Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm hầu thủ hericium erinaceum đang được trồng tại lâm đồng

23 763 6
Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm hầu thủ hericium erinaceum đang được trồng tại lâm đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương luận văn Thạc sĩ MỤC LỤC Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2 Chương 2: TỔNG QUAN 3 2.1 Giới thiệu nấm Hầu thủ 5, 6, 9, 10 3 2.2 Giá trị thực phẩm 6, 10, 11, 22, 23 4 2.3 Giá trị dược học 6, 10, 22, 23 8 2.3.1 Hợp chất tăng thực bào Hela – cell 8 2.3.2 Hợp chất xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) 9 2.3.3 Thành phần điều tiết chức năng miễn dịch (BRM) 10 2.3.4 Polysaccarid kháng ung thư 10 2.4 Các nghiên cứu về nấm Hầu thủ Hericium erinaceum 11 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 11 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 4, 6, 10 15 Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1 Nội dung nghiên cứu 17 3.2 Phương pháp nghiên cứu 17 3.2.1 Phương tiện 17 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 17 3.3 Dự kiến thời gian thực hiện đề tài 18 Chương 4: KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 Mục lục Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc, trong đó ngành hóa học cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ấy. Nhưng mặt trái của sự phát triển khoa học kỹ thuật là dẫn đến xuất hiện nhiều căn bệnh nan y hơn. Nhằm giải quyết vấn đề trên và phục vụ đời sống con người tốt đẹp hơn, các nhà hóa học đã tổng hợp được nhiều loại thuốc có tác dụng chữa bệnh cũng như để tẩm bổ. Tuy nhiên những loại thuốc này thường rất đắc và thường có tác dụng phụ. Chính vì thế, chúng ta có khuynh hướng quay về với thiên nhiên, với nền y học cổ truyền, sử dụng thảo mộc làm thuốc. Nấm Hầu thủ là một loại thực phẩm cao cấp và là dược liệu quý hiếm. Loại nấm này được sử dụng dạng bột khô trong túi lọc với nước sôi như pha trà, ngâm trong rượu thành Kim tửu, được dùng như một loại thực phẩm bổ dưỡng, tăng lực có giá trị cao trong phòng chống ung thư. Chất sợi trong nấm Hầu thủ có thành phần cơ bản là: glucan, chitin, polysaccarid, cenllulose, hemicellulose, polyurenide,… chiếm 10-15% nấm khô. Thêm nữa, các thành tố làm tăng hương vị, khẩu vị của nấm Hầu thủ như dẫn xuất của adenosine, guanosine, adenine acid… Đặc biệt guanosine monophotphat có khả năng tăng cường sinh dục lực. Ở Việt Nam nấm Hầu thủ Hericium erinaceum mới được nuôi trồng thử nghiệm, các nghiên cứu về nấm Hầu thủ chưa nhiều. Trên tinh thần mong muốn góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của loài nấm mới, chúng tôi tiến hành khảo sát nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng ở Lâm Đồng. 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum đang được trồng tại Lâm Đồng. Những kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum cho đến nay có rất ít công trình trong nước công bố. Kết quả nghiên cứu về Trang 1 Đề cương luận văn Thạc sĩ thành phần hóa học của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum đang được trồng ở Lâm Đồng là điểm mới của đề tài. 1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài Nấm Hầu thủ là một loài thực - dược phẩm quý và hiếm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng (amino axit, đường, lipit, nguyên tố khoáng, vitamin…). Các chất có hoạt tính sinh học như các hợp chất Hericenone có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trong chống bệnh Elzheimer. Nấm Hầu thủ dùng để ăn, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa và phòng chống các khối u. Nấm Hầu thủ có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, chống vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Tăng hệ thống miễn dịch và chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực đối với nam giới. Qui trình nuôi trồng Nấm Hầu thủ đang được chuyển giao tại Việt Nam. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về những hoạt chất chiết từ thể quả và hệ sợi nấm và ứng dụng các hoạt chất này trong y học và trong dinh dưỡng. Trên cơ sơ đó sàng lọc, tìm kiếm các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh là bước đi đầu tiên nhưng là bắt buộc đối với quá trình phát triển thuốc mới từ nguồn nguyên liệu quý này. Đề tài được thực hiện sẽ góp phần tìm hiểu giá trị loại nấm mới về dinh dưỡng cũng như về y học. Với mục tiêu tìm hiểu thành phần hóa học qua đó góp phần nâng cao giá trị dược liệu cũng như khuyến cáo phương thức sử dụng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nấm Hầu thủ Hericium erinaceum về mặt hóa học: ly trích, cô lập, xác định cấu trúc. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng ở tỉnh Lâm Đồng. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học trong một số cao chiết của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum. Trang 2 Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 2: TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu nấm Hầu thủ 5, 6, 9, 10 Nấm Hầu thủ có tên khoa học là Hericium erinaceum (Bulleard: Fries) Persoon. Tên tiếng Anh thông dụng là Monkey′s Head, Lion′s Mane, Houtou, tên tiếng Nhật là Yamabushitake, Trung Quốc còn gọi là Shishigashida. Nấm Hầu thủ có vị trí phân loại như sau: Giới (kingdom): Mycota. Ngành (division): Eumycota. Lớp (class): Basidiomycetes. Phân lớp (subclass): Holobasidiomycetidae. Bộ (order): Hericiales. Họ (family): Hericiaceae. Chi (genus): Hericium. Loài (spices): Hericium erinaceum. Loại nấm này phân bố rộng rãi trên các vùng Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ, mọc trên nhiều loại cây gỗ: nhóm sồi dẻ, các loại cây lá rộng đang sống hoặc đã bị mục nát cho đến tận vùng trong cùng (lõi gỗ) của cây, do đó có thể làm chết cây. Quả thể Hầu thủ có dạng hình cầu hay hình trứng, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm dày đặc, rũ xuống. Quả thể khi còn non có màu trắng hoặc trắng ngà, thịt màu trắng, đến khi già chuyển sang màu vàng hoặc vàng sậm. Các tua nấm chính là các bào tầng dài từ 0,5-3 cm. Trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có hạt nội chất tròn. Trang 3 Đề cương luận văn Thạc sĩ Hình 1 Nấm Hầu thủ Hericium erinaceum 2.2 Giá trị thực phẩm 6, 10, 11, 22, 23 Thành phần dinh dưỡng của nấm Hầu thủ H. erinaceum được thể hiện qua các bảng phân tích của nhóm giáo sư Mizuno (1988). Các dẫn liệu chứng tỏ nấm Hầu thủ là một thực phẩm bổ dưỡng, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin. Trang 4 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 1 Thành phần dinh dưỡng của quả thể nấm khô (% nấm khô) Thành phần Nấm ở Cát Lâm, Trung Quốc Nấm ở Nagano, Nhật Bản Tro Protein thô Chất béo thô Chất sơi thô Chất sợi thực phẩm Glucide Nhiệt lượng 8.87 29.30 4.68 7.13 - 50.02 335 Cal 9.01 27.67 4.56 - 40.14 18.66 227 Cal P Fe Ca Na K Mg Zn 856 mg% 18 2 - - - - 1010 mg% 17.5 2.9 2.1 4370 117.2 8.0 Vitamin B1 Vitamin B2 Vitamin B6 Vitamin B12 Vitamin A Niacin Provitamin D 0.69 mg% 1.89 - - 0.01 - - 3.83 mg% 3.14 0.41 0.15 - 16.17 451.4 Trang 5 Đề cương luận văn Thạc sĩ Rõ ràng vitamin B1 và B2 nổi trội ở cả hai loại sản phẩm nấm, song có lẽ nấm Nhật Bản giàu các loại vitamin hơn, nhất là Provitamin D. Các acid béo không bão hòa trong nấm tuy chưa có thông số chính thức, song được ghi chú là có hàm lượng cao đáng kể. Đây là các thành tố có giá trị dinh dưỡng và phòng bệnh tim mạch và ung thư. Nấm Hầu thủ khá phong phú khoáng chất, đặc biệt có cả Ge – một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư, đang được nghiên cứu làm giàu vào nấm Linh chi Ganoderma lucidum. Thành phần khoáng có khác biệt giữa hai loại nấm, song đều giàu K, P, Mg…Thành phần amino acid cũng có giá trị cân đối về dinh dưỡng Bảng 2 và Bảng 3. Bảng 2 Thành phần của tro và hàm lượng Ge của Yamabushitake Tro Hàm lượng khoáng nấm khô (ppm) Ge(ppb) 3*(%) K Na Ca Mg Fe Mn Zn Cu Mo P B Ge 1* 9.41 3.23 122 10 514 27 6 72 37 0.3 9621 3.8 79 2* 3.92 89.89 77 261 936 29 16 189 2 t 7913 2.0 32 1*: sản phẩm trồng ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc 2*: sản phẩm trồng ở Nagano, Nhật Bản 3*: % chất khô t: có dạng tì vết (có sự tồn tại của Mo) Các acid amin cũng khá phong phú và cân đối. Tuy nhiên khác biệt rất lớn giữa nấm trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản, nổi trội nhất nấm ở Trung Quốc là glutamic, serine, asparagines và leucine. Trang 6 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 3 Thành phần và hàm lượng amino acid trong quả thể nấm Nấm Trung Quốc. Amino acid tự do (%) Nấm Nhật Bản. Amino acid liên kết (%) Lys 17.5 1.36 His 6.5 0.59 Val 19.8 1.17 Arg 19.7 1.35 Asp 21.5 1.95 Ser 26.0 1.02 Glu 42.2 3.72 Gly 12.1 1.00 Ala 19.4 1.37 Thr 10.7 0.97 Ileu 12.4 0.90 Leu 23.2 1.54 Tyr 12.2 0.64 Phe 14.5 0.73 Try 40.4 0.32 Met - 0.28 Cys - 027 Pro 9.5 0.86 Các vitamin, đặc biệt B1, B2 có hàm lượng khá cao, có niacine, vitamin A ít, vitamin C chưa phát hiện thấy. Provitamin D trong nấm chuyển thành vitamin D2 khi có ánh sáng hay làm khô, nóng giúp cho hấp thu, chuyển hóa Calcium, cũng như khả năng phòng chống bệnh loãng xương, yếu xương. Đáng lưu ý là trong thu hái chế biến, việc phơi khô nấm tươi, làm hương vị nấm ngon hơn, hợp với khẩu vị hơn so với nấm tươi. Trang 7 Đề cương luận văn Thạc sĩ 2.3 Giá trị dược học 6, 10, 22, 23 Nấm Hầu thủ không chỉ đơn thuần là thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý. Dược phẩm bào chế từ nấm Hầu thủ khá phổ biến ở Trung Quốc. Nấm Hầu thủ có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, phục hồi niêm mạc dạ dày, chữa loét ruột, nâng cao năng lực đề kháng với tình trạng thiếu oxi, chống mệt mỏi, chống oxi hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ trong máu, ức chế sinh trưởng tế bào ung thư. 2.3.1 Hợp chất tăng thực bào Hela – cell Trong nấm, chất Provitamin D tồn tại như một sản phẩm trao đổi chất, song một dẫn chất trung gian của nó tách ly từ nấm Kawaratake, được thử nghiệm có hoạt tính diệt tế bào Hepatoma – cell (tế bào ung thư gan). Ngoài ra cũng có những báo cáo cho thấy loại Provitamin D trong Hericium erinaceum có hiệu quả giết tế bào ung thư tử cung Hella-cells. Mizuno (1994) đã trắc nghiệm bằng phương pháp Hella-cells như sau: lấy dung dịch nguyên bằng nước chiết thể quả để kiểm tra tác dụng tăng thực bào Hella 229 nhưng hoạt tính không thể hiện rõ, kết quả được dẫn ra ở Bảng 4. Bảng 4 Tác dụng tăng thực bào Hella-cells của hoạt chất chiết bằng nước nóng từ nấm Yamabushitake (Mizuno, 1994) Tế bào thử nghiệm Nồng độ HE µg/ml Tế bào còn lại sau cùng (cells) Tỷ lệ tăng thực bào (%) HELA 229 0 100 200 2.00 