Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh QuảngNinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 62)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh QuảngNinh

Trong xu thế đổi mới và phát triển chung của cả nƣớc, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung ƣu tiên phát triển các ngành và lĩnh vực có thế mạnh, tập trung vào các khu vực trọng điểm nhƣ thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí....đồng thời quan tâm đến các vùng khó khăn, vùng cao biên giới và hải đảo nhƣ huyện Ba Chẽ, Bình Liêu...Do đó tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn trung bình cả nƣớc và ổn định

Tỷ trọng GDP các ngành có sự chuyển dịch phù hợp với lợi thế của Tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp từ 45,3% năm 2001 lên 54,7% năm 2010. Cùng thời gian trên, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản từ 8,8% năm 2001 xuống 5,2% năm 2010. Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ từ 45,9% năm 2001 xuống 40,1% năm 2010.

Điều kiện kinh tế - xã hội: có ảnh hƣởng quyết định đến đặc điểm nguồn lao động cũng nhƣ vấn đề sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở Quảng Ninh. Nhóm nhân tố này bao gồm dân số, chất lƣợng cuộc sống, sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở: dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng 1.144.381 ngƣời, trong đó nữ có 558.793 ngƣời;

Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 ngƣời (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 ngƣời.

Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nƣớc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2000 đến 2010 là 1,3% (trung bình cả nƣớc là 1,2%).

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 ngƣời/km2, huyện Yên Hƣng 415 ngƣời/km2, huyện Ðông Triều 390 ngƣời/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 ngƣời/km2

, Cô Tô 110 ngƣời/km2, Vân Ðồn 74 ngƣời/km2

.

Lao động Quảng Ninh đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, gồm có sử dụng lao động theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế và trong các ngành kinh tế cụ thể.

Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ lao động trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cao hơn thành phần kinh tế quốc doanh. Sử dụng lao động theo khu vực kinh tế với việc ngày càng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông - lâm - ngƣ nghiệp.

Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế cụ thể biểu hiện trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đây là nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm đào tạo về tay nghề chuyên môn, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc. Do vậy, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định dạy nghề là nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm và có chính sách ƣu đãi dạy nghề cho lao động vùng nông thôn.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa, giao thông đƣờng biển, giao thông đƣờng sắt và các cảng hàng không.

* Đường bộ:

- Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đƣờng đạt cấp IV, cấp III, còn lại 32 km đƣờng Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đƣờng đá dăm nhựa;

- Đƣờng tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, chủ yếu là mặt đƣờng đá dăm nhựa - Đƣờng huyện: tổng số 764 km

- Đƣờng xã: tổng số 2.233 km đƣờng xã;

- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt

* Đường biển: phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch.

Cảng Cái Lân: là cảng nƣớc sâu đƣợc đầu tƣ xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời và hàng container.

Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lƣu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu -75 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn.

Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài 300m, độ sâu -9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện.

Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu - 16 m và khu vực đậu tàu rộng lớn.

Cảng Mũi Chùa: có độ sâu - 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.

* Đường sắt

- Toàn tỉnh có 65 km đƣờng sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long. Ngoài ra còn có hệ thống đƣờng sắt chuyên dùng ngành than.

* Các cảng hàng không

- Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch.

* Hệ thống bưu chính viễn thông

Hệ thống bƣu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng đƣợc các nhu cầu và hình thức thông tin.

Mạng viễn thông đƣợc trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.

- Đến đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 693 trạm phát sóng di động BTS, trong đó số trạm phát triển mới trong năm 2008 là 206 trạm. Đặc biệt, Vinaphone đã lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Mạng BTS đang đƣợc triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên Tử (TX Uông Bí) và Núi Bài Thơ (TP Hạ Long). Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng tại các huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh.

- Hệ thống Internet băng rộng và mật độ điện thoại cố định và điện thoại di động trả sau đạt 34,4 thuê bao/100 dân.

* Hệ thống điện

Tính đến ngày 30/6/2010 Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW, hệ thống lƣới điện truyền tải 220kV, 500kV

Nhằm đảm bảo truyền tải nguồn công suất điện năng từ các nhà máy điện, thời gian qua Tổng Công ty truyền tải, các chủ đầu tƣ xây dựng nhà máy điện đã tiến hành đầu tƣ xây dựng hệ thống lƣới điện 500kV, 220kV. Hiện tại đến nay đã đƣa vào vận hành 01 trạm biến áp 500kV tổng công suất 450MVA; 05 trạm biến áp 220kV với tổng công suất 1.000MVA cùng hệ thống lƣới điện 500kV, 220kV kết nối với hệ thống lƣới điện quốc gia, hệ thống lƣới điện 110KV. Hiện tại Quảng Ninh đang quản lý vận hành 15 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 722MVA; 542,3km đƣờng dây 110kV kết nối với các trạm.

