Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 98 - 134)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.2.3. Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

3.2.3.1. Những mặt đã đạt được

Hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã phát triển mạnh trên cả cả bề rộng và chiều sâu, bƣớc đầu tạo ra môi trƣờng có tính cạnh tranh cao, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Hoạt động đầu tƣ du lịch thu hút đƣợc nhiều nguồn lực trong xã hội. Hệ thống doanh nghiệp chuyển biến mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, tạo nên một hệ thống doanh nghiệp chuyên ngành, có uy tín, có thƣơng hiệu, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng đƣợc đầu

tƣ phát triển, không gian du lịch mở rộng, sản phẩm, dịch vụ du lịch đƣợc đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nƣớc có nhiều tiến bộ.

Hoạt động đầu tƣ phát triển du lịch thu hút đƣợc nhiều nguồn nhân lực từ các thành phần kinh tế, tạo ra những khu điểm du lịch có sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo đô thị và cảnh quan du lịch, giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp, góp phần giải phóng năng lực lao động xã hội, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hiện nay, không gian phát triển kinh tế du lịch Quảng Ninh đã hình thành tƣơng đối rõ nét 4 trung tâm du lịch gồm Hạ Long, Móng Cái- Trà Cổ, Vân Đồn- Bái tử Long và Uông Bí - Đông Triều - Yên Hƣng.

Hoạt động du lịch đã tạo ra một môi trƣờng có tính cạnh tranh cao, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hôi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, song song với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh- quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xu thế phát triển bền vững.

Quảng bá tuyên truyền đã tạo lập đƣợc hình ảnh ấn tƣợng nhất định về Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên - Văn hóa Hạ Long

Về hoạt động lữ hành: đã kết nối đƣợc tour du lịch với một số thị trƣờng quan trọng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.

Công tác quản lý dần đƣợc hoàn thiện góp phần không nhỏ vào những thành tựu đáng ghi nhận của du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn 2001- 2010

Các chỉ tiêu phát triển của quy hoạch 2001 - 2010 đƣợc hoàn thành đúng lộ trình:

Khách du lịch tăng trƣởng cao và ổn định ( đạt 14,51% giai đoạn 2001- 2010. Năm 2010, ngành Du lịch Quảng Ninh có nhiều bƣớc tiến mới trong tất cả các lĩnh vực. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Điều đáng nói, công tác tổ chức sự kiện và các hoạt động xúc tiến,

quảng bá đƣợc đổi mới và có hiệu quả thiết thực, nên lƣợng khách du lịch đến với Quảng Ninh ngày càng tăng. “ Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tính đến hết tháng 12/2010, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón khoảng 5,4 triệu lƣợt khách, vƣợt kế hoạch đề ra và tăng 12% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó khách quốc tế đạt 2,2 triệu lƣợt, tăng 10%. Tổng doanh thu đạt 3.100 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 11%. Các thị trƣờng du lịch trọng điểm đƣa khách đến Quảng Ninh đều tăng nhƣ: Trung Quốc tăng 10%, Đài Loan tăng 65%, Nhật tăng 40%, Hàn Quốc tăng 22%... “ Các sản phẩm du lịch chất lƣợng cao nhƣ: Tàu thuyền phục vụ khách nghỉ đêm trên Vịnh, các cơ sở lƣu trú du lịch loại 4-5 sao, dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu du lịch Vĩnh Thuận, Lợi Lai (TP Móng Cái), Hoàng Gia, Tuần Châu (TP Hạ Long) đang tạo ra sức hấp dẫn, ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, góp phần tạo ra nguồn thu lớn cho du lịch

Năm 2011 ngành du lịch Quảng Ninh đã đón tổng khách du lịch đạt 6,4 triệu lƣợt khách, vƣợt kế hoạch đề ra và tăng 19% so với năm 2010; trong đó, số khách quốc tế đến Quảng Ninh đạt gần 2,3 triệu lƣợt, tăng 8% so với năm 2010 và tổng doanh thu năm 2011 đạt 3.551 tỷ đồng, tăng 25%. Đây thƣ̣c sƣ̣ là những con số "biết nói", đánh dấu sƣ̣ phát triển mạnh mẽ không ngƣ̀ng của du lịch Quảng Ninh và là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều khách quốc tế nhất Việt Nam.

3.2.3.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại * Những mặt hạn chế:

Một số chỉ tiêu chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong Quy hoạch 2001- 2010, đặc biệt là chỉ tiêu khách du lịch quốc tế.

Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao, nhƣng chất lƣợng tăng trƣởng thấp, lƣợng khách nhiều song doanh thu chƣa cao.

Hoạt động khai thác thị trƣờng chƣa có chiến lƣợc nhất quán và phù hợp, quá phụ thuộc vào thị trƣờng du lịch khách Trung quốc. Các thị trƣờng chính vẫn là những thị trƣờng truyền thống. Việc mở rộng thị trƣờng Châu Âu, Mỹ và một số quốc gia khác chủ yếu dựa vào các hãng quốc tế của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các hãng lữ hành nƣớc ngoài.

Việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trƣng đƣợc thực hiện đúng theo định hƣớng Quy hoạch 2001- 2010. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm du lịch Quảng Ninh đều có quy mô còn nhỏ, chƣa đủ tầm, hoạt động phân tán, chất lƣợng chƣa cao, phong cách chƣa hiện đại, chƣa có sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn, các dịch vụ chƣa đƣợc đồng bộ, chƣa có sự liên kết, do đó chƣa tạo ra thƣơng hiệu mạnh, năng lực cạnh tranh hạn chế, hiệu quả kinh doanh còn thấp.

Hoạt động du lịch tập trung chủ yếu ở khu vực Hạ Long ( Vịnh Hạ Long), ngoài ra ở khu vực Yên tử chủ yếu chỉ tập trung trong thời gian lễ hội. Các khu vực khác mặc dù đã có những chuyển biến song chƣa tƣơng xứng với tiềm năng

Công tác quy hoạch chi tiết các vùng du lịch và quy hoạch du lịch ở một số địa phƣơng triển khai còn chậm, công tác quản lý xây dựng các công trình trong các khu du lịch còn nhiều vấn đề bất cập

Các tuyến du lịch chƣa hoàn toàn gắn kết với thực tế hoạt động kinh doanh. Các dự án đầu tƣ có quy mô nhỏ, chƣa thu hút đƣợc những tập đoàn lớn và có thƣơng hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý du lịch. Hoạt động đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch có xu hƣớng phát triển tự phát, nặng về đầu tƣ cơ sở lƣu trú, ít sản phẩm đặc trƣng chất lƣợng cao, chƣa có thƣơng hiệu mạnh.

Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng gia tăng.

Công tác quản lý nhà nƣớc vè du lịch còn bộc lộ nhieuf hạn chế nhất là việc quản lý Vịnh Hạ Long.

Doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, ít có khả năng tiếp cận các thị trƣờng tiềm năng

Nguồn nhân lực hiện có chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển và yêu cầu hội nhập. Hệ thống đào tạo phân tán, quy mô nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp, phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo của Trung ƣơng.

* Nguyên nhân của các hạn chế

Các chỉ tiêu định hƣớng chủ yếu mang ý chí chủ quan, ƣu tiên phát triển số lƣợng mà chƣa quan tâm nhiều đến việc tăng trƣởng chất lƣợng, đặc biệt là chƣa nhìn nhận kỹ đến các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và những tác động đột biến khác.

Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh chƣa có chiến lƣợc phát triển thị trƣờng nhất quán. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch phân tán, không thƣờng xuyên.

Công tác quy hoạch chi tiết triển khai còn chậm, việc quản lý triển klhai thực hiện quy hoạch, dự án còn bị buông lỏng và sơ hở, phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, chƣa đạt chuẩn quốc tế, chƣa tiếp cận tốt với xu hƣớng phát trienr của thị trƣờng, công nghệ du lịch khu vực và thế giới, do đó nhanh bị lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp

Chƣa có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch theo kịp tốc độ và xu hƣớng phát triển thực tế.

Ngành du lịch trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng phát triển với tốc độ nhanh, quy mô rộng, hình thức đa dạng, thu hút nhiều thành phần, bộc lộ nhiều khuyết tật

Vẫn trong giai đoạnn phát triển tự phát, mất cân đối, chủ yếu tập trung phát triển cơ sở lƣu trú, hệ thống sản phẩm bổ trợ thiếu tính đa dạng

Công tác quản lý nhà nƣớc còn tồn tại một số bất cập: Tổ chức bộ máy, phƣơng tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch

của tỉnh cũng nhƣ trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ viên chức còn nhiều hạn chế, chƣa theo kịp tốc độ phát triển

Nội lực của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh còn thấp, môi trƣờng đầu tƣ chƣa thu hút đƣợc các thƣơng hiệu du lịch lớn trên thế giới.

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều vấn đề bất cập

Các đối tƣợng quản lý Nhà nƣớc về du lịch chƣa nhận thức đầy đủ và chƣa chấp hành tốt những nội dung, yêu cầu của chủ thể quản lý.

* Bài học kinh nghiệm

- Xác định rõ những mâu thuẫn trong quá trình khai thác và phát triển. - Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, đặc biệt là áp lực đối với môi trƣờng Vịnh Hạ Long do ô nhiễm từ cảng, than, phát triển đô thị

- Vấn đề nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch, quy hoạch du lịch, năng lực quản lý, nhận thức về du lịch...

CHƢƠNG IV

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH 4.1. Các quan điểm định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với ngành Du lịch

Đảng và nhà nƣớc xác định trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế gia tăng, Việt Nam là thành viên WTO, đang hội nhập sâu và toàn diện, chịu tác động mạnh mẽ bởi những tác động và xu hƣớng chung toàn cầu. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên thế giới.

Các nƣớc đang phát triển đang khai thác lợi thế quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc dân tộc để phát triển du lịch trở thành công cụ hữu hiệu xoá đói, giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế . Châu Á-Thái Bình Dƣơng vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam nổi lên là điểm đến với những giá trị đặc sắc, hấp dẫn mới. Tuy nhiên, diễn biến khủng khoảng kinh tế , bất ổn an ninh , chính trị ở nhiều nơi trên thế giới , thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… tác động khó lƣờng tới hoạt động du lịch . Bên cạnh đó nhu cầu du lịch thay đổi hƣớng tới những g iá trị truyền thống, giá trị tƣ̣ nhiên và giá trị sáng tạo . Du lịch bền vƣ̃ng , du lịch xanh , du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng , du lịch hƣớng về nguồn , hƣớng về thiên nhiên là nhƣ̃ng xu hƣớng nổi trội . Chất lƣợng môi trƣờng trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hƣởng du lịch . Kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động du lịch đang trở thành xu hƣớng toàn cầu. Những xu hƣớng đó đòi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia cần có chính sách thích ứng.

Trong bối cảnh của sự đổi mới đất nƣớc với những thành tựu quan trọng đã đạt đƣợc về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định qua Pháp lệnh du lịch (2009) : “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có

tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc” và Theo Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí thƣ Trung Ƣơng Đảng khóa VII ( 1994) cho rằng “ phát triển du lịch là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”.

Mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam là phát triển kinh tế với phƣơng châm “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Để thực hiện mục tiêu này, cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nƣớc từ nông - lâm - ngƣ nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, coi khu vực dịch vụ trở thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nƣớc. Trong đó khu vực dịch vụ, du lịch đƣợc xem nhƣ một động lực quan trọng để thúc đẩy không chỉ ngành dịch vụ mà cả các ngành kinh tế khác phát triển. Quan điểm này đƣợc thể hiện qua sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật Du lịch 2005 đã đi vào cuộc sống; chiến lƣợc phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 1995-2010. Từ năm 2007, quản lý nhà nƣớc về du lịch gắn kết với lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình trong phạm vi chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Năm 2010, ngành du lịch đã xây dựng Chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chiến lƣợc giai đoạn 2001-2010, tình hình và xu hƣớng phát triển giai đoạn tới. Chiến lƣợc xác định quan điểm, mục tiêu, những định hƣớng và giải pháp chính nhằm tạo bƣớc đột phá

về tính chuyên nghiệp, hiện đại, chất lƣợng và có thƣơng hiệu nổi bật. Các chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch, chƣơng trình xúc tiến du lịch quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các đề án phát triển du lịch đã mang lại kết quả tăng trƣởng đáng khích lệ. Đầu tƣ du lịch đƣợc đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch đƣợc cải thiện, nâng cấp từng bƣớc hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lƣợng đƣợc nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch đƣợc quan tâm; quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng lại tiếp tục đƣa ra mục tiêu cụ thể là “ Ƣu tiên phát triển và hiện đại hoá các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, thƣơng mại, du lịch.... Hình thành các trung tâm thƣơng mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thƣơng trong nƣớc, vừa là cửa ngõ giao thƣơng với nƣớc ngoài .... Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nƣớc, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nƣớc trong khu vực...Phấn đấu khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng GDP và gấp ít nhất 1,3 lần tốc độ tăng trƣởng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất; tốc độ tăng trƣởng dịch vụ bình quân 5 năm đạt 8 - 8,5%/năm ...”

4.1.2. Quan điểm định hướng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

4.1.2.1. Quan điểm phát triển

Quan điểm và định hƣớng phát triển du lịch Quảng Ninh dựa trên Nghị quyết 08 của Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy Quảng Ninh, ban hành ngày 30/11/2001 về “ đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010” , Quyết định số 4991/2001/QĐ-UB ngày 28/12/2001 V/v phê duyệt Quy hoạch phát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh (Trang 98 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)