1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

134 961 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Tuy nhiên qui mô và chất lượng các loại hình du lịch của Quảng Ninh chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du

Trang 1

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ luận văn nào khác

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ

rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài “Một số giải pháp phát

triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến

đóng góp, chỉ bảo quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô giáo Khoa Sau đại học và Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu các nội dung trong chương trình đào tạo Thạc sỹ

Để có được kết quả nghiên cứu, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS Đỗ Thị Bắc, là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng, ban thuộc Sở Văn hóa Thể thao

và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các Khách sạn, Nhà hàng, công ty vận chuyển khách Du lịch tại cảng tàu du lịch Hạ Long đã giúp

đỡ tận tình, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn này

Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần của của lãnh đạo, đồng nghiệp đơn vị công tác, gia đình, bạn bè, người thân

Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của luận văn 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 5 1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch 5

1.1.2 Vai trò của phát triển du lịch 15

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới 22

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam 23

1.2.3 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại Quảng Ninh 26

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Chọn điểm, đối tượng điều tra nghiên cứu 27

2.2.2 Thu thập số liệu 28

Trang 5

2.2.3 Các chỉ tiêu phân tích 34

2.2.4 Phương pháp phân tích 36

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH 38

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 48

3.2 Thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh 54

3.2.1 Thực trạng hoạt động của du lịch Quảng Ninh 54

3.2.1.5 Hiện trạng đầu tư vào các lĩnh vực du lịch 73

3.2.1.6 Hiện trạng tổ chức quản lý và quy hoạch du lịch 73

3.2.2 Kết quả phát triển của du lịch Quảng Ninh 87

3.2.3 Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 90

CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

QUẢNG NINH 96

4.1 Các quan điểm định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 96

4.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với ngành Du lịch 96

4.1.2 Quan điểm định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh 98

4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Ninh 108

4.2.1 Giải pháp về quy hoạch 108

4.2.2 Nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lí nhà nước về du lịch 108

4.2.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch 109

4.2.4 Sự phối hợp giữa các ngành 109

4.2.5 Về đầu tư và huy động vốn đầu tư 110

4.2.6 Giải pháp về truyền thông, thông tin 110

4.2.7 Đa dạng hoá loại hình và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 110

Trang 6

4.2.8 Đào tạo nguồn nhân lực 110

4.2.9 Giải pháp về liên kết vùng, liên kết quốc tế 111

4.2.10 Phát triển đi đôi với bảo tồn và phát huy các giá trị bền vững 111

4.3 Một số kiến nghị 112

4.3.1 Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 112

4.3.2 Kiến nghị với UBND và Sở Văn hóa TT và Du lịch tỉnh Quảng Ninh 113

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Doanh thu từ du lịch ở Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 56

Bảng 3.2: Cơ cấu khách du lịch tới Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 57

Bảng 3.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế tại Quảng Ninh so với cả nước 62

Bảng 3.4: Cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2001 - 2006 64

Bảng 3.5: Cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2007 - 2011 65

Bảng 3.6: Giá buồng bình quân mỗi hạng cơ sở lưu trú du lịch 66

Bảng 3.7: Cơ sở lưu trú du lịch trên các địa bàn của tỉnh năm 2012 67

Bảng 3.8: Số buồng ngủ và công suất sử dụng của từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch 68

Bảng 3.9: Cơ cấu khách thăm vịnh Hạ Long từ năm 2007 - 2011 70

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch 78

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển 79

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ lưu trú 80

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ phục vụ

ăn uống 81

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí 82

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lượng dịch vụ qua 3 tiêu chí cơ bản 83

Bảng 3.16: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lượng dịch vụ vận chuyển 84

Bảng 3.17: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lượng dịch vụ lưu trú 85

Bảng 3.18: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lượng dịch vụ phục vụ ăn uống 86

Bảng 3.19: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lượng dịch vụ tham quan, giải trí 87

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 55 Biểu đồ 3.2: Lượng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 57 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ ngày khách lưu trú tại Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 60

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu khách quốc tế tới Việt Nam và tới Quảng Ninh Từ năm

2008 - 2011 62 Biểu đồ 3.5: Công suất sử dụng phòng nghỉ (Tính trung bình theo năm) tại các

cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2011 67 Biểu đồ 3.6: Số lượng tàu tham quan du lịch tại Hạ Long từ năm 2001-2011 71 Biểu đồ 3.7: Số lượng lao động trong ngành du lịch tại Quảng Ninh từ năm

2002 - 2009 72

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể và ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh

tế nói chung Du lịch đã và đang ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội, du lịch không chỉ đem đến cho con người những cảm xúc tuyệt vời thông qua các loại hình nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan, vui chơi giải trí mà du lịch còn là thước đo chất lượng cuộc sống, một ngành “công nghiệp không khói”, ngành “xuất khẩu” tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội vô cùng to lớn ở nhiều nước trên thế giới và khu vực Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hoạt động du lịch ngày càng có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu

Trong mối quan hệ phát triển tổng hòa của nền kinh tế, du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội, mà còn là cơ hội, là chiếc cầu nối quan trọng nhằm phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn hóa, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác, ngoại giao giữa các vùng miền, các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới và thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề xã hội Do vậy, việc mở rộng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

du lịch là một xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Ở Việt Nam nhận thấy vai trò to lớn của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng và Nhà nước cũng đã xác định “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” Là

Trang 10

một quốc gia với tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang tính hiện đại, cùng với chính sách ngoại giao, kinh tế rộng mở, linh hoạt, đa phương hóa, đa dạng hóa, hơn nữa lại đã trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có nhiều thuận lợi để trở thành một Quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực

Với đặc trưng riêng của mình, Quảng Ninh với địa hình đáy biển không bằng phẳng, đặc biệt có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn hòn đảo đá nguyên là vùng địa hình Karst bị nước bào mòn tạo nên vẻ đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới Vùng ven biển và hải đảo có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp như Trà cổ, Quan Lạn, Minh Châu cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên

Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên Đây là những tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển du lịch

Tuy nhiên qui mô và chất lượng các loại hình du lịch của Quảng Ninh chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch còn rất khiêm tốn, chưa quảng bá được hình ảnh của địa phương một cách rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế

Nguyên nhân cơ bản về sự hạn chế này là do cơ sở vật chất du lịch tại Quảng Ninh vẫn chưa phát huy hết lợi thế của mình, sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, tính đa dạng chưa cao, chưa khai thác đúng với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng, các điểm tuyến du lịch đa số chỉ mới được đầu

tư ở mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có, ít có sự lựa chọn cho khách du lịch nước ngoài Mặt khác mục tiêu kinh doanh còn thiên

về số lượng khách, chưa chú ý tới chất lượng nguồn khách, trong khi đó chất

Trang 11

lượng nguồn khách du lịch thực sự là vấn đề rất quan trọng đặt ra với sự phát triển của ngành du lịch đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế rộng mở hoạt động kinh doanh du lịch đang diễn ra sôi động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt Để đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải có biện pháp giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh nói trên

Xuất phát từ đó tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển

du lịch Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn góp phần thiết

thực triển khai phát triển du lịch, từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Quảng

Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn diện và bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung

Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của tỉnh, góp phần phát triển ngành du lịch Tỉnh Quảng Ninh toàn diện và bền vững

* Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch

- Phân tích, đánh giá thực trạng du lịch Quảng Ninh từ năm 2001 -

2011

- Đề ra định hướng, giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh,

khách du lịch đến với tỉnh Quảng Ninh, cộng đồng, các vùng và các vấn đề liên quan

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Thời gian: Nghiên cứu, khảo sát, số liệu từ năm 2001 - 2011

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá từ phía khách du lịch đối với các dịch

vụ du lịch ở tỉnh Quảng Ninh và đề xuất những chiến lược phát triển du lịch nhằm phát huy lợi thế của tỉnh Quảng Ninh

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp tỉnh Quảng Ninh xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 có căn cứ khoa học

- Luận văn nghiên cứu khá toàn diện, có hệ thống, đưa ra những giải pháp chủ yếu, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh và đối với các địa phương có điều kiện tương tự

KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn ngoài Phần mở đầu, kết luận luận văn kết cấu thành 4 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển du lịch

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch tại

Quảng Ninh

Chương 4 Các giải pháp nhằm phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh

Trang 13

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói Hiện nay trên thế giới

có hàng trăm triệu người đi du lịch và số lượng người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng Tuy nhiên du lịch là một ngành tổng hợp của nhiều ngành chuyên biệt

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của nội dung kinh doanh du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế Như vậy du lịch không những đẩy mạnh giao lưu sự hiểu biết giữa các dân tộc mà còn tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần ổn định nhà nước trong thời

kỳ mở cửa

Ngay từ những ngày đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng

cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn nhất đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi dưỡng bệnh, các hoạt động

di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm đều mang ý nghĩa du lịch

* Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ dưỡng chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa xã hội kèm theo việc tiêu thụ trong du lịch

Trang 14

1.1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch

* Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó

Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố

vô hình: Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta

có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:

Dịch vụ vận chuyển;

Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, đồ uống;

Dịch vụ thăm quan, giải trí;

Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;

Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

* Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ Do vậy ,việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan

và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách

du lịch Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch Do vậy, sản phẩm du lịch không thể di chuyển được Trên thực tế không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách

Trang 15

du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch

Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ Sự dao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch Khắc phục mùa vụ trong du lịch luôn

là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch

1.1.1.3 Khái niệm về khách du lịch

- Theo các tổ chức quốc tế về khách du lịch

+ Liên hiệp các quốc gia 1937 League of Nations đưa ra khái niệm

“Khách du lịch nước ngoài” là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi

cứ trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h Theo định nghĩa này tất những người được coi là khách du lịch là: những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức khoẻ v.v…những người khởi hành để gặp gỡ trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ…Những người khởi hành vì mục đích kinh doanh

Khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để trả thù lao tại nơi đến

+ Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989: Khách du lịch quốc tế là người đi thăm một đất nước khác với mục đích thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không dược làm gì để trả được thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình

- Khái niệm về khách du lịch của Việt Nam:

Trang 16

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và những người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài

cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

1.1.1.4 Tài nguyên du lịch

* Khái niệm

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người

có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình

Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch Tại Điều 10 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “ Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch” Như vậy tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu

Trang 17

* Đặc điểm

Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, cần phải tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm của nguồn tài nguyên, tài nguyên du lịch có những đặc điểm chính sau:

Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch

Thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch, nhịp điệu của dòng khách Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút

cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó

Vồn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên

Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quy định về sử dụng tự nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung

Muốn đánh giá tài nguyên du lịch cần phải tổng hợp nhiều tri thức của các lĩnh vực khoa học: sinh lý học, tâm lý học, địa lý tự nhiên, lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đô thị, kinh tế du lịch

Tài nguyên du lịch chia thành 02 nhóm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là tổng thể tự nhiên các thành phần của

nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch

Trong các chuyến du lịch người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp Phong cảnh theo nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch, căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh

Trang 18

do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại: Phong cảnh nguyên sinh ( Thực tế rất ít gặp trên thế giới); Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người; Phong cảnh nhân tạo, lsf những yếu tố do con người tạo ra; Phong cảnh suy biến( loại phong cảnh bị thoái hóa khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên)

Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực động vật

Các loại tài nguyên du lịch:

+ Địa hình: địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng hấp dẫn du khách

Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình: Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm hứng cho khách tham quan du lịch Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng, bao la tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với loại hình

du lịch cắm trại, tham quan Đại hình miền núi có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có sự kết hợp của nhiều địa hình, vừa để thể hiện vẻ đẹp hùng

vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành

Ở miền núi có nhiều đối tượngcho hoạt động du lịch, đó là các sông suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú Miền núi còn là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa đa dạng đặc sắc Ở nơi đây với sự kết hợp của địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên thực động vật và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc ít người đã tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách

Trang 19

Ngoài các dạng địa hình trên, địa hình Karst và địa hình ven bờ có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động du lịch: Địa hình Karst là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan( đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ ) ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi, đại hình Karst có một số kiểu: Hang động Karst là một kiểu Karst được quan tâm đối với du lịch, vì cảnh quan thiên nhiên của các hang động Karst rất hấp dẫn khách du lịch, tham quan Nhiều hang động có vẻ đệp lộng lẫy, tráng lệ và kỳ ảo do tạo hóa sinh ra, nhiều hang động chứa đựng những di tích khảo cổ học, di tích lịch sử văn hóa, nhiều hang động được con người xây dựng thêm chùa chiền

để thờ tự tạo nên thế giới tâm linh đầy bí ẩn Như vậy có thể nói hang động Karst là một tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi cao Hiện nay ở nước ta đã có nhiều hang động được khai thác phục vụ du lịch như động Phong Nha, Tam Cốc - Bích Động, Động Hương Tích, hang Bồ nâu, Hang Luồn, hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung Ngoài ra hang động Karst, kiểu địa hình Karst ngập nước, tiêu biểu là Vịnh hạ Long – một di sản thiên nhiên thế giới, kiểu địa hình Karst đồng bằng tiêu biểu ở vùng Ninh Bình được mệnh danh là “ Vịnh hạ Long cạn” cũng rất có giá trị về du lịch

Địa hình ven bờ, các kho chứa nước ( đại dương, biển , hồ ) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Ở nước ta có đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm tốt ( nhiều bãi biển vẫn còn ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm) độ dốc trung bình từ 10-30 và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch Từ Móng Cái tới Hà Tiên với nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Non Nước, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải

+ Khí hậu: Khí hậu cũng được coi là một dạng của tài nguyên du lịch Trong các chỉ tiêu về khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ

Trang 20

ẩm không khí Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch Nhìn chung những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp với việc phát triển du lịch Mỗi loại hình du lịch thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau, chẳng hạn du khách đi biển mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải Như vậy ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch, đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ Tính mùa vụ của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng Mùa du lịch cả năm(liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè), ở vùng có khí hậu nhiệt đới như các tỉnh phía nam nước ta mùa du lịch hầu như diễn ra quanh năm, mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông, mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi, khu vực đồng bằng - đồi, khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng

+ Nguồn nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm Đối với du lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng, nó bao gồm nước đại dương, biển, sông, hồ ( tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước

Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi và nhu cầu quốc gia Tài nguyên nước mặt không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc

Trang 21

biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ Hiện nay trên thế giới đã mọc lên nhiều khu

du lịch nghỉ dưỡng ven biển, ven hồ đã thu hút một lượng lớn du khách

Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch, tuy nhiên cần phải nói tới tài nguyên nước khoáng Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh

+ Động thực vật: Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng trở lên đa dạng Sau thời gian lao động mệt mỏi, con người cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, đảm bảo khả năng lao động lâu dài Việc đi du lịch đến những nơi có các phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành là cách nghỉ ngơi tốt nhất, bởi lẽ con người cũng như mọi sinh vật đều được phát sinh và phát triển trong môi trường tự nhiên, một môi trường hoàn toàn trong lành và ổn định Con người đã thích nghi với môi trường đó giờ đây sống trong một xã hội phát triển, có những điều kiện thuận lợi do con người tạo ra, nhưng đồng thời môi trường lại bị ô nhiễm, biến đổi bất lợi cho cuộc sống con người

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà y học, tâm lý – xã hội học đều nhận thấy rằng, vẻ đẹp thiên nhiên, khung cảnh đất trời bao la, muôn hình muôn vẻ có ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái tâm hồn sức khỏe con người, như vậy có thể nói cảnh quan thiên nhiên có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người và là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

Về tài nguyên sinh vật, rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng Tất nhiên không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng tham gia du lịch, để phục vụ mục đích du lịch khác nhau, yêu cầu phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể như: Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch: thảm thực vật phong phú, độc đáo, điển hình, có các loại đặc trưng cho các khu vực, loại đặc hữu, loài quý hiếm, có một số động vật (chim, thú, bò sát,

Trang 22

côn trùng, cá ) phong phú và điển hình cho vùng, có những loài có thể khai thác làm đặc sản phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, thực động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến có thể quan sát bằng mắt thường, óng nhòm hoặc nghe được tiếng hót, tiếng kêu, chụp ảnh và đường giao thông đi lại thuận tiện Đối với loại hình du lịch săn bắn: yêu cầu quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến só lượng quỹ gen, loài động vật nhanh nhẹn, ngoài ra khu vực săn bắn phải tương đối rộng,

có địa hình tương đối dễ vận động, xa dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự

an toàn tuyệt đối cho khách, tuân thủ những quy định và nguyên tắc trong việc dùng súng, chất gây nổ Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học: Đảm bảo nơi có tồn tại loài quý hiếm, nơi có động thực vật phong phú và