x 105 2.00 x 105 1.95 x 105 0 0 2.5 Tuy nhiên, dung dịch chiết nấm trong aceton được phân đoạn bằng các phương pháp sắc ký, từ đó tách ly thành công ba acid có hoạt tính mạnh là YA-2; Hericenone A; Hericenone B. Thực nghiệm cho thấy hợp chất mang tính acid (YA-2) có hoạt tính tăng thực bào Hella-cells rõ rệt. Những dẫn chất này được nhận thấy còn có hoạt tính ức chế tăng trưởng của vòi nhụy hoa trà với nồng độ trên 125 ppm. Trang 8 Đề cương luận văn Thạc sĩ Bảng 5 Chiết từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum các chất tăng thực bào Hella-cells Chất tách được YA-2 Hericenone A Hericenone B Nhiêt độ nóng chảy 48-50 100-102 136-138 Phân tử lượng 328 330 433 Công thức phân tử C 18 H 32 O 5 C 19 H 22 O 5 C 27 H 33 NO 4 2.3.2 Hợp chất xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF) Mizuno (1998) báo cáo cho thấy bốn loại hợp chất là Hericenone C, D, E, F được dẫn ra trên bảng 6 và Hericenone G, H là các hoạt chất có hoạt tính xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF). Điều này có liên quan đến khả năng điều trị bệnh lú lẫn Alzheimer ở người già theo phương pháp trắc nghiệm mới (Bioassay). Trang 9 [...]... trình cao học, Viện hóa học [3] Trần Phú Hưng (2007), Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của nấm Linh chi Ganoderma lucidum (LEYSS EX FR.) KARST, Luận văn thạc sĩ hóa học, Đại học KHTN [4] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của nấm Hầu Thủ Hericium erinaceum, luận văn thạc sĩ hóa học, Đại học Cần Thơ [5] Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học [6]... Các nghiên cứu trong nước 4, 6, 10 Năm 2007, ThS Cổ Đức Trọng cũng nhóm các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh và Hội sinh học Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM) đã thực hiện thành công dự án Nghiên cứu quy trình công nghệ trồng nấm Hầu thủ chịu nhiệt” đưa vào sản xuất thương phẩm dòng nấm Hầu thủ chịu nhiệt Hericium. .. từ nấm Hầu Thủ - Từ 12/12/2011 đến 24/03/2012: xác định cấu trúc hóa học của các chất tách được từ các cao chiết nấm Hầu thủ - Từ 26/03/2012 đến 28/04/2012 : viết luận văn và hoàn thành luận văn - Trang 18 Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 4: KẾT LUẬN Đề tài sẽ nghiên cứu thành phần hóa học của một số cao chiết từ nấm Hầu. .. người Nhật đã cô lập được cyatha-3,12-dien, một diterpen 17 8 1 2 5 4 3 20 7 9 H 18 19 6 16 14 13 10 12 11 15 Cyatha-3,12-dien Năm 2002, Jeng – Leun Mau và các cộng sự đã có bài báo công bô nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa của một số loài nấm trong đó có nấm Hầu thủ Hericium erinaceum Kết quả cho thấy với dịch chiết methanol, ở nồng độ 6,4 mg/ml, khả năng bắt DPPH của nấm Hầu thủ là 63,2-67,8%, ở... - Trang 16 Đề cương luận văn Thạc sĩ Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Tách chiết, cô lập các hợp chất trong một số cao chiết từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum được trồng ở tỉnh Lâm Đồng 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương tiện 3.2.1.1 Thiết bị và dụng cụ - Máy cô quay chân không Buchi - 111 - Cột sắc ký đường kính 2-5,5... polysaccharide của Hericium erinaceum chủ yếu bao gồm glucose và galactose Các tính chất dược lý của polysaccharide trong Hericium erinaceum đã được nghiên cứu ở chuột Kết quả cho thấy nó tăng cường đáng kể các enzyme chống oxi hóa da, MMP-1 (Matrix Metalloproteinase-1), TIMP-1 (Tissue Inhibitor of Metalloproteinase-1) Có thể kết luận rằng polysaccharide của Hericium erinaceum có hoạt tính chống