Về hệ thống lƣới điện trung thế, tính đến hết quý II/2010, Quảng Ninh có 2.524,5km đƣờng dây trung thế với· các cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV và 35kV; 51 Trạm biến áp trung gian với tổng công suất 330,9MVA và 2.623 trạm biến áp phân phối với tổng dung lƣợng 712.553kVA và 13.286,2 km đƣờng dây hạ áp. Hiện tại đến nay đa phần các trạm biến áp vận hành tƣơng đối ổn định đảm bảo đƣợc nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn một số lƣợng nhỏ các trạm đang vận hành ở chế độ đầy tải và ngành điện đang tiến hành xây dựng kế hoạch nâng cấp công suất trạm để đảm bảo việc cung cấp điện đƣợc tốt hơn.

* Hệ thống cấp thoát nước

Quảng Ninh đã xây dựng đƣợc hệ thống các nhà máy nƣớc có công suất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu nƣớc sinh hoạt và sản xuất.

Toàn tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại. Hệ thống hồ, đập chính tập trung tại các vùng nông nghiệp nhƣ huyện Đông Triều, Yên Hƣng và các huyện miền Đông. Hệ thống này gồm 7 công trình với tổng trữ lƣợng 222 triệu m3, có khả năng cung cấp nƣớc tƣới cho 28.500 ha; trong đó công trình lớn nhất là hồ Yên Lập (thuộc địa phận huyện Yên Hƣng) với trữ lƣợng 118 triệu m3, có khả năng cung cấp nƣớc tƣới cho 10.000 ha và cung cấp nƣớc sinh hoạt cho 100.000 dân

* Hệ thống giáo dục, y tế

Hệ thống các cơ sở đạo tạo ở Quảng Ninh bao gồm: các trƣờng đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề đào tạo đa ngành nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các khu vực lân cận.

Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế đƣợc đầu tƣ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu

vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phƣờng. Đội ngũ y sỹ, bác sỹ chuyên nghiệp với 02 tiến sỹ y học, 53 thạc sỹ y học, 24 bác sỹ chuyên khoa II, 218 bác sỹ chuyên khoa I, 437 bác sỹ, 478 y sỹ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dƣỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dƣợc sỹ đại học, 99 dƣợc sỹ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác đạt tỷ lệ 30 giƣờng bệnh trên 10.000 dân, đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân.

* Hệ thống chợ

Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 559/QĐ-TTg (ngày 31-5-2004) của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình phát triển chợ. Hệ thống chợ ở Quảng Ninh ngày một chuyển biến theo hƣớng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phần lớn các chợ đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh thƣơng mại của tỉnh.

Theo thống kê của ngành Công Thƣơng thì hiện nay hơn 80% hoạt động phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh đƣợc diễn ra tại các chợ. Chợ có vai trò cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các chợ sẽ làm giảm chi phí phân phối và giảm giá bán cuối cùng, tạo thêm lợi ích cho ngƣời tiêu dùng thông qua cung cấp đa dạng về hàng hóa, thuận tiện về các dịch vụ khác. Trong 5 năm trở lại đây các địa phƣơng trong tỉnh đã có nhiều tích cực trong việc đầu tƣ xây mới, nâng cấp cải tạo các chợ truyền thống. Bên cạnh việc đầu tƣ xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ đã làm cho các hoạt động mua bán hàng hóa tại các chợ trở nên sôi động hơn thì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng và phòng chống cháy nổ cũng đƣợc đảm bảo hơn. Do vậy, phát triển chợ phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch về cơ sở hạ tầng, khu dân cƣ, công trình công cộng... mà vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu giao lƣu buôn bán ở mỗi địa phƣơng. Các vùng nông thôn, miền núi cần phải xây dựng các chợ xã, cụm xã đảm bảo cung cấp thiết bị, vật tƣ nông nghiệp, công nghệ tới

các cửa hàng, quầy hàng bán lẻ gần các khu dân cƣ và là điểm thu gom nông sản từ các nguồn nhỏ lẻ đến nhà tiêu thụ lớn. Hiện nay, tỉnh đang khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ thông qua các hình thức nhƣ: Mô hình công ty cổ phần kinh doanh và khai thác chợ, doanh nghiệp HTX kinh doanh theo Luật HTX hoặc tổ chức bán chợ cho các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực quản lý và kinh doanh chợ. Do vậy việc quy hoạch phát triển chợ một cách khoa học, hiện đại tƣơng xứng với điều kiện thƣơng mại của tỉnh là rất cần thiết. Quy hoạch phát triển chợ trong thời gian tới càng phải bảo đảm đƣợc sự liên kết thống nhất của các chợ trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo vị thế riêng cho từng chợ, thúc đẩy mở rộng thị trƣờng lƣu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

* Môi trường thương mại của Tỉnh Quảng Ninh

Một đặc điểm rất quan trọng có liên quan chặt chẽ với việc phát triển du lịch Quảng Ninh là tỉnh biên giới với Trung Quốc có môi trƣờng thƣơng mại giao lƣu giữa 2 nƣớc rất phát triển, tạo điều kiện cho cƣ dân hai nƣớc qua lại buôn bán, mua sắm kết hợp với tham quan du lịch và Móng Cái là một cửa khẩu quan trọng của Việt Nam đón khách du lịch Trung quốc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)