4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.2.2. Kết quả phát triển của du lịch QuảngNinh
Nhìn lại chặng đƣờng phát triển của du lịch Quảng Ninh, giai đoạn từ năm 2001-2010, du lịch Quảng Ninh đã có sự phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, bƣớc đầu đã tạo ra môi trƣờng có tính cạnh tranh cao và là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Không gian du lịch trên địa bàn tỉnh đƣợc mở rộng, Quảng Ninh đã hình thành rõ nét 4 trung tâm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch đặc trƣng của địa phƣơng nhƣ: Du lịch không gian di sản vịnh Hạ Long (TP. Hạ Long); khu du lịch Đông Bắc với thế mạnh là du
lịch thƣơng mại và du lịch biên giới; khu du lịch phía đông (Vân Đồn) với thế mạnh nghỉ dƣỡng và du lịch tâm linh; khu du lịch phía tây (Uông Bí, Đông Triều, Yên Hƣng) gắn với du lịch tâm linh, sinh thái và làng nghề. Các khu du lịch này hàng năm thu hút một lƣợng khách khá lớn đến tham quan du lịch.
Tiếp theo những thành công trên, năm 2011 ngành du lịch Quảng Ninh có thêm những bƣớc đột phá trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. du lịch Quảng Ninh đạt đƣợc những kết quả mà theo đánh giá chung là khả quan nhất từ trƣớc đến nay. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, năm 2011, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón hơn 6,4 triệu lƣợt khách, vƣợt kế hoạch đề ra và tăng 19% so với năm 2010; trong đó, số khách quốc tế đến Quảng Ninh đạt gần 2,3 triệu lƣợt, tăng 8% so với năm 2010 và tổng doanh thu năm 2011 đạt 3.551 tỷ đồng, tăng 25%...Ngành du lịch Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, cũng nhƣ phát triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch mới chất lƣợng cao. Đối với thị trƣờng du lịch trong nƣớc, ngành du lịch đã mở rộng hợp tác phát triển du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh với một số tỉnh, thành trong nƣớc nhƣ Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh... tạo điều kiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong các tour du lịch liên vùng. Cùng với các hoạt động quảng bá, xúc tiến, liên kết, liên vùng, ngành du lịch cũng đã phối hợp với các ngành khác tổ chức đƣợc nhiều sự kiện hoạt động lễ hội, văn hoá phục vụ nhân dân và khách du lịch. Đặc biệt, là việc hàng năm tổ chức thành công Tuần Du lịch Hạ Long, đến nay đã thực hiện đƣợc 6 năm ( từ năm 2007 đến 2012) , tạo đƣợc sức hút với nhân dân và du khách, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Hạ Long đến bạn bè trong nƣớc và quốc tế. Cũng nhƣ khẳng định đƣợc tính truyền thống của Lễ hội Du lịch Hạ Long, nâng cao đƣợc năng lực quan hệ hợp tác, giao lƣu giữa Quảng Ninh với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nƣớc, đƣợc dƣ luận đánh giá cao.
Đặc biệt, trong công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực du lịch cũng đƣợc đẩy mạnh, ngành du lịch đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động lữ hành, tăng cƣờng việc quản lý tàu du lịch vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lƣu trú trên Vịnh Hạ Long. Các quy định về hoạt động vận chuyển khách trên Vịnh Hạ Long, chất lƣợng phƣơng tiện và hình ảnh đặc trƣng của tàu thăm quan Vịnh Hạ Long đã đƣợc đổi mới, đội ngũ nhân viên đƣợc quan tâm đào tạo nâng cao tay nghề. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nên đã thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp đầu tƣ phát triển nâng cao chất lƣợng đội tàu, góp phần đƣa công tác quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long từng bƣớc đi vào nền nếp và đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách, đặc biệt là sau khi có Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Mặt khác, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, việc mở các lớp học ngắn hạn nhằm củng cố kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch đƣợc ngành quan tâm.
Ngành du lịch đã phối hợp với các ngành, địa phƣơng, các trƣờng chức năng tổ chức các lớp tập huấn hƣớng dẫn các văn bản thi hành Luật du lịch, kỹ năng bơi cứu đuối, bồi dƣỡng kiến thức quản lý tàu du lịch... Triển khai các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, tạo chuyển biến tích cực về chất lƣợng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, một điều rất dễ nhận thấy, công tác đầu tƣ phát triển du lịch cũng đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn quan tâm đăng ký đầu tƣ tại Quảng Ninh. Tổng vốn đầu tƣ du lịch Quảng Ninh đến năm 2011 đạt 18.900 tỷ đồng. Đó là những tín hiệu tốt trong việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng các dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới. Nhờ các nguồn đầu tƣ của Nhà nƣớc, cùng với
việc áp dụng các cơ chế chính sách đầu tƣ của tỉnh, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ cơ sở hạ tầng du lịch đã đƣợc tăng cƣờng và nâng cấp một bƣớc đáng kể. Một số cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp và xây mới nhƣ: Hoàn thành nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Mông Dƣơng - Móng Cái; đầu tƣ cảng, đƣờng giao thông ở một số điểm du lịch tại 4 trung tâm du lịch của tỉnh: Cải tạo nâng cấp tuyến đƣờng xuyên đảo Minh Châu - Quan Lạn, Dự án nâng cấp cảng Cái Rồng - Khu kinh tế Vân Đồn, dự án mở rộng và nâng cấp tuyến đƣờng du lịch Dốc Đỏ - Yên Tử... Quảng Ninh đã đầu tƣ và thu hút đầu tƣ trên 17 dự án phát triển du lịch và dịch vụ, tổng vốn đạt gần 5.200 tỷ đồng. Các công trình đƣợc đầu tƣ, nâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi và mở ra triển vọng mới đối với sự phát triển du lịch Quảng Ninh.
Nếu nhìn vào tốc độ tăng trƣởng khách của du lịch Quảng Ninh, có thể nhận thấy rằng, đây là một con số khá cao. Tuy nhiên, lƣợng khách du lịch tăng nhanh nhƣng doanh thu từ du lịch của Quảng Ninh vẫn chƣa cao so với một số địa danh du lịch khác. Tỷ trọng khách sử dụng các dịch vụ cao cấp còn hạn chế, thời gian lƣu trú, mức chi tiêu của khách còn thấp. Điều này dẫn đến doanh thu từ ngành du lịch không cao, chƣa xứng với tiềm năng du lịch của Quảng Ninh.