lão hóa da... cao chiết từ nấm Hầu thủ Hericium erinaceum được trồng ở tỉnh Lâm Đồng - Trang 19 Đề cương luận văn Thạc sĩ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Nguyễn Ngọc Hạnh (2005), Phương pháp chiết tách và cô lập hợp chất thiên nhiên, giáo trình cao học, Viện hóa học [2] Nguyễn Ngọc Hạnh (2001), Hóa học các hợp chất tự nhiên... Trametes,…các loại thể quả nấm tươi, thể khuẩn ty nấm (hệ sợi) đã được khảo nghiệm Các nghiên cứu bằng các phương pháp Sarcoma 180/mice ip hoặc po, đã chứng minh rằng các dẫn xuất trao đổi của acid nucleic, polysaccharide, Heteroglucan C - D, Glucan có hoạt tính kháng ung thư một cách rõ rệt Chức năng tăng cường miễn dịch kháng ung thư của Polysaccharides của nấm Hầu thủ đã được chứng minh (Mizuno, 1992)... nấm Linh chi, nấm Hầu thủ nuôi trồng ở Việt Nam và thử hoạt tính kháng oxi hóa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, cuốn 46 (4A), tr 155-162 [7] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP HCM [8] Lê Xuân Thám (1996), Nấm Linh chi – Nguồn dược liệu quý ở Việt Nam, NXB Mũi Cà Mau [9] Lê Xuân Thám (2004), Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường, NXB Khoa học. .. nhiệt Hericium erinaceum tại TP.HCM Năm 2009, PGS.TS Nguyễn Cửu Khoa cùng các cộng sự đã công bố đề tài “Tách chiết polysaccharide từ nấm Linh chi, nấm Hầu thủ nuôi trồng ở Việt Nam và xác định hoạt tính kháng oxi hóa của chúng” cho thấy các phân đoạn polysaccharide đều không có khả năng gây độc tế bào ung thư vú MCF-7 dựa trên phương pháp MTT Năm 2010, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã cô lập được 5 hợp chất . sát nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng ở Lâm Đồng. 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thành phần hóa học của nấm Hầu thủ Hericium erinaceum đang được trồng tại Lâm Đồng. Những kết quả nghiên. Việt Nam nấm Hầu thủ Hericium erinaceum mới được nuôi trồng thử nghiệm, các nghiên cứu về nấm Hầu thủ chưa nhiều. Trên tinh thần mong muốn góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của loài nấm mới,. nghiên cứu nấm Hầu thủ Hericium erinaceum về mặt hóa học: ly trích, cô lập, xác định cấu trúc. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nấm Hầu thủ Hericium erinaceum trồng

Ngày đăng: 23/08/2015, 18:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lí do chọn đề tài

    • 1.2 Mục đích nghiên cứu

    • 1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

      • Chương 2: TỔNG QUAN

        • 2.1 Giới thiệu nấm Hầu thủ 5, 6, 9, 10

        • 2.2 Giá trị thực phẩm 6, 10, 11, 22, 23

        • 2.3 Giá trị dược học 6, 10, 22, 23

          • 2.3.1 Hợp chất tăng thực bào Hela – cell

          • 2.3.2 Hợp chất xúc tiến sinh tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF)

          • 2.3.3 Thành phần điều tiết chức năng miễn dịch (BRM)

          • 2.3.4 Polysaccarid kháng ung thư

          • 2.4 Các nghiên cứu về nấm Hầu thủ Hericium erinaceum

            • 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21

            • 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 4, 6, 10

            • Chương 3: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 3.1 Nội dung nghiên cứu

              • 3.2 Phương pháp nghiên cứu

                • 3.2.1 Phương tiện

                • 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

                • 3.3 Dự kiến thời gian thực hiện đề tài

                • Chương 4: KẾT LUẬN

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan