với17-21 dụi lá chét dài 3-5 cm, mọc so le, hình trái xoan thon, không cân xứng, nhẵn hayhơi có lông mịn, nhạt ở mặt dưới, mép có răng tròn thấp, gân phụ 4-6 cặp, lồi rõ ở mặtdưới Hoa nhỏ, màu trắng có mùi không thơm lắm, tập hợp thành ngù kép ở ngọn ngắnhơn lá Quả dạng quả mọng, dài 1 cm, màu tía sẫm, có tuyến, với 1-2 hạt bao bởi chấtnhầy
Bộ phận dùng: quả, lá, vỏ và rễ
Nơi sống và thu hái: khá phổ biến ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Nam TrungQuốc, Inđônêxia và Việt Nam Ở nước ta, cây mọc ở Nha Trang, Khánh Hoà, có thể làcây trồng
Thành phần hoá học: Vỏ rễ có một tỷ lệ cao tinh dầu và một glucosid koenigin Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng hơi chua, mùi thơm rất nổi; quả và lá đều làmsăn da Vỏ, rễ kích thích và bổ
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta trồng chủ yếu để lấy lá màngười ta dùng như là gia vị và làm thuốc Lá dùng phần lớn để chế bột cary Quả, ládùng để trị lỵ, tiêu chảy và sốt rét Ở Ấn Độ, người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiềnnát ra và đắp ngoài để trị phát ban da, dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như làthuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn Vỏ và rễ được dùng trị phát ban da và vết cắn củađộng vật có độc
Ở miền Trung nước ta, người ta cũng dùng lá trong ăn uống và nấu nước dùngtắm cho trẻ em bị bệnh ghẻ
Trang 9Hình 1.1 Cây cà ri và hoa của cây cà ri
Hình 1.2 Quả của cây cà ri
1.1.2 Cây nguyệt quới Murraya paniculata (L.) Jack
Còn được gọi là cây nguyệt quới, nguyệt quý, nguyệt quế
Tên khoa học: Murraya paniculata (L.) Jack
Tên đồng nghĩa: Murraya exotica L.
Tên nước ngoài: Orange jessamine, honeybush, curryleaf tree (Anh); buis de Chine (Pháp)
Thuộc họ: cam (Rutaceae)
Trang 10Mô tả: Nguyệt quới là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 2-8 m, vỏ hơi trắng, lá kép lôngchim lẻ, có 5-9 lá chét mọc so le, nguyên, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn ở gốc, bóngláng, dai, có gân chính nổi rõ Hoa lớn màu trắng, hương thơm, thành xim ít hoa ởnách lá hay ngọn cây Quả đỏ, nạc, hình cầu hay hình trứng có đài tồn tại với 1-2 hạt
Mùa quả: tháng 11-1
Bộ phận dùng: Lá, hoa, quả, rễ nguyệt quới Thu hái lá và rễ quanh năm vàomùa khô, dùng tươi hoặc phơi khô
Phân bố sinh thái: chủ yếu ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Nam Á đến các nước
ở Đông, Đông – Nam Á và xuống đến Australia Ở Việt Nam, chi này có 4-5 loài(Nguyễn Tiến Bân, 1997) Nguyệt quới là loài mọc tự nhiên rải rác ở rừng cây bụi thấpvùng ven biển miền trung Cây đã được trồng làm cảnh từ lâu, vì có tán lá đẹp, thườngxanh và hoa thơm Nguyệt quới cũng là cây mọc trong tự nhiên và được trồng ở Ấn
Độ, Thái Lan, Campuchia
Thành phần hóa học chính: Lá và vỏ có chứa tinh dầu, các bộ phận của cây nhất
là cánh hoa chứa một glycoside gọi là Murrayin, khi có mặt của các acide pha loãng vàđun sôi nó sẽ phân tích ra thành Murrayetine và glucose Cánh hoa phơi khô chứa chấtglucosid scopolin Murrayin được coi như có tính chất kích thích và làm săn da
Đông y cho rằng nguyệt quới có vị cay, đắng, tính hơi ấm có công năng giảibiểu, tiêu viêm, gây tê, trấn kinh, khứ phong hoạt lạc; lá cây cũng có tác dụng kíchthích Thường được dùng trong trị liệu các chứng phong thấp đau xương, đòn ngã tổnthương, đau răng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, côn trùng và rắn cắn Ngoài ra cònđược sử dụng trị dịch viêm não hay gây tê cục bộ
Một số bài thuốc tiêu biểu: 1/ Trị chứng đau phong thấp: Nguyệt quới 15 g, rễbông ổi 15 g, rễ móng bò (Champion) 15 g Nấu thành súp với thịt gà ăn hằng ngàyhoặc ngâm rượu uống 2/ Trị đau răng: Lấy vỏ thân hoặc lá cây nguyệt quới nhai ngậmnhiều lần trong vài ngày 3/ Trị chứng ho có đờm: Lá nguyệt quới khô 8-16 g sao vàngsắc lấy nước uống trong ngày 4/ Làm bổ phổi: Lấy hoa nguyệt quới sao khô và sắcuống ngày 1 thang 5/ Trị vết thương: Lấy lá nguyệt quới khô nghiền thành bột đắp lênvết thương sưng đau Ngày làm 1 – 2 lần
Trang 11Hình 1.3 Cây nguyệt quới
Hình 1.4 Hoa và quả của cây nguyệt quới
1.2 KHÁI QUÁT VỀ VI SÓNG VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA VI SÓNG
Vi sóng còn có tên gọi sóng vi ba (microwave) là sóng điện từ có tần số từ 30GHz-300 MHz tương ứng với độ dài sóng từ 1 cm đến 1 m Năng lượng của vi sóngrất thấp không quá 3.10-3 Kcal.mol-1, do đó không thể làm đứt nối cộng hóa trị của hợpchất hữu cơ (Ec-c= 83 Kcal.mol-1), cũng như hoàn toàn không có khả năng ion hóa cácphân tử vật chất
Ly trích vi sóng dựa trên kết quả các dao động của trường điện từ với tầng số
2450 MHz Các phân tử trong các hợp chất thiên nhiên thường là lưỡng cực điện, cómột đầu tích điện âm và một đầu tích điện dương Những đầu lưỡng cực này thường
có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài Khi điệntrường dao động các phân tử quay nhanh qua lại và được chuyển hóa thành chuyểnđộng nhiệt hỗn loạn va chạm phân tử tạo thành nhiệt trong môi trường ly trích
Trang 12Dưới sự chiếu xạ của vi sóng, nước trong tế bào thực vật bị nóng lên, khi nướcsôi, áp lực hơi nước làm vỡ các mô chứa tinh dầu đồng thời hơi nước lôi cuốn theo cáchợp chất dễ bay hơi thoát ra ngoài theo hệ thống ngưng tụ Ly trích tinh dầu có thểthực hiện trong điều kiện không thêm nước hay có thêm nước vào nguyên liệu
1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Năm 2008, Jasim Uddin Chowdhury, Md Nazrul Islam Bhuiyan và
Mohammed Yusuf nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu lá cây cà ri (Murraya
koenigii (L.) Spreng) và nguyệt quới (Murraya paniculata (L.) Jack) từ Bangladesh,
dùng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) xác định thành phần tinh dầu lácây cà ri chứa 39 hợp chất trong đó chủ yếu là 3-carene (54,2%), caryophyllene(9,5%) Tinh dầu lá nguyệt quới có 58 hợp chất trong đó chủ yếu là caryophyllene oxit
(16,6%), β-caryophyllene (11,8%), spathulenol (10,2%), β-elemene (8,9%),
germacrene D (6,9%) và cyclooctene, 4-methylene-6-(1 propenylidene) (6,4%)
Năm 2009, Za Iskandar B Mohd Dikui nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu
lá cây cà ri (Murraya koenigii (L.) Spreng) bằng phương pháp chiết dung môi có sự hỗ
trợ của siêu âm, dùng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) xác định thànhphần chính trong tinh dầu lá cây cà ri là caryophyllene và 3-carene
Năm 2010, Manvi Malwal và Renu Sarin nghiên cứu thành phần hóa học tinh
dầu lá cây cà ri (Murraya koenigii (L.) Spreng) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước trong thiết bị Clevenger, dùng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ(GC-MS) xác định thành phần chính trong tinh dầu lá cây cà ri là -pinene (32.4%),
-pinene (11.4%), -caryophyllene (12.4%), sabinene (10.2%) và limonene (6.2%)
Năm 2010, Prasant Kumar Rout, Y Ramachandra Rao và Satyanarayan Naik
đã chiết thành hóa học của hoa tươi cây nguyệt quới bằng CO2 lỏng và dùng GC-MSxác định thành phần hóa học của dịch chiết
Wu Tian shung chiết xuất và phân lập chất murrayanon (R=OMe,
R1=CH2COCHMe2) và murraculatin (R=H; R1=CH2CMe2CO2H) trong lá nguyệt quới(CA.109,1988, 167275z)
OMe R
Trang 13Ito-chihiro, Furukawa Hiroshi tách được 3 coumarin từ lá cây nguyệt quới làisomurralonginol nicotinat, panial và cis osthenon (CA.108, 1988, 92069a).