đa dạng, có thể đi lại quan sát và chụp ảnh, tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý

Một trong những vấn đề của địa lý du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch

tự nhiên đó là bảo vệ môi trường sống và nghỉ ngơi là một bộ phận không thể thiếu được của chính sách sinh thái toàn vẹn, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên chính là bảo vệ môi trường sống cho hoạt động du lịch Bảo vệ môi trường du lịch là nhiệm vụ kinh tế- xã hội, việc sử dụng đúng đắn môi trường

tự nhiên du lịch là một vấn đề đáng được quan tâm

- Tài nguyên du lịch nhân văn: Là các đối tượng, hiện tượng do con

người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch, ưu thế của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa

vụ (trừ lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên khác

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác

Trang 23

Các di sản văn hóa thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hóa một dân tộc Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận

là di sản văn hóa thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể

về đặc điểm văn hóa mỗi nước Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng của con người: góp phần vào việc phát triển khoa học, nhân văn, khoa học lịch sử Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Ngoài ra các kiến trúc, lễ hội và các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch

1.1.2 Vai trò của phát triển du lịch

1.1.2.1 Vai trò phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế

Đối với kinh tế phát triển du lịch đóng góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm quốc dân, làm tăng GDP và nâng cao mức thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung Phát triển du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành dịch vụ, đóng góp vào thu nhập cũng như là nâng cao chất lượng cho ngành dịch vụ Ở một mức độ nào đó phát triển du lịch có liên quan mật thiết với các vai trò của con người như lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, trong đó hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội, góp phần vào việc hồi phục sức khỏe cũng như khả năng lao động, mặt khác đảm bảo sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt

1.1.2.2 Vai trò phát triển du lịch đối với xã hội

Phát triển du lịch thể hiện ở vai trò trong việc giữ gìn phục hồi sức khỏe cho nhân dân giữ gìn được bản sắc dân tộc, khơi gậy tinh thần của

Trang 24

người dân hướng về cuội nguồn và tái tạo lại được nhiều di tích lịch sử, nhiều làng nghề truyền thống

Phát triển du lịch tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, các miền

và giữa các quốc gia Hơn nữa phát triển du lịch có thể tái sản xuất sức lao động tạo công ăn việc làm, đặc biệt không những tạo công ăn việc làm cho những lao động trực tiếp phục vụ du lịch mà còn tạo việc làm thêm cho những người dân sống ở xung quanh khu du lịch (lao động gián tiếp phục vụ du lịch)

và trong một chừng mực nào đó nghỉ dưỡng ở khu du lịch có thể hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ

1.1.2.3 Vai trò phát triển du lịch đối với bảo vệ môi trường

Phát triển du lịch góp phần bảo vệ môi trường như: việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái Môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con người, khách đi du lịch vừa kết hợp tìm hiểu, nghỉ ngơi và có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên Một mặt đảm bảo tối ưu sự phát triển du lịch, mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch Mặt khác phát triển du lịch cũng góp phần trong việc bảo vệ hệ thống rừng sinh thái, các loài động thực vật Nêu cao được trách nhiệm cũng như tình yêu của con người đối với các loài động vật quý hiếm…

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch

1.1.3.1 Yếu tố khách quan

* Địa hình và khí hậu

Địa hình: Địa hình là một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi v.v…Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo…thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch

Trang 25

Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hoà thường khách du lịch ưa thích Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thường thích những điều kiện sau: Số ngày mưa tương đối it vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nước biển

ôn hoà (nhiệt độ thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày không có gió

* Động, thực vật

Động vật: Động vật cũng là một nhân tố để góp phần thu hút khách du lịch Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu và lập vườn bách thú

Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa v.v Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự.Nếu thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh Ví dụ, khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao v.v…

* Tài nguyên nước

Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm…vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời đế chế La Mã Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh

Trang 26

vì thời gian đi lại mất nhiều

Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần chúng với phương tiện đi lại là ô tô, tàu hoả và tàu thuỷ Tuy nhiên, trong một số trường hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ

* Tài nguyên nhân văn

Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt đối với khách du lịch

Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người: Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút được khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau

Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thường không nổi tiếng lắm và thường chỉ được các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm Tất cả các nước đều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp đẫn khác nhau đối với khách du lịch

Trang 27

Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích thăm quan, nghiên cứu và thu hút được đa số khách du lịch với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến Hầu hết tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hoá trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của các nước đến thăm Do vậy, tất cả các thành phố có giá trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được khách tới thăm và đều trở thành trung tâm du lịch văn hoá

* Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước

Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước Một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hoà bình, từ đó sẽ không thu hút được khách du lịch Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch như: Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn

xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn khủng bố…); Lòng hận thù của dân bản xứ đối với một số dân tộc nào đó ( thường xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ…); Các loại bệnh dịch như tả, sốt rét v.v…Các nhân

tố này đều ảnh hưởng một cách độc lập tới sự phát triển du lịch Do vậy, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy sự phát triển du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn

* Điều kiện về kinh tế

Kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch, nếu một quốc gia có tiềm năng về du lịch nhưng không có hoặc không đảm bảo được nguồn vốn để phục vụ du lịch thì cũng không thể thu hút được nhiều khách du lịch Muốn phát triển du lịch phải đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, bởi vì ngành du lịch là ngành luôn luôn đi đầu

về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới Đặc biệt phải

Trang 28

có điều kiện về kinh tế để tạo lập các mối quan hệ với các bạn hàng trong cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch

1.1.3.2 Yếu tố chủ quan

* Về tổ chức quản lý

- Quản lý ở góc độ vĩ mô bao gồm: Cấp Trung ương và cấp địa phương

Cấp Trung Ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban trực thuộc chính phủ có liên quan đến vấn đề du lịch

Cấp địa phương: chính quyền địa phương, Sở Du lịch

Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp quy dưới dạng luật); các chính sách (ví dụ các chính sách lớn về kinh tế như

tỷ giá hối đoái, giá cả …) và các cơ chế quản lý

- Ở góc độ vi mô: đó là sự có mặt của các tổ chức và các doanh nghiệp

chuyên trách về du lịch Các tổ chức này ảnh hưởng từ việc chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác

* Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch ( của một cơ sở một vùng hay một đất nước) và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương

tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch ( có thể là một cơ sở du lịch, có thể là một khu du lịch) Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch Sự tận dụng hiệu quả tài

Trang 29

nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: Là những phương tiện vật chất

không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội Đó là

hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng …Đối với ngành du lịch thì cơ

sở vật chất kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện Nó được xây dựng phục vụ dân địa phương, sau nữa là phục vụ khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong một chuẩn mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch

* Về ý thức của người dân

Đối với người dân sống ở khu du lịch thì ý thức của họ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch Hiện nay ở một số khu du lịch đang mắc phải các hiện tượng như vứt rác bừa bãi, trộm cắp, cướp giật, ăn xin tiền và một số hành lý của khách du lịch, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch

và hoạt động phát triển du lịch Khách du lịch không chỉ đến để tận hưởng những phong cảnh đẹp hay nhưng ẩm thực về du lịch mà họ còn đến để thưởng thức những nét văn hoá đặc sắc của vùng du lịch Vì vậy, ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng xây dựng nét văn hoá trong lòng khách du lịch Đặc biệt hơn nữa nếu người dân chưa nhận thức được các di sản văn hoá

ở khu vực nơi họ sinh sống rất có thể chính họ lại là những người tàn phá các

di sản đó, đều này cũng gây ảnh hưởng sự phát triển du lịch

Trang 30

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới

So với thời gian trước, bước sang thế kỷ thứ 21 xu hướng phát triển của ngành du lịch trên thế giới không ngừng tăng, số khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới tăng tới hơn 1006 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt hơn

900 tỷ USD, thu hút khoảng 400 triệu lao động Đáng chú ý là khu vực Đông

Á - Thái Bình Dương hoạt động du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh Năm 2010 tỷ lệ khách du lịch quốc tế ở khu vực này đạt 22,8% thị trường quốc tế, vượt qua khu vực châu Mỹ là khu vực giàu truyền thống phát triển du lịch Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới đến năm 2020 khu vực Đông

Á – Thái Bình Dương sẽ đón khoảng 27,34% lượng khách du lịch quốc tế của Thế giới Ngành du lịch vẫn giữ được mức tăng trưởng cao, ít nhất gấp 2 lần mức tăng trưởng của GDP thế giới

Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch 10 nước Đông Nam

Á ( ASEAN) với những lợi thế về thiên nhiên nhiệt đới và nền văn hóa đặc sắc đã có một vị trí rất quan trọng, hiện chiếm khoảng 34% số lượng khách quốc tế và 38% thu nhập du lịch của khu vực Bốn nước ASEAN có ngành du lịch phát triển nhất là Malaixia, Thái Lan, Xingapor và Indonexia luôn có số lượng khách du lịch quốc tế đông nhất, 4 nước còn lại là Mianma, Campuchia, Lào, Brunay ngành du lịch cũng đang có những bước tiến rõ rệt

và có nhiều triển vọng, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và tình hình mất ổn định về chính trị và an ninh của một

số nước trong khu vực, mức tăng trưởng du lịch bình quân hàng năm cũng bị ảnh hưởng và giảm xuống Song do loại hình du lịch chính của khu vực này là

du lịch tham quan, nghỉ ngơi, mua sắm, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, các nước ở khu vực này đều có nhiều lợi thế để phát triển du lịch theo các loại hình này, do vậy mục tiêu kéo dài thời gian lưu trú của khách đã có nhiều khả

Trang 31

quan Kinh nghiệm thực tế ở Thái Lan cho thấy, nếu trong những năm 1990sthời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế là 3-4 ngày, thì vào những năm 2000s số ngày lưu trú đã tăng lên 8-9 ngày, đồng thời lượng khách

đi du lịch với mục đích chủ yếu là du lịch thường chiếm tỷ lệ cao, số chi phí của khách du lịch chi nhiều nhất cho mua hàng, sau đó là thuê khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển, du lịch và chi phí khác, Vì thế thu nhập từ

du lịch quốc tế của Thái Lan tăng nhanh

Hiện nay đã hình thành sự hợp tác chặt chẽ trong phát triển du lịch giữa các nước có ngành du lịch phát triển mạnh trong khu vực, sự liên kết, hợp tác phát triển giữa các nước Đông Á - Thái Bình Dương, giữa các nước Đông Nam Á song phương và đa phương sẽ mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của mỗi nước Tại khu vực Đông Nam Á đã và đang triển khai các dự án phát triển kinh tế và phát triển du lịch giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê Công gồm Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, dự án xây dựng tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Á, nối liền các nước Đông Nam Á trên lục địa, các dự án phát triển du lịch giữa 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia, các tuyến đường

bộ, đường không, đường biển nối liền các nước trong khu vực và với thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch mỗi nước phát triển nhanh trong tương lai và hội nhập dễ dàng với du lịch Thế giới

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam

Trong bối cảnh của sự đổi mới đất nước với những thành tựu quan trọng đã đạt được về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng Đảng và Nhà nước ta đã xác định “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo

Trang 32

việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Pháp lệnh du lịch, 1999)

và coi “ phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ( Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí thư Trung Ương Đảng khóa VII, 10/1994)

Khai thác và phát huy những tiền năng và lợi thế của Đất nước và dân tộc về các mặt vị trí địa lí, vị thế và chế độ chính trị ổn định, sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trong những năm gần đây, với sự nỗ lực vượt bậc, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt

Tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2001 -

2010 được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

- Về thị trường : Đã củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam.Thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu là khu vực Đông Nam Á- Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc

Mỹ, trong đó chú ý các thị trường Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Pháp, Đức, Anh, một số nước Bắc Á, Bắc Âu, Australia, NiuDiLân, các nước SNG, Đông Âu

- Về sản phẩm du lịch : Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo , mang sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch

sử, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của các đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch

- Về đầu tư phát triển du lịch : đã tập trung đầu tư phát triển du lịch, tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn được ưu đãi trong chính sách đầu tư, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế và hỗ trợ

Trang 33

các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng tôn tạo cảnh quan, môi trường các di tích lịch sử văn hóa Tập trung đầu tư vào các địa bàn trọng điểm, song song với việc nâng cấp khu, điểm du lịch trọng điểm của cả nước

- Về tổ chức quản lý và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ:

Các cấp các ngành và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về du lịch, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước

Cơ chế chính sách về du lịch đã được bổ sung, hoàn thiện Bộ máy quản lý Nhà nước, hệ thống kinh doanh du lịch được kiện toàn và sắp xếp lại một bước, hoạt động thích nghi dần với cơ chế mới

Lực lượng lao động trong ngành du lịch đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng Công tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đã được chú trọng và phát huy tác dụng, phục vụ thiết thực cho việc định hướng chiến lược, lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nghiên cứu phát triển tuyên truyền quảng bá du lịch

- Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch: Du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển du lịch với nhiều tổ chức du lịch quốc tế và các nước như Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương ( PATA), Hiệp hội du lịch các nước ASEAN ( ASEANTA), tham gia các chương trình phát triển du lịch, ký kết hợp tác du lịch và có quan hệ với nhiều hãng du lịch của nhiều nước trên thế giới

Công tác xúc tiến, tiếp thị du lịch đã được quan tâm, đã tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn du lịch, các triển lãm, hội chợ du lịch ở trong nước và quốc tế, đã phát hành nhiều xuất bản phẩm, tuyên truyền quảng cáo, quảng bá, hướng dẫn du lịch nhằm xúc tiến quảng bá du lịch khiến cho hoạt động du lịch Việt Nam trở nên gần gũi với mọi người và thế giới, nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam

Trang 34

Mục tiêu trong những năm tới là phấn đấu đuổi kịp các nước có ngành

du lịch phát triển ở Đông Nam Á Đến năm 2020 Việt Nam sẽ thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á

1.2.3 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại Quảng Ninh

Hoạt động du lịch ở Quảng Ninh đã có những bước phát triển mới, doanh thu từ ngành du lịch và doanh thu xã hội (gián tiếp) không ngừng tăng Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch tương đối cao và ổn định đã góp phần làm tăng GDP cũng như tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh

Ngành du lịch đã mang lại lợi ích xã hội không nhỏ, tạo thêm nhiều việc làm, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế - xã hội cũng như diện mạo của ngành du lịch, khẳng định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có những đóng góp thiết thực làm cho Quảng Ninh ngày càng trở lên giàu đẹp hơn

Trang 35

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Tại sao phải phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh ?

- Thực trạng quy mô đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh

ra sao ?

- Quy mô và chất lượng của các loại hình du lịch đã xứng tầm với tiềm năng và lợi thế đặc thù của tỉnh chưa ?

- Liệu có tăng thêm doanh thu được nữa không ?

- Có những giải pháp nào góp phần phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh ?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Chọn điểm, đối tượng điều tra nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu : Căn cứ vào tài nguyên du lịch tại mỗi địa

phương thuộc tỉnh và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các đặc điểm của từng địa danh du lịch trong tỉnh Luận văn chọn 03 địa điểm nghiên cứu đại diện về 03 loại hình du lịch của tỉnh Quảng Ninh từ 3 khu vực: Khu vực Móng Cái đại diện cho loại hình du lịch cửa khẩu, mua sắm, khu vực Uông Bí đại diện cho loại hình du lịch Lễ hội tâm linh, khu vực Hạ Long đại diện cho loại hình du lịch biển, với những đặc trưng riêng, mỗi địa danh mang đậm những hình thái, loại hình du lịch, tham quan khác nhau Du khách đến các vùng miền, địa danh trong tỉnh vì nhiều mục đích khác nhau và mỗi loại du khách có những nhu cầu khác nhau về ăn ở, đi lại và các dịch vụ họ muốn sử dụng Việc đánh giá về các loại hình, chất lượng sản phẩm du lịch sẽ có được những kết quả sát thực tế hơn, đồng thời các điểm chọn để nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho toàn lĩnh vực du lịch của cả tỉnh

Chọn đối tượng nghiên cứu đại diện trong tỉnh Quảng Ninh về loại hình

dịch vụ, kinh doanh du lịch và các đặc điểm điển hình khác qua đối tượng

Trang 36

khách du lịch và các sản phẩm du lịch điển hình tại Hạ Long, Quảng Ninh để nghiên cứu đó là: Nhà cung ứng dịch vụ lưu trú (Khách sạn), nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển (Tàu du lịch), ngoài ra tác giả khảo sát thêm ý kiến của nhà cung ứng dịch vụ ăn uống (Nhà hàng, quán Bar) và một số điểm vui chơi giải trí tại khu vực Quảng Ninh

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn

khách du lịch, chọn 03 sản phẩm du lịch điển hình) tiến hành lựa chọn các vùng, các đơn vị điều tra Chọn 150 khách du lịch đến tham quan du lịch tại

03 khu vực đại diện cho 03 loại hình du lịch tại Quảng Ninh, mẫu chọn ra đảm bảo tính đại diện vùng và cho tỉnh Quảng Ninh, hỏi về các dịch vụ mà khách du lịch thường sử dụng trong quá trình đi tham quan du lịch, đảm bảo đánh giá khách quan về du lịch Quảng Ninh

2.2.2 Thu thập số liệu

2.2.2.1.Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê Trung ương, các Quyết định, chiến lược của Nhà nước (Quyết định

số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam (2001- 2010)….) Từ các viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch)

Thu thập từ các tài liệu: Dư địa chí Quảng Ninh; tổng quan du lịch; marketing du lịch; kinh tế du lịch; quản trị kinh doanh khách sạn; tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch; nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch…Từ các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố: Tạp chí Du lịch Việt Nam…

Từ các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Ủy ban Nhân dân tỉnh; Cục

Trang 37

thống kê Quảng Ninh; phòng nghiệp vụ du lịch Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh như: Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh (2001- 2010) của Ủy ban Nhân dân tỉnh; Dự thảo báo cáo quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

Các số liệu điều tra kinh tế - xã hội, dân số, số liệu hiện trạng phát triển

du lịch, vai trò của du lịch trong nền kinh tế tại Quảng Ninh và số liệu của một số dịch vụ du lịch điển hình tại Thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí

2.2.2.2 Thu thập số liệu mới

* Số liệu mới thu thập qua điều tra, phỏng vấn và quan sát

Do nguồn khách du lịch tới Quảng Ninh gồm nhiều đối tượng khác nhau về nơi cư trú, nghề nghiệp, lứa tuổi do đó sở thích du lịch của họ cũng khác nhau Để nắm bắt được nhu cầu sở thích của từng đối tượng khách qua

đó có được những đánh giá khách quan về nhu cầu, cảm nhận của khách hàng

về các loại hình, chất lượng dịch vụ và chất lượng của các sản phẩm du lịch tại Quảng Ninh, hoạt động phỏng vấn trực tiếp và qua phiếu điều tra đã được thực hiện

Vì vậy để nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh, luận văn đã sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch căn cứ vào sự thoả mãn chung của khách hàng và nhà cung ứng, thông qua các cuộc điều tra bằng cách sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, được gửi trực tiếp

Trang 38

đến khách du lịch và nhà cung ứng, riêng đối với nhà cung ứng còn tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn

Các đối tượng được tiến hành điều tra trong nghiên cứu này là khách du lịch đến Quảng Ninh và nhà cung ứng du lịch đại diện cho các loại hình kinh doanh du lịch chủ yếu tại Quảng Ninh Trong nhóm nhà cung ứng lại chia ra thành các nhóm nhỏ là: Nhà cung ứng khối lưu trú, nhà cung ứng khối dịch vụ

ăn uống, nhà cung ứng khối dịch vụ vận chuyển, nhà cung ứng khối dịch vụ vui chơi giải trí và nhà cung ứng khối dịch vụ bổ sung Mỗi nhóm đối tượng lại có những đặc trưng khác nhau nên phiếu điều tra cho mỗi nhóm phải có nội dung khác nhau và phạm vi địa điểm điều tra ở thành phố Hạ Long, Uông

- Có 15 du khách dưới 18 tuổi, chiếm 10%

- Có 60 du khách dưới 18 - 30 tuổi, chiếm 40%

- Có 45 du khách dưới 31 - 45 tuổi, chiếm 30%

- Có 21 du khách dưới 46 - 54 tuổi, chiếm 14%

- Có 9 du khách dưới ≥ 55 tuổi, chiếm 6%

Trang 39

- Có du khách có gia đình, chiếm 53,9%

- Có du khách trong trường hợp ly hôn, ly thân, chiếm 3,6%

+ Về trình độ học vấn

- Có du khách trung học cơ sở, chiếm 3%

- Có du khách trung học phổ thông, chiếm 7%

- Có du khách trung cấp, cao đẳng chiếm 18%

- Có du khách là cuyên viên, chiếm 20%

- Có du khách là công nhân, chiếm 10%

- Có du khách làm nghề khác, chiếm 10%

+ Về thu nhập

- Du khách có thu nhập < 2 triệu đồng, chiếm 6%

- Du khách có thu nhập 2 - <4 triệu đồng, chiếm 20%

- Du khách có thu nhập ≥ 4 - <8 triệu đồng, chiếm 30%

- Du khách có thu nhập ≥ 8 - <10 triệu đồng, chiếm 34%

- Du khách có thu nhập ≥ 10 triệu đồng, chiếm 10%

+ Về hình thức du lịch

- Du khách đi du lịch theo hình thức mua tour, chiếm 46%

- Du khách đi du lịch theo hình thức gia đình tự tổ chức, chiếm 40%

- Du khách đi du lịch theo hình thức do công ty tổ chức, chiếm 10%

- Du khách đi du lịch theo hình thức tự tổ chức, chiếm 0,4%

Trang 40

* Thiết kế phiếu điều tra dành cho khách du lịch

Phiếu điều tra dành cho du khách có dạng tổng hợp, bao gồm thông tin liên quan đến chuyến đi, đánh giá của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh, sự đánh giá và cảm nhận của du khách về sự quan trọng của các loại hình dịch vụ trong chuyến đi du lịch (Phụ lục 1)

- Phần1: Thông tin về chuyến đi

Có 3 câu hỏi liên quan đến hình thức tổ chức chuyến đi, thời gian lưu lại và số lần đi du lịch Quảng Ninh của du khách Thông tin thu thập được từ những câu hỏi này sẽ góp phần đánh giá được sự hấp dẫn của du lịch Quảng Ninh và cho ta thấy được độ tin cậy của các đánh giá mà du khách đưa ra trong phần 2

- Phần 2: Đánh giá về chất lượng các dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh

Đây là phần quan trọng nhất của phiếu điều tra, bao gồm 24 yếu tố đánh giá Nội dung của các yếu tố này được thiết kế dựa trên các tiêu chí cơ bản là: Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ và chất lượng của đội ngũ lao động hay phương hướng thực hiện các dịch vụ

Các yếu tố được xắp xếp theo từng loại hình dịch vụ: Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung khác

Phần đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch được thiết kế theo hình thức bảng hỏi Bảng hỏi gồm ba cột: Cột 1 là cột số thứ tự các yếu tố, cột 2 là

mô tả các yếu tố và cột 3 là đánh giá của du khách về các yếu tố Có 5 mức đánh giá tương ứng với 5 mức điểm giảm dần từ 5 đến 1

- Phần 3: Đánh giá và cảm nhận của du khách về mức độ quan trọng của các các loại hình dịch vụ trong chuyến đi du lịch

Phần này giúp xác định các trọng số tương ứng cho từng loại hình dịch

vụ Mỗi loại hình dịch vụ đóng vai trò, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), báo cáo quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ( Dự thảo)Tài liệu sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
Tác giả: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
Năm: 2011
1. ADennis L.Foster (1999), Giới thiệu về ngành Kinh doanh Khách sạn, Hà Nội (NXB Quốc tế McGRAW-HILL) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về ngành Kinh doanh Khách sạn
Tác giả: ADennis L.Foster
Nhà XB: NXB Quốc tế McGRAW-HILL)
Năm: 1999
2. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của Du khách trong quá trình Du lịch, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu của Du khách trong quá trình Du lịch
Tác giả: Đinh Thị Vân Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin
Năm: 2004
3. Trịnh Xuân Dũng (2005), Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Kinh doanh Khách sạn
Tác giả: Trịnh Xuân Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
4. Đặng Đức Dũng, Lại Đức Cân (1995), Quản lý chất lượng sản phẩm, Đại học Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng sản phẩm
Tác giả: Đặng Đức Dũng, Lại Đức Cân
Năm: 1995
5. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2000), Quản trị doanh nghiệp khách sạn - du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp khách sạn - du lịch
Tác giả: Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Năm: 2000
6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, Trương Tử Nhân (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, Trương Tử Nhân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Đính (2007), Nghiệp vụ Lữ hành, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Lữ hành
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân
Năm: 2007
8. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1996), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xủ trong kinh doanh Du lịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xủ trong kinh doanh Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1996
9. G.Cazes - R.Lanquar, Y.Raynouard (2005), Quy hoạch Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch Du lịch
Tác giả: G.Cazes - R.Lanquar, Y.Raynouard
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
10. Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cương (2006), Tổng quan cơ sở lưu trú Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan cơ sở lưu trú Du lịch
Tác giả: Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2006
11. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn – du lịch. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn – du lịch
Tác giả: Phạm Xuân Hậu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
12. Phạm Xuân Hậu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn ở nước ta hiện nay, Luận án tiến kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn ở nước ta hiện nay
Tác giả: Phạm Xuân Hậu
Năm: 2002
13. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
14. Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (1997), Quản lý khách sạn, Nhà xuất bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý khách sạn
Tác giả: Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 1997
15. Nguyễn Trùng Khánh (2006), Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Du lịch
Tác giả: Nguyễn Trùng Khánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2006
16. Đoàn Hương Lan (2007), Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch
Tác giả: Đoàn Hương Lan
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
17. Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2005), Tổng Quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng Quan Du lịch
Tác giả: Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2005
18. Trần Thị Mai (2006), Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan Du lịch
Tác giả: Trần Thị Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2006
19. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2004), Quản trị Kinh doanh Khách sạn, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Kinh doanh Khách sạn
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Doanh thu từ du lịch ở Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.1 Doanh thu từ du lịch ở Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 (Trang 64)
Bảng 3.2: Cơ cấu khách du lịch tới Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.2 Cơ cấu khách du lịch tới Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 (Trang 65)
Bảng 3.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế tại Quảng Ninh so với cả nước - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.3 Cơ cấu khách du lịch quốc tế tại Quảng Ninh so với cả nước (Trang 70)
Bảng 3.4: Cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2001 - 2006   Năm  2001  2002  2003  2004  2005  2006 - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.4 Cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2001 - 2006 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (Trang 72)
Bảng 3.6: Giá buồng bình quân mỗi hạng cơ sở lưu trú du lịch - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.6 Giá buồng bình quân mỗi hạng cơ sở lưu trú du lịch (Trang 74)
Bảng 3.7: Cơ sở lưu trú du lịch trên các địa bàn của tỉnh năm 2012 - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.7 Cơ sở lưu trú du lịch trên các địa bàn của tỉnh năm 2012 (Trang 75)
Bảng 3.8: Số buồng ngủ và công suất sử dụng của từng loại, - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.8 Số buồng ngủ và công suất sử dụng của từng loại, (Trang 76)
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển (Trang 87)
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ lưu trú - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ lưu trú (Trang 88)
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ (Trang 89)
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ tham quan, - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ tham quan, (Trang 90)
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ qua - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.15 Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ qua (Trang 91)
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.16 Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ (Trang 92)
Bảng 3.17: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.17 Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về (Trang 93)
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ - Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.18 Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w