Kinoshita, Takeshi cũng đã phân lập và xác định cấu trúc các dẫn xuất prenyl
coumarin từ lá nguyệt quý ở Indonexia là 5,7-dimethoxy-8-(Z)-3-dimethyl
butan-1,3-dienyl coumarin cùng với 5 loại coumarin khác là coumurrayin,5,7-dimethoxy-8-(3-methyl-2-oxo butyl) coumarin, toddalenon, toddasin vàaurapten (CA 125, 1996, 53641r)
Vỏ cành nguyệt quý cũng chứa các coumarin như8-(butenyl-3-methyl)-7-0--D-galactopyranosyl, marmesin-4-0--L-arabinopyranosid7-methoxy-8-(2-isovaleryloxy-3-butenyl-3-methyl) coumarin cùng với các flavonoid3,5,6,7,8,3,4,5-octamethoxy flavon, 7-methoxy-8-(3-butenyl-3-methyl-2-oxo)coumarin (Srivastava, Savitri D CA, 127, 1997, 133299s)
Wu Tian Shung; Liou Mexi Jen, Lin, Young Kuei; Wu Tian Shung cũng chiếtđược trong hoa nguyệt quý một số dẫn chất coumarin khác nhau yuehgesin-A, B, C;murracarpin mupanidin, 7-methoxy-8-(1-ethoxy-2-hydroxy-3-methyl-3-butenyl)coumarin umbelliferon, paniculatin, braylin, euraptenol maranzin hydrat,minumicrolin (CA, 121, 1994, 5109u)
Wu Tian Shung, C.Han, Yu, Yi còn tìm thấy trong hoa các flavonoid3,5,7,3,4,5-hexa methoxy flavonon và một alcaloid nhân indol là murrayaculatin(CA, 122, 1995, 51383x)
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM
- Diethyl ether: chưng cất phân đoạn 37oC, làm khan bằng Na2SO4
- Muối Natrisunfat (Na2SO4) làm khan trước khi sử dụng
- Muối Natriclorua (NaCl)
- Nước cất một lần
2.2.2 Thiết bị sử dụng
- Máy cô quay hiệu BUCHI – Thụy Sĩ
- Lò vi sóng – Microwave oven 2015, Electrolux Trung Quốc
- Hệ thống sinh hàn
- Bình chiết
- Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)
- Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển
2.3 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT LY TRÍCH
2.3.1 Ảnh hưởng của độ héo nguyên liệu
Khảo sát hiệu suất ly trích tinh dầu khi để héo nguyên liệu ở các khoảng thờigian khác nhau
Trang 152.3.2 Ảnh hưởng của cách xử lý nguyên liệu
Khảo sát hiệu suất ly trích tinh dầu khi xử lý nguyên liệu bằng cách thái nhỏ vàxay nhiễn
2.3.3 Ảnh hưởng của công suất lò vi sóng khi ly trích
Khảo sát hiệu suất ly trích tinh dầu ở các mức công suất khác nhau của lò visóng
2.3.4 Ảnh hưởng của thời gian ly trích
Khảo sát hiệu suất ly trích tinh dầu theo thời gian
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH TINH DẦU
2.4.1 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển
Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theohơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc vớihơi nước ở nhiệt độ cao
Nước cất
Đun sôi
- Ly trích bằng Et2O
- Làm khan bằng Na2SO4
Trang 162.4.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng trong môi trường khí trơ
* Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng có thêm nước cố định
Sơ đồ 2.2 Ly trích tinh dầu theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự
hỗ trợ của vi sóng thêm nước cố định.
* Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự hỗ trợ của vi sóng không thêm nước
Nước cấtNguyên liệu
Bình chưng cất 1 lít
Đặt trong lò vi sóngChiếu xạ vi sóngMôi trường khí trơ
Hệ thống ngưng tụ
Tinh dầu và nước
Tinh dầuDiethyl ether
- Ly trích bằng Et2O
- Làm khan bằng Na2SO4
Trang 17Sơ đồ 2.3 Ly trích tinh dầu theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có sự
hỗ trợ của vi sóng không thêm nước.
2.5 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU
Dùng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) để xác định thành phầnhóa học của các mẫu tinh dầu thu được
2.6 THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT KIỂM ĐỊNH
Thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu cây cà ri và cây nguyệtquới
Nguyên liệu
Bình chưng cất 1 lít
Đặt trong lò vi sóngChiếu xạ vi sóngMôi trường khí trơ
Hệ thống ngưng tụ
Tinh dầu và nước
Tinh dầuDiethyl ether
- Ly trích bằng Et2O
- Làm khan bằng Na2SO4